Quan Hệ Giữa Các Loài Trong Quần Xã Sinh Vật
Có thể bạn quan tâm
I. CÁC MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC LOÀI TRONG QUẦN XÃ
Quần xã gồm tập hợp nhiều quần thể khác loài vì vậy trong quần xã ngoài các mối quan hệ giữa các sinh vật cùng loài (mối quan hệ trong quần xã) còn tồn tại các mối quan hệ khác loài.
1. Quan hệ giữa các loài trong quần xã có 2 nhóm lớn
- Quan hệ hỗ trợ: cộng sinh, hội sinh, hợp tác. Quan hệ hỗ trợ đem lại lợi ích hoặc ít nhất không có hại cho các loài trong quần xã.
- Quan hệ đối kháng: cạnh tranh, con mồi - vật ăn thịt, vật chủ - kí sinh, ức chế - cảm nhiễm. Quan hệ đối kháng có 1 loài có lợi còn bên kia là các loài bị hại.
2. Đặc điểm và ví dụ từng mối quan hệ giữa 2 loài trong quần xã
II. HIỆN TƯỢNG KHỐNG CHẾ SINH HỌC VÀ ỨNG DỤNG
- Khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức nhất định, không tăng cao quá hoặc giảm thấp quá do tác động của các mối quan hệ hoặc hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã.
- Trong nông nghiệp, ứng dụng khống chế sinh học là sử dụng thiên địch để phòng trừ các sinh vật gây hại hay dịch bệnh thay cho việc sử dụng thuốc trừ sâu. Ví dụ sử dụng ong kí sinh diệt loài bọ dừa...
III. CẠNH TRANH LÀ MỘT TRONG NHỮNG ĐỘNG LỰC CHỦ YẾU CỦA QUÁ TRÌNH TIẾN HÓA
- Để chiến thắng hoặc tránh khỏi thua cuộc, trong cạnh tranh, các loài phải có những biến đổi về hình thái, các đặc tính sinh lí, sinh thái thích hợp. Ví dụ 3 loài sẻ ăn hạt cùng sống trên một hòn đảo có cấu tạo kích thước mỏ khác nhau để ăn các loại hạt kích thước phù hợp, tránh sự cạnh tranh nhau. Vật ăn thịt tấn công và tiêu thụ con mồi, song chúng thường bắt được con mồi yếu, mang bệnh. Đồng thời vật ăn thịt cũng phải có những biến đổi về hình thái, các đặc tính sinh lí, sinh thái, thích hợp để bắt được mồi.
- Cạnh tranh xảy ra thường xuyên trong lịch sử tiến hóa của các loài, do đó chỉ những loài có ưu thế về những đặc điểm hình thái, sinh lí mới có thể tồn tại và phát triển hưng thịnh được.
Nuôi cá trong ao để có năng suất cao
Muốn nuôi được nhiều loài cá trong một ao và để có năng suất cao thì chúng ta cần chọn nuôi các loài cá phù hợp. Nuôi cá sống ở các tầng nước khác nhau: ăn nổi, ăn đáy, ... và nuôi nhiều loài ăn các thức ăn khác nhau nhằm tận dụng được nguồn thức ăn trong thiên nhiên và không gian vùng nước, do đó đạt năng suất cao.
- Mỗi loài có một ổ sinh thái riêng nên giữa các loài cá giảm mức độ cạnh tranh với nhau gay gắt: cá trắm cỏ ăn thực vật và phân bố chủ yếu ở tầng nước mặt, cá mè trắng chủ yếu ăn thực vật nổi, cá mè hoa ăn thực vật nổi là chính, cá trắm đen ăn thân mềm và phân bố chủ yếu ở đáy ao, cá trôi ăn tạp và chủ yếu ăn chất hữu cơ vụn nát ở đáy ao, cá chép ăn tạp.
Bài viết gợi ý:
1. Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã
2. Sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể
3. Biến động số lượng cá thể của quần thể và nguyên nhân gây biến động
4. Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật ( TT)
5. Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật
6. Quần thể sinh vật và quan hệ giữa các cá thể trong quần thể
7. Sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống
Từ khóa » Các Mối Quan Hệ Giữa Các Loài Sinh Vật
-
Mối Quan Hệ Giữa Các Quần Thể Sinh Vật? - Tin Môi Trường
-
Các Mối Quan Hệ Giữa Các Loài Trong Quần Xã - Baitap123
-
Mối Quan Hệ Giữa Các Loài Trong Quần Xã
-
PHÂN BIỆT MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC LOÀI SV - Tài Liệu Text - 123doc
-
Các Mối Quan Hệ Giữa Các Loài Trong Quần Xã
-
Bài 56: Các Mối Quan Hệ Giữa Các Loài Trong Quần Xã (Nâng Cao)
-
Mối Quan Hệ Giữa Các Loài Trong Quần Xã Sinh Vật | Chinh Phục Kỳ Thi ...
-
Trình Bày Mối Quan Hệ Giữa Các Sinh Vật - Sinh Học Lớp 9 - Lazi
-
Nêu Các Mối Quan Hệ Giữa Các Sinh Vật Trong Quần Thể - Tay Thu
-
Hãy Nêu Mối Quan Hệ Giữa Các Sinh Vật Khác Loài ? Cho Ví Dụ ? Đặc ...
-
Tương Tác Sinh Học – Wikipedia Tiếng Việt
-
Giữa Các Quần Thể Sinh Vật Có Bao Nhiêu Mối Quan Hệ? - VLOS
-
Cho Các Mối Quan Hệ Giữa Các Loài Sinh Vật Sau: - Hoc247
-
Nêu Mối Quan Hệ Giữa Các Loài Sinh Vật - Hoc24