Quản Lý Chất Lượng Toàn Diện - TQM (Total Quality Management)

Quản lý chất lượng toàn diện

  • 1 Quản lý chất lượng toàn diện là gì?
  • 2 Mục tiêu của quản lý chất lượng toàn diện TQM
  • 3 Lợi ích khi áp dụng TQM
  • 4 Hệ thống quản lý chất lượng toàn diện được cấu thành từ 4 yếu tố:
    • 4.1 🔹 Quản lý bằng chính sách và mục tiêu.
    • 4.2 🔹 Hoạt động của nhóm chất lượng.
    • 4.3 🔹 Các nhóm dự án
    • 4.4 🔹 Quản trị hoạt động hàng ngày.
  • 5 Quy trình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng toàn diện
    • 5.1 ▶️ Bước 1: Tiếp cận
    • 5.2 ▶️ Bước 2: Tổ chức và nhân sự.
    • 5.3 ▶️ Bước 3: Xây dựng chương trình quản lý chất lượng toàn diện
    • 5.4 ▶️ Bước 4: Phát động chương trình và kế hoạch thực hiện TQM
    • 5.5 ▶️ Bước 5: Đánh giá chất lượng
    • 5.6 ▶️ Bước 6: Hoạch định chất lượng.
    • 5.7 ▶️ Bước 7: Thiết kế chất lượng
    • 5.8 ▶️ Bước 8: Tái cấu trúc hệ thống
    • 5.9 ▶️ Bước 9: Xây dựng hệ thống chất lượng
    • 5.10 ▶️ Bước 10: Phát triển hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TQM
    • 5.11 ▶️ Bước 11: Duy trì và cải tiến
  • 6 PHÒNG HUẤN LUYỆN VÀ CHỨNG NHẬN AN TOÀN – CÔNG TY CRS VINA 

Quản lý chất lượng toàn diện (TQM – Total Qualityl Managenment) là phương pháp quản lý của một tổ chức, doanh nghiệp, định hướng vào chất lượng, dựa trên dự tham gia của mọi thành viên nhằm đem lại sự thành công dài hạn thông qua sự hài lòng của khách hàng. Vậy Hệ thống quản lý chất lượng toàn diện là gì? Quy trình áp dụng như thế nào?

quan ly chat luong toan dien
Quản lý chất lượng toàn diện

Quản lý chất lượng toàn diện là gì?

Quản lý chất lượng toàn diện (TQM – Total Qualityl Management) là phương pháp quản lý của một tổ chức, doanh nghiệp, định hướng vào chất lượng, dựa trên dự tham gia của mọi thành viên nhằm đem lại sự thành công dài hạn thông quan sự hài lòng của khách hàng.

Áp dụng TQM không những nâng cao chất lương sản phẩm, dịch vụ mà còn cải thiện hiệu quả hoạt động của toàn bộ hệ thống nhờ vào nguyên tắc luôn làm đúng việc ngay lần đầu.  

Mục tiêu của quản lý chất lượng toàn diện TQM

Là cải tiến chất lượng sản phẩm và nâng cao sự thỏa mãn khách hàng ở mức tốt nhất. Điểm nổi bật của TQM so với các phương pháp quản lý chất lượng trước đây là cung cấp một hệ thống quản lý một cách toàn diện cho công tác quản lý và cải tiến mọi khía cạnh có liên qua đến chất lượng. Huy động sự tham gia của mọi bộ phận và mọi cá nhân để đạt được mục tiêu chất lượng đề ra.

Lợi ích khi áp dụng TQM

👉 Thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, nội bộ công ty, xã hội.

👉 Giảm chi phí và lãng phí.

👉 Có được sự cam kết thực hiện từ các thành viên, nhân viên và bộ phận. Xây dựng phong cách làm việc mới có tính khoa học và hệ thống, dễ dàng giám sát.

👉 Hình thành thói quen cải tiến liên tục để đạt được thành công mới.

👉 Đem lại thành công bền vững cho doanh nghiệp.

👉 Nâng cao năng suất lao động, Tăng tính cạnh tranh trên thị trường và uy tín cho doanh nghiệp.

👉 Mở rộng mối quan hệ quốc tế, liên doanh.

👉 Tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý vĩ mô.

Hệ thống quản lý chất lượng toàn diện được cấu thành từ 4 yếu tố:

quan ly chat luong toan dien 1

🔹 Quản lý bằng chính sách và mục tiêu.

Đây là quy trình biến chính sách của lãnh đạo công ty thành các mục tiêu quản lý của mỗi bộ phận và thành hoạt động của toàn thể nhân viên. Những người quản lý bộ phận phải gánh trách nhiệm thực hiện mục tiêu của bộ phận mình.

🔹 Hoạt động của nhóm chất lượng.

Các thành viên của nhòm thuộc cùng một bộ phận. Thông qua nhóm chất lượng những vấn đề liên quan được giải quyết và đề xuất cải tiến được chuyển lên ban lãnh đạo công ty.

🔹 Các nhóm dự án

Các thành viên của nhóm này đến từ các bộ phận khác nhau và có cấp bậc cao hơn thành viên của nhóm chất lượng. Được thành lập để giải quyết một vấn đề cụ thể.

🔹 Quản trị hoạt động hàng ngày.

Đề cập đến các hệ thống và thủ tục thông thường để thực hiện các công việc hàng ngày. Mọi nhân viên trong tổ chức ít nhiều đều có ý thức về chất lượng và liên tục nổ lực để cải tiến hệ thống hoạt động hàng ngày.

Quy trình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng toàn diện

▶️ Bước 1: Tiếp cận

Để xác định tính cần thiết và quyết tâm áp dụng TQM. Cấp lãnh đạo cao nhất, thống nhất giữa các lãnh đạo và cán bộ chủ chốt, thực hiện cam kết về chất lượng của các bộ phận: chính sách, mục tiêu, chiến lược, chính sách, chương trình, kế hoạch hoạt động chung TQM.

▶️ Bước 2: Tổ chức và nhân sự.

Để chuẩn bị công tác tổ chức, doanh nghiệp cần xây dựng một ban triển khai và tổ chuyên trách TQM. Đào tạo nhận thức và kỹ năng xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TQM.

▶️ Bước 3: Xây dựng chương trình quản lý chất lượng toàn diện

Để hoạch định tổng thể chương trình triển khai TQM với nhiều giai đoạn, bước đi thích hợp. Cần có một kế hoạch chi tiết, yêu cầu về nguồn lực cần thiết và phân công tách nhiệm cụ thể.

▶️ Bước 4: Phát động chương trình và kế hoạch thực hiện TQM

Bước này nhằm tuyên truyền rộng rãi chương tình và kế hoạch TQM trong công ty. Cần hình thành văn hóa chất lượng và động viên, thu hút toàn bộ doanh nghiệp tham gia để thực hiện thành công chương trình.

▶️ Bước 5: Đánh giá chất lượng

Đo lường các chi phí hiện tại của doanh nghiệp. Xác định các vấn đề chất lượng và hiệu quả của các nỗ lực chất lượng, các giai đoạn của chương trình TQM cần xác định chi phi cụt hể. Đánh giá hiệu quả kinh tế của TQM và đề ra kế hoạch hành động.

▶️ Bước 6: Hoạch định chất lượng.

Chi tiết hóa chính sách, mục tiêu, chiến lược chương trình tổng thể của TQM. Kế hoạch hành động cho toàn bộ hệ thống doanh nghiệp phù hợp với chính sách, chiến lược chung. Cần thiết lập các chương trình, kế hoạch có tính toàn diện, bao trùm lên mọi hoạt động doanh nghiệp.

▶️ Bước 7: Thiết kế chất lượng

Thiết kế các quá trình liên quan để đúng ngay từ đầu và đáp ứng toàn diện yêu cầu của khách hàng, bao gồm thiết kế sản phẩm, quán trình sản xuất kinh doanh và quá trình kiểm soát chất lượng.

Diễn giải chính xác yêu cầu của khách hàng thành các yêu cầu, đặc tính chất lượng sản phẩm phù hợp. Gắn chặt quá trình nghiên cứu thị trường/ khách hàng với quá trình thiết kế công cụ triển khai chức năng chất lượng.

Xác định những yêu cầu, quá trình, quy định khác nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ trong thực tế giống với chất lượng thiết kế kỳ vọng.

▶️ Bước 8: Tái cấu trúc hệ thống

Thay đổi cơ cấu tổ chức phù hợp theo mô hình quản lý chất lượng toàn diện TQM. Cần có cơ chế mỏng, quản lý chức năng chéo, tăng hiệu quả ủy quyền và tự chủ.

▶️ Bước 9: Xây dựng hệ thống chất lượng

Từng bước xây dựng, duy trì và hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng. Thực hiện các tiêu chuẩn hóa hệ thống chất lượng tùy vào năng lực của công ty, doanh nghiệp (tính chất, trình độ của bộ phận sản xuất)

▶️ Bước 10: Phát triển hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TQM

Đảm bảo hệ thống chất lượng được thực hiện đúng chiến lược, chính sách, mục tiêu đề ra. Cần thực hiện đồng bộ các biện pháp bởi mọi thành viên để theo dõi, phát hiện, ngăn chặn sai sót, giảm thiểu chi phí và đề xuất biện pháp hoàn thiện chất lượng.

▶️ Bước 11: Duy trì và cải tiến

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo các quan điểm và nguyên tắc TQM. Cần chọn lựa những phương pháp, công cụ năng suất chất lượng thích hợp để hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TQM.

Quý doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo, tư vấn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TQM, vui lòng liên hệ để được hỗ trợ:

PHÒNG HUẤN LUYỆN VÀ CHỨNG NHẬN AN TOÀN – CÔNG TY CRS VINA 

📞 Hotline: 0903.980.538 icon-dong-hungole-blog (556) 0984.886.985

🌐 Website: https://daotaoantoan.org/

🇫 Facebook: https://www.facebook.com/daotaokiemdinhcrsvina

📧 Email: lananhcrsvina@gmail.com

🎋 Địa chỉ: 331/70/92 Phan Huy ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh

🎋 Chi nhánh Bắc Ninh: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh.

🎋 Chi nhánh Hà Nội: Số nhà 24 ngách 25, Ngõ 97, Phố Khương Trung, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội.

5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » Các đặc điểm Của Tqm