Quân đội Liên Minh Miền Nam Hoa Kỳ | Nghiên Cứu Lịch Sử
Có thể bạn quan tâm
Thuần Đăng Nguyễn
Là lực lượng vũ trang của phe Hiệp bang miền Nam trong cuộc nội chiến Hoa Kỳ năm 1861 -1865
Sau khi thất bại trong cuộc tổng tuyển cử cũng như việc Abraham Lincol, 1 ứng viên Cộng hòa lên làm tổng thống với phương châm giải phóng chế độ nô lệ thì các chủ đồn điền da trắng miền nam, những người vốn sở hữu nô lệ da đen đã họp nhau lại và quyết định ly khai khỏi Liên bang để thành lập nên Liên Minh các bang Hoa Kỳ (Hiệp bang, liên minh) vào ngày 8 tháng 2 năm 1861 và triển khai cuộc chiến chống lại Liên bang Miền bắc cho tới khi Liên Minh bị chiến bại và giải thể ngày 5 tháng 5 năm 1865.
Ước tính tổng số quân đội Liên minh điều động được là khoảng hơn 1,000,000 người với thời kỳ cao điểm là 464,646 binh sỹ vào năm 1863
Lực lượng quân đội Liên Minh được thành lập năm 1861 trên cơ sở quân đội của các bang ly khai song tới năm 1862 thì được bổ sung thêm nhân lực thông qua đạo luật tổng động viên trai tráng đi nghĩa vụ, dĩ nhiên là chỉ có và dành riêng cho người da trắng.
Quyền kiểm soát, điều động quân đội Liên Minh thuộc về Bộ Chiến tranh của Liên minh, tổng tư lệnh tối cao của quân đội Liên minh cũng chính là tổng thống Liên minh Miền Nam Jefferson Davis dù người chỉ huy trên thực tế lại là tổng chỉ huy quân đội, danh tướng Robert.E.Lee
Binh sỹ của quân đội liên minh giai đoạn đầu chủ yếu gồm những người tình nguyện và đi nghĩa vụ từ 18 tới 45 tuổi (theo luật cưỡng bức tong quân vào thời điểm gần cuối cuộc chiến thì độ tuổi được điều chỉnh xuống từ 17 tới 50 tuổi) và toàn chủ yếu là các công dân da trắng, chỉ về sau khi cuộc chiến tranh tiêu hao quá nhiều nhân lực thì họ mới bổ sung thêm 1 số lính da màu.
Đồng phục của Liên minh chủ yếu có màu chủ đạo là màu xám so với màu xanh đen đậm của phe Miền Bắc.
Ngoài đồng phục thì Liên minh cũng tự đặt ra các quân hàm cấp bậc trong binh ngũ.
Tuy vậy thì một số cấp bậc như hàm tướng (đại tướng, trung tướng, thiếu tướng, chuẩn tướng) thì họ sử dụng chung 1 quân hàm vai cho các cấp trong khi 1 số tướng lĩnh Liên Minh thì thường đeo quân hàm khác với cấp bậc thực tế của họ, ví dụ như tướng Lee của Liên Minh vẫn đeo lon đại tá dù cấp bậc của mình là 1 trong 7 người giữ lon tướng của Liên minh
Tổ chức các cấp đơn vị quân đội Liên minh theo thứ tự gồm đội (35-40 lính), tiểu đoàn (350-400 lính), trung đoàn (800-1,700 lính), sư đoàn (6000 -14,000 binh sỹ) và binh đoàn (24,000-28,000 binh sỹ)
Về thành phần binh chủng thì quân đội Liên minh có thể chia làm 3 binh chủng chính là Lục quân, hải quân và lính thủy đánh bộ, bên cạnh số này còn có các chiến binh của các bộ lạc da đỏ đồng minh và nô lệ da đen bị cưỡng bức tòng quân
Trong số 3 binh chủng thì lục quân Liên minh lại được thành lập vào năm 1861 với lực lượng nòng cốt ban đầu là Quân đội Lâm thời của Liên Minh căn cứ theo Đạo luật ngày 23 tháng 2 năm 1861 của Quốc hội Liên Minh Miền Nam.
Theo Đạo luật ngày 6 tháng 3 năm 1861 của Quốc hội liên minh thì Lực lượng quân đội thường trực của Liên Minh được thành lập với quy mô quân số dự kiến là 15,015 binh sỹ, bao gồm 744 sỹ quan do các chỉ huy mang hàm tướng chỉ huy.
Tuy nhiên do tình hình chiến trận thực tế thì cho tới khi Liên Minh miền Nam binh bại trong cuộc nội chiến thì lực lượng quân đội chính quy của Liên minh vẫn nằm trên bản vẽ trong khi mọi hoạt động giao tranh đều do lực lượng quân sự lâm thời của liên minh, quân đội các bang , dân binh….cáng đáng.
Nhưng quân đội Miền Nam vào giai đoạn đầu không chỉ vì là đội quân tạm thời của liên minh mà tỏ ra yếu kém trước quân Miền Bắc mà là khi quân đội Miền nam dưới sự dẫn dắt của các danh tướng như Robert.E.Lee, Thomas Jonathan “Stonewall” Jackson đã nhiều trận làm quân miền Bắc muối mặt trong suốt giai đoạn đầu của Nội chiến.
Một vài đơn vị lục quân Miền Nam thậm chí đã để lại tên tuổi như Lữ đoàn thiện chiến Stonewall gồm 6000 người do danh tướng Thomas.J.”Stonewall” Jackson huấn luyện và chỉ huy đã tham chiến và đánh bại quân đội Miền Bắc trong trận Bull Run lần thứ nhất ở bang Virginia ngày 21 tháng 7 năm 1861.
Vào thời điểm đơn vị này thúc thủ, quân số Lữ đoàn Stonewall chỉ còn 219 binh sỹ từ cấp bậc đại úy đổ xuống
Bên cạnh Lực lượng lục quân lâm thời thì trong binh chủng lục binh, phe Liên Minh còn thành lập các lực lượng khác như Vệ binh Liên minh chuyên thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ hậu phương trong khi các lực lượng chính quy đang ở tiền tuyến cũng như tróc nã các binh sỹ đào ngũ…, lực lượng dân quân Liên Minh
Trái với các binh sỹ lục quân, Vệ binh Liên minh được điều động từ những người tình nguyện và tất nhiên là những lính vệ binh này chỉ được nhận tiền thưởng cho mỗi khi tóm được các binh sỹ đào ngũ (vốn xảy ra như cơm bữa) và thực hiện các công việc như tuần tra đất nhà, tróc nã đào ngũ…hay thậm chí là thộp các binh sỹ Liên bang Miền Bắc bị lạc đội
Nói theo đúng cách thì Vệ binh Liên minh phần nào chính là đám dân quân tự vệ không hơn không kém.
Nếu có kém thì chính là hỏa lực và trang phục Liên minh rất tạp nham và dựa trên bất cứ gì họ có sẵn, nhất là về khoản đồng phục, nhưng chí ít thì họ cũng cố ăn vận cho giống tông với tông của quân đội chính quy.
Chính vì bởi phạm vi, nhiệm vụ hoạt động trên đất nhà, bảo vệ địa phương và thường là bao gồm cả việc nhận lệnh điều động từ các chỉ huy địa phương nên vào giai đoạn hậu kỳ của cuộc nội chiến, khi quân Liên Bang miền Bắc tràn ngập dần trên các bang Miền Nam thì các lực lượng vệ binh tại khu vực đó hầu như lập tức giải tán để tránh bị nhầm lẫn là lực lượng du kích
Bên cạnh đó thì binh chủng hải quân của Liên minh được chia làm 2 nhóm chính là lực lượng binh chủng hải quân và lực lượng thủy quân lục chiến của Liên Minh.
So với hội trên cạn thì các lực lượng chiến đấu trên nước cũng được thành lập từ năm 1861.
Lực lượng Thủy quân lục chiến của Liên minh được thành lập từ những ngày đầu của cuộc nội chiến với quân số dự kiến chừng 1,026 người từ ba nguồn nhân lực chính là các sỹ quan đã từ chức hay đào ngũ trong quân đội Liên bang, lực lượng binh sỹ của binh chủng tại các bang và các thành viên mới tuyển mộ
Nhưng dù như vậy thì quy mô quân số thực tế của lực lượng thủy quân lục chiến vào năm 1864 chỉ ra được con số 539 sỹ quan cùng binh sỹ
Tuy ít ỏi nhưng lực lượng lính thủy đánh bộ này cũng tham gia được vài trận trong cuộc nội chiến và vào những ngày cuối cùng của cuộc nội chiến thì lực lượng này cũng như các lực lượng khác trong quân đội Miền Nam đều được rút về cố thủ thủ đô Liên Minh ở tại Richmond, bang Virginia.
Bên cạnh đám lính thủy đánh bộ thì hải quân Liên Minh cũng khá là trâu khi họ áp dụng nhiều công nghệ mới vào hải quân nhằm cân bằng ưu thế của họ với kẻ thù miền Bắc như tàu ngầm, tàu phóng lôi, thủy lôi, chiến hạm bọc thép.
Lực lượng hải quân liên minh được thành lập vào năm 1861 với nhiệm vụ bảo vệ đường bờ biển, cảng khẩu miền nam, cũng như phá vỡ vòng vây phong tỏa do Liên bang đặt ra nhằm bóp nghẹt nền kinh tế Miền Nam vốn phần nhiều dựa vào việc xuất khẩu các sản phẩm đồn điền như bông.
Vào tháng 2 năm 1861, quân số hạm đội Liên Minh chỉ gồm 30 tàu với 14 chiếc trong đó là có khả năng vượt đại dương, nhưng về sau quân sau của hạm đội đã được tăng lên 101 tàu.
Điểm cá biệt là nhiều tàu chiến Liên minh là tàu hơi nước.
Nếu như Lục quân Miền Nam thường trông cậy vào tài năng của các danh tướng như Robert.E.Lee hay Thomas.J. Stonewall Jackson thì hải quân cũng có các tàu nổi danh riêng với những chiến tích vang lừng như chiến hạm bọc thép hơi nước CSS Merrimack khi cùng chiến hạm bọc thép hơi nước của phe miền Bắc là USS Monitor đọ pháo tay đôi ròng rã nguyên ngày 9 tháng 3 năm 1862 tại Hampton Road, Virginia mà không chiếc tàu bọc thép nào bị bên kia đánh chìm.
Cuộc đọ pháo tay đôi giữa 2 tàu bọc thép hơi nước tại trận Hampton Road năm 1862 cũng đã đi vào lịch sử hải quân thế giới khi nó chấm dứt kỷ nguyên của các thuyền buồm bằng gỗ, các tàu chiến tuyến và thay vào đó là các chiến hạm bọc thép để rồi sau này phát triển lên các siêu chiến hạm dreadnought và các siêu thiết giáp hạm như Yamato, HMS Hood, Bismarck hay Fuso hoặc Arizona…
Bên cạnh cuộc đọ súng của tàu bọc thép thì việc tàu ngầm H.L.Hunley đánh chìm tàu miền Bắc vào ngày 17 tháng 2 năm 1864 (lần đầu tiên 1 tàu ngầm đánh chìm được tàu chiến đối phương trong lịch sử); việc tàu chiến bọc thép USS Cairo bị đánh chìm bởi thủy lôi điều khiển từ xa của Liên Minh hay tạm chấp nhận là thiết giáp hạm Liên Minh CSS Albermarle bị đánh chìm sau khi ăn ngư lôi gắn cố định trên 1 cây sào dài được gắn cố định vào một tàu phe Liên Bang (tiền thân của phóng lôi hạm về sau) cũng đã đưa tàu ngầm, tàu phóng lôi, thủy lôi vào trong danh sách các khí tài mà lực lượng quân đội các nước về sau nên sở hữu.
Ngoài ra thì bên cạnh lực lượng chiến đấu là các công dân da trắng theo đúng tính chất Da trắng thượng đẳng mà quốc gia Liên Minh miền Nam áp dụng thì trong quân đội miền Nam cũng có sự góp mặt của 1 vài người da màu và các chiến binh da đỏ bản địa
Về thành phần quân sỹ người da màu thì rất ít vì quân đội Liên minh chủ yếu là quân đội chủ nô da trắng nên rất ớn cái cảnh phát vũ khí cho người da màu – các nô lệ của họ, mà bản thân Quốc hội Liên minh thì cũng không đảm bảo là sẽ trả tự do cho các nô lệ da đen cho dù họ đã có công chiến đấu cho Liên minh ngay cả khi quân đội của Liên minh đang lâm vào cảnh thiếu hụt nhân lực do tổn thất bởi chiến tranh.
Kết quả của việc thiếu đảm bảo quyền tự do cho người da màu dẫn đến toàn phe Liên Minh chỉ có chừng 200 người da màu bị sung binh trong khi phe Miền Bắc thì quân số người da màu tự nguyện vào ngũ ra trận đông gấp vài lần.
Bên cạnh người da màu thì Quân đội Miền Nam cũng có thành lập các tiểu đoàn người Mỹ bản địa gồm tiểu đoàn người da đỏ Cherokee và tiểu đoàn người da đỏ Choctaw cũng như các trung đoàn dành cho các người da đỏ thuộc bộ tộc Seminole, Catawba, Creek, Chickasaw.
Việc người Da đỏ tham gia vào nội chiến chủ yếu vì chủ quyền, tự do, văn hóa của họ hoặc cũng vì có ân oán cần giải quyế và thậm chí là đôi khi là chỉ để vì đánh thuê.
Tất nhiên thì phe Liên Minh cũng hứa hẹn cung cấp đủ thứ như quần áo, vũ khí (súng trường Enfield),…và thậm chí là khoản tiền thưởng 50 đô mỗi người khi tuyển mộ người da đỏ vào quân ngũ dưới vị trí thường là hướng đạo hay do thám
Tuy nhiên, ở 1 vài trường hợp thì 1 vài thủ lĩnh da đỏ như trường hợp thủ lĩnh da trắng độc nhất vô nhị là William Holland Thomas cũa nhóm người Cherokee phía đông đã thành lập Tiểu đoàn Thomas gồm các 1125 người (bao gồm cả 400 chiến binh da đỏ Cherokee), được tổ chức thành các đơn vị binh chủng bộ binh, kỵ binh, pháo binh; đã chiến đấu dưới ngọn cờ Liên minh cho đến khi buông vũ khí đầu hàng tại Waynesvilles, bang Bắc Carolina ngày 10 tháng 5 năm 1865.
Hệ thống hậu cần của Liên minh xuyên suốt cuộc nội chiến thì không đủ đảm bảo khả năng cung cấp cho binh sỹ.
Để có thể thực hiện các cuộc viễn chinh vào lãnh thổ miền Bắc, Liên minh chủ yếu dựa vào các tuyến tiếp vận hậu cần bằng đường bộ, đường sắt, hay đường thủy như sông hay biển.
Tuy nhiên, ngay từ khi cuộc nội chiến nổ ra, phe Liên minh đã đánh mất quyền kiểm soát tuyến tiếp vận hậu cần cho quân đội bằng đường biển hay sông do bởi bị các tàu chiến Liên bang phong tỏa các cửa sông trong khi về mặt bộ thì các hệ thống đường đất ở tình trạng kém nên chỉ có thể tcậy vào việc vận tải bằng tuyến đường sắt.
Phe Liên bang dù vậy cũng biết điều này nên họ cũng hay xoay qua đánh phá, cắt đứt các tuyến đường sắt, các tuyến dây liên lạc điện tín của Liên minh cũng như các huyết mạch hậu cần, kinh tế của quân Liên Minh như đồn điền, trang trại
Do vậy, để có thể tiếp tục cuộc chiến tranh, quân đội Liên minh nhiều khi phải trông cậy thêm vào nguồn chiến lợi phẩm cướp được từ các vị trí, cứ đểm mà họ đoạt được từ phe miền bắc
Dù vậy thì với tình hình chiến tranh ngày một kéo dài và chuyển biến xấu dần đối với phe Liên Minh dẫn đến việc các đội quân Liên Minh dần bị cắt đứt đường tiếp vận từ hậu cứ dẫn đến xuất hiện việc thường xuyên thiếu thốn lương thực, quân trang
Khi khẩu phần bị giảm thì cũng là lúc xuất hiện hiện tượng đào ngũ của binh sỹ.
Các binh sỹ đào ngũ, theo nhận định của 1 sỹ quan Liên minh, thuộc các tầng lớp thấp trong xã hội hơn là những công dân thuộc tầng lớp chủ nô, lệ và họ thường đào ngũ để trở trở về nhà khi gia đình họ gặp khó khăn và lặng lẽ quay lại quân ngũ khi mọi thứ gia sự tạm ổn bất chấp rằng việc đào ngũ có thể dẫn đến án tử hình nếu họ bị vệ binh tại địa phương họ bắt được.
Tình trạng đào ngũ diễn ra trong quân đội Liên minh khá nghiêm trọng khi hầu hết các đào binh đều là chồng, cha, con – những trụ cột chính trong nhà buộc phải cầm súng và tới tháng 9 năm 1864, tổng thống Liên minh Jefferson Davis thậm chí phải thừa nhận có tới 2/3 số binh sỹ trong quân vắng mặt không phép.
Nhưng dù vậy thì quân đội Liên Minh vẫn đủ sức quần thảo với phe Miền Bắc cho tới tận năm 1865.
Ngày 5 tháng 5 năm 1865, Liên Minh Hoa Kỳ đầu hàng.
Cùng với nó chính là sự giải thể của quân đội Liên minh, mọt số chỉ huy tài giỏi như tướng Lee cũng như các binh đoàn thiện chiến được giữ và tái tổ chức lại vào quân đội Liên bang.
Tuy nhiên thì niềm tin và tư tưởng “Da trắng thượng đẳng” của Liên minh lại không hề chết đi ngay cả khi tổng thống Abraham Lincoln giải phóng nô lệ
Ngày 24 tháng 12 năm 1865, 6 cựu chiến binh đến từ Tenesse của quân Liên Minh đã tụ họp và thành lập nên hội kín Ku Klux Klan nổi tiếng phân biệt chủng tộc, thượng tôn người da trắng, kỳ thị người da màu, tiếp nối truyền thống tư tưởng mà Liên Minh được khai sinh ra
Và tới ngày nay thì bang hội Ku Klux Klan cùng tư tưởng thượng tôn da trắng vẫn còn tồn tại trên mảnh đất xưa là Liên Minh Hoa Kỳ cho dù quân đội và quốc gia đó đều đã thành dĩ vãng
Chia sẻ:
- Thêm
Có liên quan
Từ khóa » Cờ Liên Minh Miền Nam
-
Liên Minh Miền Nam Hoa Kỳ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Trump Bảo Vệ Cờ Liên Minh Miền Nam - VnExpress
-
Lầu Năm Góc Cấm Treo Cờ Liên Minh Miền Nam - PLO
-
Dân Mỹ Sôi Sục Biểu Tình Phản đối Lá Cờ Thời Nội Chiến - Tuổi Trẻ ...
-
Người Cầm Cờ Liên Minh Miền Nam Tại Bạo Loạn Điện Capitol Bị Kết Tội
-
Liên Minh Miền Nam Hoa Kỳ - Wiki Là Gì
-
Cờ Của Các Quốc Gia Liên Hiệp Hoa Kỳ - Wikimedia Tiếng Việt
-
Màn Hình Hiện đại Của Lá Cờ Chiến đấu Của Liên Minh Miền Nam - Wiko
-
Nội Chiến Hoa Kỳ - Wikiwand
-
Liên Minh Miền Nam Hoa Kỳ - Du Học Trung Quốc
-
Liên Bang Hoa Kỳ
-
Liên Minh Miền Nam Archives - SBTN
-
Liên Minh Miền Nam - BAOMOI.COM