Quan điểm Của Đảng Về Xây Dựng, Bảo Vệ Chủ Quyền Lãnh Thổ, Biên ...
Có thể bạn quan tâm
Quan điểm của Đảng và nhà nước ta về Xây dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia.
- Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là gì? Nội dung xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia
- Biên giới quốc gia là gì? Nội dung xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia
1. Quan điểm chung
1.1- Xây dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là một nội dung quan trọng của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa được hình thành và phát triển trong quá trình đấu tranh cách mạng của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; là sự kế thừa và phát triển mới Tổ quốc, đất nước, dân tộc và con người Việt Nam suốt chiều dài lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước trong điều kiện mới.
Lãnh thổ và biên giới quốc gia Việt Nam là một bộ phận hợp thành quan trọng, không thể tách rời của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Lãnh thổ và biên giới quốc gia là yếu tố cơ bản bảo đảm cho sự ổn định, bền chắc của đất nước Việt Nam. Chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là sự khẳng định chủ quyền của Nhà nước Việt Nam, bao gồm cả quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp trong phạm vi lãnh thổ, gồm cả vùng đất, vùng trời, nội thuỷ, lãnh hải và lãnh thổ đặc biệt của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vì vậy, xây dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là một nội dung đặc biệt quan trọng của xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa không thể thành công nếu chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia không được xây dựng và bảo vệ tốt, bị xâm phạm.
1.2- Chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là thiêng liêng, bất khả xâm phạm của dân tộc Việt Nam.
Lãnh thổ quốc gia Việt Nam là nơi sinh ra và lưu giữ, phát triển con người và những giá trị của dân tộc Việt Nam. Trải qua mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, các thế hệ người Việt Nam đã phải đổ biết bao mồ hôi, xương máu mới xây dựng nên, mới giữ gìn, bảo vệ được lãnh thổ quốc gia toàn vẹn, thống nhất và tươi đẹp như ngày hôm nay. Nhờ đó mà con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam có thể tồn tại, sinh sống, vươn lên và phát triển một cách độc lập, bình đẳng với các quốc gia, dân tộc khác trong cộng đồng quốc tế; những giá trị, truyền thống, bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam được khẳng định, lưu truyền và phát triển sánh vai với các cường quốc năm châu.
Chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là kết quả đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam suốt chiều dài hàng ngàn năm lịch sử. Từ thủa Hùng Vương dựng nước đến thời đại Hồ Chí Minh, đứng trước những kẻ thù to lớn và hung bạo, dân tộc Việt Nam luôn có ý thức và quyết tâm bảo vệ. Dù phải trải qua hàng chục cuộc chiến tranh lớn nhỏ, phải chịu dưới ách đô hộ của các thế lực phong kiến, thực dân, đế quốc, người Việt Nam luôn phất cao hào khí anh hùng, lòng tự hào, tự tôn dân tộc trong dựng nước và giữ nước, xây dựng và giữ gìn biên cương lãnh thổ quốc gia, xây dựng và BVTQ. Tư tưởng “Sông núi nước Nam vua Nam ở”, của ông cha ta được tiếp nối, khẳng định và nâng lên tầm cao mới trong thời đại Hồ Chí Minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia Việt Nam là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của dân tộc Việt Nam.
Nhà nước Việt Nam, nhân dân Việt Nam quyết tâm giữ gìn và bảo vệ quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm đó. Luật biên giới quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khẳng định: “Biên giới quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Xây dựng, quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế – xã hội, tăng cường quốc phòng và an ninh của đất nước”.
1.3- Xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định: giải quyết các vấn đề tranh chấp thông qua đàm phán hòa bình, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích chính đáng của nhau.
Xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định là vấn đề đặc biệt quan trọng của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đó là quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta. Quan điểm này phù hợp với lợi ích và luật pháp của Việt Nam, phù hợp với công ước và luật pháp quốc tế, cũng như lợi ích của các quốc gia có liên quan. Đảng và Nhà nước ta coi việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế – xã hội, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa là lợi ích cao nhất của đất nước. Trong giải quyết các vấn đề tranh chấp lãnh thổ, biên giới, Đảng và Nhà nước ta luôn nhất quán thực hiện quan điểm giải quyết các tranh chấp bằng thương lượng hòa bình, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích chính đáng của nhau.
Về những vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên bộ, trên biển do lịch sử để lại hoặc mới nẩy sinh, Đảng và Nhà nước ta khẳng định: “Việt Nam luôn sẵn sàng thương lượng hòa bình để giải quyết một cách có lí, có tình”. Việt Nam ủng hộ việc giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng trong khu vực thông qua đối thoại, thương lượng hòa bình, không sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực. Nhưng Việt Nam cũng sẵn sàng tự vệ chống lại mọi hành động xâm phạm lãnh thổ đất liền, vùng trời, vùng biển và lợi ích quốc gia của Việt Nam.
Về vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, quan điểm nhất quán của Việt Nam là: Việt Nam khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với vùng biển, đảo của Việt Nam trên Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lí về vấn đề này. Tuy nhiên, vì lợi ích an ninh chung của các bên hữu quan, Việt Nam sẵn sàng đàm phán hòa bình để giải quyết, trước mắt là đạt tới sự thoả thuận về “Bộ quy tắc ứng xử” trong khi tiếp tục tìm kiếm giải pháp lâu dài cho vấn đề Biển Đông.
1.4- Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là sự nghiệp của toàn dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí thống nhất của Nhà nước, lực lượng vũ trang là nòng cốt.
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Nhà nước thống nhất quản lí việc xây dựng, quản lí, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia; có chính sách ưu tiên đặc biệt xây dựng khu vực biên giới vững mạnh về mọi mặt. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là Nghị quyết về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới…
Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng nòng cốt trong nhiệm vụ bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia. Bộ đội Biên phòng là lực lượng nòng cốt, chuyên trách, phối hợp với lực lượng Công an nhân dân, các ngành hữu quan và chính quyền địa phương trong hoạt động quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới theo quy định của pháp luật.
2. Quan điểm của Đảng trong Chiến lược Bảo vệ biên giới quốc gia trong tình hình mới
Trong bối cảnh đó, Bộ Chính trị (khóa XII) ban hành Nghị quyết 33-NQ/TW về “Chiến lược Bảo vệ biên giới quốc gia” (sau đây gọi tắt là Chiến lược) nhằm không để bị động, bất ngờ về chiến lược; lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia có hiệu quả; Đây là Chiến lược chuyên ngành quốc gia, chỉ rõ: môi trường chiến lược; mục tiêu chung và 05 mục tiêu cụ thể; 05 quan điểm; 05 nguyên tắc; 05 phương châm; 08 nhóm nhiệm vụ, giải pháp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ biên giới quốc gia của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Chiến lược là sự cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật Nhà nước về tăng cường quốc phòng – an ninh, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Quán triệt, tổ chức thực hiện có hiệu quả Chiến lược là trách nhiệm chính trị, tình cảm thiêng liêng đối với “phên giậu” quốc gia của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, trước hết là Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, trực tiếp là Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng.
Mục tiêu của Nghị quyết là: “Xây dựng biên giới quốc gia hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác; bảo vệ, phòng thủ vững chắc biên giới quốc gia; góp phần phát triển kinh tế, xã hội gắn với củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh, đối ngoại ở khu vực biên giới và cả nước“.
Mục tiêu cụ thể:
- Phòng ngừa, ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hành động xâm phạm biên giới quốc gia, phá hoại mốc quốc giới, cửa khẩu, công trình biên giới trên đất liền, trên biển, đảo…
- Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đối ngoại quốc phòng, đối ngoại biên phòng với lực lượng bảo vệ biên giới của các nước láng giềng và lực lượng chức năng của các nước có liên quan;
- Hoàn thành công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam – Campuchia;
- Đẩy nhanh tiến trình giải quyết tranh chấp, phân định biên giới trên biển với các nước láng giềng; – Quản lý, bảo vệ đường biên giới hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác và phát triển.
05 quan điểm đó là:
(1). Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước và sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng”thế trận lòng dân”vững chắc, là nhân tố quyết định đến cùng sự thắng lợi của sự nghiệp bảo vệ biên giới quốc gia.
(2). Quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị và cả nước; dựa vào dân, lấy dân làm gốc, nhân dân là chủ thể,”mỗi người dân biên giới là cột mốc sống”; lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt, Bộ đội Biên phòng là lực lượng chuyên trách, lực lượng chiến đấu đầu tiên, bám trụ đến cùng để bảo vệ và giữ vững biên giới quốc gia.
(3). Quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia đặt trong tổng thể hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Kết hợp giữa xây dựng, quản lý với bảo vệ biên giới quốc gia, lấy xây dựng là trung tâm, quản lý, bảo vệ là trọng yếu, thường xuyên. Phát triển kinh tế – xã hội gắn với củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh, đối ngoại, phát huy sức mạnh tổng hợp để quản lý, bảo vệ và phòng thủ vững chắc biên giới quốc gia.
(4). Kiên quyết, kiên trì đấu tranh, bảo vệ vững chắc chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc ở khu vực biên giới. Giải quyết mọi bất đồng, tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở pháp luật, thông lệ quốc tế,”vừa hợp tác, vừa đấu tranh”và sẵn sàng kết hợp các biện pháp, hình thức khác làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn và hoạt động xâm phạm, xâm chiếm biên giới quốc gia.
(5). Phát huy sức mạnh toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại, dựa vào nội lực là chính, kết hợp với tăng cường, mở rộng hợp tác quốc tế, xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác, phát triển, văn minh, hiện đại; phòng thủ vững chắc biên giới quốc gia. Nắm vững 05 quan điểm trong Chiến lược có ý nghĩa quyết định, đảm bảo việc tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhóm nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
Về nguyên tắc:
Với quan điểm: “Quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị và cả nước” và kiên định nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt, Nhà nước thống nhất quản lý, điều hành nhiệm vụ, hoạt động quốc phòng, an ninh nói chung, bảo vệ biên giới quốc gia nói riêng.
Chiến lược một lần nữa tiếp tục khẳng định phải giữ vững các nguyên tắc: độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong các quan hệ quốc tế; không liên minh, liên kết với nước này để chống lại nước kia; giải quyết mọi mâu thuẫn, bất đồng, tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ, biên giới bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở pháp luật Việt Nam, luật pháp quốc tế và các điều ước quốc tế về biên giới quốc gia mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.
Với việc xác định các nguyên tắc này, Chiến lược đã kế thừa sâu sắc truyền thống yêu chuộng hòa bình, giữ vững ý chí độc lập, tự do của dân tộc qua lịch sử đấu tranh chống các thế lực ngoại xâm để giành và bảo vệ độc lập, tự do cho Tổ quốc; đồng thời, còn thể chế hóa, cụ thể những nội dung cơ bản đường lối chính trị của Đảng, Luật Quốc phòng, Chiến lược Quốc phòng, Chiến lược An ninh. Qua đó, tiếp tục khẳng định quan điểm nhất quán, xuyên suốt của Đảng, Nhà nước ta về mục đích, tính chất của quốc phòng Việt Nam là: hòa bình, tự vệ, chính nghĩa, vì một nền hòa bình, phát triển thịnh vượng của Việt Nam, khu vực và thế giới. Đây là một trong những nội dung rất quan trọng của Chiến lược để định hướng tư tưởng, nhận thức, xác định phương thức, nhiệm vụ, giải pháp về xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia của các cấp, các ngành trong hệ thống chính trị. Đồng thời, là cơ sở để đấu tranh với các quan điểm sai trái, xuyên tạc, kích động của các thế lực thù địch trong việc quản lý, bảo vệ chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, biên giới, biển đảo của Tổ quốc.
3. Trách nhiệm công dân
Mọi công dân Việt Nam đều có nghĩa vụ, trách nhiệm xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia Việt Nam.
Trách nhiệm của công dân Việt Nam đối với xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia Việt Nam được Nhà nước ban hành cụ thể trong Hiến pháp và luật.
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định:
Điều 44- “Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc. Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất.”;
Điều 45- “Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân.”.
Điều 1, Luật nghĩa vụ quân sự chỉ rõ: “Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và cao quý của công dân. Công dân phải làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân”.
Điều 10, Luật biên giới quốc gia cũng xác định: “Xây dựng, quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới là sự nghiệp của toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lí”.
Thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia, mọi công dân Việt Nam phải:
– Mọi công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không phân biệt thành phần xã hội, dân tộc, tín ngưỡng tôn giáo, trình độ văn hoá, nơi cư trú đều có nghĩa vụ và trách nhiệm xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 nêu rõ: Điều 11 “Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị.”. Đồng thời phải luôn nâng cao ý thức quốc phòng, an ninh, xây dựng ý thức, thái độ và trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc; có những hành động thiết thực góp phần vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
– Chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước, trước hết thực hiện nghiêm và đầy đủ Luật Quốc phòng, Luật nghĩa vụ quân sự, Luật biên giới quốc gia của nước CHXHCN Việt Nam.
– Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ quân sự, thực hiện nghiêm chỉnh các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. “Công dân phải trung thành với Tổ quốc, làm nghĩa vụ quân sự, được giáo dục về quốc phòng và huấn luyện về quân sự; tham gia dân quân tự vệ, phòng thủ dân sự: chấp hành nghiêm chỉnh các biện pháp của Nhà nước và người có thẩm quyền khi đất nước có tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng”.
5. Trách nhiệm của sinh viên
– Sinh viên phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt, hiểu biết sâu sắc về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc, truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; từ đó xây dựng, củng cố lòng yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, ý chí tự chủ, tự lập, tự cường, nâng cao ý thức bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
– Thấy rõ ý nghĩa thiêng liêng, cao quý và bất khả xâm phạm về chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xác định rõ vinh dự và trách nhiệm của công dân trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
– Thực hiện tốt những quy định về chương trình giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng – an ninh đối với sinh viên trong Học viện; hoàn thành tốt các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trong thời gian học tập tại Học viện.
– Sẵn sàng tham gia các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh khi Nhà nước và người có thẩm quyền huy động, động viên.
Sau khi tốt nghiệp, sẵn sàng tự nguyện, tự giác tham gia quân đội nhân dân, công an nhân dân khi Nhà nước yêu cầu. Tích cực, tự giác, tình nguyện tham gia xây dựng và phục vụ lâu dài tại các khu kinh tế – quốc phòng, góp phần xây dựng khu vực biên giới, hải đảo vững mạnh, phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, thực hiện nghiêm chỉnh Luật biên giới quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
(Nguồn tài liệu: Học phần Đường lối quốc phòng và an ninh của Đảng cộng sản Việt Nam)
5/5 - (2 bình chọn)Bài viết liên quan:- Chiến tranh là gì? Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về chiến tranh
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh
- Lực lượng dự bị dự bị động viên là gì? Quan điểm, nguyên tắc và nội dung xây dựng
- Động viên công nghiệp quốc phòng là gì? Nguyên tắc, yêu cầu và nội dung
Từ khóa » Chủ Quyền Lãnh Thổ Biên Giới Quốc Gia Là Gì
-
Biên Giới Quốc Gia Là Gì? Nội Dung Và Vai Trò Xây Dựng Và Bảo Vệ ...
-
Chủ Quyền Lãnh Thổ Quốc Gia Và Quyền Tài Phán Của Quốc Gia Ven ...
-
Chủ Quyền Lãnh Thổ Quốc Gia Là Quyền Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Lãnh Thổ Quốc Gia Là Gì? (Cập Nhật 2022) - Luật ACC
-
Chủ Quyền Lãnh Thổ Quốc Gia Là Gì?
-
Chủ Quyền Quốc Gia Và Chủ Quyền Quốc Gia Trên Biển Là Gì?
-
[PDF] Phê Duyệt - Trung Tâm Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Đại Học Huế
-
Quan điểm Của Đảng, Nhà Nước Về Biên Phòng Và Sự Vận Dụng ...
-
Một Số Nội Dung Cơ Bản Về Biên Giới Quốc Gia
-
Độc Lập Dân Tộc Gắn Với Bảo Vệ Toàn Vẹn Chủ Quyền Lãnh Thổ Là ...
-
Xây Dựng, Quản Lý, Bảo Vệ Biên Giới Quốc Gia, Khu Vực Biên Giới
-
Học Tập Và Làm Theo Tư Tưởng, đạo đức, Phong Cách Hồ Chí Minh Về ...
-
Biên Giới Quốc Gia Là Gì? - Hỏi đáp Pháp Luật