Quân đội Là Gì? Chức Năng Nhiệm Vụ Của Quân đội Nhân Dân Việt ...

Mục lục bài viết

  • 1 1. Quân đội là gì?
  • 2 2. Quân đội nhân dân Việt Nam là gì?
  • 3 3. Chức năng nhiệm vụ của Quân đội nhân dân Việt Nam:
    • 3.1 3.1. Chức năng cơ bản của Quân đội nhân dân:
    • 3.2 3.2. Nhiệm vụ cơ bản của Quân đội nhân dân Việt Nam:
  • 4 4. Cơ cấu tổ chức của Quân đội nhân dân Việt Nam:
    • 4.1 4.1. Tổng cục kỹ thuật:
    • 4.2 4.2. Tổng cục tình báo:
    • 4.3 4.3. Tổng cục hậu cần:
    • 4.4 4.4. Tổng cục công nghiệp quốc phòng:

1. Quân đội là gì?

Quân đội là Lực lượng vũ trang tập trung có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ chế độ và những thành quả của cách mạng.

2. Quân đội nhân dân Việt Nam là gì?

Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng chính của Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Nhà nước Việt Nam nói sứ mệnh của quân đội này là “vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân”

3. Chức năng nhiệm vụ của Quân đội nhân dân Việt Nam:

Theo quy định tại Điều 25 Luật Quốc phòng 2018 về chức năng, nhiệm vụ của Quân đội nhân dân được quy định cụ thể như sau:

– Quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, bao gồm lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên. Lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân có Bộ đội chủ lực và Bộ đội địa phương.

Ngày 22 tháng 12 hằng năm là ngày truyền thống của Quân đội nhân dân, ngày hội quốc phòng toàn dân.

– Quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; thực hiện công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lao động sản xuất, kết hợp quốc phòng với kinh tế – xã hội, tham gia phòng thủ dân sự, cùng toàn dân xây dựng đất nước; thực hiện nghĩa vụ quốc tế.

– Nhà nước xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có lực lượng thường trực hợp lý, lực lượng dự bị động viên hùng hậu; một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại.

– Tổ chức, nhiệm vụ, chế độ phục vụ và chế độ, chính sách của Quân đội nhân dân theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

3.1. Chức năng cơ bản của Quân đội nhân dân:

Trong thời bình, Quân đội nhân dân Việt Nam thực hiện 3 chức năng cơ bản, đó là: đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân sản xuất. Trong đó:

Đội quân chiến đấu là nhiệm vụ then chốt của Quân đội nhân dân Việt Nam. Để hoàn thành nhiệm vụ này, Quân đội được tổ chức thành hai thành phần: Quân đội thường trực làm nòng cốt cùng lực lượng rộng rãi quần chúng vũ trang. Ba thứ quân: Bộ đội Chủ lực, Bộ đội Địa phương và Dân quân tự vệ.

Quân đội nhân dân tổ chức theo hướng tinh gọn, được trang bị các loại vũ khí, khí tài phù hợp, thường xuyên thực hành huấn luyện, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu, vững vàng bản chất chính trị, nắm chắc tình hình đất nước, khu vực và quốc tế để có các biện pháp tác chiến phù hợp, đẩy mạnh hợp tác quốc tế; phân tích, dự báo đúng các tình huống, các nguy cơ có thể dẫn đến biến động chính trị; tham mưu với Đảng và Nhà nước có chủ trương và đối sách kịp thời, không để xảy ra bất ngờ về chiến lược.

Đội quân công tác (Công tác phục vụ nhân dân): Quân đội nhân dân luôn gắn bó mật thiết, đồng cam cộng khổ với nhân dân, có quan hệ máu thịt với nhân dân, là cầu nối vững chắc và tin cậy của chính quyền với nhân dân.

Là một trong các lực lượng nòng cốt trong công tác cứu hộ, cứu nạn, giúp dân phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, giảm nhẹ thiên tai, xả thân trong hiểm nguy để cứu tính mạng và tài sản của nhân dân.

Quân đội còn có nhiệm vụ vận động quần chúng, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của chính quyền, phản bác lại các luận điểm bóp méo, bôi nhọ, không đúng sự thật.

Giải quyết hậu quả chiến tranh bao gồm: Rà, phá bom mìn, tẩy độc môi trường và các chính sách sau chiến tranh. Tại những khu vực khó khăn, vùng sâu, vùng xa, quân đội chịu cả trách nhiệm thực hiện công tác dân vận, đi đầu trong xây dựng, phát triển kinh tế – xã hội ở các vùng này, phổ cập giáo dục và chăm sóc y tế với người dân.

Đội quân sản xuất: Các đơn vị quân đội luôn tận dụng mọi tiềm năng, nguồn lực lao động, đất đai, kỹ thuật…để đẩy mạnh tăng gia sản xuất, tạo nguồn thực phẩm bổ sung tại chỗ, góp phần giữ ổn định và cải thiện đáng kể đời sống vật chất cho bộ đội.

Chức năng sản xuất của quân đội còn được thể hiện ở Các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp quốc phòng, các đơn vị làm kinh tế của quân đội… Hoạt động sản xuất kinh tế của lực lượng quân đội còn hướng tới giúp dân khai hoang, cải tạo đồng ruộng, xây dựng ruộng lúa nước, trồng cỏ phục vụ chăn nuôi gia súc; hỗ trợ vốn làm nhà và cây con giống, giúp đỡ về kỹ thuật sản xuất, chống di dân và đón nhận dân ở tuyến sau đến định cư, giúp dân ổn định cuộc sống lâu dài.

3.2. Nhiệm vụ cơ bản của Quân đội nhân dân Việt Nam:

– Toàn quân cần tiếp tục quán triệt sâu sắc quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Quán triệt, nắm chắc các nội dung, nguyên tắc, giải pháp của các Chiến lược, bám sát tình hình thực tiễn, tham mưu cho Đảng, Nhà nước về các chiến lược, sách lược, bảo đảm xử lý kịp thời, thắng lợi trong mọi tình huống về quân sự, quốc phòng.

Các cơ quan chiến lược của Bộ Quốc phòng đảm bảo luôn có cơ cấu, tổ chức hợp lý; xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ tham mưu chiến lược có trình độ chuyên sâu về lý luận, kiến thức thực tiễn phong phú.

– Tiếp tục nâng cao chất lượng huấn luyện, năng lực tác chiến trong toàn quân. Đẩy mạnh xây dựng khu vực phòng thủ, bảo đảm có thể đánh thắng ngay từ ngày đầu, trận đầu.

– Tiếp tục xây dựng Đảng bộ quân đội và các tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh, cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức. Không ngừng trau dồi, nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện và sức chiến đấu của các tổ chức đảng và đảng viên.

– Làm tốt công tác dân vận trong toàn quân, vận động quần chúng, góp phần xây dựng thế trận lòng dân vững chắc, giữ vững mối quan hệ máu thịt với nhân dân.

– Đẩy mạnh hội nhập quốc tế và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại quốc phòng cả trên bình diện đa phương và song phương.

4. Cơ cấu tổ chức của Quân đội nhân dân Việt Nam:

Hệ thống chính trị trong Quân đội Nhân dân Việt Nam có các cấp và tên gọi như sau:

– Tổng cục Chính trị ở cấp cao nhất.

– Cục Chính trị ở Bộ Tổng Tham mưu, ở cấp Quân khu, Quân chủng, Tổng cục, Quân đoàn, Binh chủng và tương đương.

– Phòng Chính trị ở cấp sư đoàn, cơ quan quân sự địa phương tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan Bộ đội Biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương.

– Ban Chính trị ở cấp trung đoàn, cơ quan quân sự địa phương huyện, thị xã và tương đương.

4.1. Tổng cục kỹ thuật:

Là cơ quan quản lý kỹ thuật đầu ngành của Bộ Quốc phòng có chức năng tổ chức, quản lý, nghiên cứu đảm bảo vũ khí và phương tiện, trang bị kỹ thuật chiến đấu cho các quân, binh chủng

Cơ quan trực thuộc gồm:

Văn phòng Tổng cục

Tạp chí Kỹ thuật và Trang bị

Thanh Tra Tổng cục

Bộ Tham mưu

Ủy ban Kiểm tra Đảng

Cục Chính trị

Phòng Tài chính

Cục Hậu cần

Phòng Khoa học Quân sự

Cục Quân khí

Phòng Thông tin Khoa học Quân sự

Cục Xe-Máy

Phòng Điều tra Hình sự

Cục Kỹ thuật-Binh chủng

Phòng Kinh tế

Đơn vị cơ sở trực thuộc gồm:

Viện Kỹ thuật Cơ giới Quân sự

Nhà máy Z133

Trường Đại học Trần Đại Nghĩa

Nhà máy Z151

Trường Cao đẳng Công nghệ và Kỹ thuật Ô tô

Nhà máy Z153

Trường Cao đẳng Kỹ thuật Quân khí Trường Trung cấp Kỹ thuật miền Trung

Nhà máy Z45

Trường Trung cấp Nghề số 17 Xí nghiệp Liên hợp Z751

Ban QLDA 45

4.2. Tổng cục tình báo:

Là cơ quan tình báo chuyên trách chiến lược của Đảng, Nhà nước Việt Nam; cơ quan tình báo chuyên trách quân sự của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng. Tổng cục Tình báo Quốc phòng là lực lượng trực tiếp thực hiện công tác tình báo ở cấp chiến lược; là cơ quan tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam về tổ chức lực lượng và hoạt động tình báo, đồng thời là cơ quan đầu ngành trực tiếp chỉ đạo nghiệp vụ tình báo đối với hệ thống quân báo – trinh sát toàn quân.

Cơ quan trực thuộc gồm:

Văn phòng Tổng cục

Bộ Tham mưu

Thanh tra Tổng cục

Cục Chính trị

Phòng Tài chính

Cục Hậu cần

Phòng Khoa học Quân sự

Cục Kỹ thuật

Phòng Thông tin KHQS

Cục 11

Phòng Điều tra hình sự

Cục 12

Phòng Kinh tế

Cục 16 (Cục Tình báo chiến lược về quân sự, kinh tế, chính trị, xã hội)

Phòng 72

Cục 25

Phòng 73

Cục 71 (Cục Trinh sát kỹ thuật)

Phòng B

Cục 72

Phòng C

Cục 80

Phòng E

Đơn vị cơ sở trực thuộc gồm:

Học viện Khoa học Quân sự

Đoàn K3 (Đoàn Trinh sát – Đặc nhiệm)

Viện Cơ cấu chiến lược

Lữ đoàn 74

Viện nghiên cứu chiến lược kỹ thuật thông tin viễn thông (V34)

Lữ đoàn 94

Viện 26

Tạp chí Kiến thức Quốc phòng hiện đại

Viện 70 (Viện Nghiên cứu Chiến lược)

Trường Trung cấp Trinh sát

Viện 78

Công ty ứng dụng kĩ thuật công nghệ cao (HITABA-COM)

Viện 501

Tổng công ty Hatuco – Ngọc Vinh

Trung tâm 72

Tổng công ty SECOTEX-PAdes1.1.8

Trung tâm 75

Liên hợp Điện lực Bộ Quốc phòng

Trung tâm 701

Bảo tàng Tổng cục II

4.3. Tổng cục hậu cần:

Là cơ quan đầu ngành về hậu cần của Quân đội nhân dân Việt Nam; có chức năng tham mưu, chỉ đạo, tổ chức bảo đảm vật chất, bảo đảm sinh hoạt, bảo đảm quân y, bảo đảm vận tải… cho quân đội.

Cơ quan trực thuộc gồm:

Văn phòng Tổng cục

Cục Chính trị

Thanh tra Tổng cục

Cục Hậu cần

Phòng Tài chính

Cục Doanh trại

Phòng Khoa học Quân sự

Cục Quân nhu

Phòng Thông tin KHQS

Cục Xăng dầu

Phòng Điều tra Hình sự

Cục Vận tải

Ban Kinh tế

Cục Quân y

Bộ Tham mưu

Đơn vị cơ sở trực thuộc gồm:

Bệnh viện 354

Công ty Cổ phần 20

Bệnh viện 105

Công ty Cổ phần 26

Bệnh viện 87

Công ty Cổ phần 22

Nhà hát Chèo Quân đội

Công ty Cổ phần 32

Đoàn An điều dưỡng 296

Công ty Dược và Trang thiết bị Y tế Quân đội

Trường Cao đẳng nghề số 13

Ban quản lý dự án 186

Tổng Công ty 28

4.4. Tổng cục công nghiệp quốc phòng:

Chịu trách nhiệm sản xuất vũ khí, trang bị quân dụng cho quân đội và dân quân tự vệ. Tổng cục Công nghiệp quốc phòng có Chủ nhiệm và các Phó Chủ nhiệm, Chính ủy và Phó Chính ủy, các cục chức năng, các nhà máy sản xuất vũ khí, khí tài, các trường dạy nghề, các đơn vị trực thuộc.

Cơ quan trực thuộc gồm:

Văn phòng Tổng cục

Phòng Kinh tế

Thanh tra Tổng cục

Bộ Tham mưu

Phòng Tài chính

Cục Chính trị

Phòng Vật tư

Cục Hậu cần

Phòng Quản lý Dự án đầu tư

Cục Kỹ thuật

Phòng Khoa học quân sự

Cục Quản lý Công nghệ

Phòng Thông tin KHQS

Tạp chí Công nghiệp quốc phòng và kinh tế

Phòng Điều tra hình sự

Đơn vị cơ sở trực thuộc gồm:

Viện Thiết kế tàu quân sự

Nhà máy Cơ-Quang-Điện Z123

Viện Vũ khí

Công ty Cơ khí Chính xác 25 (Nhà máy Z125)

Viện Thuốc phóng – Thuốc nổ

Công ty Cơ khí Chính xác 27 (Nhà máy Z127)

Viện Công nghệ

Công ty Cơ khí Chính xác 29 (Nhà máy Z129)

Trường Cao đẳng Công nghiệp Quốc phòng

Công ty Cơ điện và Vật liệu nổ 31 (Nhà máy Z131)

Tổng công ty Ba Son

Công ty Dụng cụ điện 43 (Nhà máy Z143)

Tổng công ty Sông Thu

Công ty Cao su 75 (Nhà máy Z175)

Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội (MIC)

Công ty 76 (Nhà máy Z176)

Trung tâm T504

Công ty Điện tử Sao Mai (Nhà máy Z181)

Công ty Đóng tàu Hồng Hà (Nhà máy Z173)

Công ty Cơ khí chính xác 83 (Nhà máy Z183)

Công ty Đóng tàu 189 (Nhà máy Z189)

Công ty Hóa chất 95 (Nhà máy Z195)

Công ty Cơ khí chính xác 11 (Nhà máy Z111)

Công ty Quang điện-Điện tử 99 (Nhà máy Z199)

Công ty Cơ khí Hóa chất 13 (Nhà máy Z113)

Công ty CP Xi măng X18

Công ty Cơ khí Hóa chất 14 (Nhà máy Z114)

Đoàn an dưỡng 298

Công ty Cơ điện Hóa chất 15 (Nhà máy Z115)

Nhà máy X51, Tổng Công ty Ba Son

Công ty TNHH một thành viên cơ khí 17 (Nhà máy Z117)

Xí nghiệp In, Cục Chính trị

Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:

– Luật quốc phòng 2018

Từ khóa » Tổng Cục Chính Trị Quân đội Nhân Dân Việt Nam Có Chức Năng Gì