Quan Hệ Công Chúng - Ngành Học Hot Thu Nhập Cao - Tuyển Sinh Số
Có thể bạn quan tâm
- Home
- Đại Học
- Cao Đẳng
- Ngành Nghề
- Khối thi Đại Học
- Đh - Hv theo khối
- Điểm Chuẩn
- Đề thi - Đáp án
- Bản tin
- Bí Kíp Ôn Thi
- Tin Tuyển Sinh
- Hướng Nghiệp
- Góc Sinh Viên
- Trang chủ
- Nhóm ngành đào tạo
- Ngành Quan hệ công chúng
Quan hệ công chúng là ngành thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, nhằm phân tích những xu hướng phát triển, dự đoán kết quả, tư vấn, hướng dẫn, tham mưu cho các nhà lãnh đạo của tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp và thực hiện các chương trình đã được lập kế hoạch để phục vụ cho quyền lợi của tổ chức, xã hội.
1. Tìm hiểu ngành Quan hệ công chúng
- Quan hệ công chúng được coi là phương tiện quan trọng, tạo nên hiệu quả hàng đầu trong việc định vị, xây dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp, công ty hiện nay. Giúp cho các cá nhân, tổ chức tạo dựng được uy tín, củng cố địa vị, quảng bá thương hiệu, hình ảnh đẹp của họ đối với cộng đồng xã hội.
- Ngành Quan hệ công chúng (tiếng Anh là Public Relations, gọi tắt PR) là ngành chuyên đào tạo sinh viên về những kế hoạch tạo lập, duy trì và phát triển mối quan hệ hai chiều giữa tổ chức, công ty với công chúng, nhằm mục đích hướng tới việc tạo nên sự hiểu biết và ủng hộ của công chúng đối với tổ chức, công ty, doanh nghiệp đó.
- Học ngành Quan hệ công chúng, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức chuyên ngành vững vàng trong lĩnh vực PR như: vị trí, vai trò của Quan hệ công chúng trong tổ chức, doanh nghiệp, các hình thái của quan hệ công chúng, và hiểu biết sâu về nhiệm vụ của PR trong từng lĩnh vực của xã hội. Bên cạnh đó, người học còn hiểu thêm về các loại hình báo chí khác như báo nói, báo hình, báo in, báo mạng, biết quy trình sáng tạo tác phẩm truyền thông phục vụ cho PR. Từ đó, sẽ tăng khả năng tư duy, tương tác trong các hoạt động báo chí, truyền thông khi ra trường.
- Hiện nay, có rất nhiều người bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm Quảng cáo và PR (Quan hệ công chúng). Tuy nhiên, đây là hai lĩnh vực, hai kênh truyền thông khác nhau, chiếm một vị thế quan trọng trong sự phát triển của một doanh nghiệp. Hiểu một cách đơn giản, Quảng cáo là hình thức tuyên truyền trên các kênh truyền thông. Mục đích chính của quảng cáo là giới thiệu thông tin về sản phẩm, dịch vụ, công ty hay ý tưởng trực tiếp hướng tới khách hàng tiềm năng. Còn PR là cách thức mà tổ chức/ doanh nghiệp/ công ty quản lý hình ảnh của mình trong mắt công chúng thông qua tiếng nói bên thứ ba. Từ đó, có thể tác động đến thói quen, hành vi của khách hàng và kêu gọi hành động của khách hàng bằng các thông điệp.
- Bên cạnh đó, cũng có nhiều bạn chưa phân biệt được Quan hệ công chúng và Quan hệ quốc tế. Đây là hai ngành hoàn toàn khác nhau. Theo học ngành Quan hệ công chúng các bạn sẽ được đào tạo về báo chí, kĩ năng tổ chức sự kiện, tạo dựng quảng bá hình ảnh, thương hiệu, về kiến thức về kinh tế, marketing... Còn ngành Quan hệ quốc tế trang bị cho sinh vốn ngoại ngữ cùng kiến thức đa dạng, hiểu biết về văn hóa, kinh tế, chính trị, pháp luật của Việt Nam và các nước trên thế giới. Học ngành này, bạn có thể làm cán bộ ngoại giao ở các Sở Ngoại vụ, Bộ Ngoại giao, chuyên viên quan hệ quốc tế ở các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong nước và quốc tế.
2. Chương trình đào tạo ngành Quan hệ công chúng
Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Quan hệ công chúng trong bảng dưới đây.
I | Khối kiến thức chung(không tính các học phần từ 9 đến 11) |
1 | Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1 |
2 | Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2 |
3 | Tư tưởng Hồ Chí Minh |
4 | Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam |
5 | Tin học cơ sở 2 |
6 | Ngoại ngữ cơ sở 1 |
Tiếng Anh cơ sở 1 | |
Tiếng Nga cơ sở 1 | |
Tiếng Pháp cơ sở 1 | |
Tiếng Trung cơ sở 1 | |
7 | Ngoại ngữ cơ sở 2 |
Tiếng Anh cơ sở 2 | |
Tiếng Nga cơ sở 2 | |
Tiếng Pháp cơ sở 2 | |
Tiếng Trung cơ sở 2 | |
8 | Ngoại ngữ cơ sở 3 |
Tiếng Anh cơ sở 3 | |
Tiếng Nga cơ sở 3 | |
Tiếng Pháp cơ sở 3 | |
Tiếng Trung cơ sở 3 | |
9 | Giáo dục thể chất |
10 | Giáo dục quốc phòng - an ninh |
11 | Kỹ năng bổ trợ |
II | Khối kiến thức theo lĩnh vực |
II.1 | Các học phần bắt buộc |
12 | Các phương pháp nghiên cứu khoa học |
13 | Nhà nước và pháp luật đại cương |
14 | Lịch sử văn minh thế giới |
15 | Cơ sở văn hoá Việt Nam |
16 | Xã hội học đại cương |
17 | Tâm lý học đại cương |
18 | Lôgic học đại cương |
II.2 | Các học phần tự chọn |
19 | Kinh tế học đại cương |
20 | Môi trường và phát triển |
21 | Thống kê cho khoa học xã hội |
22 | Thực hành văn bản tiếng Việt |
23 | Nhập môn Năng lực thông tin |
III | Khối kiến thức theo khối ngành |
III.1 | Các học phần bắt buộc |
24 | Báo chí truyền thông đại cương |
25 | Chính trị học đại cương |
26 | Ngôn ngữ báo chí |
27 | Quan hệ công chúng đại cương |
III.2 | Các học phần tự chọn |
28 | Khoa học quản lý đại cương |
29 | Mỹ học đại cương |
30 | Nhập môn quan hệ quốc tế |
31 | Tâm lý học truyền thông |
32 | Xã hội học truyền thông đại chúng và dư luận xã hội |
IV | Khối kiến thức theo nhóm ngành |
IV.1 | Các học phần bắt buộc |
33 | Lý luận báo chí truyền thông |
34 | Pháp luật và đạo đức báo chí truyền thông |
35 | Phương pháp cơ bản trong nghiên cứu truyền thông |
36 | Tổ chức và hoạt động của các cơ quan báo chí truyền thông |
IV.2 | Các học phần tự chọn |
37 | Tâm lý học giao tiếp |
38 | Các vấn đề toàn cầu |
39 | Niên luận |
V | Khối kiến thức ngành |
V.1 | Các học phần bắt buộc |
40 | Lý luận về quan hệ công chúng |
41 | Xây dựng và phát triển thương hiệu |
42 | Các chương trình quan hệ công chúng |
43 | Kỹ năng viết cho quan hệ công chúng |
44 | Tổ chức sự kiện |
45 | Đại cương về quảng cáo |
46 | Kỹ năng viết cho báo in |
47 | Kỹ năng viết cho báo điện tử |
48 | Kỹ năng viết cho phát thanh và truyền hình |
V.2 | Các học phần tự chọn |
49 | Thiết kế và quản trị nội dung website |
50 | Kỹ thuật phát thanh và truyền hình |
51 | Chiến dịch quan hệ công chúng |
52 | Đàm phán và quản trị xung đột |
53 | Truyền thông đa phương tiện |
54 | Sản xuất ấn phẩm báo chí |
V.3 | Thực tập và khóa luận tốt nghiệp/ học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp |
55 | Thực tập thực tế |
56 | Thực tập tốt nghiệp |
57 | Khoá luận tốt nghiệp |
Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp | |
58 | Lý luận và thực tiễn quan hệ công chúng |
59 | Quan hệ công chúng ứng dụng |
Theo Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội
3. Các khối thi vào ngành Quan hệ công chúng
Ngành Quan hệ công chúng có mã ngành 7320108, xét tuyển các tổ hợp môn sau:
- A00 (Toán, Vật Lý, Hóa Học)
- A01 (Toán, Vật Lý, Tiếng Anh)
- C00 (Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý)
- C12 (Ngữ văn, Sinh học, Lịch sử)
- C19 (Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân)
- C20 (Ngữ văn, Địa lí, Giáo dục công dân)
- D01 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Nga)
- D04 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung)
- D05 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Đức)
- D06 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật)
- D10 (Toán, Địa lí, Tiếng Anh)
- D14 (Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh)
- D15 (Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Anh)
- D72 (Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh)
- D79 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Đức)
- D80 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nga)
- D81 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nhật)
- D82 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Pháp)
- D83 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Trung)
*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng
4. Điểm chuẩn ngành Quan hệ công chúng
- Điểm chuẩn ngành Quan hệ công chúng năm 2018 của các trường đại học dao động trong khoảng 15 - 29 điểm tùy theo các tổ hợp môn xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT Quốc gia. Trong đó, có một số trường áp dụng nhân hệ số 2 đối với môn ngoại ngữ/
5. Các trường đào tạo ngành Quan hệ công chúng
Danh sách các trường đại học đào tạo ngành Quan hệ công chúng:
- Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
- Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội
- Đại học Kinh tế Quốc dân
- Đại học Văn Lang
- Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM
- Đại học Nguyễn Trãi
- Đại học Đại Nam
6. Cơ hội việc làm ngành Quan hệ công chúng
Học ngành Quan hệ công chúng, sinh viên có nhiều cơ hội việc làm khi ra trường. Bạn có thể làm việc ở nhiều lĩnh vực như: Kinh tế, xã hội, thương mại, giáo dục, y học tại các cơ quan Nhà nước, chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức trong nước và nước ngoài. Cụ thể:
- Chuyên viên Quan hệ công chúng: Phụ trách công việc như quan hệ báo chí, quan hệ cộng đồng, tổ chức các sự kiện, tổ chức truyền thông nội bộ, báo chí tại các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, các tổ chức kinh tế, quốc tế.
- Phóng viên, biên tập viên tại các cơ quan báo, tạp chí, hãng thông tấn, đài phát thanh, đài truyền hình, công ty về truyền thông. Phóng viên, biên tập viên phụ trách chuyên mục về xã hội, du lịch, quảng cáo, truyền thông, giáo dục...
- Chuyên viên tư vấn quan hệ công chúng: Đảm nhận các công việc trợ lí phân tích, tư vấn, lập báo cáo về môi trường truyền thông đối nội và đối ngoại của đơn vị, cơ quan.
- Chuyên viên Marketing: chuyên xây dựng, lập kế họach và thực hiện chiến lược truyền thông trong kinh doanh, quảng cáo, phát triển, quản lý đội ngũ nhân sự, xây dựng và phát triển thương hiệu.
- Giảng dạy về môn Quan hệ công chúng trong các trường Đại học, cao đẳng, THPT, trung cấp chuyên nghiệp hay tham gia nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến truyền thông, quan hệ công chúng, trợ lí giảng dạy.
- Nghiên cứu viên: Trở thành nghiên cứu viên tại Viện nghiên cứu, giảng viên cao cấp, nhà quản lí trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu về truyền thông và quan hệ công chúng.
7. Mức lương ngành Quan hệ công chúng
Mức lương trung bình cho một nhân viên ngành Quan hệ công chúng thuộc top cao so với các ngành khác, khởi điểm ở mức từ 7-15 triệu/tháng, thậm chí là hàng nghìn USD tùy vào khả năng và kinh nghiệm. Cụ thể như sau:
- Đối với nhân viên chưa có kinh nghiệm làm việc tại các công ty, doanh nghiệp trung bình từ 250 – 500 USD (tương đương khoảng từ 5.5 - 10 triệu VNĐ/tháng).
- Đối với chuyên viên đã có kinh nghiệm 1 - 2 năm tại các công ty, tập đoàn lớn có thu nhập cao hơn, từ 600-1000 USD/tháng (tương đương khoảng 13 - 23 triệu VNĐ/tháng).
- Đối với quản lí cấp cao thâm niên lâu năm hay đào tạo tại nước ngoài, có mức lương dao động là từ 1000-2500 USD (tương đương khoảng 23 - 55 triệu VNĐ/tháng).
8. Những tố chất phù hợp với ngành Quan hệ công chúng
Đối với ngành Quan hệ công chúng đòi hỏi bạn cần có những tố chất, kỹ năng sau:
- Đam mê PR, quảng cáo;
- Có khả năng giao tiếp tốt;
- Có kỹ năng thuyết trình, đàm phán tạo sự tin tưởng trước đám đông;
- Tư duy nhanh, có óc sáng tạo;
- Khả năng phân tích, tổng hợp tốt;
- Tự lập kế họach, mục tiêu;
- Biết sáng tạo tác phẩm truyền thông;
- Có chí tiến thủ trong cuộc sống và công việc;
- Luôn tìm kiếm, học hỏi kiến thức, phương pháp mới;
- Mong muốn mức thu nhập cao.
Ngành Quan hệ công chúng là một trong những ngành đang được nhiều bạn trẻ quan tâm và theo học. Bởi ngành này không chỉ năng động, có nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp mà còn có mức lương vô cùng hấp dẫn.
Thông tin cần biết- Cao Đẳng Y Dược Sài Gòn giảm 100% Học phí 2024
- Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch miễn 100% học phí 2024
- Công cụ tính điểm thi Tốt nghiệp 2024
- Hướng dẫn thủ tục thi lại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 cho thí sinh tự do
- 10 lưu ý cho học sinh lớp 12 ôn thi THPT quốc gia 2024
- Danh sách các trường đã thông báo phương án tuyển sinh 2024
- Danh sách những trường Đại học lấy điểm chuẩn khối B dưới 20 điểm 2024
- Kinh nghiệm ôn thi và làm bài Đánh giá năng lực 2024
- Bộ GD&ĐT công bố cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
- Danh sách các trường ĐH tuyển sinh bằng IELTS kèm điều kiện xét tuyển 2024
- Đối tượng, điểm ưu tiên tuyển sinh ĐH
- Điểm chuẩn Đại Học Học Viện miền Bắc
- Điểm chuẩn Đại Học Học Viện miền Trung
- Điểm chuẩn Đại Học Học Viện miền Nam
Tin tức liên quan
Ngành Thiết kế vi mạch 12:01 15/01/2024 Thiết kế vi mạch cũng được xếp vào những nhóm ngành siêu Hot nhất tính đến thời điểm hiện... Ngành Công nghệ Marketing 10:52 13/01/2024 Marketing luôn luôn là ngành HOT và thu hút được rất nhiều bạn trẻ có ước mơ theo... Ngành Công nghệ đổi mới và sáng tạo 11:57 16/01/2024 Công nghệ đổi mới và sáng tạo là một trong số những ngành học mới và hiện được nhiều thí sinh... Ngành Kinh tế số 10:39 12/01/2024 Ngành Kinh tế số nằm trong số các xu hướng quan trọng của thế giới hiện đại, đang dần thay đổi về... Ngành Kinh tế thể thao 16:51 12/01/2024 Kinh tế thể thao cũng là ngành học mới ở Việt Nam và hiện vẫn chưa có nhiều trường Đại học đào... Ngành Truyền thông đại chúng 14:45 25/12/2018 Truyền thông đại chúng là ngành mới xuất hiện ở nước ta nhưng đã phát triển với tốc độ cực... Ngành Luật quốc tế 11:15 24/12/2018 Luật quốc tế là một ngành học hấp dẫn, thú vị dành cho các bạn trẻ năng động, tự tin và có khả...Chuyên trang thông tin Tuyển Sinh Số cung cấp thông tin tuyển sinh từ Bộ GD & ĐT và các trường ĐH - CĐ trên cả nước.
Nội dung thông tin tuyển sinh của các trường được chúng tôi tập hợp từ các nguồn:- Thông tin từ các website, tài liệu của Bộ GD&ĐT và Tổng Cục Giáo Dục Nghề Nghiệp;- Thông tin từ website của các trường;- Thông tin do các trường cung cấp.
Giấy phép số 698/GP - TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 25/02/2019.
Hợp tác truyền thông- 0889964368
- [email protected]
Tuyển Sinh Số - Thông tin tuyển sinh 2019Giới thiệu | Bản quyền thông tin | Chính sách bảo mật
Từ khóa » Môn Học Quan Hệ Công Chúng Là Gì
-
Ngành Quan Hệ Công Chúng Là Gì? Học Những Gì? - Hutech
-
Ngành Quan Hệ Công Chúng - Ngành Học "hot" Lương Cao, Nên Học ...
-
Ngành Quan Hệ Công Chúng Là Gì? Học Những Gì? - UEF
-
Nhập Môn Quan Hệ Công Chúng | Khoa Giáo Dục
-
Học Quan Hệ Công Chúng Có Gì Thú Vị?
-
Những điều Cần Biết Về Ngành Quan Hệ Công Chúng - VHU
-
[PDF] CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUẨN NGÀNH QUAN HỆ CÔNG ...
-
Ngành Quan Hệ Công Chúng: Học Gì? Làm Gì Tại Việt Nam? - JobsGO
-
Ngành Quan Hệ Công Chúng - - Trường Đại Học Văn Lang
-
Ngành Quan Hệ Công Chúng - PR - Trường Đại Học Quốc Tế Hồng ...
-
Ngành Quan Hệ Công Chúng Ra Trường Làm Gì - HIU
-
Ngành Quan Hệ Công Chúng - Public Relations Là Gì? - Baoxinviec
-
Quan Hệ Công Chúng Là Gì? Và Những điều Thú Vị Về Ngành Học Này
-
Quan Hệ Công Chúng – Wikipedia Tiếng Việt