Quan Hệ Từ Là Gì? Ví Dụ Và Các Dạng Bài Tập Ngữ Văn Lớp 7

Quan hệ từ là gì? Đây là kiến thức cơ bản có trong chương trình của học sinh phổ thông. Dưới đây là những kiến thức tổng hợp dễ hiểu nhất về quan hệ từ là gì tiếng việt lớp 5, cùng các ví dụ về một số quan hệ từ thường gặp trong tiếng Việt để các em học sinh và phụ huynh tiện tham khảo.

Tóm tắt

  • 1 Quan hệ từ là gì?
    • 1.1 Quan hệ từ biểu thị: Nguyên nhân và Kết quả
    • 1.2 Quan hệ từ biểu thị: Giả thiết và Kết quả; Điều kiện và Kết quả
    • 1.3 Quan hệ từ tương phản, đối lập
    • 1.4 Quan hệ từ biểu thị sự tăng lên
  • 2 Phân loại quan hệ từ
  • 3 Ví dụ khác về quan hệ từ
  • 4 Bài luyện tập

Quan hệ từ là gì?

Quan hệ từ là gì?

Khái niệm: quan hệ từ là những từ ngữ dùng để biểu thị mối quan hệ bộ phận trong 1 câu hoặc một đoạn văn. Trong câu, quan hệ từ dù chỉ là một thành phần nhỏ nhưng lại vô cùng quan trọng và cần thiết để làm rõ nghĩa của câu đó hoặc cả đoạn văn. Chúng có chức năng liên kết các từ, cụm từ hay rộng hơn nữa là liên kết các câu lại với nhau.

Trong văn nói và văn viết thông thường sẽ có một số trường hợp bắt buộc phải dùng đến quan hệ từ bởi nếu không dùng quan hệ từ thì nghĩa của câu sẽ bị thay đổi.

Tuy nhiên trong một vài trường hợp có thể dùng hoặc không dùng quan hệ từ đều được bởi những câu đó đã rõ nghĩa rồi.

Tình thái từ là gì?

Dưới đây là một số cặp quan hệ từ được sử dụng phổ biến nhất trong Tiếng Việt mà các em học sinh cần nắm vững:

Quan hệ từ có ý nghĩa gì?

Quan hệ từ biểu thị: Nguyên nhân và Kết quả

Các cặp quan hệ từ thể hiện Nguyên nhân và Kết quả bao gồm:

– Vì … nên …

– Nhờ … mà …

– Do … nên …

Ví dụ: Vì cuối tháng này tôi phải thi học kỳ rồi nên tôi cần học hành thật là chăm chỉ.

Quan hệ từ biểu thị: Giả thiết và Kết quả; Điều kiện và Kết quả

Các cặp quan hệ từ biểu hiện Giả thiết và Kết quả, Điều kiện và Kết quả bao gồm:

– Nếu … thì …

– Giá mà … thì …

– Hễ … thì …

Ví dụ: Nếu năm nay tôi đạt học sinh giỏi cấp thành phố thì bố mẹ sẽ thưởng cho tôi một chuyến đi chơi ở Trung Quốc.

Quan hệ từ tương phản, đối lập

Các cặp quan hệ từ tương phản đối lập bao gồm:

– Mặc dù … nhưng …

– Tuy … nhưng …

Ví dụ: Tuy ai ở đây cũng có thắc mắc nhưng chẳng ai dám hỏi.

Quan hệ từ biểu thị sự tăng lên

Các cặp quan hệ từ thể hiện sự tăng lên bao gồm:

– Không chỉ … mà còn …

– Không những … mà còn …

Ví dụ: Minh không những học rất giỏi mà còn chơi đàn rất hay.

Phân loại quan hệ từ

Thông thường chúng ta có thể chia các quan hệ từ làm 2 loại như sau:

– Quan hệ từ phục vụ cho mối quan hệ đẳng lập có một số từ nối đặc trưng như: và, với, mà, rồi, nhưng, hay, hoặc …

– Quan hệ từ phục vụ cho mối quan hệ chính phụ có một số từ nối đặc trưng như: với, vì, bởi, của, rằng, tại, do, nên, để …

Từ Hán Việt là gì?

Ví dụ khác về quan hệ từ

Quan hệ từ là những từ nào?

– Chiếc xe máy đó là của con trai tôi.

=> Quan hệ từ biểu thị sự sở hữu.

– Vì chiếc xe hỏng nên tôi đã không thể đi chơi.

=> Ở đây là mối quan hệ nguyên nhân và kết quả.

– Nếu trời nắng lên thì tôi sẽ đi đá bóng vào buổi chiều.

=> Mối quan hệ điều kiện và kết quả.

– Cô gái ấy xinh đẹp như tiên nữ giáng trần.

=> Biểu thị mối quan hệ so sánh giữa cô gái và tiên.

Từ ghép là gì?

Bài luyện tập

Sau đây là một số bài tập ứng dụng lý thuyết vừa rồi trong sách giáo khoa. Các em hãy thử sức mình để củng cố bài học nhé.

Bài 1: Em hãy tìm các quan hệ từ trong đoạn đầu của bài “Cổng trường mở ra”.

Sau khi đọc xong phần văn bản này trong sách giáo khoa thì ta thấy có một số các quan hệ từ sau đây: vào, như, mà, và, cho, của, với, nhưng, của, trong, như, trên.

Bài 2: Điền từ cần thiết vào chỗ trống.

Theo thứ tự thì các từ cần điền vào chỗ trống sẽ như sau: “với”, “với”, “cùng” “với”, “nếu”, “thì”, “và”.

Điền theo đúng thứ tự trong đoạn văn các em sẽ có kết quả chính xác.

Bài 3: Chọn câu đúng:

– Nó thường rất thân ái với bạn bè.

– Tôi đã tặng quyển sách này cho anh Nam.

– Bố mẹ rất lo lắng về con.

– Mẹ thương yêu nhưng sẽ không nuông chiều con.

– Tôi đã tặng anh Nam quyển sách này

Các câu còn lại là câu sai.

Bài 4: Phân tích các câu bên dưới để hiểu hơn về trường hợp nào bắt buộc dùng quan hệ từ và trường hợp nào không cần thiết dùng quan hệ từ trong câu.

– Điện thoại iPhone mà anh ấy vừa mới mua.

=> Nếu bỏ quan hệ từ thì nghĩa vẫn không thay đổi vậy nên trong câu này không bắt buộc phải dùng quan hệ từ.

– Em gái tôi rất giỏi về Văn.

=> Nếu bỏ quan hệ từ thì nghĩa vẫn không thay đổi vậy nên trong câu này không bắt buộc phải dùng quan hệ từ.

– Chiếc xe máy đó của bố tôi.

=> Câu này bắt buộc phải dùng quan hệ từ bởi nghĩa của câu không có quan hệ từ “của” sẽ không rõ ràng.

Trên đây là những tổng hợp về quan hệ từ soạn bài cho các em học sinh. Hi vọng bài viết này hữu ích với các em. Ngoài ra Palada.vn còn rất nhiều bài học khác về các biện pháp tu từ, từ loại… hãy theo dõi chúng mình để không bỏ lỡ bài viết nào nhé.

Từ khóa » Các Loại Qht