Quán Cà Phê Vợt Hơn Nửa Thế Kỷ ở An Giang - VnExpress Du Lịch

  • Mới nhất
  • Thời sự
  • Góc nhìn
  • Thế giới
  • Video
  • Podcasts
  • Kinh doanh
  • Bất động sản
  • Khoa học
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Số hóa
  • Xe
  • Ý kiến
  • Tâm sự
  • Tất cả
  • Du lịch
  • Ảnh
Thứ ba, 23/10/2018, 15:03 (GMT+7) Quán cà phê vợt hơn nửa thế kỷ ở An Giang

Khách ngồi lâu hết đồ uống, bà Mười Ngầu, chủ quán ở Long Xuyên (An Giang) lại chế thêm cà phê mời miễn phí.

Quán cà phê vợt hơn nửa thế kỷ ở An Giang Quán cà phê vợt hơn nửa thế kỷ ở An Giang

Quán cà phê vợt hơn 50 năm tuổi ở thành phố Long Xuyên là nơi tập trung đông người thích loại nước uống này. Video: Phong Vinh.

Nằm bên con rạch Long Xuyên, nép mình dưới chân cầu Ông Mạnh, quán cà phê của bà Hồ Thị Hạnh (65 tuổi) đã được hơn 50 năm. Quán không có bảng hiệu hay địa chỉ cụ thể, người địa phương thường gọi là cà phê Mười Ngầu.

Nằm bên con rạch Long Xuyên, nép mình dưới chân cầu Ông Mạnh, quán cà phê của bà Hồ Thị Hạnh (65 tuổi) đã được hơn 50 năm. Quán không có bảng hiệu hay địa chỉ cụ thể, người địa phương thường gọi là cà phê Mười Ngầu.

Khách uống đến đâu, chủ hàng nấu đến đó nên hương vị cà phê tự nhiên. Nhiều người cho biết họ còn có thể cảm nhận được "mùi" thời gian ở không gian cũ kỹ này.

Bà Hạnh dùng bếp nấu đắp bằng gạch, nguyên liệu đốt là tro trấu, siêu đất để ủ cà phê, hộp thiếc đựng bột cà phê, ấm đun và gáo múc nước bằng nhôm, không đồ dùng nào làm bằng nhựa.

Khách uống đến đâu, chủ hàng nấu đến đó nên hương vị cà phê tự nhiên. Nhiều người cho biết họ còn có thể cảm nhận được "mùi" thời gian ở không gian cũ kỹ này.

Bà Hạnh dùng bếp nấu đắp bằng gạch, nguyên liệu đốt là tro trấu, siêu đất để ủ cà phê, hộp thiếc đựng bột cà phê, ấm đun và gáo múc nước bằng nhôm, không đồ dùng nào làm bằng nhựa.

Trước khi rót cà phê, bà Hạnh trụng ly vào nước sôi để giữ ấm thứ nước đen óng ở trong. Ấm trà rót sẵn thỉnh thoảng được dội nước sôi vào để giữ nóng. Chỉ duy nhất một bếp trấu đun nước cho cả cà phê và trà, bà pha luôn tay và có hai người con phụ vào lúc quán đông buổi sáng.

Bận bịu là vậy nhưng bà Mười Ngầu vẫn rất để ý khách ngồi trong quán. Ai ngồi lâu hết cà phê được bà chế thêm cà phê miễn phí. "Uống cho đỡ nhạt miệng", bà Hạnh cười nói.

Trước khi rót cà phê, bà Hạnh trụng ly vào nước sôi để giữ ấm thứ nước đen óng ở trong. Ấm trà rót sẵn thỉnh thoảng được dội nước sôi vào để giữ nóng. Chỉ duy nhất một bếp trấu đun nước cho cả cà phê và trà, bà pha luôn tay và có hai người con phụ vào lúc quán đông buổi sáng.

Bận bịu là vậy nhưng bà Mười Ngầu vẫn rất để ý khách ngồi trong quán. Ai ngồi lâu hết cà phê được bà chế thêm cà phê miễn phí. "Uống cho đỡ nhạt miệng", bà Hạnh cười nói.

Những chiếc vợt cuối ngày bán xong được giặt sạch và phơi bên hông nhà, để nắng gió sông Hậu hong khô.

Những chiếc vợt cuối ngày bán xong được giặt sạch và phơi bên hông nhà, để nắng gió sông Hậu hong khô.

Khi có người mua mang về, đúng kiểu cà phê bình dân, bà Hạnh chế cà phê vào một bịch bóng cột chặt lại, thêm một túi trà to gấp đôi rồi bỏ túi nilon cho khách.

Khi có người mua mang về, đúng kiểu cà phê bình dân, bà Hạnh chế cà phê vào một bịch bóng cột chặt lại, thêm một túi trà to gấp đôi rồi bỏ túi nilon cho khách.

Quán được mở trong khuôn viên một căn nhà cũ, tường lửng không sơn, quây bằng rào kẽm. Không gian quán chỉ vừa xếp đôi ba bộ bàn ghế gỗ cũ đã mài nhẵn. Trần nhà, vách tường đã ám màu và mùi cà phê trong hơn 50 năm qua.

Quán được mở trong khuôn viên một căn nhà cũ, tường lửng không sơn, quây bằng rào kẽm. Không gian quán chỉ vừa xếp đôi ba bộ bàn ghế gỗ cũ đã mài nhẵn. Trần nhà, vách tường đã ám màu và mùi cà phê trong hơn 50 năm qua.

"Trước tụi em lần đầu tới quán, xin bà chụp hình, bà mời cà phê không lấy tiền luôn", bạn trẻ người địa phương tên Phi Thông (22 tuổi) tâm sự.

Với giá chỉ từ 5.000 đồng một ly, khách của quán phần nhiều là người lao động địa phương trước khi đi làm mua bịch mang về hoặc đi ngang qua nghỉ mệt. Đây cũng là nơi để các "nam, phụ, lão, ấu" ngồi ăn sáng tám chuyện với nhau.

"Trước tụi em lần đầu tới quán, xin bà chụp hình, bà mời cà phê không lấy tiền luôn", bạn trẻ người địa phương tên Phi Thông (22 tuổi) tâm sự.

Với giá chỉ từ 5.000 đồng một ly, khách của quán phần nhiều là người lao động địa phương trước khi đi làm mua bịch mang về hoặc đi ngang qua nghỉ mệt. Đây cũng là nơi để các "nam, phụ, lão, ấu" ngồi ăn sáng tám chuyện với nhau.

Mọi người hay uống ly đen nóng thêm đường và chút đá. Còn "phê sữa" ở đây đúng đặc trưng miền Tây: Phần sữa gần bằng phần cà phê, ngọt lịm.

Mọi người hay uống ly đen nóng thêm đường và chút đá. Còn "phê sữa" ở đây đúng đặc trưng miền Tây: Phần sữa gần bằng phần cà phê, ngọt lịm.

Chị Út (44 tuổi), tiểu thương sống gần quán, cho biết đã uống cà phê do bà Hạnh pha từ thời còn đôi mươi. "Ngày nào tui cũng mua một bịch cà phê mang về, trước mua cho cha, giờ mua mình tui uống, ngon lắm", chị nói.

Chị Út (44 tuổi), tiểu thương sống gần quán, cho biết đã uống cà phê do bà Hạnh pha từ thời còn đôi mươi. "Ngày nào tui cũng mua một bịch cà phê mang về, trước mua cho cha, giờ mua mình tui uống, ngon lắm", chị nói.

Mời bạn đọc đón xem loạt bài Về An Giang mùa nước nổi tại VnExpress mỗi ngày từ 16 đến 30/10.

Linh Tâm

  • Quán cà phê 'bô lão' 20 năm ở An Giang
  • Quán bún cá nổi tiếng ở chợ Châu Đốc chỉ bán 2 tiếng mỗi ngày
Mời độc giả gửi bài, câu hỏi tại đây hoặc về dulich@vnexpress.net Trở lại Du lịchTrở lại Du lịch Copy link thành công ×

Từ khóa » Cafe Vợt An Giang