Quân Hàm Quân đội Nhân Dân Việt Nam – Wikipedia Tiếng Việt

"Cấp hiệu Quân đội nhân dân Việt Nam" đổi hướng tới đây. Đối với chi tiết về cấp bậc quân hàm trong Quân đội nhân dân Việt Nam, xem Chức vụ Quân đội nhân dân Việt Nam.Đừng nhầm lẫn với Phù hiệu Quân đội nhân dân Việt Nam.
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. (tháng 10/2022)
Bài viết hoặc đoạn này cần người am hiểu về chủ đề này trợ giúp biên tập mở rộng hoặc cải thiện. Bạn có thể giúp cải thiện trang này nếu có thể. Xem trang thảo luận để biết thêm chi tiết. (tháng 9/2022)
Quân hiệu Quân đội nhân dân Việt Nam

Quân hàm của Quân đội nhân dân Việt Nam là biểu trưng thể hiện cấp bậc, ngạch bậc, quân chủng, binh chủng trong Quân đội nhân dân Việt Nam.[1]

Hệ thống danh xưng các cấp bậc quân hàm của Quân đội nhân dân Việt Nam được đặt ra tương đối hoàn chỉnh từ năm 1946, mà nguyên thủy được tham chiếu theo hệ thống quân hàm của quân đội Nhật Bản, về kiểu dáng tham chiếu đến hệ thống quân hàm của Quân đội Pháp. Cái tên "Quân đội nhân dân Việt Nam" là do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra.

Năm 1958, hệ thống quân hàm của Quân đội nhân dân Việt Nam được hoàn chỉnh hơn, trong đó bổ sung cấp hàm Thượng tướng.

Giai đoạn 1982–1992 quân hàm Thượng tá bị bãi bỏ, theo đó những sĩ quan cấp Thượng tá được mặc nhiên nâng thành Đại tá.

Từ năm 1992 quân hàm thượng tá được khôi phục. Cho đến nay tuy có một số thay đổi nhỏ, nhưng nhìn chung hệ thống quân hàm trong Quân đội nhân dân Việt Nam ngày càng được hoàn chỉnh và ổn định.

Lịch sử hình thành

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1946, hệ thống danh xưng các cấp bậc quân hàm Việt Nam được Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đặt ra tương đối hoàn chỉnh, mà nguyên thủy dựa theo hệ quy chiếu quân hàm của quân đội Nhật Bản, được quy định thành 5 cấp và 15 bậc, áp dụng cho Quân đội Quốc gia Việt Nam. Tuy nhiên, do hoàn cảnh chiến tranh, hệ thống này ít được áp dụng trừ một vài trường hợp cá biệt.

Cấp Tướng (3 bậc)

  • Đại tướng: 3 sao vàng trên nền đỏ
  • Trung tướng: 2 sao vàng trên nền đỏ
  • Thiếu tướng: 1 sao vàng trên nền đỏ

Cấp Tá (3 bậc)

  • Đại tá: 3 lon vàng và 1 sao vàng trên nền đỏ
  • Thượng tá: 2 lon vàng và 1 sao vàng trên nền đỏ
  • Trung tá: 2 lon vàng và 1 sao vàng trên nền đỏ
  • Thiếu tá: 1 lon vàng và 1 sao vàng trên nền đỏ

Cấp Uý (4 bậc)

  • Đại úy: 3 lon vàng trên nền đỏ
  • Trung úy: 2 lon vàng trên nền đỏ
  • Thiếu úy: 1 lon vàng trên nền đỏ
  • Chuẩn úy: 1 lon chữ V vàng trên nền đỏ

Cấp Sĩ (3 bậc)

  • Thượng sĩ: biểu tượng đỏ trên nền vàng tươi
  • Trung sĩ: biểu tượng đỏ trên nền vàng tươi
  • Hạ sĩ: biểu tượng đỏ trên nền vàng tươi

Cấp Binh (2 bậc)

  • Binh nhất: biểu tượng đỏ trên nền vàng tươi
  • Binh nhì: (không có quân hàm)
  • Đại tướng Đại tướng
  • Trung tướng Trung tướng
  • Thiếu tướng Thiếu tướng
  • Đại tá Đại tá
  • Trung tá Trung tá
  • Thiếu tá Thiếu tá
  • Đại úy Đại úy
  • Trung úy Trung úy
  • Thiếu úy Thiếu úy
  • Chuẩn úy Chuẩn úy

Năm 1958, sau khi nắm được quyền kiểm soát miền Bắc Việt Nam, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã cải tổ quân đội, lúc này đã mang tên Quân đội nhân dân Việt Nam, theo hướng chính quy chuyên nghiệp. Một hệ thống quân hàm mới được cải tiến được đặt ra, dựa theo hệ thống quân hàm của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (đã đặt ra trước đó 3 năm).

Tại miền Nam, Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam không áp dụng hệ thống quân hàm chính thức như Quân đội nhân dân Việt Nam tại miền Bắc mà sử dụng hệ thống cấp bậc riêng theo chức vụ nắm giữ. Tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng nhiều đến khả năng chỉ huy trong tổ chức quân đội và các sĩ quan Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam hầu hết đều được phong cấp bậc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Điều này chỉ chấm dứt vào năm 1976, khi Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam sáp nhập hoàn toàn với Quân đội nhân dân Việt Nam.

Năm 1982, cấp bậc tướng hải quân có tên gọi chính thức là cấp bậc Đô đốc. Cấp bậc Thượng tá bị bãi bỏ.

Từ năm 1992 trở đi, danh xưng Thượng tá được khôi phục và hệ thống quân hàm Việt Nam được áp dụng ổn định cho đến ngày nay, chỉ có những sửa đổi về mặt hình thức.

Từ năm 2008, cấp hiệu sĩ quan cấp Tướng được in chìm hoa văn mặt trống đồng. Cấp hiệu sĩ quan cấp Úy, Tá được dệt với các đường chỉ như cấp hiệu sĩ quan cấp Tướng kiểu cũ.

Hiện nay, theo Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, cấp bậc quân hàm sĩ quan hiện tại của Việt Nam gồm 4 cấp 12 bậc được xếp từ cao xuống thấp: Đại tướng, Thượng tướng, Trung tướng, Thiếu tướng, Đại tá, Thượng tá, Trung tá, Thiếu tá, Đại úy, Thượng úy, Trung úy, Thiếu úy.[2]

Luật Nghĩa vụ quân sự quy định cấp bậc quân hàm của hạ sĩ quan, binh sĩ trong Quân đội nhân dân Việt Nam gồm: Thượng sĩ, Trung sĩ, Hạ sĩ, Binh nhất, Binh nhì.[3]

Từ ngày 01 tháng 7 năm 2016, Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 có hiệu lực, cấp bậc Chuẩn úy Quân nhân chuyên nghiệp bị bãi bỏ.[4]

Hệ thống cấp hiệu Quân đội nhân dân Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Nghị định số 82/2016/NĐ-CP, ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam[1] như sau:

Cấp hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam là biểu trưng thể hiện cấp bậc trong ngạch quân sự của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên, hạ sĩ quan – binh sĩ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

Cấp hiệu của sĩ quan, học viên là sĩ quan

[sửa | sửa mã nguồn]

Hình dáng: Hai cạnh đầu nhỏ và hai cạnh dọc.

Nền cấp hiệu màu vàng, riêng Bộ đội Biên phòng màu xanh lá cây và Cảnh sát biển màu xanh dương. Nền cấp hiệu của sĩ quan cấp tướng có in chìm hoa văn mặt trống đồng, tâm mặt trống đồng ở vị trí gắn cúc cấp hiệu.

Đường viền cấp hiệu: Lục quân, Bộ đội Biên phòng màu đỏ tươi, Phòng không – Không quân màu xanh hòa bình, Hải quân màu xanh than, Cảnh sát biển màu vàng.

Trên nền cấp hiệu gắn:

  • Cúc cấp hiệu: hình tròn, dập nổi hoa văn (cấp tướng hình Quốc huy; cấp tá, cấp úy hình hai bông lúa xung quanh và ngôi sao năm cánh ở giữa)
  • Gạch: Cấp hiệu của cấp tướng không có gạch ngang, cấp tá có 2 gạch ngang, cấp úy có 1 gạch ngang
  • Sao: màu vàng, số lượng sao:
    • Thiếu úy, Thiếu tá, Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân: 1 sao;
    • Trung úy, Trung tá, Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân: 2 sao;
    • Thượng úy, Thượng tá, Thượng tướng, Đô đốc Hải quân: 3 sao;
    • Đại úy, Đại tá, Đại tướng: 4 sao.

Hình cấp hiệu:

Sĩ quan
Cấp Tướng Cấp Tá Cấp Úy
không khungLục quân
Phòng không – Không quân Không có tương đương
không khungHải quân Không có tương đương
không khungBiên phòng Không có tương đương Không có tương đương
Cảnh sát biển Không có tương đương Không có tương đương
Tác chiến không gian mạng Không có tương đương Không có tương đương
Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh Không có tương đương Không có tương đương Không có tương đương
Cấp bậc Đại tướng Thượng tướng, Đô đốc Hải quân Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân Đại tá Thượng tá Trung tá Thiếu tá Đại úy Thượng úy Trung úy Thiếu úy

Cấp hiệu của quân nhân chuyên nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Cấp hiệu quân nhân chuyên nghiệp thực hiện như cấp hiệu của sĩ quan, học viên là sĩ quan nhưng trên nền cấp hiệu có 1 đường màu hồng rộng 5 mm ở chính giữa theo chiều dọc (tương tự cấp úy công an).

Hình cấp hiệu:

Quân chủng/Bộ tư lệnh Lục quân Hải quân Phòng không – Không quân Bộ đội Biên phòng Cảnh sát biển
Cấp Bậc
Cấp Tá Thượng tá QNCN
Trung tá QNCN
Thiếu tá QNCN
Cấp Úy Đại úy QNCN
Thượng úy QNCN
Trung úy QNCN
Thiếu úy QNCN

Cấp hiệu của hạ sĩ quan, binh sĩ

[sửa | sửa mã nguồn]

Hình dáng: Hai cạnh đầu nhỏ và hai cạnh dọc.

Nền cấp hiệu màu be, riêng Bộ đội Biên phòng màu xanh lá cây.

Đường viền cấp hiệu: Lục quân, Bộ đội Biên phòng màu đỏ tươi, Phòng không – Không quân màu xanh hòa bình, Hải quân màu xanh than, Cảnh sát biển màu vàng.

Trên nền cấp hiệu gắn:

  • Cúc cấp hiệu dập nổi hoa văn hình hai bông lúa xung quanh và ngôi sao năm cánh ở giữa.
  • Vạch ngang hoặc vạch hình chữ V màu đỏ. Số lượng:
    • Binh nhì: 1 vạch hình chữ V;
    • Binh nhất: 2 vạch hình chữ V;
    • Hạ sĩ: 1 vạch ngang;
    • Trung sĩ: 2 vạch ngang;
    • Thượng sĩ: 3 vạch ngang.

Hình cấp hiệu:

Cấp sĩ Cấp binh
Cấp bậc Thượng sĩ Trung sĩ Hạ sĩ Binh nhất Binh nhì
không khungLục quân
Phòng không – Không quân
không khungHải quân
không khungBiên phòng
Cảnh sát biển

Cấp hiệu của hạ sĩ quan – binh sĩ Hải quân khi mặc áo cổ yếm

[sửa | sửa mã nguồn]

Hình dáng: Hình vuông.

Nền cấp hiệu màu xanh than, có hình phù hiệu Hải quân.

Đường viền cấp hiệu: Không có đường viền.

Trên nền cấp hiệu gắn: Vạch ngang màu vàng. Số lượng vạch:

  • Binh nhì: 1 vạch ở đầu dưới cấp hiệu;
  • Binh nhất: 2 vạch cân đối ở hai đầu cấp hiệu;
  • Hạ sĩ: 1 vạch cân đối ở giữa cấp hiệu;
  • Trung sĩ: 2 vạch cân đối ở giữa cấp hiệu;
  • Thượng sĩ: 3 vạch cân đối ở giữa cấp hiệu.

Hình cấp hiệu:

Cấp sĩ Cấp binh
Thượng sĩ Trung sĩ Hạ sĩ Binh nhất Binh nhì

Cấp hiệu của học viên đào tạo sĩ quan, hạ sĩ quan, nhân viên chuyên môn kỹ thuật

[sửa | sửa mã nguồn]

Hình dáng: Hai cạnh đầu nhỏ và hai cạnh dọc.

Nền cấp hiệu: Lục quân màu đỏ tươi; Phòng không – Không quân màu xanh hòa bình; Hải quân màu tím than; Bộ đội Biên phòng màu xanh lá cây.

Đường viền cấp hiệu: Màu vàng. Học viên đào tạo sĩ quan đường viền rộng 5 mm; học viên đào tạo hạ sĩ quan, nhân viên chuyên môn kỹ thuật đường viền rộng 3 mm.

Trên nền cấp hiệu gắn cúc cấp hiệu. Cúc cấp hiệu dập nổi hoa văn hình hai bông lúa xung quanh và ngôi sao năm cánh ở giữa.

Hình cấp hiệu:

Lục quân Hải quân Phòng không – Không quân Bộ đội Biên phòng Cảnh sát biển

Phù hiệu kết hợp cấp hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn] Xem thêm: Phù hiệu Quân đội nhân dân Việt Nam

Phù hiệu kết hợp cấp hiệu được sử dụng đối với quân phục dã chiến hoặc khi không cần thiết phải mang cấp hiệu.

Nền phù hiệu hình bình hành; Lục quân màu đỏ tươi, Bộ đội Biên phòng màu xanh lá cây, Phòng không – Không quân màu xanh hòa bình, Hải quân màu xanh than. Nền phù hiệu của cấp tướng có viền màu vàng rộng 5 mm ở 3 cạnh kề nhau.

Phù hiệu cấp Tướng

[sửa | sửa mã nguồn]

Trên nền phù hiệu gắn hình phù hiệu, sao màu vàng, riêng cấp tướng binh chủng hợp thành không gắn hình phù hiệu. Số lượng sao:

  • Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân: 1 sao;
  • Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân: 2 sao;
  • Thượng tướng, Đô đốc Hải quân: 3 sao;
  • Đại tướng: 04 sao.

Ví dụ:

  • Đại tướng Lục quân – Binh chủng hợp thành Đại tướng Lục quân – Binh chủng hợp thành
  • Thượng tướng Phòng không – Không quân Thượng tướng Phòng không – Không quân
  • Phó Đô đốc Hải quân Phó Đô đốc Hải quân
  • Thiếu tướng Bộ đội Biên phòng Thiếu tướng Bộ đội Biên phòng

Phù hiệu cấp sĩ quan, học viên là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Trên nền phù hiệu gắn hình phù hiệu, gạch dọc và sao màu vàng. Cấp tá 2 gạch dọc, cấp úy 1 gạch dọc. Số lượng sao:

  • Thiếu úy, Thiếu tá: 1 sao;
  • Trung úy, Trung tá: 2 sao;
  • Thượng úy, Thượng tá: 3 sao;
  • Đại úy, Đại tá: 4 sao.

Phù hiệu hạ sĩ quan, binh sĩ, học viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Cấp sĩ: Trên nền phù hiệu gắn hình phù hiệu, 1 vạch dọc và sao màu vàng. Số lượng sao:

  • Thượng sĩ: 3 sao;
  • Trung sĩ: 2 sao;
  • Hạ sĩ: 1 sao.

Cấp binh: Trên nền phù hiệu gắn hình phù hiệu, sao màu vàng. Số lượng sao:

  • Binh nhất: 2 sao;
  • Binh nhì: 1 sao.

Học viên đào tạo sĩ quan, hạ sĩ quan, nhân viên chuyên môn kỹ thuật: Gắn hình phù hiệu, 1 vạch dọc màu vàng ở giữa, không gắn sao. Vạch dọc của học viên đào tạo sĩ quan rộng 5 mm, của học viên đào tạo hạ sĩ quan, nhân viên chuyên môn kỹ thuật rộng 3 mm.

Các ví dụ:

  • Đại tá Bộ binh Đại tá Bộ binh
  • Thượng úy Phòng không – Không quân Thượng úy Phòng không – Không quân
  • Hạ sĩ Bộ đội Ra-đa Hạ sĩ Bộ đội Ra-đa
  • Binh nhất Hải quân Binh nhất Hải quân
  • Học viên sĩ quan Bộ đội Biên phòng Học viên sĩ quan Bộ đội Biên phòng

Phù hiệu

[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Phù hiệu Quân đội nhân dân Việt Nam
Quân chủng/Bộ tư lệnh Binh chủng hợp thành – Lục quân Hải quân Phòng không – Không quân Bộ đội Biên phòng Cảnh sát biển Tác chiến không gian mạng Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Sĩ quan cấp tướng
Sĩ quan cấp tá, cấp úy, học viên
Hạ sĩ quan & chiến sĩ Không có tương đương

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Phù hiệu Quân đội nhân dân Việt Nam
  • Hệ thống cấp bậc Công an nhân dân Việt Nam
  • Bộ Quốc phòng Việt Nam
  • Quân đội nhân dân Việt Nam

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Chính phủ (1 tháng 7 năm 2016). “Nghị định số 82/2016/NĐ-CP, ngày 1/7/2016 của Chính phủ quy định quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam.
  2. ^ Văn phòng Quốc hội (16 tháng 12 năm 2019). “Văn bản hợp nhất 24/VBHN-VPQH”. Cổng thông tin điện tử Chính phủ. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2023.
  3. ^ Văn phòng Quốc hội. “Văn bản hợp nhất 23/VBHN-VPQH”. Cổng thông tin điện tử Chính phủ. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2023.
  4. ^ “Trung ương”. vbpl.vn. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2023.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam 1999 Lưu trữ 2006-07-20 tại Wayback Machine
  • x
  • t
  • s
Quân đội nhân dân Việt Nam – Bộ Quốc phòng Việt Nam
Tổng quan
Lịch sử
  • Quân đội
  • Bộ Quốc phòng
  • Dân quân tự vệ
Vũ khí
  • Súng ngắn
  • Súng trường
  • Súng tiểu liên
  • Súng bắn tỉa
  • Súng phóng lựu
  • Súng máy
  • Pháo
  • Tên lửa
Trang bị
  • Trang bị
  • Lục quân
  • Hải quân
  • Không quân
  • Biên phòng
  • Cảnh sát biển
Cấp bậcQuân hàm
  • Đại tướng
  • Thượng tướng–Đô đốc
  • Trung tướng–Phó Đô đốc
  • Thiếu tướng–Chuẩn Đô đốcĐại tá
  • Thượng tá
  • Trung tá
  • Thiếu táĐại úy
  • Thượng úy
  • Trung úy
  • Thiếu úyThượng sĩ
  • Trung sĩ
  • Hạ sĩ
  • Binh nhất
  • Binh nhì
Khác
  • Quân kỳ
  • Quân hiệu
  • Cấp hiệu
  • Phù hiệu
  • Quân phục
  • Mười lời thề danh dựTổ chức
  • Chức vụ
  • Tướng lĩnh
  • Tiền lươngNgân sách Quốc phòng
  • Sách trắng về quốc phòng
Tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam
ĐảngQuân ủy Trung ương
Nhà nướcHội đồng quốc phòng và an ninh
Quốc hộiỦy ban Quốc phòng và An ninh
Chính phủBộ Quốc phòng
Cơ quan tư pháp
  • Tòa án Quân sự Trung ương
  • Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương
Chính trị-đoàn thểHội Cựu chiến binh
Khối cơ quan
  • Tổng cục
  • Bộ Tham mưu
  • Cục Chính trị
  • Cục Hậu cần
  • Cục Kỹ thuật
  • Cục–Vụ–Sở-Phòng–Ban
  • Học viện–Nhà trường
  • Viện Nghiên cứu
Khối cơ sở
  • Quân chủng
  • Quân khu
  • Binh chủng
  • Bộ Tư lệnh
  • Quân đoàn
  • Sư đoàn
  • Lữ đoàn
  • Trung đoàn
  • Tiểu đoàn
  • Đại đội
  • Trung đội
  • Tiểu đội
  • Dân quân Tự vệ
  • Bộ Chỉ huy quân sự (Thành phố  • Tỉnh)
  • Ban Chỉ huy quân sự (Quận  • Huyện)
  • Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (Thành phố  • Tỉnh)
  • Hải đội Biên phòng
Các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam
Lãnh đạo (6)
  • Bộ trưởng
  • Tổng Tham mưu trưởng
  • Chủ nhiệm Tổng cục Chính trịThứ trưởng
  • Phó Tổng Tham mưu trưởng
  • Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị
Tổng cục (6)
  • Bộ Tổng Tham mưu
  • Tổng cục Chính trịTổng cục Hậu cần
  • Tổng cục Kỹ thuật
  • Tổng cục Tình báo
  • Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng
Quân chủng (4)
  • Hải quân
  • Phòng không-Không quân
  • Bộ đội Biên phòng
  • Cảnh sát biển
Binh chủng (6)
  • Đặc công
  • Công binh
  • Pháo binh
  • Tăng - Thiết giáp
  • Hóa học
  • Thông tin Liên lạc
Quân khu (7)
  • Quân khu 1
  • Quân khu 2
  • Quân khu 3
  • Quân khu 4
  • Quân khu 5
  • Quân khu 7
  • Quân khu 9
Quân đoàn (3)
  • Quân đoàn 12
  • Quân đoàn 3
  • Quân đoàn 4
Bộ Tư lệnh (3)
  • Bộ Tư lệnh Thủ đô
  • Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng
  • Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Học viện (6)Trường Sĩ quan (3)
  • Học viện Quốc phòng
  • Học viện Chính trị
  • Học viện Lục quân
  • Học viện Kỹ thuật Quân sự
  • Học viện Quân Y
  • Học viện Hậu cần
  • Đại học Trần Quốc Tuấn
  • Đại học Nguyễn Huệ
  • Đại học Chính trị
Cục và tương đươngtrực thuộc Bộ (14)
  • Văn phòng Bộ
  • Thanh tra Bộ
  • Ban Cơ yếu Chính phủ
  • Cục Tài chính
  • Cục Kế hoạch và Đầu tư
  • Cục Kinh tế
  • Cục Khoa học Quân sự
  • Cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng
  • Cục Đối ngoại
  • Cục Điều tra Hình sự
  • Cục Thi hành án
  • Vụ Pháp chế
  • Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam
  • Bảo hiểm Xã hội Bộ Quốc phòng
Bệnh viện (3)
  • Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Bệnh viện Trung ương Quân đội 175
  • Viện Y học cổ truyền Quân đội
Viện nghiên cứu (5)
  • Viện Chiến lược Quốc phòng
  • Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự
  • Viện Lịch sử Quân sự
  • Viện Quan hệ Quốc tế về Quốc phòng
  • Viện Thiết kế
Trung tâm (2)
  • Trung tâm Thông tin Khoa học Quân sự
  • Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga
Doanh nghiệp (14)
  • Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội
  • Tổng công ty Trực thăng Việt Nam
  • Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn
  • Tổng Công ty Thành An
  • Tổng Công ty 15
  • Tổng Công ty 16
  • Tổng Công ty Đông Bắc
  • Tổng Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp Vạn Xuân
  • Tổng Công ty Xây dựng Lũng Lô
  • Tổng Công ty Thái Sơn
  • Tổng Công ty 319
  • Tổng Công ty 36
  • Tổng Công ty Đầu tư Phát triển nhà và Đô thị
  • Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội
Tổ chức chi tiết của Bộ Quốc phòng Việt Nam
Bộ Tổng Tham mưu
  • Văn phòng
  • Cục Chính trị
  • Cục Tác chiến
  • Cục Quân lực
  • Cục Tác chiến Điện tử
  • Cục Quân huấn
  • Cục Bản đồ
  • Cục Cơ yếu
  • Cục Nhà trường
  • Cục Dân quân Tự vệ
  • Cục Cứu hộ Cứu nạn
  • Cục Hậu cần
  • Lữ đoàn 144
  • Đoàn Nghi lễ Quân đội
Tổng cục Chính trị
  • Văn phòng
  • Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương
  • Cục Chính trị
  • Cục Tổ chức
  • Cục Cán bộ
  • Cục Tuyên huấn
  • Cục Bảo vệ An ninh Quân đội
  • Cục Chính sách
  • Cục Dân vận
  • Cục Hậu cần
  • Ban Công đoàn Quốc phòng
  • Ban Thanh niên Quân đội
  • Ban Phụ nữ Quân đội
  • Tòa án Quân sự Trung ương
  • Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương
  • Trường Đại học Văn hóa - Nghệ thuật Quân đội
  • Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
  • Điện ảnh Quân đội nhân dân
  • Báo Quân đội nhân dân
  • Tạp chí Quốc phòng Toàn dân
  • Tạp chí Văn nghệ Quân đội
  • Nhà xuất bản Quân đội nhân dân
  • Trung tâm Phát thanh Truyền hình Quân đội
  • Đoàn 871
Tổng cục Kỹ thuật
  • Bộ Tham mưu
  • Cục Chính trị
  • Cục Hậu cần
  • Cục Quân khí
  • Cục Xe-Máy
  • Cục Kỹ thuật Binh chủng
  • Trường Sĩ quan Kỹ thuật Quân sự
  • Trường Cao đẳng Công nghệ và Kỹ thuật Ôtô
  • Viện Kỹ thuật Cơ giới Quân sự
  • Xí nghiệp Liên hợp Z751
Tổng cục Hậu cần
  • Bộ Tham mưu
  • Cục Chính trị
  • Cục Hậu cần
  • Cục Doanh trại
  • Cục Quân nhu
  • Cục Xăng dầu
  • Cục Vận tải
  • Cục Quân y
  • Bệnh viện 354
  • Bệnh viện 105
  • Bệnh viện 87
  • Nhà hát Chèo Quân đội
  • Tổng Công ty 28
  • Trường Cao đẳng nghề số 13
Tổng cục Tình báo
  • Bộ Tham mưu
  • Cục Chính trị
  • Cục Hậu cần
  • Cục Kỹ thuật
  • Học viện Khoa học Quân sự
  • Cục 11
  • Cục 12
  • Cục 16
  • Cục 25
  • Cục 71
  • Cục 72
  • Cục 80
  • Viện 26
  • Viện 70
  • Viện 78
  • Viện Cơ cấu chiến lược
  • Trung tâm 72
  • Trung tâm 75
  • Trung tâm 501
  • Lữ đoàn 74
  • Lữ đoàn 94
  • Đoàn K3
Tổng cục CNQP
  • Bộ Tham mưu
  • Cục Chính trị
  • Cục Hậu cần
  • Cục Kỹ thuật
  • Cục Quản lý Công nghệ
  • Viện Công nghệ Quốc phòng
  • Viện Vũ khí
  • Viện Thiết kế tàu quân sự
  • Viện Thuốc phóng-Thuốc nổ
  • Trường Cao đẳng Công nghiệp Quốc phòng
  • Tổng Công ty Ba Son
  • Tổng Công ty Sông Thu
  • Tổng Công ty Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Quốc phòng
  • Tổng Công ty Bảo hiểm Quân đội
Quân chủng Hải quân
  • Bộ Tham mưu
  • Cục Chính trị
  • Cục Hậu cần
  • Cục Kỹ thuật
  • Vùng 1
  • Vùng 2
  • Vùng 3
  • Vùng 4
  • Vùng 5
  • Học viện Hải quân
  • Lữ đoàn 954
  • Lữ đoàn 126
  • Lữ đoàn 189
  • Trường Cao đẳng Kỹ thuật Hải quân
  • Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn
  • Viện Kỹ thuật Hải quân
  • Viện Y học Hải quân
Quân chủng PK-KQ
  • Bộ Tham mưu
  • Cục Chính trị
  • Cục Hậu cần
  • Cục Kỹ thuật
  • Cục Phòng không Lục quân
  • Học viện Phòng không - Không quân
  • Trường Sĩ quan không quân
  • Sư đoàn 361
  • Sư đoàn 363
  • Sư đoàn 365
  • Sư đoàn 367
  • Sư đoàn 370
  • Sư đoàn 371
  • Sư đoàn 372
  • Sư đoàn 375
  • Sư đoàn 377
  • Lữ đoàn 918
  • Lữ đoàn 28
  • Lữ đoàn 18
  • Viện Kỹ thuật PK-KQ
  • Viện Y học PK-KQ
  • Tổng Công ty Xây dựng Công trình Hàng không
Bộ đội Biên phòng
  • Bộ Tham mưu
  • Cục Chính trị
  • Cục Hậu cần
  • Cục Kỹ thuật
  • Cục Trinh sát
  • Cục Phòng chống Tội phạm Ma túy
  • Cục Cửa khẩu
  • Học viện Biên phòng
  • Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, thành phố
  • Lữ đoàn 21
  • Hải đoàn 18
  • Hải đoàn 28
  • Hải đoàn 38
  • Hải đoàn 48
Cảnh sát biển
  • Bộ Tham mưu
  • Cục Chính trị
  • Cục Hậu cần
  • Cục Kỹ thuật
  • Cục Nghiệp vụ và pháp luật
  • Vùng 1
  • Vùng 2
  • Vùng 3
  • Vùng 4
Học viện Quốc phòng
  • Cục Chính trị
  • Cục Hậu cần-Kỹ thuật
  • Cục Huấn luyện Đào tạo
  • Tạp chí Nghệ thuật Quân sự
  • Viện Khoa học Nghệ thuật Quân sự
  • Các Khoa (Chiến lược, Chiến dịch, CTĐ-CTCT, Lý luận Mác-Lê nin)
Học viện Chính trị
  • Viện Khoa học Xã hội Nhân văn Quân sự
  • Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị quân sự
Học viện Kỹ thuật QS
  • Viện Kỹ thuật Công trình đặc biệt
  • Viện Đào tạo và Nghiên cứu Việt-Nga
Học viện Quân y
  • Bệnh viện 103
  • Viện bỏng Quốc gia
  • Các Khoa và Bộ môn
Ban Cơ yếu Chính phủ
  • Cục Chính trị-Tổ chức
  • Cục Chứng thực số và Bảo mật Thông tin
  • Cục Cơ yếu 893
  • Cục Quản lý kỹ thuật nghiệp vụ mật mã
  • Cục Quản lý Mật mã Dân sự và Kiểm định Sản phẩm Mật mã
  • Học viện Kỹ thuật Mật mã
  • Viện Khoa học Công nghệ Mật mã
  • x
  • t
  • s
Quân hàm và cấp bậc quân sự các quốc gia
  • Đối chiếu cấp bậc quân sự
Châu Á
  • Ả Rập Saudi
  • Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất
  • Afghanistan
  • Armenia
  • Azerbaijan
  • Ấn Độ (Lục quân, Không quân, Hải quân)
  • Bahrain
  • Bangladesh
  • Bhutan
  • Brunei
  • Campuchia
  • Hàn Quốc (Đại Hàn Dân quốc)
  • Indonesia
  • Iran
  • Iraq
  • Israel
  • Jordan
  • Kazakhstan
  • Kuwait
  • Kyrgyzstan
  • Lào
  • Lebanon
  • Malaysia
  • Maldives
  • Mông Cổ
  • Myanmar
  • Nepal
  • Nhật Bản
  • Oman
  • Pakistan (Lục quân, Không quân, Hải quân)
  • Philippines
  • Qatar
  • Singapore
  • Sri Lanka (Lục quân, Hải quân, Không quân)
  • Syria
  • Tajikistan
  • Thái Lan
  • Triều Tiên (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên)
  • Trung Quốc (Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa)
  • Timor-Leste
  • Turkmenistan
  • Uzbekistan
  • Việt Nam (Quân đội, Công an)
  • Yemen
Lãnh thổ hoặc quốc gia không được công nhận
  • Abkhazia
  • Artsakh
  • Bắc Cyprus
  • Đài Loan (Trung Hoa Dân quốc)
  • Palestine
  • Nam Ossetia
Cựu quốc gia
  • Cộng hòa Nhân dân Campuchia
  • Đế quốc Iran
  • Đế quốc Nhật Bản (Lục quân, Hải quân)
  • Mãn Châu Quốc
  • Nội Mông
  • Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ
  • Đông Turkestan
  • Việt Nam Cộng hòa
  • Nam Yemen
  • Tibet
  • Tuva
So sánh
    • Sĩ quan
    • Hạ sĩ quan
  • Hải quân
    • Sĩ quan
    • Hạ sĩ quan
  • Không quân
    • Sĩ quan
    • Hạ sĩ quan
Châu Âu
  • Albania
  • Anh (Lục quân, Hải quân, Không quân)
  • Áo
  • Ba Lan
  • Belarus
  • Bỉ
  • Bosnia và Herzegovina
  • Bồ Đào Nha
  • Bulgaria
  • Croatia
  • Cyprus
  • Cộng hòa Czech
  • Đan Mạch (Lục quân, Hải quân, Không quân
  • Đức
  • Estonia
  • Gruzia
  • Hà Lan
  • Hy Lạp
  • Hungary
  • Iceland (Mặt đất, Tuần duyên)
  • Ireland
  • Kosovo
  • Latvia
  • Lithuania
  • Luxembourg
  • Bắc Macedonia
  • Malta
  • Moldova
  • Monaco
  • Montenegro
  • Na Uy
  • Nga
  • Pháp (Lục quân, Hải quân, Không quân, Gendarmerie)
  • Phần Lan
  • Romania
  • San Marino
  • Serbia
  • Slovakia
  • Slovenia
  • Tây Ban Nha
  • Thổ Nhĩ Kỳ
  • Thụy Điển
  • Thụy Sĩ
  • Ukraina
  • Vatican
  • Ý (Lục quân, Hải quân, Không quân, Hiến binh, Bảo vệ Tài chính
Cựu quốc gia
  • Vương quốc Albania
  • Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Nhân dân Albania
  • Đế quốc Áo - Hung (Lục quân, Hải quân)
  • Cộng hòa Nhân dân Ba Lan
  • Nhà nước Độc lập Croatia
  • Đế quốc Đức
  • Cộng hòa Weimar
  • Đức Quốc xã (Lục quân, Hải quân, Không quân, SA, SS)
  • Cộng hòa Dân chủ Đức
  • Vương quốc Hungary
  • Cộng hòa Nhân dân Hungary
  • Vương quốc Hy Lạp (Lục quân, Hải quân, Không quân)
  • Vương quốc Nam Tư
  • Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư
  • Cộng hòa Liên bang Serbia và Montenegro
  • Đế quốc Nga
  • Bạch vệ Nga
  • Liên Xô (1918–1935, 1935–1940, 1940–1943, 1943–1955, 1955–1991)
  • Đế quốc Ottoman
  • Vương quốc Romania
  • Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Romania
  • Tiệp Khắc
  • Đệ nhất Cộng hòa Slovakia
  • Cộng hòa Srpska
  • Vương quốc Ý
  • Cộng hòa Xã hội Ý
So sánh
  • Lục quân
    • Sĩ quan
    • Hạ sĩ quan
  • Hải quân
    • Sĩ quan
    • Hạ sĩ quan
  • Không quân
    • Sĩ quan
    • Hạ sĩ quan
Châu Mỹ
  • Antigua và Barbuda
  • Argentina
  • Bahamas
  • Barbados
  • Belize
  • Bolivia
  • Brazil
  • Canada
  • Chile (Lục quân, Không quân, Hải quân)
  • Colombia
  • Cuba
  • Cộng hòa Dominican
  • Ecuador
  • El Salvador
  • Guatemala
  • Guyana
  • Haiti
  • Hoa Kỳ (Lục quân, Hải quân, (Không quân, Thủy quân lục chiến, Tuần duyên)
  • Honduras
  • Jamaica
  • Quân hàm quân đội Mexico
  • Nicaragua
  • Paraguay
  • Peru
  • Saint Kitts và Nevis
  • Suriname
  • Trinidad và Tobago
  • Uruguay
  • Venezuela
Cựu quốc gia
  • Liên bang miền Bắc Hoa Kỳ
  • Liên minh miền Nam Hoa Kỳ
  • Cộng hòa Texas
So sánh
  • Lục quân
    • Sĩ quan
    • Hạ sĩ quan
  • Hải quân
    • Sĩ quan
    • Hạ sĩ quan
  • Không quân
    • Sĩ quan
    • Hạ sĩ quan
Châu Phi
  • Ai Cập
  • Algeria
  • Angola
  • Benin
  • Botswana
  • Bờ Biển Ngà
  • Burkina Faso
  • Burundi
  • Cameroon
  • Cabo Verde
  • Chad
  • Comoros
  • Cộng hòa Dân chủ Congo
  • Cộng hòa Congo
  • Djibouti
  • Eritrea
  • Ethiopia
  • Gabon
  • Gambia
  • Ghana
  • Guinea
  • Guinea-Bissau
  • Guinea Xích Đạo
  • Kenya
  • Lesotho
  • Liberia
  • Libya
  • Madagascar
  • Malawi
  • Mali
  • Mauritania
  • Morocco
  • Mozambique
  • Nam Phi
  • Nam Sudan
  • Namibia
  • Niger
  • Nigeria
  • Rwanda
  • São Tomé và Príncipe
  • Senegal
  • Seychelles
  • Sierra Leone
  • Somalia
  • Sudan
  • Swaziland
  • Tanzania
  • Togo
  • Cộng hòa Trung Phi
  • Tunisia
  • Uganda
  • Zambia
  • Zimbabwe
Lãnh thổ hoặc quốc gia không được công nhận
  • Somaliland
  • Tây Sahara
Cựu quốc gia
  • Vương quốc Ai Cập
  • Biafra
  • Bophuthatswana
  • Ciskei
  • Đế quốc Ethiopia
  • Rhodesia
  • Tây Nam Phi
  • Transkei
  • Venda
  • Zaire
So sánh
  • Lục quân
    • Sĩ quan
    • Hạ sĩ quan
  • Hải quân
    • Sĩ quan
    • Hạ sĩ quan
  • Không quân
    • Sĩ quan
    • Hạ sĩ quan
Châu Đại dương
  • Úc
  • Fiji
  • New Zealand
  • Papua New Guinea
  • Tonga
  • Vanuatu
So sánh
  • Lục quân
    • Sĩ quan
    • Hạ sĩ quan
  • Hải quân
    • Sĩ quan
    • Hạ sĩ quan
  • Không quân
    • Sĩ quan
    • Hạ sĩ quan, lính
Đối chiếu quân hàm
  • Thế chiến thứ nhất
  • Thế chiến thứ hai
  • Chiến tranh Triều Tiên
  • Chiến tranh Việt Nam
  • Các quốc gia hậu Xô viết
  • Khối NATO
  • Thịnh vượng chung Anh
  • Cộng đồng Tây Ban Nha
  • Đức Quốc xã
  • NKVD và MVD Liên Xô

Từ khóa » Các Cấp Uý Trong Quân đội