Quan Hệ Từ Là Gì? Chức Năng Và Phân Loại
Có thể bạn quan tâm
1. Định nghĩa
Quan hệ từ là từ biểu thị quan hệ ngữ pháp giữa cụm từ, trong câu.
Nhận xét: Từ loại này không có liên hệ gì tới sự vật, quá trình, hành động, tính chất, số lượng. Chúng cũng không bổ sung cho từ loại khác một ý nghĩa nào mà chỉ biểu thị quan hệ giữa các sự vật, các quá trình hành động.
Xét về mặt ý nghĩa từ vựng, quan hệ từ cũng giống như phụ từ, nghĩa là chúng đều không có ý nghĩa từ vựng chân thực (không phải thực từ) mà chúng chỉ biểu thị một ý nghĩa ngữ pháp. Nhưng giữa phụ từ và quan hệ từ có sự khác nhau cơ bản. Phụ từ có thể làm thành tố ngữ pháp, còn quan hệ không làm thành tố cú pháp.
Về số lượng quan hệ từ không nhiều nhưng sự xuất hiện nó trong lời nói, trong văn bản thì không ít. Nó có thể dùng riêng, hay dùng thành từng cặp.
2. Các tiểu loại
Căn cứ theo tính chất, quan hệ giữa các thành tố ngữ pháp với nhau, có thể chưa quan hệ từ thành 2 loại:
– Quan hệ từ biểu thị quan hệ đẳng lập (liên hợp)
Là những từ dùng để nối các thành phần ngữ pháp có quan hệ đẳng lập.
Chúng hầu hết đều là từ đơn.
Quan hệ từ chỉ quan hệ tập hợp: Và, với, cùng
Ví dụ: Anh Nhân và tôi đi được quá nửa đường.
Vậy mà ba với con tưởng má mai về.
Quan hệ từ chỉ quan hệ nối tiếp: rồi
Ví dụ: Mãi năm kia, ông già ốm nặng rồi qua đời.
Quan hệ từ chỉ quan hệ đối chiếu: còn
Ví dụ: Trong nhà này người ta quen sống như thế: vợ con chỉ được quyền nghe, còn ông có quyền nói.
Quan hệ từ chỉ quan hệ lựa chọn: hay, hoặc
Quan hệ từ chỉ quan hệ loại trừ: chứ, thà … chứ, thà … còn hơn
Ví dụ: Thà làm quỷ nước nam còn hơn làm vương đất bắc
Quan hệ từ chỉ quan hệ giải thích, thuyết minh: là, rằng ..
Ví dụ: Anh nói ở lại thành phố là nói chưa hết câu.
– Quan hệ từ chính phụ:
Là những từ dùng để nối các thành phần trong câu có quan hệ chính phủ.
Quan hệ từ chính phụ có thể dùng mình hoặc dùng thành cặp.
Quan hệ từ chỉ quan hệ sở hữu: của
Ví dụ: Quần áo của tôi để đấy, tôi tự giặt lấy.
Quan hệ từ chỉ quan hệ mục đích: cho, để, mà, vì.
Ví dụ: Tôi nhờ gửi cho anh một bức thư.
Quan hệ từ quan hệ nguyên nhân: do, vì, tại, bởi
Quan hệ chỉ quan hệ cách thức: bằng, với
Ví dụ: Anh em địa chất đã thay nhau kể bằng một giọng rất vui.
Quan hệ từ chỉ quan hệ không gian: ở, tại.
Ví dụ: Thằng còn ngồi ở mép cái đi văng đặt tại phòng khách.
Quan hệ từ chỉ quan hệ đối tượng (chủ thể hoặc phương tiện): Với, đối với, về cùng, cùng với.
Ví dụ: Tôi đi dạo cùng với An trên biển.
Quan hệ từ chỉ quan hệ thời gian, không gian: đến, tới, từ
Ví dụ: Mây hắt từng chiếc quạt trắng lên từ cái thung lũng.
Quan hệ từ chỉ quan hệ so sánh: như, bằng …
Ví dụ: Anh ngồi như một tảng đá.
Quan hệ từ chỉ quan hệ nhượng bộ: tuy … nhưng
Quan hệ từ chỉ quan hệ nguyên nhân -kết quả: vì.. .. nên, sở dĩ .. là vì.
Quan hệ từ chỉ quan hệ giả thiết – kết quả: nếu … thì; hễ … thì.
5/5 - (1 bình chọn)Bài viết liên quan:- Danh từ là gì? Chức năng và phân loại danh từ
- Lượng từ là gì?
- Phó từ là gì? Chức năng và phân loại phó từ
- Trợ từ là gì? Các loại trợ từ
Từ khóa » Từ Cũng Có Phải Là Quan Hệ Từ Không
-
Quan Hệ Từ Là Gì? Ví Dụ Quan Hệ Từ - Luật Hoàng Phi
-
Quan Hệ Từ Là Gì? Các Loại Quan Hệ Từ? Ví Dụ Minh Họa?
-
Ngữ Văn 7 - Quan Hệ Từ
-
Dấu Hiệu Nhận Biết Quan Hệ Từ Và Cặp Quan Hệ Từ - HOCMAI
-
Quan Hệ Từ Là Gì, Ví Dụ Kiến Thức Lớp 5, 6, 7 - Daful Bright Teachers
-
Quan Hệ Từ Là Gì? Ví Dụ Và Phân Loại Các Loại Quan Hệ Từ - IIE Việt Nam
-
Quan Hệ Từ Là Gì? Ví Dụ Cụ Thể Và Các Dạng Bài Tập Thường Gặp
-
Học Tiếng Việt Lớp 5 Quan Hệ Từ Và Những Kiến Thức Quan Trọng
-
Quan Hệ Từ Là Gì
-
Quan Hệ Từ Là Gì? Khái Niệm Và Chức Năng Của Quan Hệ Từ, Cho Ví Dụ
-
Đặc điểm Của Quan Hệ Từ - .vn
-
Từ ''có'' Có Phải Là Quan Hệ Từ Ko - Hoc24
-
[CHUẨN NHẤT] Quan Hệ Từ Là Gì Lớp 7 - Top Lời Giải
-
Quan Hệ Từ – Phần Tiếng Việt – Tư Liệu Ngữ Văn 7