Quan Hệ Giữa Các Phán đoán – Hình Vuông Lôgíc - VOER
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Tra cứu tài liệu
- Đóng góp
- Giới thiệu
-
- Đăng ký
- Đăng nhập
Đăng nhập
- Ghi nhớ
- Quên mật khẩu?
Giữa các phán đoán A, E, I, O có cùng chủ từ và vị từ có thể thiết lập những quan hệ sau :
Quan hệ đối chọi trên (A và E).
Hai phán đoán A và E không thể đồng thời đúng, nhưng có thể đồng thời sai.
Ví dụ : - Tất cả các dòng sông đều chảy (A) : đúng.
- Tất cả các dòng sông đều không chảy (E) : sai.
Hai phán đoán trên không đồng thời đúng.
- Mọi sinh viên đều giỏi tiếng Nga (A) : sai.
- Mọi sinh viên đều không giỏi tiếng Nga (E) : sai.
Hai phán đoán trên đồng thời sai.
Do đó : - Nếu A đúng thì E sai và ngược lại nếu E đúng thì A sai.
- Nếu A sai thì E không xác định (có thể đúng hoặc sai) và ngược lại nếu E sai thì A không xác định (có thể đúng hoặc sai).
Quan hệ đối chọi dưới (I và O).
Hai phán đoán I và O không thể đồng thời sai nhưng có thể đồng thời đúng.
Ví dụ : - Một số nhà bác học được nhận giải thưởng Nobel (I) : đúng.
- Một số nhà bác học không được nhận giải thưởng Nobel (O) : đúng.
Hai phán đoán trên đồng thời đúng. Nhưng :
- Một số kim loại không dẫn diện (O) : sai.
- Một số kim loại dẫn điện (I) : đúng.
Hai phán đoán trên không đồng thời sai.
Do đó : - Nếu I sai thì O đúng và ngược lại nếu O sai thì I đúng.
- Nếu I đúng thì O không xác định (có thể đúng hoặc sai) và ngược lại nếu O đúng thì I không xác định (có thể đúng hoặc sai).
Quan hệ mâu thuẫn (A và O, E và I).
Hai phán đoán có quan hệ mâu thuẫn (A và O, E và I) nếu phán đoán này đúng thì phán đoán kia sai và ngược lại.
Ví dụ : - Mọi người đều có óc (A) : đúng.
- Một số người không có óc (O) : sai
- Một số người thích cải lương (I) : đúng.
- Mọi người đều không thích cải lương (E) : sai.
Quan hệ thứ bậc (A và I, E và O).
- Hai phán đoán có quan hệ thứ bậc (A và I, E và O) nếu phán đoán toàn thể (khẳng định hoặc phủ định) đúng thì phán đoán bộ phận (khẳng định hoặc phủ định tương ứng) cũng đúng :
A đúng → I đúng, E đúng → O đúng.
Ví dụ : - Mọi người đều lên án bọn tham những (A) : đúng.
- Nhiều người lên án bọn tham những (I) : đúng.
- Không một ai tránh được cái chết (E) : đúng.
- Một số người không tránh được cái chết (O) : đúng.
- Nếu phán đoán bộ phận (khẳng định hoặc phủ định) sai thì phán đoán toàn thể (khẳng định hoặc phủ định tương tứng) cũng sai.
I sai → A sai, O sai → E sai.
Ví dụ : - Nhiều con mèo đẻ ra trứng (I) : sai.
- Mọi con mèo đều đẻ ra trứng (A) : sai.
- Một số người sống không cần thở (O) : sai.
- Mọi người sống đều không cần thở (E) : sai.
Tóm lại, nhìn vào hình vuông lôgíc ta có thể thấy :
- Nếu A đúng → O sai, O sai → E sai, E sai → I đúng.
Do đó : A (đ) → O (s), E (s) → I (đ).
- Nếu A sai → O đúng, O đúng → E không xác định, E không xác định → I không xác định. Do đó : A (s) → O (đ), E và I không xác định.
- Tài liệu PDF
- Tài liệu EPUB
- Nguyễn Thúy Vân
- 0 GIÁO TRÌNH | 33 TÀI LIỆU
- Định nghĩa
- Mở rộng và thu hẹp khái niệm
- Các loại khái niệm
- Phép kéo theo và phep tương đương
- Ngụy biện
- Quan hệ giữa các khái niệm
- Luật bài trung
- Một số kiểu suy luận sai lầm
- Phép phủ định Phép hội Phép tuyển
- Luật mâu thuẫn
VOER message
×VOER message
Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (VOER) được tài trợ bởi Vietnam Foundation và vận hành trên nền tảng Hanoi Spring. Các tài liệu đều tuân thủ giấy phép Creative Commons Attribution 3.0 trừ khi ghi chú rõ ngoại lệ.
Từ khóa » Suy Luận Dựa Trên Hình Vuông Logic
-
XII- QUAN HỆ GIỮA CÁC PHÁN ĐOÁN. HÌNH VUÔNG LÔGÍC.
-
Ôn Tập Logic Học Đại Cương - Ôn T P Logic H C Đ I C Ngậ ọ ạ ươ ...
-
Dựa Theo Quan Hệ Gì Của Hình Vuông Logic Ta Có Sơ đồ Suy Luận
-
[PDF] LOGIC HOC - Khoa Luật
-
Hình Vuông Logic [Giảng Viên Ths. Nguyễn Trung Hiểu] - YouTube
-
Dựa Theo Quan Hệ Gì Của Hình Vuông Logic Ta Có Sơ đồ Suy Luận
-
Dựa Theo Quan Hệ Gì Của Hình Vuông Logic Ta Có Sơ đồ Suy Luận - 7scv
-
Dựa Theo Quan Hệ Gì Của Hình Vuông Logic Ta Có Sơ đồ Suy Luận: O → I
-
Bài 2: Suy Luận Diễn Dịch - Hoc247
-
Tài Liệu Bài Tập Logic Học - Xemtailieu
-
Dựa Theo Quan Hệ Gì Của Hình Vuông Logic Ta Có Sơ đồ Suy Luận
-
Logic Chuong3 - SlideShare
-
Dựa Theo Quan Hệ Gì Của Hình Vuông Logic Ta Có Sơ đồ Suy Luận: A ↔ O
-
Dựa Theo Quan Hệ Gì Của Hình Vuông Logic Ta Có Sơ đồ Suy Luận: O → I