Quản Lý Chặt Chẽ, Sử Dụng Tiết Kiệm Tài Sản Công Bằng Pháp Luật
Có thể bạn quan tâm
- Thời sự
Trong nhiều năm qua, việc tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, trong đó có quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm, khai thác có hiệu quả tài sản công luôn được Chính phủ xác định là một trong những biện pháp quan trọng nhằm hoàn thành cao nhất các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo các Nghị quyết của Quốc hội.
Chính phủ đã xây dựng, ban hành các văn bản pháp luật, hệ thống văn bản về quản lý, sử dụng tài sản công; việc rà soát xử lý xe dôi dư, sắp xếp xử lý nhà đất, trụ sở làm việc, nhà công vụ được chú trọng triển khai nhằm quản lý, sử dụng hiệu quả, đúng mục tích, tiết kiệm ngân sách nhà nước...
Ngày 2/11/2021, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021-2025, trong đó nêu rõ quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm tài sản công là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn tới.
Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ tập trung triển khai đồng bộ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 và các văn bản hướng dẫn nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản công và khai thác hợp lý nguồn lực từ tài sản công theo Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 10/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ.
Tổ chức rà soát, sắp xếp lại tài sản công, đặc biệt là đối với các cơ sở nhà, đất bảo đảm sử dụng đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức theo chế độ quy định và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, hướng đến mục tiêu năm 2025 hoàn thành việc sắp xếp lại, xứ lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước trên phạm vi cả nước. Kiên quyết thu hồi các tài sản sử dụng sai đối tượng, sai mục đích, vượt tiêu chuẩn, định mức; tổ chức xử lý tài sản đúng pháp luật, công khai, minh bạch, không để lãng phí, thất thoát tài sản công. Thực hiện nghiêm quy định pháp luật về đấu giá khi bán, chuyển nhượng tài sản công; xử lý nghiêm các sai phạm.
Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế quản lý, sử dụng và khai thác đối với các loại tài sản kết cấu hạ tầng theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các quy định pháp luật chuyên ngành có liên quan, làm cơ sở để tổ chức khai thác có hiệu quả nguồn lực tài chính từ các loại tài sản này. Việc thực hiện quản lý, bảo trì, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng bảo đảm công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật về đấu thầu, đấu giá.
Thực hiện mua sắm tài sản theo đúng tiêu chuẩn, định mức và chế độ quy định đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, công khai, minh bạch; triển khai đồng bộ, có hiệu quả phương thức mua sắm tập trung, mua sắm qua mạng đấu thầu quốc gia. Hạn chế mua xe ô tô công và trang thiết bị đắt tiền...
Bên cạnh đó, có cơ chế quản lý chặt chẽ, hiệu quả việc sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết. Chỉ sử dụng tài sản công vào mục đích cho thuê, kinh doanh, liên doanh, liên kết trong các trường hợp được pháp luật quy định, có Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phải đảm bảo theo các yêu cầu quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và văn bản hướng dẫn nhằm phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản; kiên quyết chấm dứt, thu hồi tài sản công sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết không đúng quy định.
Tăng cường quản lý tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước, đẩy mạnh việc thương mại hóa kết quả nghiên cứu để tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Thực hiện xử lý kịp thời tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước sau khi dự án kết thúc theo đúng quy định của pháp luật, tránh làm thất thoát, lãng phí tài sản.
Nhằm thực hiện tốt mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng tài sản công, Chính phủ yêu cầu các bộ, ban, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
Thứ nhất, tiếp tục thực hiện hiện đại hóa công tác quản lý tài sản công và nâng cấp Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công để từng bước cập nhật, quản lý thông tin của các tài sản công được quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. Có giải pháp kỹ thuật cho phép liên thông cơ sở dữ liệu quản lý tài sản do các bộ, ngành, địa phương xây dựng với Cơ sở dữ liệu quốc gia.
Thứ hai, nghiên cứu xây dựng kế hoạch quản lý, sử dụng, khai thác tài sản công ở cấp quốc gia và cấp địa phương; xây dựng, đưa vào vận hành hệ thống giao dịch điện tử về tài sản công đảm bảo công khai, minh bạch trong công tác quản lý, xử lý tài sản công.
Thứ ba, nghiên cứu hoàn thiện hệ thống tiêu chí đánh giá công tác quản lý tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị để từng bước triển khai thực hiện việc đánh giá toàn diện công tác quản lý tài sản công của các bộ, ngành, địa phương.
Thứ tư, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị; kiểm điểm trách nhiệm, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật liên quan đối với các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý có hành vi vi phạm.
Từ khóa » Tiêu Chuẩn Công Bằng Trong Quản Lý Nhà Nước
-
Công Bằng Và ý Nghĩa Của Bảo đảm Nguyên Tắc Công Bằng Trong Tố ...
-
[PDF] 245 Chuyên đề 19 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ, TÀI CHÍNH I
-
Nguyên Tắc Thiết Lập Kỷ Luật Tài Chính, Ngân Sách Nhà Nước Của Hiến ...
-
Quan điểm Của Đảng Về Công Bằng Xã Hội Trong Nền Kinh Tế Thị ...
-
Nguyên Tắc Quản Trị Nhà Nước Trong Xây Dựng Nền Hành Chính ...
-
Công Bằng Theo Chiều Ngang - CMARD2
-
Thương Mại Công Bằng Là Gì? Vai Trò Và Các Nguyên Tắc
-
Chính Sách Công Là Gì ? Vai Trò Của Chính Sách Công ?
-
Luật Quản Lý Sử Dụng Tài Sản Công 2017 Số 15/2017/QH14
-
[DOC] Chuyên đề 4: Nền Hành Chính Và Cải Cách Hành Chính Nhà Nước
-
Vai Trò Nhà Nước đối Với Dịch Vụ Công Trong điều Kiện Phát Triển Kinh ...
-
Nội Dung Nguyên Tắc Cân đối Trong Hoạt động Ngân Sách Nhà Nước
-
[PDF] ĐÁNH GIÁ TÍNH CÔNG BẰNG