Quản Lý Di Tích Lịch Sử Văn Hóa Từ Lương Xâm, Phường Nam Hải, Quận ...
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Luận Văn - Báo Cáo >>
- Thạc sĩ - Cao học
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.93 MB, 157 trang )
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNGPHẠM THỊ THU HÀQUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓATỪ LƯƠNG XÂM, PHƯỜNG NAM HẢI, QUẬN HẢI AN,THÀNH PHỐ HẢI PHÒNGLUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓAKhóa 5 (2016 - 2018)Hà Nội, 2018BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNGPHẠM THỊ THU HÀQUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓATỪ LƯƠNG XÂM, PHƯỜNG NAM HẢI, QUẬN HẢI AN,THÀNH PHỐ HẢI PHÒNGLUẬN VĂN THẠC SĨChuyên ngành: Quản lý Văn hóaMã số: 8319042Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Minh LýHà Nội, 2018LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệutập hợp và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, các kết quảtrích dẫn đều được ghi rõ nguồn gốc cũng như trong phần tài liệutham khảo.Hà Nội, ngày 21 tháng 11 năm 2018Tác giả luận vănĐã kýPhạm Thị Thu HàDANH MỤC CHỮ VIẾT TẮTBQLBan Quản lýBVH,TT&DLBộ Văn hóa, Thể thao và Du lịchCPChính phủDSVHDi sản văn hóaDTLSVHDi tích lịch sử văn hóaHĐNDHội đồng nhân dânLSVHLịch sử văn hóaNxbNhà xuất bảnTWTrung ươngUBNDỦy ban Nhân dânUNESCOTên tiếng Anh: United Nations EducationalScientific and Cultural Organization.Tên tiếng Việt: Tổ chức Giáo dục, Khoa học vàVăn hoá của Liên Hợp Quốc.VHTT&DLVăn hóa, Thể thao và Du lịchVHTTVăn hóa Thông tinVH&TTVăn hóa và Thông tinMỤC LỤCMỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ DI TÍCH VÀ KHÁIQUÁT VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TỪ LƯƠNG XÂM ....................... 91.1. Một số khái niệm cơ bản ................................................................................. 91.1.1. Di sản văn hóa .............................................................................................. 91.1.2. Di tích lịch sử- văn hóa .............................................................................. 111.1.3. Quản lý ....................................................................................................... 121.1.4. Quản lý văn hóa ......................................................................................... 131.1.5. Quản lý nhà nước về di tích lịch sử- văn hóa............................................. 151.2. Nội dung quản lý về di sản văn hóa .............................................................. 151.3. Văn bản pháp lý về quản lý di tích ................................................................ 171.4. Khái quát về di tích lịch sử - văn hóa từ Lương Xâm ................................... 211.4.1. Khái quát về quận Hải An và phường Nam Hải ........................................ 211.4.1.2. Phường Nam Hải ............................................................................................... 231.4.2. Giá trị của di tích lịch sử - văn hóa từ Lương Xâm .............................................. 251.4.3. Vai trò của di tích từ Lương Xâm trong đời sống cộng đồng .................... 30Tiểu kết ........................................................................................................................... 34Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝDI TÍCH LỊCH SỬ- VĂN HÓA TỪ LƯƠNG XÂM .......................................... 362.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ..................................................................... 362.1.1. Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng ........................................................... 362.1.2. Phòng Văn hóa và Thông tin quận Hải An ................................................ 372.1.3. Ban Văn hóa - Thông tin phường Nam Hải ............................................... 392.1.4. Ban quản lý di tích cơ sở ............................................................................ 392.1.5. Vai trò của cộng đồng dân cư đối với di tích lịch sử- văn hóa từLương Xâm .......................................................................................................... 452.2. Các hoạt động quản lý di tích lịch sử - văn hóa từ Lương Xâm ................... 492.2.1. Triển khai, ban hành các văn bản thực hiện ............................................... 492.2.2. Tổ chức tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức của nhân dân ........... 532.2.3. Công tác quy hoạch và tu bổ, tôn tạo di tích .............................................. 562.2.4. Hoạt động nghiên cứu, sưu tầm ................................................................. 602.2.5. Tổ chức lễ hội và dịch vụ tại di tích ........................................................... 632.2.6. Kiểm tra giám sát và bảo vệ di tích ............................................................ 692.2.7. Công tác quản lý tài chính .......................................................................... 732.3. Đánh giá công tác quản lý di tích lịch sử-văn hóa từ Lương Xâm ............... 752.3.1. Những thành tựu......................................................................................... 752.3.2. Những hạn chế ........................................................................................... 78Tiểu kết ................................................................................................................. 80Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝVÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ CỦA DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA TỪ LƯƠNG XÂM ........................................................................... 823.1. So sánh công tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa từ Lương Xâm và di tíchđình Xâm Bồ, phường Nam Hải, quận Hải An, thành phố Hải Phòng ................ 823.2. Những vấn đề đặt ra đối với hoạt động quản lý di tích lịch sử - văn hóa từLương Xâm hiện nay............................................................................................ 883.3. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và phát huy giá trị di tíchlịch sử - văn hóa từ Lương Xâm .......................................................................... 903.3.1. Hoàn thiện cơ chế chính sách, chỉ đạo điều hành ...................................... 903.3.2. Hoàn thiện bộ máy, tăng cường nguồn nhân lực quản lý di tích (trong đócó nâng cao năng lực cho cộng đồng) .................................................................. 933.3.3. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và tu bổ di tích ......................... 973.3.4. Truyền thông giáo dục giá trị của di tích ................................................. 1003.3.5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xử lý các vi phạm về di sản vănhóa theo quy định của luật di sản văn hóa ......................................................... 1023.3.6. Nâng cao công tác tổ chức và quản lý lễ hội từ Lương Xâm ................... 1043.3.7. Quản lý dịch vụ và xã hội hóa di tích ...................................................... 107Tiểu kết ............................................................................................................... 110KẾT LUẬN ........................................................................................................ 111TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 113PHỤ LỤC .................................................................................................. 1191MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tàiVăn hoá có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội, là hệthống các giá trị, chuẩn mực, mục tiêu mà con người hướng tới; nó đượcbảo tồn và lưu truyền qua các thế hệ, là trụ cột phát triển bền vững của mỗiquốc gia, dân tộc và nhân loại. Trong các lĩnh vực của văn hóa, di tích lịchsử- văn hóa là những thành quả lao động sáng tạo của con người được gìngiữ và lưu truyền trong quá khứ, là bằng chứng vật chất sinh động phản ánhtrung thực quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Ditích lịch sử- văn hóa là những tài sản vô giá ẩn chứa những truyền thống tốtđẹp được các thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau các giá trị về lịch sử,văn hóa, khoa học, thẩm mỹ. Những giá trị đó được các thế hệ sau đónnhận, tiếp thu, sáng tạo và lưu truyền mãi mãi.Hải An là quận ven biển của thành phố Hải Phòng được thành lậptháng 12/2002 và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 5/2003. Đây là khuvực trọng điểm phát triển kinh tế biển của thành phố với vị trí chiến lược anninh quốc phòng là đầu mối giao lưu phát triển kinh tế - xã hội giữa HảiPhòng với các địa phương trong vùng kinh tế động lực phía bắc và vùngduyên hải Bắc Bộ. Hải An có nhiều cảnh quan môi trường thiên nhiên đẹp,giàu tiềm năng du lịch sinh thái - văn hóa. Quận có 13 di tích cấp quốc gia,11 di tích cấp thành phố trên tổng số 57 cơ sở tín ngưỡng. Đặc biệt, địa bànquận hội tụ 3 trong số “Tứ linh Từ” linh thiêng của huyện cổ An Dươnggồm từ Lương Xâm - thờ Đức Vương Ngô Quyền, phủ Thượng Đoạn- thờmẫu Liễu Hạnh, đền Phú Xá - thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo. Trong đó, từLương Xâm được suy tôn là “từ Cả” - tức là nơi đứng đầu về thờ NgôQuyền, là căn cứ đại bản doanh của Ngô Quyền khi ông chỉ huy trận BạchĐằng năm 938. Đây là một trong những di tích lịch sử- văn hóa tiêu biểu,2nơi hội tụ những giá trị văn hóa, lịch sử, nghệ thuật tâm linh đặc sắc đãđược Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia theo Quyết định số 235VH/QĐ ngày 12/12/1986 [52].Năm 2008 thành phố và quận đã đầu tư để tu bổ, nâng cấp, tôn tạo ditích, nâng cấp lễ hội từ Lương Xâm có quy mô cấp quận để nâng cao giá trịcủa di tích, xây dựng nơi đây thực sự là một trung tâm sinh hoạt văn hóa, lễhội truyền thống và phục vụ chiến lược phát triển văn hóa - du lịch củathành phố và quận. Di tích lịch sử - văn hóa từ Lương Xâm, phường NamHải, quận Hải An là nơi thu hút đông đảo du khách trong và ngoài thànhphố tham quan bởi chứa nhiều giá trị lịch sử văn hóa, thể hiện lòng tự hàodân tộc của ông cha ta. Bên cạnh những việc đã và đang làm được, công tácquản lý di tích lịch sử - văn hóa từ Lương Xâm còn nhiều mặt hạn chế,chưa được quan tâm đầu tư với giá trị và tiềm năng phát triển. Vì vậy, mộttrong những nhiệm vụ quan trọng là nâng cao chất lượng, hiệu quả củacông tác quản lý di tích, để di tích ngày càng phát huy được giá trị truyềnthống văn hóa của dân tộc, đặc biệt với sự phát nhanh của quá trình đô thịhóa hiện nay.Là cán bộ hiện đang công tác trong ngành văn hóa của quận Hải An,trước những hạn chế trong công tác quản lý di tích từ Lương Xâm, ngườiviết chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý di tích lịch sử - văn hóa từ LươngXâm, phường Nam Hải, quận Hải An, thành phố Hải Phòng” làm luậnvăn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý Văn hóa với mong muốn tìm ra nhữnggiải pháp quản lý hiệu quả di tích lịch sử - văn hóa từ Lương Xâm tronggiai đoạn hiện nay, góp phần vào công tác quản lý di sản của quận Hải Annói riêng và thành phố Hải Phòng nói chung.32. Lịch sử nghiên cứuTrong lĩnh vực văn hóa đã có nhiều công trình nghiên cứu về di tíchlịch sử- văn hóa, mỗi công trình là một nhận diện mới về di tích hàm chứanhiều giá trị nhân văn. Trong quá trình nghiên cứu, khảo sát về di tích, tácgiả tham khảo một số tài liệu về di tích lịch sử- văn hóa liên quan đến đề tài như:Tác giả Dương Văn Sáu (2008), Di tích lịch sử- văn hóa và danhthắng Việt Nam [35]; tác giả Trịnh Thị Hòa (2009), Bảo tồn và phát huygiá trị di tích trong bối cảnh hội nhập và phát triển [24]; tác giả NguyễnQuốc Hùng (2014), Vài suy nghĩ về “yếu tố gốc” cấu thành di tích [26]; tácgiả Nguyễn Viết Cường (2014), Bảo tồn di tích trong bối cảnh hiện nay[18]; tác giả Nguyễn Hữu Thức (2015), Nhận thức về di sản văn hóa ở ViệtNam qua một số văn bản của Đảng và Nhà nước [44].Năm 2016, tác giả Ngô Đình Dũng, học viên lớp Cao học chuyênngành Quản lý văn hóa- Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ươngnghiên cứu đề tài: Quản lý di tích lịch sử Bạch Đằng, tại Thị xã QuảngYên, tỉnh Quảng Ninh [19]. Luận văn tập trung nghiên cứu lý thuyết chungvề quản lý di tích, nghiên cứu thực tiễn thực trạng công tác quản lý di tíchlịch sử Bạch Đằng để từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả công tácquản lý di tích lịch sử Bạch Đằng trong giai đoạn hiện nay.Năm 2017, tác giả Trương Hùng Minh, nghiên cứu luận văn thạc sĩtại Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương nghiên cứu đề tài:Quản lý di tích lịch sử văn hóa đình Giàn, phường Xuân Đỉnh, quận BắcTừ Liêm, Hà Nội [31]. Luận văn đi sâu vào khảo sát phân tích, đánh giánhững kết quả đạt được cũng như hạn chế trong công tác quản lý DTLSVH của di tích lịch sử văn hóa đình Giàn. Từ đó đưa ra giải pháp nâng caohiệu quả công tác quản lý di tích lịch sử văn hóa đình Giàn.4Những tài liệu tham khảo này đề cập đến các hoạt động trong lĩnhvực văn hóa, di tích nói chung và đây cũng là nguồn tư liệu quý giúp tácgiả có cái nhìn tổng quan hơn về công tác quản lý di tích từ đó gợi mở mộtsố ý tưởng và giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý.Cho tới nay, đã có một số bài viết, công trình nghiên cứu về di tíchlịch sử - văn hóa từ Lương Xâm. Tuy nhiên chưa có công trình khoa họcchuyên biệt nào tập trung nghiên cứu sâu về công tác quản lý Nhà nước đốivới di tích từ Lương Xâm ở quận Hải An, cụ thể là:Năm 2012, sinh viên Lê Thị Châm - Trường Đại học Dân lập HảiPhòng nghiên cứu đề tài Di tích thờ anh hùng dân tộc Ngô Vương Quyềntrên địa bàn Hải Phòng - Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch [13].Trong bài khóa luận người viết đề cập đến hiện trạng và tình hình khai thácmột số di tích thờ Ngô Quyền, trong đó có di tích từ Lương Xâm ở quậnHải An. Trong phần nghiên cứu về di tích từ Lương Xâm, tác giả bài viếtđã trình bày lịch sử hình thành, phát triển của khu di tích; nêu được một sốgiá trị tiêu biểu về kiến trúc và các hoạt động diễn ra trong lễ hội từ LươngXâm từ đó đưa ra một số giải pháp cơ bản để gắn với phát triển du lịch tạidi tích từ Lương Xâm nói riêng và các di tích thờ Ngô Vương Quyền trênđịa bàn thành phố Hải Phòng nói chung.Bài viết từ Lương Xâm và việc thờ tự Ngô Quyền của tác giả TrầnQuốc Tuấn đăng trên tạp chí Văn hóa dân gian - số 3 (10) năm 2010 [46].Bài viết đã giới thiệu tổng quan về lịch sử hình thành, một số giá trị tiêubiểu về kiến trúc, nghệ thuật của di tích từ Lương Xâm. Tác giả trình bàyvề tiểu sử và các thần tích liên quan đến Ngô Vương Quyền đồng thời giớithiệu về các hoạt động được tổ chức trong lễ hội tại khu di tích này.Năm 2013, nhân dịp kỷ niệm 10 năm ngày thành lập quận, Ủy bannhân dân quận Hải An chỉ đạo biên soạn và phát hành cuốn sách Di sản5văn hóa quận Hải An - những dấu ấn lịch sử [52]. Cuốn sách để giúp nhândân và du khách đến tham quan hiểu biết những giá trị về lịch sử, văn hóanhân văn và nghệ thuật kiến trúc tại một số di tích trên địa bàn quận. Tàiliệu này được sự thẩm định và hiệu đính của Bảo tàng Hải Phòng, HộiKhoa học Lịch sử Hải Phòng. Trong cuốn sách đã giới thiệu về nguồn gốc,lịch sử ra đời của di tích lịch sử từ Lương Xâm cũng như thân thế, sựnghiệp của Đức Vương Ngô Quyền; nêu khái quát những giá trị lịch sử văn hóa tiêu biểu của khu di tích.Trong số các di tích và lễ hội thờ Ngô Quyền ở phường Nam Hải,quận Hải An, từ Lương Xâm là khu vực thờ chính vì vậy được nhiều tác giảnhắc đến trong các công trình của mình. Có thể kể đến một số sách như: HảiPhòng những chặng đường lịch sử do Thành ủy, HĐND, UBND thành phốHải Phòng chủ biên năm 2010 [41]; Hải Phòng Thành hoàng và lễ phẩm củatác giả Ngô Đăng Lợi biên soạn năm 2010 [28]; Một số di sản văn hóa tiêubiểu của Hải Phòng, tập 1 do tác giả Ngô Đăng Lợi viết năm 2010 [29]; HảiPhòng di tích - danh thắng xếp hạng quốc gia (Sở Văn hóa Thông tin, Bảotàng Hải Phòng biên soạn năm 2005) [38]; Di tích từ Lương Xâm và anhhùng dân tộc Ngô Quyền do Ủy ban nhân dân quận Hải An chủ biên năm2009 [49]. Các cuốn sách này giới thiệu khái quát về khu di tích và lễ hội thờNgô Quyền ở từ Lương Xâm, song chỉ là những nét hết sức khái lược. Nhìnchung, việc quản lý di tích ở từ Lương Xâm vẫn chưa được khảo cứu mộtcách hệ thống và toàn diện. Vì vậy, đây sẽ là mục đích nghiên cứu mà tác giảhướng tới.Ngoài ra, trên một số tạp chí Văn hóa - Du lịch của thành phố HảiPhòng; Cổng thông tin điện tử thành phố; Báo Hải Phòng; Đài Phát thanh Truyền hình Hải Phòng cũng đăng tải một số bài viết, hình ảnh tiêu biểu vềdi tích và lễ hội từ Lương Xâm. Tuy nhiên, đây mới là những bài viết đểtuyên truyền, quảng bá cho các hoạt động tổ chức lễ hội tại khu di tích này6và xúc tiến cho các hoạt động du lịch văn hóa tâm linh - tham quan di tíchlịch sử- văn hóa của thành phố Hải Phòng.Mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu, bài viết về di tích lịch sửtừ Lương Xâm nhưng hầu hết các bài viết mới chỉ tập trung nghiên cứu,giới thiệu những vấn đề liên quan đến lịch sử hình thành, vai trò, giá trị vănhóa, nghệ thuật kiến trúc và công tác tổ chức lễ hội gắn với tiềm năng pháttriển du lịch tại khu di tích. Vấn đề đặt ra là, vẫn còn thiếu những côngtrình nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực quản lý Nhà nước đối với di tíchnày. Điều đó, cần có một công trình mang tính bao quát tiếp cận hệ thốnglý luận lẫn thực tiễn dưới góc độ quản lý Nhà nước về di tích. Vì đây làmột trong những di tích lịch sử- văn hóa tiêu biểu nhất của quận Hải An vàlà một trong những di tích thờ Đức Vương Ngô quyền tiêu biểu của thànhphố Hải Phòng.3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu3.1. Mục đích nghiên cứuPhân tích, đánh giá thực trạng quản lý di tích từ Lương Xâm từ đó đềxuất những giải pháp nâng cao hiệu quả trong quản lý di tích từ LươngXâm nói riêng và hệ thống di tích nói chung trên địa bàn quận Hải An.3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý di sản nói chung và quản lý ditích lịch sử văn hóa nói riêng; các văn bản quản lý Nhà nước về di sản vănhóa, di tích lịch sử- văn hóa của Nhà nước, thành phố và quận.- Tìm hiểu đặc điểm, các giá trị văn hóa tiêu biểu của di tích từLương Xâm.- Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước đốivới di tích lịch sử - văn hóa từ Lương Xâm.7- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tại di tích từLương Xâm.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu4.1. Đối tượng nghiên cứuNghiên cứu các hoạt động quản lý di tích lịch sử - văn hóa từ LươngXâm, phường Nam Hải, quận Hải An, Thành phố Hải Phòng.4.2. Phạm vi nghiên cứu- Phạm vi không gian: Nghiên cứu, khảo sát bảo tồn và phát huy ditích lịch sử - văn hóa từ Lương Xâm (bao gồm các yếu tố văn hóa vật thểvà phi vật thể) và công tác quản lý các hoạt động.- Phạm vi thời gian: Luận văn nghiên cứu hoạt động của di tích từLương Xâm cùng công tác quản lý và phát huy giá trị từ năm 2008 đến nay(vì năm 2008 là năm công tác tu bổ, mở rộng khuôn viên di tích được hoànthành và nâng cấp lễ hội tại di tích).5. Phương pháp nghiên cứuĐể thực hiện luận văn, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiêncứu chính sau đây:- Phương pháp tổng hợp, phân tích tư liệu, tài liệu: Thông qua các tàiliệu, các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước, người viết tập hợp,sắp xếp lại làm rõ những giá trị văn hóa - lịch sử của di tích từ Lương Xâm.- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: Tìm hiểu thực trạng hoạtđộng quản lý tại di tích để đánh giá những ưu điểm, hạn chế, tồn tạitrong quản lý di tích thông qua việc xuống trực tiếp di tích để điều trathực trạng công tác quản lý và chụp ảnh minh họa.- Phương pháp thu thập ý kiến: Trên cơ sở lấy ý kiến của Ban Quảnlý di tích, cán bộ quản lý văn hóa và của người dân bằng hình thức phỏng8vấn trực tiếp để làm rõ hơn về công tác quản lý tại di tích hiện nay; sự thamgia và vai trò của cộng đồng trong bảo vệ di tích.- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Trên cơ sở tài liệu thu thập trongcông tác quản lý di tích đình Xâm Bồ, phường Nam Hải tác giả so sánh,lồng ghép rút ra bài học trong công tác quản lý di tích từ Lương Xâm.6. Những đóng góp của luận văn- Góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý Nhà nướcđối với di tích lịch sử- văn hóa.- Đánh giá những thực trạng quản lý di tích trên địa bàn quận Hải Antrong giai đoạn hiện nay.- Đề xuất những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả quản lýnhà nước, bảo vệ và phát huy giá trị di tích, phục vụ nhiệm vụ xây dựngđời sống văn hóa tinh thần ở quận Hải An.- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo chonhững người thực hiện quản lý nhà nước về di tích trên địa bàn quận HảiAn nói riêng và phạm vi các quận, huyện trên địa bàn thành phố HảiPhòng nói chung.7. Cấu trúc của luận vănNgoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nộidung của luận văn được kết cấu thành 03 chương:Chương 1: Một số vấn đề chung về quản lý di tích và khái quát về ditích lịch sử - văn hóa từ Lương XâmChương 2: Thực trạng công tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa từLương Xâm.Chương 3: Giải pháp nâng cao quản lý và phát huy các giá trị của ditích lịch sử - văn hóa từ Lương Xâm.9Chương 1MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ DI TÍCH VÀ KHÁI QUÁTVỀ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TỪ LƯƠNG XÂM1.1. Một số khái niệm cơ bản1.1.1. Di sản văn hóaĐể tìm hiểu khái niệm di sản văn hóa, trước hết chúng ta phải tìmhiểu thế nào là văn hóa. Hiện nay có rất nhiều định nghĩa và cách hiểu khácnhau về văn hóa, đã có hơn 400 khái niệm, định nghĩa lớn nhỏ về phạm trùlĩnh vực văn hóa. Đây là một khái niệm rộng lớn bao hàm nhiều giá trị,gồm cả vật chất và tinh thần, được sáng tạo trong quá trình lao động sảnxuất của con người.Năm 2002, UNESCO đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau:Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặctrưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hộihay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn họcvà nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thốnggiá trị, truyền thống và đức tin [21, tr.20].Theo Trần Ngọc Thêm: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị(vật chất và tinh thần, tĩnh và động, vật thể và phi vật thể…) do con ngườisáng tạo ra và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tácvới môi trường tự nhiên và xã hội của mình” [43, tr.25].Như vậy, văn hóa là những giá trị do con người sáng tạo ra, làphương thức ứng xử của con người, đồng thời là biểu hiện trình độ tổ chứcquản lý xã hội. Trong đời sống xã hội, con người vừa là chủ thể, vừa là sảnphẩm của văn hóa. Văn hóa là toàn bộ các giá trị vật chất và tinh thần docon người sáng tạo ra nhằm phục vụ cho sự tồn tại và phát triển của loàingười và thúc đẩy sự phát triển xã hội.10Từ những khái niệm trên về văn hóa, chúng ta có thể hiểu di sản vănhóa cũng chính là những sản phẩm vật chất và tinh thần do con người sángtạo ra và tích lũy qua thời gian. Di sản văn hóa mang phạm vi rộng, tínhtổng quát lớn, có nhiều quan điểm, khái niệm, định nghĩa khác nhau về disản văn hóa.Luật Di sản văn hóa (2001) được Quốc hội nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam thông qua số: 28/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm2001 tại điều 1 có quy định: “Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phivật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trịlịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác”[32, tr.30].Khái niệm về di sản văn hóa này được sử dụng chung nhất ở nước tahiện nay, khái niệm này cũng đồng nhất với một số khái niệm về di sản vănhóa được các nước trên thế giới sử dụng trong đó có Công ước 1792 củaUNESCO về việc bảo vệ di sản văn hóa và tự nhiên của thế giới (Đã đượcthông qua tại kỳ họp thứ 17 của Đại hội đồng UNESCO tại Paris ngày16/11/1972).Như vậy, di sản văn hóa tồn tại dưới hai dạng: di sản văn hóa vật thểvà di sản văn hóa phi vật thể. Theo điều 4 chương I, Luật Di sản văn hóađược sửa đổi bổ sung năm 2009 có ghi:Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộngđồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, cógiá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng,không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sangthế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và cáchình thức khác.11Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, vănhóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắngcảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia [32, tr.31].Sự phân biệt di sản văn hóa vật thể và phi vật thể chỉ mang tínhtương đối khi cần nghiên cứu những đặc tính riêng của từng di sản. Trênthực tế, yếu tố vật thể và phi vật thể gắn kết chặt chẽ với nhau, cùng tồn tạiđể làm nên những giá trị của một di sản. Di sản văn hóa vật thể là cái biểuhiện vật chất của di sản văn hóa phi vật thể còn di sản văn hóa phi vật thể làlinh hồn, cốt lõi, biểu hiện của di sản văn hóa vật thể để nó tồn tại với thời gian.1.1.2. Di tích lịch sử- văn hóaTheo Luật Di sản văn hóa do Quốc hội nước CHXH chủ nghĩa ViệtNam ban hành năm 2001 và sửa đổi, bổ sung Luật Di sản văn hóa năm2009 quy định: “Di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểmvà các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trịlịch sử, văn hóa, khoa học” [32, tr.31].Như vậy, di tích là một không gian vật chất được xác định cụ thể vàđược giới hạn trong phạm vi địa giới hành chính bao gồm các công trìnhxây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc phạm vicông trình địa điểm đó được xác định có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa họcghi dấu hoạt động của con người, của một giai đoạn lịch sử nhất định, nóđược phân bố trong phạm vi không gian và thời gian với quy mô và sựphân bố khác nhau không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người.Ngoài ra, di tích còn mang trong đó giá trị tinh thần, giá trị nhân văn thểhiện sự sáng tạo ra nó, bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị của di tích, gópphần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa. Do vậy,di tích là tài sản của mỗi địa phương, dân tộc, đất nước.Theo điều 28 của Luật Di sản văn hóa được sửa đổi, bổ sung năm2009, di tích lịch sử - văn hóa phải có một trong các tiêu chí như sau:12- Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử, văn hóatiêu biểu của quốc gia hoặc của địa phương;- Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệpcủa anh hùng dân tộc, danh nhân, nhân vật lịch sử có ảnh hưởngtích cực đến sự phát triển của quốc gia hoặc của địa phương trongcác thời kỳ lịch sử;- Địa điểm khảo cổ có giá trị tiêu biểu;- Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thểkiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị tiêu biểu cho mộthoặc nhiều giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật [32, tr.42].Theo đầu mối quản lý và giá trị của di tích được chia thành 3 loại:- Di tích quốc gia đặc biệt: là di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu củaquốc gia. Các di tích này được địa phương lập hồ sơ xếp hạng và trên cơ sởđề nghị của Bộ trưởng Bộ VHTT&DL, Thủ tướng Chính phủ quyết địnhxếp hạng di tích quốc gia đặc biệt và quyết định đề nghị tổ chức Giáo dục,Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc xem xét đưa di tích tiêu biểu củaViệt Nam vào danh mục di sản thế giới.- Di tích quốc gia: Là di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia. Các ditích này được địa phương lập hồ sơ, trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch UBNDtỉnh, Bộ trưởng Bộ VHTT&DL ra quyết định xếp hạng di tích quốc gia.- Di tích cấp tỉnh: là di tích của địa phương. Địa phương lập hồ sơtrên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở VHTT&DL, Chủ tịch UBND tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương xếp hạng di tích cấp tỉnh.1.1.3. Quản lýQuản lý là một khái niệm rộng, mang tính bao trùm tất cả đời sốngxã hội của con người. Trên thực tế tồn tại nhiều cách tiếp cận khái niệmquản lý. Thông thường, quản lý đồng nhất với các hoạt động tổ chức chỉ13huy, điều khiển, động viên, kiểm tra, điều chỉnh… theo lý thuyết hệ thống:“Quản lý là sự tác động có hướng đích của chủ thể quản lý đến một hệ thốngnào đó nhằm biến đổi nó từ trạng thái này sang trạng thái khác theo nguyên lýphá vỡ hệ thống cũ tạo lập hệ thống mới và điều khiển hệ thống [21].Trên cơ sở đó, chúng ta có thể hiểu quản lý là sự tác động của chủthể quản lý lên đối tượng quản lý trong quá trình tiến hành các hoạt độngnhằm đạt tới mục tiêu kinh tế - xã hội đã đặt ra.Quản lý là quá trình tổ chức, là sự điều khiển có chiến thuật các hoạtđộng xã hội bằng thể chế pháp luật, chính sách, bộ máy quản lý nhà nước.Quản lý có tính khoa học dựa trên cơ sở vận dụng các quy luật phát triểncủa tự nhiên, xã hội và đối tượng khác. Mặt khác, quản lý còn là một nghệthuật, đòi hỏi nhiều kiến thức khoa học xã hội, khoa học tự nhiên.1.1.4. Quản lý văn hóaQuản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tínhquyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật nhà nước để điều chỉnh hành vihoạt động của con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội do cáccơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm thỏa mãn nhu cầu hợppháp của con người, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội.Trong quản lý nhà nước, quản lý về văn hóa là một dạng quản lý đặcbiệt quan trọng, bởi trong Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII), Đảng ta đãxác định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa làđộng lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội”.Đối tượng của quản lý văn hóa là các hoạt động văn hóa. Quản lýnhà nước về văn hóa thực chất là quản lý hành chính đối với văn hóa. Quảnlý nhà nước về văn hóa là quản lý một dạng hoạt động đặc biệt và mangtính đặc thù. Hoạt động văn hóa là hoạt động sáng tạo, mang tính tư tưởng,có khả năng gây “hiệu ứng” (tốt hoặc xấu) trong xã hội. Chính vì tính đa14năng của hoạt động văn hóa nên quản lý nhà nước về văn hóa mang tínhđặc thù. Tính đặc thù trong lãnh đạo, quản lý không những thể hiện tronglĩnh vực cụ thể của đời sống văn hóa mà nó còn thể hiện ở công tác quản lýnhà nước về văn hóa ở các cấp.Quản lý nhà nước về văn hóa ở nước ta, xét về phương diện thao tácthực hành, thường phân biệt làm hai dạng quản lý khác nhau, đó là quản lýnhà nước và quản lý sự nghiệp đối với các hoạt động văn hóa.Quản lý nhà nước thuộc chức trách của các đơn vị nhà nước (Chínhphủ, Ủy ban nhân dân, Bộ, Sở, Phòng) thông qua hệ thống về pháp luật, thểchế, chính sách, kế hoạch nhà nước... Quản lý sự nghiệp văn hóa là quản lývề phương diện chuyên môn theo từng lĩnh vực hoạt động văn hóa. Phươngdiện này thuộc chức trách của từng hệ thống thiết chế văn hóa chuyênngành, mà đứng đầu là hệ thống các thiết chế văn hóa nhà nước theo hệthống hành chính quốc gia. Qua việc xây dựng các thiết chế văn hóachuyên ngành, nhà nước có nhiệm vụ quản lý toàn bộ sự nghiệp hoạt độngcủa các thiết chế văn hóa thuộc hệ thống quản lý của mình và trên từnglãnh thổ.Tóm lại, quản lý văn hóa là sự quản lý của nhà nước đối với toàn bộhoạt động văn hóa của quốc gia bằng quyền lực của nhà nước thông quahiến pháp, pháp luật và cơ chế chính sách nhằm bảo đảm sự phát triển củanền văn hóa dân tộc. Văn hóa là một mặt trận, xây dựng và phát triển vănhóa là sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sựkiên trì, thận trọng. Đầu tư cho văn hóa là tạo “đòn bẩy” để phát triển kinhtế, xã hội theo cái đúng, cái tốt và cái đẹp. Quản lý văn hóa tốt sẽ góp phầnquan trọng để khắc phục những khiếm khuyết, yếu kém vốn có của sự mấtcân bằng kinh tế - xã hội.151.1.5. Quản lý nhà nước về di tích lịch sử- văn hóaTác giả Dương Văn Sáu đưa ra khái niệm quản lý di sản văn hóatrong Giáo trình Quản lý Di sản văn hóa với phát triển du lịch như sau:Quản lý di sản văn hóa là quá trình theo dõi, định hướng và điềutiết quá trình tồn tại và phát triển của các di sản văn hóa trênmột địa bàn cụ thể nhằm bảo tồn và phát huy tốt nhất giá trị củachúng; đem lại lợi ích to lớn, nhiều mặt, lâu dài cho cộng đồngdân cư chủ nhân của các di sản văn hóa đó [30, tr.56].Như vậy, về bản chất công tác quản lý di sản văn hóa ở Việt Namnhằm hai mục đích cơ bản:- Bảo tồn sự phát triển bền vững của kho tàng di sản văn hóa dân tộctrong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.- Khai thác ngày càng hiệu quả những giá trị của di sản văn hóa,nâng di sản văn hóa dân tộc lên những tầm cao mới.“Quản lý di tích lịch sử- văn hóa là sự định hướng, tạo điều kiện tổchức điều hành việc bảo vệ, giữ gìn các di tích lịch sử - văn hóa, làm chocác giá trị di tích được phát huy theo chiều hướng tích cực” [35, tr.12].Quản lý di tích là quá trình tác động của chủ thể mà chủ thể ở đâyđược hiểu là Nhà nước, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dâncấp tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các ngành, cơ quan chính quyềncác cấp, tác động lên đối tượng bị quản lý là các di tích, các tổ chức, cánhân đang trực tiếp quản lý khai thác các công trình di tích bằng hoạchđịnh cơ chế, chính sách, pháp luật, tổ chức lãnh đạo, kiểm tra nhằm mụcđích bảo tồn và phát huy giá trị của di tích.1.2. Nội dung quản lý về di sản văn hóaNội dung quản lý nhà nước và cơ quan quản lý nhà nước về DSVHđược quy định tại điều 54 và 55 của Luật Di sản văn hóa năm 2001 đượcsửa đổi bổ sung năm 2009 cụ thể như sau:16Điều 54: Nội dung quản lý nhà nước về DSVH bao gồm:1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kếhoạch, chính sách phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trịdi sản văn hóa.2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luậtvề di sản văn hóa.3. Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị disản văn hóa; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di sảnvăn hóa.4. Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồidưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn về di sản văn hóa.5. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và pháthuy giá trị di sản văn hóa.6. Tổ chức, chỉ đạo khen thưởng trong việc bảo vệ và phát huygiá trị di sản văn hóa.7. Tổ chức và quản lý hợp tác quốc tế về bảo vệ và phát huy giátrị di sản văn hóa.8. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nạitố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về di sản văn hóa [32, tr.61- 62].Điều 55:1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về di sản văn hóa.2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước Chínhphủ thực hiện quản lý nhà nước về di sản văn hóa.3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có tráchnhiệm quản lý nhà nước về di sản văn hóa theo phân công củaChính phủ. Chính phủ quy định cụ thể trách nhiệm của các bộ, cơquan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc phối hợp với17Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để thực hiện thống nhất quản lýnhà nước về di sản văn hóa;4. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạncủa mình thực hiện việc quản lý nhà nước về di sản văn hóa ở địaphương theo phân cấp của Chính phủ [32, tr.62].Qua những nghiên cứu, phân tích cho thấy quản lý nhà nước về disản văn hóa là sử dụng cơ chế, chính sách thông qua bộ máy quản lý tácđộng có tính chất định hướng tới cộng đồng xã hội nhằm đạt được mục tiêuđề ra mà không làm thay và đặc biệt không “khoán trắng” cho dân. Vai tròcủa các cơ quan quản lý các cấp từ trung ương đến cơ sở đóng vai trò quantrọng đối với việc quản lý và phát huy các giá trị di sản văn hóa. Ngoài ra,vai trò của cộng đồng dân cư địa phương nơi có di sản văn hóa cũng gópphần không nhỏ trong quá trình quản lý và bảo tồn các giá trị của di sảnvăn hóa. Kinh nghiệm trong nước và quốc tế đều chỉ rõ, muốn nâng caohiệu quả công tác quản lý nhà nước về di sản văn hóa, cần thiết lập đượcnhững điều kiện cần và đủ cho tất cả các mặt hoạt động.1.3. Văn bản pháp lý về quản lý di tíchDi tích lịch sử- văn hóa là tài sản vô cùng quý báu của mỗi quốc gianói chung. Việt Nam là một quốc gia có nền văn hóa từ lâu đời, theo chiềudài lịch sử dựng nước và giữ nước, ông cha ta đã xây dựng và sáng tạo nênnền văn hóa vô cùng quý giá, mang nhiều giá trị, qua thời gian được tíchlũy nên những di tích lịch sử- văn hóa nổi bật. Tuy nhiên, hiện nay chúng tađang đứng trước nhiều khó khăn và thách thức trong quá trình bảo tồn vàphát huy các di sản văn hóa. Xác định vai trò và tầm quan trọng của mỗi disản văn hóa trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, vấnđề bảo tồn di tích lịch sử- văn hóa luôn đòi hỏi phải khoa học và mang tính18pháp lý. Vì vậy, việc xây dựng văn bản pháp luật làm cơ sở để quản lý cácdi sản văn hóa là yêu cầu đầu tiên của trong việc bảo tồn di tích. Nhà nướcđã ban hành những văn bản pháp lý làm cơ sở cho hoạt động công tác bảotồn, quản lý các di tích lịch sử- văn hóa.* Luật Di sản văn hóa năm 2001Tại kỳ họp thứ IX năm 2001, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đãthông qua Luật Di sản văn hóa và chính thức được Chủ tịch nước ký lệnhban hành có hiệu lực 01/01/2002. Luật Di sản văn hóa gồm có 7 chương,74 điều đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho sự nghiệp bảo tồn và phát huydi sản văn hóa vật thể và phi vật thể của quốc gia. Luật còn quy định cụ thểtiêu chí, quyền và thủ tục xếp hạng di tích lịch sử- văn hóa, du lịch tại chỗvà bảo tàng. Luật di sản văn hóa đã kế thừa các văn bản pháp quy trước đóvà có sự điều chỉnh để phù hợp với thời kỳ hội nhập.Để cụ thể hóa Luật Di sản văn hóa, các văn bản dưới luật đã đượcChính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành:* Nghị định số 92/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ quyđịnh chi tiết thi hành một số điều của luật Di sản văn hóa.* Quyết định số 1706 ban hành ngày 24/7/2001 của Bộ trưởng Vănhóa Thông tin (nay là Bộ VHTT & DL) phê duyệt quy hoạch tổng thể bảotồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh đếnnăm 2020.* Quyết định số 05/2003/QĐ-BVHTT ban hành ngày 06/02/2003 củaBộ trưởng Văn hóa Thông tin về việc ban hành Quy chế bảo quản, tu bổ vàphục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.Các văn bản trên đã tạo hành lang pháp lý đồng bộ để các cấp, cácngành triển khai, thực hiện công tác quản lý, bảo tồn và phát huy các giá trịdi sản văn hóa dân tộc và từng địa phương. Tuy nhiên, trong quá trình thực19hiện triển khai quản lý di tích vẫn còn nhiều hạn chế, bộc lộ nhiều điểm bấtcập như:Khi triển khai vào thực tiễn từ các Bộ, ban ngành trung ương đếnđịa phương, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố đã có sựphối hợp trong công tác tuyên truyền, phổ biến về nội dung của bộ LuậtDSVH, nhưng chủ yếu công tác tuyên truyền phổ biến chỉ dừng lại ở cáccán bộ, công chức, viên chức chưa đến được đối tượng khác, Luật chưathực sự đi vào đời sống của người dân.Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành chưa mang tính thống nhất,chặt chẽ, nhiều cấp chính quyền chưa thực sự coi trọng đến vấn đề bảo vệdi sản văn hóa, coi đó là nhiệm vụ chuyên môn riêng của ngành văn hóa,chính điều này đã dẫn đến sự xuống cấp của nhiều di tích, nạn mất cắp cổvật, bảo vật quốc gia, buôn bán trái phép các đồ cổ trong đó có nhiều di vật,hiện vật, đồ vật, bảo vật quý…* Do đó, đến năm 2009, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đãthông qua, sửa đổi một số điều, khoản của Luật Di sản văn hóa năm 2001,đã kế thừa các văn bản pháp quy trước đó và có sự điều chỉnh để phù hợpvới thời kỳ hội nhập. Nội dung của Luật DSVH năm 2009 đã cụ thể hóacác quy định, thắt chặt hơn tính pháp lý, tạo động lực giúp cho sự nghiệpbảo tồn và phát huy DSVH dân tộc có những bước phát triển theo hướngbảo tồn và tôn vinh những DSVH tiêu biểu nhất, đồng thời mở rộng quảngbá các di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch, thu hút nhiều nguồn lựckinh tế, làm nguồn lực tái đầu tư cho công tác bảo quản, trùng tu, phụchồi di tích.Sau khi Luật DSVH sửa đổi năm 2009 được ban hành, Chính Phủvà Bộ VHTT&DL ban hành một số Nghị định, Chỉ thị, Thông tư hướngdẫn về thực hiện công tác quản lý di tích cụ thể:
Tài liệu liên quan
- Tìm hiểu các di tích lịch sử văn hoá nhà Mạc tại Kiến Thuỵ Hải Phòng – góp phần phát triển du lịch nhân văn
- 79
- 1
- 5
- Quản lý di tích lịch sử văn hóa ở bắc ninh trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa
- 223
- 1
- 9
- Tóm tắt luận án tiến sĩ quản lý di tích lịch sử văn hóa ở bắc ninh trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa (TT)
- 27
- 523
- 0
- QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA Ở BẮC NINH TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, ĐÔ THỊ HÓA
- 27
- 382
- 0
- Quản lý di tích lịch sử văn hóa đình phùng khoang, phường trung văn, quận nam từ liêm, thành phố hà nội
- 92
- 207
- 0
- Công tác quản lý di tích lịch sử văn hóa đền đô ở phường đình bảng, thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh
- 41
- 515
- 2
- Quản lý di tích lịch sử văn hóa đình Phùng Khoang, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội (Luận văn thạc sĩ)
- 92
- 195
- 0
- Quản lý di tích lịch sử văn hóa ở xã Gia Phương, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình (Luận văn thạc sĩ)
- 171
- 261
- 0
- Quản lý di tích lịch sử văn hóa từ lương xâm, phường nam hải, quận hải an, thành phố hải phòng
- 157
- 297
- 0
- Quản lý di tích lịch sử văn hóa từ lương xâm, phường nam hải, quận hải an, thành phố hải phòng
- 157
- 187
- 1
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(7.93 MB - 157 trang) - Quản lý di tích lịch sử văn hóa từ lương xâm, phường nam hải, quận hải an, thành phố hải phòng Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Cấu Trúc Từ Lương Xâm
-
Từ Lương Xâm - Cổng Thông Tin điện Tử Thành Phố Hải Phòng
-
Từ Lương Xâm
-
Từ Lương Xâm - Nơi đại Bản Doanh Ngô Quyền Năm 938
-
Từ Lương Xâm – Wikipedia Tiếng Việt
-
Từ Lương Xâm - ALONGWALKER
-
Từ Lương Xâm - Ngôi Từ đường Kỳ Lạ Cứ Mở Hội Xong Là Mưa Lớn
-
Lễ Hội Từ Lương Xâm được Công Nhận Là Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể ...
-
Lễ Hội Từ Lương Xâm được đưa Vào Danh Mục Di Sản Văn Hóa Phi ...
-
Lễ Hội Từ Lương Xâm: Truyền Thống Hào Hùng Còn Mãi Với Thời Gian
-
Từ Lương Xâm - đại Bản Doanh Ngô Quyền Chọn 1.083 Năm Trước
-
[PDF] MỤC LỤC
-
Từ Lương Xâm - Di Tích Lịch Sử Vinh Danh Và Thờ Phụng Vua Ngô ...
-
Từ Lương Xâm (Tu Luong Xam Temple), Hải Phòng