QUAN HỆ NGUYÊN NHÂN TRONG CÂU GHÉP TIẾNG VIỆT
Có thể bạn quan tâm
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Như vậy, “câu ghép nguyên nhân là câu ghép chính phụ mà ở đầu mệnh đề phụ có chứa quan hệ từ diễn đạt quan hệ nguyên nhân như vì, do, tại, bởi, nhờ,… mệnh đề này cũng được gọi là mệnh đề nguyên nhân. Trong câu ghép nguyên nhân, ở mệnh đề chính có thể xuất hiện (không bắt buộc) các từ (cho) nên, mà diễn đạt hệ quả, khi mệnh đề chính đứng sau, mệnh đề chính được gọi là mệnh đề hệ quả”. [1, tr221] 3. Các kiểu quan hệ nguyên nhân trong câu ghép tiếng ViệtXuất phát từ ngữ liệu đã được khảo sát, chúng tôi cho rằng việc xác định quan hệ nguyên nhân giữa các mệnh đề trong câu ghép tiếng Việt có thể căn cứ trên các phương diện chủ yếu sau đây:
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Tin tức - Sự kiện
- TUYỂN SINH
- Đào tạo Quy định đánh giá người học
- NCKH
- Sinh viên
- BÀI BÁO KHOA HỌC
- Liên hệ
- CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
- Trang chủ
- BÀI BÁO KHOA HỌC
- NGÔN NGỮ
TS. Hoàng Thị Thanh Huyền
1. Đặt vấn đề1.1. Nguyên nhân - kết quả là một cặp phạm trù trong phép biện chứng duy vật và là một trong những nội dung của nguyên lí về mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ mối quan hệ giữa một nguyên nhân với một kết quả được suy ra từ chính nguyên nhân đó. Tuy nhiên, quan hệ nguyên nhân - kết quả (quan hệ nguyên nhân) trong triết học không đồng nhất với quan hệ nguyên nhân trong ngôn ngữ. Bởi lẽ, trong triết học quan hệ này chỉ biểu thị mối liên hệ vốn có của chính bản thân sự vật, hiện tượng mà không phụ thuộc vào ý thức của con người; còn quan hệ nguyên nhân trong ngôn ngữ không chỉ biểu đạt quan hệ của bản thân sự vật, tồn tại trong thực tế khách quan mà còn biểu thị quan hệ tồn tại trong ý thức, trong tư duy của con người. 1.2. Nói đến câu ghép là nói đến kiểu cấu tạo phức hợp của nó (gồm hai hoặc hơn hai mệnh đề không bao nhau) và nói về những mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các mệnh đề trong câu, trong đó có quan hệ nguyên nhân. Điều này đã được ngữ pháp truyền thống và cả ngữ pháp chức năng đề cập tới trong những công trình nghiên cứu về cú pháp, tuy nhiên dưới dạng khái quát, có tính chất “mở đường” cho các hướng nghiên cứu về sau.Bài viết này vận dụng kết quả nghiên cứu lí thuyết về câu ghép trên bình diện nghĩa để tìm hiểu một số kiểu quan hệ ngữ nghĩa giữa các mệnh đề trong câu ghép tiếng Việt.2. Khái niệm câu ghép nguyên nhânTrong tiếng Việt, khi phân loại câu ghép, phần đông các nhà Việt ngữ học đều căn cứ trên hai phương diện: - Thứ nhất, trên phương diện ngữ pháp, câu ghép được phân loại dựa trên quan hệ ngữ pháp khái quát và các phương tiện hình thức có chức năng nối kết mệnh đề. - Thứ hai, trên phương diện ngữ nghĩa, câu ghép được phân loại dựa trên các kiểu quan hệ nghĩa tồn tại giữa các mệnh đề trong từng kiểu câu ghép cụ thể. Theo đó, xét trên phương diện ngữ pháp, câu ghép nguyên nhân thuộc kiểu câu ghép chính phụ, vì có các mệnh đề không bình đẳng nhau về quan hệ ngữ pháp, phân biệt được mệnh đề chính và mệnh đề phụ. Thông thường, mệnh đề phụ đứng trước, được dẫn nhập bằng quan hệ từ phụ thuộc và mệnh đề chính đứng sau, có thể có hoặc không có quan hệ từ tương ứng ở đầu. Xét trên phương diện ngữ nghĩa, giữa các mệnh đề có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau theo kiểu: một mệnh đề chỉ nguyên nhân (A) và một mệnh đề chỉ hệ quả (B) nảy sinh từ nguyên nhân đó. Ví dụ:(1) Vì chúng ta có ý thức sâu sắc đối với tiếng nói của dân ta, cho nên từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, chúng ta đã làm những việc rất có ý nghĩa và đem lại những kết quả to lớn. (Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt)Câu ghép trên có hai mệnh đề, quan hệ giữa hai mệnh đề là quan hệ nhân - quả: mệnh đề đi trước là mệnh đề phụ diễn đạt nguyên nhân, có quan hệ từ vì đứng đầu, mệnh đề đi sau là mệnh đề chính, mệnh đề này được dẫn nhập bằng quan hệ từ cho nên diễn đạt ý nghĩa hệ quả được suy ra từ nguyên nhân của mệnh đề đứng trước. Mô hình của kiểu câu ghép này được khái quát như sau:qht [mệnh đề nguyên nhân] → qht [mệnh đề hệ quả] |
- Theo sự hiện diện của các phương tiện liên kết
- Theo trật tự nhân - quả giữa các mệnh đề
- Theo tính chất khách quan - chủ quan
- Theo mức độ phức hợp của kiểu quan hệ
- Diệp Quang Ban (2009), Ngữ pháp Việt Nam, Nxb GDVN.
- Đỗ Hữu Châu (2001), Đại cương ngôn ngữ học, tập 2, Nxb GD.
- Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học, tập 1, Nxb GD.
- Nguyễn Khánh Hà (2009), Câu điều kiện tiếng Việt, nhìn từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận, Nxb KHXH.
- Đỗ Thị Kim Liên (1993), Cấu trúc - ngữ nghĩa và các phương tiện liên kết của câu ghép không liên từ trong tiếng Việt, LATS Ngữ văn, ĐHTH HN.
- Hoàng Trọng Phiến (2008), Ngữ pháp tiếng Việt (Câu), Nxb ĐHQG HN.
- Bùi Minh Toán, Nguyễn Thị Lương (2007), Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt, Nxb ĐHSP.
- Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia (2003), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb KHXH.
- Triết học Mác - Lênin, tập 1 (1995), Nxb GD.
Từ khóa » Câu Ghép Chính Phụ Chỉ Nguyên Nhân Kết Quả
-
Đặt Câu Ghép Với Cặp Quan Hệ Từ Chỉ Nguyên Nhân - Kết Quả - Selfomy
-
Đặt 5 Câu Ghép Có Quan Hệ Nguyên Nhân Kết Quả - Tiếng Việt Lớp 5
-
Đặt Câu Ghép Có Quan Hệ Nguyên Nhân - Kết Quả - Toploigiai
-
Đặt Câu Ghép Với Cặp Quan Hệ Từ Chỉ Nguyên Nhân - Kết Quả - HOC247
-
Câu Ghép Chính Phụ Là Gì? Ví Dụ Câu Ghép Chính Phụ - Luật Hoàng Phi
-
Cách đặt Câu Ghép Chính Phụ - Thả Rông
-
Quan Hệ Nguyên Nhân -- Kết Quả Là Gì Lớp 5 - Hàng Hiệu
-
Câu Ghép Là Gì? Tổng Hợp 5 Loại Câu Ghép Phổ Biến Nhất
-
Câu Ghép Chính Phụ Là Gì? Chi Tiết Về Câu Ghép Chính Phụ
-
Tiếng Việt Lớp 5 Câu Ghép Và 4 Bí Quyết Giúp Bé Chinh Phục Bài Tập ...
-
Câu Ghép Là Gì? Phân Loại Câu Ghép. Cách Nối Câu đơn Thành Câu ...
-
Câu Ghép Là Gì? Từ A đến Z Những Kiến Thức Cơ Bản Bạn Cần Biết Về ...
-
Câu Ghép Là Gì? Phân Biệt, Phân Loại, Cách Nối Các Vế Câu Ghép