Quan Hệ Pháp Luật Hành Chính Là Gì? Đặc điểm, Phân Loại Và Cấu ...

Mục lục bài viết

  • 1 1. Quan hệ pháp luật hành chính là gì?
  • 2 2. Đặc điểm của quan hệ pháp luật hành chính: 
  • 3 3. Phân loại quan hệ pháp luật hành chính:
  • 4 4. Cơ cấu quan hệ pháp luật hành chính:

1. Quan hệ pháp luật hành chính là gì?

Quan hệ pháp luật hành chính là quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý hành chính Nhà nước, được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật hành chính giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật hành chính.

2. Đặc điểm của quan hệ pháp luật hành chính: 

 Quan hệ pháp luật hành chính cũng là quan hệ pháp luật cho nên mang những đặc điểm chung giống các quan hệ pháp luật khác. Tuy nhiên quan hệ pháp luật hành chính có các đặc điểm riêng biệt sau:

– Quan hệ pháp luật hành chính có thể phát sinh theo yêu cầu hợp pháp của chủ thể quản lý hay đối tượng quản lý hành chính Nhà nước. Việc điều chỉnh quản lý đối với các quan hệ hành chính Nhà nước hướng tới mục đích bảo đảm lợi ích của Nhà nước và các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong xã hội. Thẩm quyền quản lý hành chính của Nhà nước chỉ có thể được thức hiện nếu có sự tham gia tích cực từ phía các đối tượng quản lý. Mặt khác, nhiều quyền lợi của đối tượng quản lý chỉ có thể được đảm bảo nếu có sự hỗ trợ tích cực của các chủ thể quản lý bằng những hành vi pháp lý cụ thể.

– Quan hệ pháp luật hành chính phát sinh trong hoạt động chấp hành- điều hành quản lý hành chính Nhà nước.

– Nội dung của quan hệ pháp luật hành chính là các quyền và nghĩa vụ hành chính của các bên tham gia quan hệ đó.

– Chủ thể tham gia quan hệ hành chính rất đa dạng, phong phú nhưng ít nhất một bên chủ tham gia phải được sử dụng quyền lực Nhà nước.

Quan hệ pháp luật hành chính là quan hệ quản lý hành chính Nhà nước được điều chỉnh bởi  quan hệ pháp luật hành chính vì vậy phải có một bên được sử dụng quyền lực Nhà nước, chủ thể này được gọi là chủ thể đặc biệt. Chủ thể còn lại tham gia quan hệ quản lý hành chính Nhà nước với vai trò là đối tưởng quản lý được gọi là chủ thể thường.

Trong quan hệ pháp luật hành chính quyền của bên này tương ứng với nghĩa vụ của bên kia và ngược lại, không giống như các quan hệ khác. Như trong quan hệ dân sự các bên chủ thể vừa mang quyền, vừa mang nghĩa vụ với nhau.

– Quan hệ pháp luật hành chính là quan hệ phục tùng, thể hiện sự bất bình đẳng về ý chí giữa các bên tham gia quan hệ.

– Phần lớn các tranh chấp phát sinh trong quan hệ pháp luật hành chính được giải quyết theo thủ tục hành chính.

– Bên tham gia quan hệ hành chính vi phạm yêu cầu của pháp luật hành chính phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước, cho dù người vi phạm là chủ thể đặc biệt hay chủ thể thường thì khi tham gia quan hệ pháp luật hành chính nếu vi phạm thì đều có nguy cơ chịu trách nhiệm pháp lý trước Nhà nước.

3. Phân loại quan hệ pháp luật hành chính:

Có ba cách phân loại quan hệ pháp luật hành chính

Thứ nhất: Căn cứ vào tính chất mối quan hệ giữa các chủ thể thì quan hệ pháp luật hành chính được chia thành hai nhóm:

– Quan hệ pháp luật hành chính nội bộ: là loại quan hệ pháp luật hành chính phát sinh giữa các chủ thể có quan hệ lệ thuộc về mặt tổ chức, các quan hệ phát sinh trong quá trình các cơ quan nhà nước kiện toàn cơ cấu tổ chức của cơ quan mình

Do yêu cầu về tính thống nhất hiệu quả hoạt động của nhà nước nên các cơ quan, tổ chức và cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước chịu sự chi phối bởi các quan hệ lệ thuộc về tổ chức – quan hệ giữa 1 bên là cơ quan tổ chức hoặc cán bộ, công chức có thẩm quyền quyết định đối với bên kia về việc thành lập giải thể hoặc bầu,  bãi nhiệm, bổ nhiệm cách chức cán bộ, công chức.

Nội dung của quan hệ pháp luật hành chính nội bộ, thường đề cập đến vấn đề như phân cấp quản lý, chỉ đạo điều hành, kiểm tra đối với các cơ quan tổ chức trực thuộc hoặc kiện toàn về tổ chức và bảo đảm kỷ luật về bộ máy nhà nước

Quan hê pháp luật hành chính liên hệ: là loại quan hệ pháp luật hành chính phát sinh giữa các chủ thể không có quan hệ trực thuộc về mặt tổ chức mà trong quan hệ đó ý chí của các bên được biểu hiện theo phương thức thỏa thuận 

Đó là quan hệ giữa cơ quan, tổ chức, cán bộ công chức trong bộ máy nhà nước với tổ chức cá nhân ngoài bộ máy nhà nước.

Có thể là quan hệ ngang cấp giữa các cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước với nhau. Ví dụ: quan hệ giữa Bộ Quốc phòng và Bộ Y tế trong việc kiểm tra khám sức khỏe công dân tham gia nghĩa vụ quân sự.

Các quan hệ hành chính liên hệ cũng có thể chuyển hóa thành quan hệ pháp luật hành chính nội bộ, hay nói cách khác quan hệ pháp luật hành chính liên hệ là tiền đề cho quan hệ pháp luật hành chính nội bộ. Ví dụ: trong các giai đoạn của trình tự ban hành nghị quyết, thông tư liên tịch thì tồn tại quan hệ ngang giữa các cơ quan nhà nước với nhau trong việc ban hành nên nghị quyết, thông tư liên tịch đó. Nhưng khi nghị quyết, thông tư liên tịch đó có hiệu lực sẽ làm phát sinh quan hệ nội bộ (quan hệ dọc) giữa các cơ quan ban hành và các cơ quan, tổ chức, cá nhân, thi hành nghị quyết, thông tư liên tịch đó.

Quan hệ này cũng phát sinh khi chuẩn bị soạn thảo vă bản pháp luật, khi nhà làm luật quy định cơ quan ban hành phải thỏa thuận trước với cơ quan khác.

Thứ hai: Căn cứ vào tính chất quyền và nghĩa vụ của các chủ thể:

 Quan hệ nội dung là loại quan hệ pháp luật hành chính được thiết lập đổ trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ đó. Các quan hệ này do quy phạm nội dung điều chình. Ví dụ: Quan hệ giữa chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh với cá nhân phát sinh khi cá nhân này được chủ tịch uỷ ban nhân dân quyết định bổ nhiệm làm chánh thanh tra tỉnh.

Quan hệ thủ tục là loại quan hộ pháp luật hành chính hình thành trong quá trình các chủ thể thực hiện các thủ tục pháp lí cần thiết giúp cho việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của họ trong các quan hệ nội dung  được nhanh chóng và đúng đắn. Các quan hệ này do quy phạm thủ tục điều chỉnh. Ví dụ: Quan hệ giữa Thủ tướng Chính phủ với bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bò phát sinh khi bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ “kiến nghị với Thủ tướng đình chỉ việc thi hành nghị quyết của hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với các văn bản pháp luật của Nhà nước hoặc của bộ, cơ quan ngang bộ về lĩnh vực do bộ, cơ quan ngang bộ phụ trách

4. Cơ cấu quan hệ pháp luật hành chính:

Cơ cấu quan hệ pháp luật hành chính được cấu thành bởi ba bộ phận: chủ thể, khách thể, nội dung

Thứ nhất, chủ thể quan hệ pháp luật hành chính

Chủ thể quan hệ pháp luật hành chính là các bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính, đó có thể là các cơ quan, cán bộ, viên chức, công chức nhà nước, các doanh nghiệp và tổ chức cơ sở của Nhà nước, tổ chức xã hội, công dân Việt Nam, người nước ngoài và người không có quốc tịch tức là mọi cơ quan nhà nức (chủ yếu là cơ quan hành chính), tổ chức và cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính.

Chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật hanh chính phải có năng lực pháp luật hành chính.

Chủ thể quan hệ pháp luật hành chính bao gồm chủ thể bắt buộc và chủ thể tham gia

Chủ thể bắt buộc là cách gọi loại chủ thể nhất thiết, bắt buộc phải có trong quan hệ pháp luật hành chính. Việc tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính của các chủ thể này đồng thời là quyền và nghĩa vụ. Trong quan hệ thủ tục hành chính thì chủ thể bắt buộc được gọi một cách ước lệ là chủ thể thực hiện thủ tục hành chính.

Chủ thể tham gia trong quan hệ pháp luật hành chính là loại chủ thể chỉ đại diện cho chính mình (công dân khi họ hành động với tư cách cá nhân; ban lãnh đạo doanh nghiệp và các đơn vị cơ sở khác với tư cách đại diện cho pháp nhân).

Thứ hai, khách thể quan hệ pháp luật hành chính

Khách thể quan hệ pháp luật hành chính là cáo mà vì nó quan hệ pháp luật hành chính phát sinh, nói cách khác, đó là lý do, nguyên cớ làm phát sinh quan hệ pháp luật hành chính. Đó là hành vi (hành động hoặc không hành động), cách cư xử của những chủ thể tham gia quan hệ pháp luật hành chính.

Các quy phạm pháp luật hành chính trực tiếp quy định khách thể (các hành vi) có thể xảy ra, các quyền và nghĩa vụ qua lại của các bên tham gia quan hệ gắn liền với các hành vi. Chính trong các hành vi thích hợp mà các quyền và nghĩa vụ đó được thực hiện trực tiếp.

Thứ ba, nội dung quan hệ pháp luật hành chính

nội dung của quan hệ pháp luật hành chính bao gồm quyền và nghĩa vụ mà quy phạm pháp luật hành chính quy định cho chủ thể sẽ có được hoặc phải gánh chịu khi tham gia quan hệ pháp luật hành chính.

Bên chủ thể bắt buộc trong quan hệ pháp luật hành chính có quyền ra mệnh lệnh buộc các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật hành chính phải tuân theo; còn chủ thể khác của quan hệ pháp luật hành chính cũng có quyền nhưng chỉ là những quyền được yêu cầu, kiến nghị, được thông tin, được bảo vệ,… Đặc điểm này khác với nhiều quan hệ pháp luật khác, như quan hệ pháp luật dân sự, lao động, kinh tế.. Đây là đặc trưng của các quyền chủ thể quan hệ pháp luật hành chính.

Đối với chủ thể bắt buộc trong qua hệ pháp luật hành chính thì các quyền đồng thời là các nghĩa vụ pháp lý, bởi các chủ thể đó không thể trốn tránh các nghĩa vụ này khi thực hiện thẩm quyền, tuy nhiên, cũng có một số nghĩa vụ pháp lý khác như nghĩa vụ đáp ứng quyền được thông tin, yêu cầu bảo vệ của bên kia; còn các nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể khác trong quan hệ pháp luật hành chính là những nghĩa vụ độc lập vơi quyền, ví dụ như nghĩa vụ phải thực hiện mệnh lệnh của chủ thể bắt,.. Đây là đặc trưng của các nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể quan hệ pháp luật hành chính.

Từ khóa » đâu Không Phải Là Một đặc Trưng Của Pháp Luật