Quản Lý Dịch Hại Tổng Hợp Trên Cây Lúa

Trước hết xin giới thiệu về khái niệm quản lý dịch hại tổng hợp trên cây lúa:

Trong thập niên 70 ,80 của thế kỷ trước việc dùng hóa chất để phòng trừ dịch hại cây trồng là biện pháp chủ yếu. Mặc dù đã góp phần tăng sản lượng nông nghiệp, tuy nhiên việc sử dụng hóa chất quá nhiều trong phòng trừ dịch hại cây trồng đã gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sức khoẻ người sản xuất, ảnh hưởng chất lượng nông sản và gây hiện tượng bộc phát dịch hại.

Do vậy các nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu và đưa ra nhiều biện pháp phòng, chống dịch hại cây trồng có hiệu quả. Hiện nay có nhiều khái niệm như  quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), quản lý cây trồng tổng hợp (ICM)…

Tuy khái niêm cơ bản có khác nhau, nhưng nhìn chung đó là tổng hợp các biện pháp tổng hợp như chọn giống chống chịu sâu bệnh, canh tác, chăm sóc, sử dụng phân bón hợp lý, sử dụng các loại thuốc BVTV ít độc, các chế phẩm vi sinh nhằm phòng trừ sinh vật hại lúa có hiệu quả, an toàn cho con người và môi trường, góp phần xây dựng nền nông nghiệp sinh thái bền vững.

Áp dụng “3 giảm, 3 tăng” trên cây lúa (giảm giống, phân bón, thuốc BVTV; tăng năng suất, sản lượng, hiệu quả kinh tế) kết hợp sử dụng giống lúa xác nhận để gia tăng hiệu quả sản xuất và phòng chống rầy nâu.

Áp dụng các biện pháp nêu trên không phải là áp dụng từng biện pháp riêng rẽ mà đòi hỏi phải sử dụng tổng hợp các biện pháp.

Xin bà con nông dân chú ý cụ thể các biện pháp như sau:

Thứ nhất   Chọn giống lúa:

 Về nguyên tắc chọn giống như sau:

- Phải chọn giống tốt: là giống có năng suất chất lượng cao, có khả năng chống chịu sâu bệnh hại và trúng gía.

- Giống lúa phải phù hợp điều kiện thời vụ, đất đai và trình độ canh tác của nông dân ở địa phương.

Một số lưu ý cụ thể:

- Bà con sử dụng giống lúa xác nhận, giống nguyên chủng của các đơn vị kinh doanh giống. Nếu sử dụng giống tự để phải áp dụng quy trình chọn giống,  để  giống không lẫn tạp, sạch cỏ dại.

- Chỉ sử dụng các giống lúa theo hướng dẫn của cơ quan khuyến nông hoặc đã được thử nghiệm trên đồng ruộng. Không nên mua giống không rõ nguồn gốc.

- Ở những vùng thường bị rầy nâu hại nặng nên chọn giống lúa kháng rầy hoặc hơn nhiễm.

Theo Cục trồng trọt các giống lúa sau có hiệu quả cao

Nhóm giống chủ lực và bổ sung: IR 50404, OM 576, OMCS 2000, OM 2517, VND 95-20, OM 3536, IR 64, OM 4498, OM 2395, AS 996, MTL 384, OM 5930,ML 48...

Nhóm giống triển vọng mới: OM 4900, OM 4668, OM 6035, OM 5625, MTL 499, MTL 465, MTL 399...

Nhóm giống thơm đặc sản: Jasmine 85, VD 20, Khaodwakmali, ST 5...

Lúa nếp, mùa địa phương và mùa cao sản: Nếp bè, Nàng thơm chợ đào, Tài nguyên, THĐB, IR 1352, IR 1350...

Thứ hai-Biện pháp làm đất và ngăn ngừa cỏ dại 

Vệ sinh đồng ruộng bằn cách cách cày, trục kỹ trước khi gieo sạ, dọn sạch cỏ bờ ruộng, mương dẫn nước; đặc biệt là những vùng bị nhiễm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá nặng trong vụ trước.

                        Biện pháp diệt cỏ

-          Loại bỏ hạt cỏ lẫn trong giống dùng gieo sạ.

-          Sử dụng phân hữu cơ đã ủ hoai, để tránh hạt cỏ còn sống trong phân.

-          Cày bừa chôn cỏ, dùng phảng chặt cỏ trước, xong cày lật chôn cỏ.

- Sử dụng thuốc diệt cỏ: Star, Sofit, Sirius…

Thứ 3 về  Mật độ sạ, thời điểm gieo sạ:

 tùy vào chân đất, mà định lượng giống sử dụng:

-          Đối với sạ hàng:   từ 70-100 kg/ha/vụ.

-          Đối với sạ lan   : từ 100-120 kg/ha/vụ.

Không nêu gieo quá dày  trên 120 kg/ha vì sẽ tốn giống và tạo điều kiện sâu bệnh phát triển.

Gieo sạ lúa vào thời gian có thể né rầy: thường mỗi tháng có một đợt rầy vào đèn rộ kéo dài từ 5 - 7 ngày; để né rầy thì gieo sạ ngay sau đỉnh cao rầy vào đèn. Như vậy, khi lúa non sẽ tránh được rầy trưởng thành truyền bệnh.

Thứ 4. Bón phân

Theo hướng dẫn của Cục trồng trọt (lượng phân bón cho 1 ha lúa):

          - Khi sử dụng phân bón đối với cây lúa có thời gian sinh trưởng từ 90 đến 100 ngày tham khảo liều lượng bón dưới đây để hướng dẫn cụ thể cho nông dân ở từng địa phương phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của từng loại đất:

          + Bón lót: trước khi gieo sạ bằng phân chuồng hoai mục khoảng 15 – 20 tấn/ha và phân lân từ 100-400kg/ha tùy độ phèn của đất.

          + Đợt 1 (7-10 ngày sau sạ):  Urê khoảng 50 – 70 kg/ha và phân DAP từ 70-100 kg/ha. Chú ý phải đưa nước ngập ruộng trước khi bón phân.

          + Đợt 2 ( 18-22 ngày sau sạ): Urê khoảng 50-70 kg/ha và phân DAP từ 70-100 kg/ha, chú ý bón vào những chỗ lúa phát triển kém để điều chỉnh độ đồng đều của ruộng lúa.

          + Đợt 3 bón phân đón đòng:  Sau khi rút nước giữa vụ (từ 30-40 ngày sau sạ) để lúa vàng 2/3 đám ruộng, cho nước vào và bón phân đợt 3 (chú ý lá còn xanh không nên bón phân). Định mức phân bón tùy theo màu sắc cây lúa như sau: vàng tranh: Urea 50 kg/ha và Kali 50kg/ha, xanh vàng: Urea 25 kg/ha và kali 75 kg/ha, xanh đậm: chỉ bón Kali 100 kg/ha

Nếu sử dụng phân hỗn hợp NPK thì căn cứ lượng phân nêu trên để qui đổi, lưu ý sử dụng phân hỗn hợp NPK tốt nhất trong vòng 30 ngày sau khi gieo sạ.

Có thể tăng hoặc giảm lượng phân cho phù hợp với chân đất, giống lúa ở địa phương. Không bón quá thừa phân đạm (urê); tăng lượng phân lân và phân kali để nâng cao sức chống chịu đối với bệnh. 

Sử dụng bảng so màu lá lúa để bón phân đạm:

     Thời điểm tiến hành so màu:

-          Bón thúc lần 1: Không cần dùng bảng so màu.

          -    Bón phân lần 2: lúc 18-20 ngày sau sạ và sau đó cách 2-3 ngày so một lần nữa.

-    Bón phân lần 3: khoảng 35 ngày sau sạ và sau đó cách 2-3 ngày so một lần nữa.

Cách thực hiện so màu lá lúa

          -   Nên so màu vào cùng thời gian trong ngày, có thể từ 8-10 giờ sáng hoặc từ 2-4 giờ chiều.

-   Chỉ một người thực hiện việc so màu lá lúa trong suốt vụ lúa.

          -   Khi so màu lá lúa nên xoay lưng về phía mặt trời để che mát cho lá lúa, dễ thấy màu sắc hơn.

-   Chọn khoảng 20 lá lúa (lá cao nhất trong bụi lúa) của 5 điểm khác nhau trên ruộng. Đặt phần lá lúa ở khoảng 1/3 đến 2/5 chóp lá lúa lên khung màu trong bảng so màu. Ghi nhận số khung màu của từng lá. Sau đó tính trị số trung bình của 20 lá được so màu.

-   Nếu trị số trung bình ở dưới khung màu chuẩn (khung màu chuẩn là khung số 3 đối với lúa sạ) là thiếu đạm. Tiến hành bón đạm theo lượng đã tính.

-    Tùy theo điều kiện canh tác từng vụ, thực hiện so màu để bón thúc lần 2 và lần 3 có thể sớm hoặc muộn hơn.

thứ 5 . Phòng trừ sâu bệnh hại:

          Trên cây lúa thường có một số đối tượng sâu bệnh hại lúa như sau:

Các loại sâu hại gồm có bọ trĩ, rầy nâu, sâu cuốn lá…

Các loại bệnh hại:  bệnh đốm vằn, bệnh cháy lá, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá.

 Ngoài ra còn có chuột hại và ốc bươu vàng gây hại.

cần thực hiện  sớm ngay từ đầu vụ, cần làm đồng loạt, liên tục và đều khắp.

Khi phun xịt thuốc trừ sâu bệnh hại phải theo “4 đúng”, gồm:

+ Đúng loại thuốc: theo khuyến cáo của cơ quan bảo vệ thực vật địa phương, không pha trộn nhiều lọai thuốc để phun;

+ Đúng liều lượng: pha thuốc theo đúng liều lượng và phun đủ lượng nước thuốc pha theo hướng dẫn ghi trên nhãn bao bì của mỗi loại thuốc;

+ Đúng lúc: khi phát hiện  sâu non, hoặc bệnh mới xuất hiện trên rộng với mật số có khả năng gây thiệt hại lúa ; 

+ Đúng cách: đúng vị trí sâu bệnh hại trên cây, ví dụ đối với rầy nâu hướng vòi phun vào sát gốc lúa nơi rầy bu; không được phun trên ngọn lá lúa. Trước khi phun thuốc nếu có điều kiện nên cho nước ngập ruộng để rầy di chuyển lên cao, xịt dễ trúng rầy hơn.

Về cụ thể biện pháp đối với một số đối tượng cụ thể:

Rầy nâu: Để phòng trừ rầy nâu gây hại cho lúa cần áp dụng các biện pháp sau:

-  Để bảo vệ cây lúa non, sau khi sạ nên cho nước vào ruộng và duy trì mực nước thích hợp để hạn chế rầy nâu chích hút thân cây lúa.

- Có nhiều loại thuốc hóa học trừ rầy nâu: Applaud, Butyl, Actara, Oshin…Proferzin.

 

-Sâu cuốn lá nhỏ: thành phần thiên địch của sâu cuốn lá nhỏ hiện nay rất nhiều trên đồng ruộng, do vậy không nên phun thuốc trong giai đoạn 40 ngày đầu sau sạ.

          Nhiều loại thuốc hóa học có thể trừ được sâu cuốn lá: Alfatap   Gà nòi , Padan…

- Bệnh đạo ôn : Khi lúa bị bệnh phải ngưng bón đạm và không để ruộng ở tình trạng khô nước.Sử dụng các loại thuốc trừ bệnh đạo ôn: Saipan,Kisaigon      

- Bền vàng lá, lem lép hạt: dùng Hạt vàng   Bendazol, Rovral…

  - Bệnh đốm vằn :Nếu trên ruộng vụ trước thường bị đốm vằn nên bón tăng lượng Kali. Nếu phát hiện bệnh phải ngưng bón đạm và phun thuốc trừ bệnh ngay. Dùng các loại thuốc: Carbenzim   Vanicide, Agrotop Anvil,

- Bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá (cũng như bệnh lúa cỏ) gây hại cây lúa cho đến nay là chưa có thuốc đặc trị; vì vậy biện pháp đầu tiên là phòng bệnh như hực hiện triệt để các biện pháp phòng trừ rầy nâu như đã nêu ở phần trên, Áp dụng các biện pháp canh tác đồng bộ để tạo cây lúa khỏe nhất là giai đoạn trước trổ để gia tăng sức đề kháng của cây. 

 

Từ khóa » Các Loại Sâu Bệnh Hại Lúa