Quản Lý Công Nợ Phải Trả – SME2022 - MISA SME

1. Nội dung

Tra cứu nhanh công nợ đối với từng nhà cung cấp hoặc tất cả nhà cung cấp. 

2. Các bước thực hiện

1. Vào phân hệ Mua hàng\tab Công nợ.

2. Nhập ngày và chọn tài khoản muốn kiểm tra công nợ.

3. Nhấn Lấy dữ liệu. => Chương sẽ liệt kê:

  • Toàn bộ các nhà cung cấp có phát sinh công nợ theo tài khoản đã chọn ở trên.
  • Với mỗi Nhà cung cấp: sẽ liệt kê toàn bộ chứng từ công nợ phải trả và chứng từ ghi giảm công nợ tương ứng ở tab Chi tiết.

4. Có thể kiểm tra các thông tin sau:

  • Số còn phải trả theo HĐ (ở tab Công nợ): Là tổng số còn phải trả theo hóa đơn của tất cả các chứng từ bên dưới tab Chi tiết.
  • Số còn phải trả theo HĐ (ở tab chi tiết) = Phải trả theo HĐ – Số đã trả/Giảm trừ HĐ (theo từng dòng chi tiết)
    • Phải trả theo : bằng tổng công nợ phải trả Nhà cung cấp trên các chứng từ/số dư đầu kỳ công nợ phải trả.
    • Số đã trả/Giảm trừ HĐbằng tổng số tiền đã trả/giảm trừ của các chứng từ ghi giảm công nợ trực tiếp cho chứng từ công nợ phải trả như (chứng từ thanh toán, đối trừ, bù trừ công nợ, trả lại, giảm giá chọn trực tiếp chứng từ công nợ phải trả…)
  • Số trả trước/Giảm trừ khác (ở tab Công nợ): bằng Tổng Sổ trả trước/Giảm trừ khác của tất cả các chứng từ bên dưới tab Chi tiết.
  • Số trả trước/Giảm trừ khác (ở tab chi tiết): bằng tổng số tiền chưa đối trừ trên các chứng từ ghi giảm công nợ mà không giảm trực tiếp cho chứng từ công nợ phải trả
  • Số còn phải trả (ở tab Công nợ) = Số còn phải trả theo HĐ – Số trả trước/Giảm trừ khác.

Lưu ý:

  • Từ SME22- R18, chương trình lấy lên tất cả các NCC có Số còn phải trả bằng 0 nhưng Số còn phải trả theo hóa đơn khác 0 (Do chưa đối trừ hóa đơn) để dễ dàng kiểm soát công nợ.
  • Có thể thực hiện lọc thông tin để xem công nợ của một nhà cung cấp.

  • Kế toán có thể lập luôn chứng từ trả nợ cho nhà cung cấp hoặc in Biên bản đối chiếu và xác nhận cộng nợ phải trả bằng cách nhấn chuột phải trên màn hình danh sách.

Từ khóa » Cách Kiểm Tra Công Nợ Phải Thu Trên Misa