Quan Hệ Biện Chứng Giữa Lượng Và Chất? Cho Ví Dụ?

Chất và lượng là hai mặt thống nhất với nhau trong cùng một sự vật hiện tượng. Khi chất mới ra đời, lượng biến đổi theo hướng tương ứng với chất mới.

..

Những nội dung liên quan:

  • Ví dụ về sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất
  • Phạm trù “chất”
  • Tiểu luận sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất

..

Mục lục: Toggle
  • Khái niệm lượng
  • Khái niệm chất
  • Quan hệ biện chứng giữa lượng và chất
  • Ví dụ về mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất

Khái niệm lượng

Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng, biểu thị số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng cũng như của các thuộc tính của nó.

Khái niệm chất

Chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ giữa các thuộc tính, các yếu tố cấu thành sự vật, hiện tượng, làm cho sự vật là nó mà không phải là cái khác.

Quan hệ biện chứng giữa lượng và chất

su-vat-hien-tuong

“Chất” và “lượng” luôn thống nhất hữu cơ với nhau, không tách rời nhau, tác động lẫn nhau một cách biện chứng. Bất cứ sự thay đổi nào về lượng cũng TẤT YẾU sẽ dẫn tới sự thay đổi nhất định về “chất” của sự vật, hiện tượng.

– Tuy nhiên, KHÔNG PHẢI bất cứ sự thay đổi nào về “lượng” cũng dẫn đến sự thay đổi CĂN BẢN về “chất” của sự vật, hiện tượng và ngược lại. Ở một giới hạn nhất định, sự thay đổi về “lượng” CHƯA ĐỦ để làm thay đổi CĂN BẢN về “chất” – giới hạn đó là “độ”. Trong giới hạn của “độ”, sự thống nhất hữu cơ giữa chất và lượng chưa bị phá vỡ-sự thay đổi về “lượng” chưa đủ để làm thay đổi căn bản về “chất” của sự vật, hiện tượng, khiến cho sự vật, hiện tượng vẫn là nó mà chưa chuyển hóa thành sự vật, hiện tượng khác.

Sự thay đổi CĂN BẢN về chất của sự vật, hiện tượng chỉ CÓ THỂ xảy ra khi sự thay đổi về lượng đã đạt tới “điểm nút”. Sự thay đổi về “lượng” khi đạt tới “điểm nút”, với những điều kiện nhất định tất yếu sẽ dẫn đến sự ra đời của “chất” mới thông qua “bước nhảy” căn bản về “chất” của sự vật, hiện tượng.

Như vậy: Mặc dù chất và lượng của sự vật, hiện tượng là hai mặt thống nhất hữu cơ với nhau khiến cho bất cứ sự thay đổi nào về lượng cũng TẤT YẾU dẫn đến sự thay đổi NHẤT ĐỊNH nào đó về chất. Song, KHÔNG PHẢI bất cứ sự thay đổi nào về lượng cũng dẫn đến sự thay đổi CĂN BẢN về chất của sự vật, hiện tượng. Sự thay đổi CĂN BẢN về chất chỉ CÓ THỂ xảy ra khi sự thay đổi về lượng đã đạt đến điểm nút. sự vật, hiện tượng chỉ THAY ĐỔI CĂN BẢN về chất sau khi đã thực hiện xong bước nhảy về chất.

Mỗi sự vật, hiện tượng là

+) Một thể thống nhất giữa hai mặt chất và lượng. Hai mặt này tác động biện chứng lẫn nhau theo cơ chế khi sự vật, hiện tượng đang tồn tại, chất và lượng thống nhất với nhau ở một độ nhất định.

+) Cũng trong phạm vi độ đó chất và lượng đã tác động lẫn nhau làm cho sự vật, hiện tượng dần biến đổi bắt đầu từ sự thay đổi về lượng. Quá trình thay đổi của lượng diễn ra theo xu hướng hoặc tăng hoặc giảm nhưng không lập tức dẫn đến sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng. Chỉ khi lượng thay đổi đến giới hạn nhất định (đến độ) mới dẫn đến sự thay đổi về chất.

Như vậy, sự thay đổi về lượng tạo điều kiện cho chất đổi và kết quả của sự thay đổi đó là sự vật, hiện tượng cũ mất đi; sự vật, hiện tượng mới ra đời.

Ví dụ về mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất

Chất và lượng của sự vật là hai mặt của cùng một sự vật, chúng tồn tại trong tính quy định lẫn nhau: tương ứng với một loại lượng nhất định thì cũng có một loại chất tương ứng và ngược lại.

Xem: Mối quan hệ giữa triết học và QPPL hình sự trong việc định tội

Hình ảnh có liên quan

Ví dụ: tương ứng với cấu tạo H – 0 – H (cấu tạo liên kết nguyên tử hyđrô và 1 nguyên tử ôxy) thì 1 phân tử nước (H20) được hình thành với tập hợp các tính chất cơ bản, khách quan, vốn có của nó là: không màu, không mùi, không vị, có thể hoà tan muối, axít,…

Vì giữa chúng có mối quan hệ quy định lẫn nhau như vậy, nên những sự biến đổi về lượng sẽ tất yếu có khả năng dẫn đến thay đổi về chất và ngược lại.

Ví dụ: quy định nên trạng thái thể lỏng của nước chính là lượng nhiệt độ của nó (chứ không phải là số lượng nguyên tử hyđrô và ôxy); do vậy, khi lượng nhiệt độ này biến thiên thì tất yếu có khả năng dẫn tới sự biến đổi về trạng thái của nước sang thể rắn hay lỏng.

Muốn hiểu biết đầy đủ về sự vật, cần phải nghiên cứu trên cả hai phương diện chất và lượng.

Ví dụ: khi nghiên cứu về các chất trong hoá vô cơ hay hữu cơ, người ta không chỉ nghiên cứu để xác định các tính chất hoá học cơ bản vốn có của nó mà còn phải nghiên cứu giải thích tính chất đó được tạo ra bởi số lượng các nguyên tố nào với cấu tạo liên kết nào. Nhờ đó có thể tạo ra sự biến đổi của các chất đó trên cơ sở làm thay đổi lượng tương ứng.

Trong thực tiễn, muốn làm thay đổi chất của sự vật thì cần phải làm thay đổi được loại lượng tương ứng với chất đó đến giới hạn điểm nút. Ngược lại, nếu không muốn cho chất của sự vật thay đổi thì cần phải giới hạn sự thay đổi của lượng trong giới hạn của độ.

Xem: Phạm trù vĩnh viễn và phạm trù lịch sử: sự đan xen và ảnh hưởng trong triết học

Ví dụ: để “tiền” có thể biến thành “tư bản” (k) thì cần phải có sự tích luỹ tiền đến một lượng nhất định và trong các điều kiện xác định về mặt chế độ kinh tế, chế độ chính trị xã hội,…

Quy luật lượng – chất hay còn gọi là quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật trong triết học Mác – Lênin, chỉ cách thức của sự vận động, phát triển, theo đó sự phát triển được tiến hành theo cách thức thay đổi lượng trong mỗi sự vật dẫn đến chuyển hóa về chất của sự vật và đưa sự vật sang một trạng thái phát triển tiếp theo. Ph.Ăng-ghen đã khái quát quy luật này:

“Những thay đổi đơn thuần về lượng, đến một mức độ nhất định, sẽ chuyển hóa thành những sự khác nhau về chất”— Ph.Ăng-ghen.

Nội dung quy luật

Mỗi sự vật, hiện tượng là một thể thống nhất bao gồm chất và lượng nhất định, trong đó chất tương đối ổn định còn lượng thường xuyên biến đổi. Sự biến đổi này tạo ra mâu thuẫn giữa lượng và chất. Lượng biến đổi đến một mức độ nhất định và trong những điều kiện nhất định thì lượng phá vỡ chất cũ, mâu thuẫn giữa lượng và chất được giải quyết, chất mới được hình thành với lượng mới, nhưng lượng mới lại biến đổi và phá vỡ chất đang kìm hãm nó. Quá trình tác động lẫn nhau giữa hai mặt: chất và lượng tạo nên sự vận động liên tục, từ biến đổi dần dần đến nhảy vọt, rồi lại biến đổi dần để chuẩn bị cho bước nhảy vọt tiếp theo. Cứ căn cứ thế, quá trình động biện chứng giữa chất và lượng tạo nên cách thức vận động, phát triển của sự vật.

Nói ngắn gọn hơn, bất cứ sự vật nào trong quá trình phát triển đều là quá trình biến đổi về lượng dẫn đến biến đổi về chất. Biến đổi về lượng đến một mức nhất định sẽ dẫn đến biến đổi về chất, sản sinh chất mới. Rồi trên nền tảng của chất mới lại bắt đầu biến đổi về lượng. Biến đổi về lượng là nền tảng và chuẩn bị tất yếu của biến đổi về chất. Biến đổi về chất là kết quả tất yếu của biến đổi về lượng. Quy luật biến đổi về chất và lượng cho thấy trạng thái và quá trình phát triển của sự vật.

Tác động ngược

Sự thay đổi về chất tác động trở lại đối với sự thay đổi về lượng. Lượng thay đổi luôn luôn trong mối quan hệ với chất, chịu sự tác động của chất. Song sự tác động của chất đối với lượng rõ nét nhất khi xảy ra bước nhảy về chất, chất mới thay thế chất cũ, nó quy định quy mô và tốc độ phát triển của lượng mới trong một độ mới. Khi chất mới ra đời, nó không tồn tại một cách thụ động, mà có sự tác động trở lại đối với lượng, được biểu hiện ở chỗ: chất mới sẽ tạo ra một lượng mới phù hợp với nó để có sự thống nhất mới giữa chất và lượng. Sự quy định này có thể được biểu hiện ở quy mô, nhịp độ và mức độ phát triển mới của lượng.

Tìm kiếm có liên quan: chất và lượng là hai mặt thống nhất với nhau trong, Giới hạn mà trong đó giữa chất và lượng thống nhất với nhau làm cho sự vật vẫn còn là nó được gọi là, Khi chất mới ra đời, lượng biến đổi theo hướng, Sự thống nhất giữa chất và lượng là cho ví dụ về lượng chất độ điểm nút bước nhảy trong quá trình học tập?, Sự biến đổi dần dần về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất chỉ ra, Sự thống nhất giữa lượng và chất được thể hiện trong phạm trù nào, Ví dụ về lượng và chất trong cuộc sống, chất và lượng là hai mặt thống nhất với nhau trong cùng một sự vật hiện tượng, Câu thành ngữ nào sau đây nói về sự biến đổi về chất và sự biến đổi về lượng của sự vật, hiện tượng, Quan điểm nào dưới đây không phản ánh đúng mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất, Mâu thuẫn nào dưới đây không đúng quan điểm của Triết học, Trường hợp nào dưới đây không phải là mặt đối lập của mâu thuẫn

Phát biểu nào sau đây không đúng về lượng và chất trong Triết học? Xem: Ví dụ về các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu theo BLDS 2015

A. Chất và lượng luôn luôn phù hợp nhau B. Chất và lượng của sự vật, hiện tượng tách rời nhau C. Mọi sự vật hiện tượng đều có 2 mặt chất và lượng=> Đáp án là B. Bởi chất và lượng luôn thống nhất với nhau, không tách rời nhau, tác động lẫn nhau. Khi một chất mới ra đời sẽ xuất hiện một lượng mới tương ứng.

Ví dụ về mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất?

Ví dụ: khi nghiên cứu về các chất trong hoá vô cơ hay hữu cơ, người ta không chỉ nghiên cứu để xác định các tính chất hoá học cơ bản vốn có của nó mà còn phải nghiên cứu giải thích tính chất đó được tạo ra bởi số lượng các nguyên tố nào với cấu tạo liên kết nào. Nhờ đó có thể tạo ra sự biến đổi của các chất đó trên cơ sở làm thay đổi lượng tương ứng.

5/5 - (12240 bình chọn)
  • Biện chứng
  • Chất
  • Lượng
  • Phép biện chứng duy vật
  • Quy luật
  • Ví dụ

Từ khóa » Khái Niệm Chất Và Lượng được Hiểu Như Thế Nào