Quản Lý Giáo Dục Mầm Non - Cao đẳng Bách Khoa Tây Nguyên

Quản Lý Giáo Dục Mầm Non là gì?

Giáo dục mầm non là bộ phận quan trọng và nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Với mục tiêu nuôi dưỡng, dạy dỗ giúp trẻ có thể phát triển về mọi mặt như: Thể chất, trí tuệ, đời sống tinh thần… Từ đó hình thành nên nhân cách tốt, nền tảng kiến thức sơ khai để trẻ đủ hành trang bước vào lớp 1.

Quản Lý Giáo Dục Mầm Non (GDMN) đòi hỏi người quản lý trang bị cho mình nhiều kỹ năng cần thiết, không chỉ riêng việc phải xử lý nhanh các tình huống trong mọi sinh hoạt của trẻ mà còn cần phải lãnh đạo đội ngũ giáo viên mầm non trong nhà trường. Công việc này không hề đơn giản.

quản lý giáo dục mầm non
Quản lý Giáo Dục Mầm Non bao gồm những công việc nào?

Quản lý Giáo dục trường Mầm Non bao gồm những công việc nào?

Quản lý GDMN gồm những công việc sau

  • Tiếp nhận trẻ em, quản lý trẻ em và các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường, nhà trẻ, khen thưởng, phê duyệt kết quả đánh giá trẻ em theo các nội dung nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ em theo quy định của Bộ GD&ĐT
  • Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị – xã hội trong nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.
  • Thực hiện xã hội hóa giáo dục, tích cực phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng
  • Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục từng năm học, báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền
  • Quản lý sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường
  • Ứng dụng các công nghệ thông tin mới, phù hợp vào với nhà trường, với từng lớp học, từng lứa tuổi.
  • Trao đổi với phụ huynh về việc chăm sóc, giáo dục trẻ
  • Quản lý điều phối chuyên môn, giám sát việc thực hiện công việc hàng ngày của giáo viên
  • Nghiên cứu triển khai giáo án, chương trình học cùng giáo viên để việc giảng dạy đạt kết quả cao
  • Xây dựng triển khai, quảng bá hình ảnh nhà trường rộng rãi để có nhiều bậc phụ huynh quan tâm cho con theo học tại trường
  • Quản lý giáo viên, nhân viên nhà trường nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ

Kỹ năng cần thiết của một người làm Quản lý GDMN là gì?

Quản lý giáo dục mầm non là người có quyền lực trong trường học. Sự lãnh đạo của họ tạo nên môi trường làm việc cho các nhân viên và môi trường học tập cho trẻ em tại trường. Dưới đây là những kỹ năng cần thiết cho người làm quản lý giáo dục mầm non

Chuyên môn nghiệp vụ

Phải có hiểu biết sâu sắc về chương trình giáo dục mầm non, các kỹ năng về hát, múa, đọc truyện, vẽ tranh, làm đồ chơi cơ bản. Ngoài ra bạn cũng cần phải có những kiến thức cần thiết về y khoa như sơ cấp cứu, cách phòng và điều trị những bệnh thường gặp ở trẻ, những kiến thức dinh dưỡng để có thể quản lý việc lên thực đơn ăn uống hàng ngày cho trẻ hiệu quả nhất

quản lý giáo dục mầm non
Giáo viên mầm non cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản như: hát, múa, vẽ tranh…

Có năng lực đổi mới tư duy, năng lực thích ứng hòa nhập và hội nhập, hợp tác, kiểm tra đánh giá, nắm vững luật giáo dục và hiểu biết pháp luật có liên quan, có lòng nhân ái, có tính trung thực và khiêm tốn, tác phong nghề nghiệp, quyết đoán, biết ứng dụng, ngoại ngữ, tin học giúp cho việc quản lý

Kỹ năng lãnh đạo

Giúp người quản lý GDMN xác định được tầm nhìn, sứ mạng, định hướng giá trị của nhà trường; xác định mục tiêu chiến lược và hoạch định chiến lược phát triển nhà trường; thu hút, tập hợp đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên;

Tạo môi trường, động lực để mọi người làm việc; tạo ra những thay đổi; xây dựng văn hóa trường học, kiến tạo tổ chức nhà trường, xây dựng nhà trường thành tổ chức học tập

Năng lực định hướng, dẫn dắt, tạo động lực làm việc cho mọi thành viên trong thực hiện giáo dục toàn diện học sinh hướng tới chất lượng; Năng lực định hình và phát triển văn hóa tổ chức; Năng lực đổi mới sáng tạo

Kỹ năng quản lý

Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các kế hoạch tác nghiệp gắn với chiến lược phát triển nhà trường; tuyển chọn, tiếp nhận, phân công bố trí sử dụng đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên; tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ; giám sát và đôn đốc các hoạt động theo chương trình kế hoạch của nhà trường; kiểm tra, đánh giá toàn diện các mặt hoạt động của trường.

Năng lực quản lý được cấu thành bởi: Năng lực lập kế hoạch và các chương trình hành động; Năng lực tổ chức thực hiện các hoạt động; Năng lực giám sát điều hành; Năng lực kiểm tra đánh giá các hoạt động của nhà trường.

Kỹ năng xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường gia đình và xã hội

Khi bạn làm công tác quản lý GDMN tại một trường mầm non, ngoài việc tương tác trực tiếp với các trẻ thì muốn hay không bạn đồng thời phải thiết lập, xây dựng và duy trì mối quan hệ thân thiện, cùng chia sẻ với đồng nghiệp cũng là điều rất quan trọng và có lợi cho các bạn trong công việc, ngoài ra việc tạo dựng được mối quan hệ bền vững với phụ huynh học sinh sẽ giúp bạn hiểu được tính cách cũng như tâm tư tình cảm của từng trẻ qua đó dễ dàng hơn trong việc nuôi dạy và quản lý các em.

Tạo dựng mối quan hệ giữa nhà trường với gia đình, cộng đồng xã hội thông qua các hoạt động: Tăng cường mối quan hệ với gia đình học sinh; Củng cố mối quan hệ với chính quyền và các tổ chức đoàn thể ở địa phương; Thiết lập và phát triển mối quan hệ với cá nhân và các cơ quan, tổ chức xã hội trong cộng đồng; Tham gia các hoạt động xã hội.

Để thực hiện tốt các hoạt động này, người quản lý GDMN cần có các kỹ năng: Kỹ năng quan hệ công chúng; kỹ năng tuyên truyền và vận động thuyết phục các bên liên quan tham gia hoạt động giáo dục; Kỹ năng tổ chức và tham gia các hoạt động xã hội…

Kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ nhỏ

Đây là kỹ năng rất quan trọng và được các giáo viên sử dụng thường xuyên trong công việc của mình. Bạn sẽ phải mất rất nhiều thời gian để rèn luyện kỹ năng này nhưng nếu không có kỹ năng này bạn sẽ khó để trở thành “người bạn” của trẻ. Khi đã giao tiếp được với trẻ bạn có thể dùng một số phương thức giao tiếp không lời, sử dụng sự hài hước… để tạo ra không khí sôi nổi và cuốn hút trẻ. Như vậy sẽ giải quyết được nhiều vấn đề khó khăn trong quá trình tiếp xúc với trẻ.

Ngoài những kỹ năng ở trên người quản lý GDMN cần có ý thức luôn tự trau dồi, học tập, tham gia các khóa học bồi dưỡng để ngày càng nâng cao trình độ và các kỹ năng bản thân để có thể quản lý ngôi trường ngày càng đi lên, tạo nền tảng vững chắc cho các trẻ em bước vào lớp 1

Hiện tại, trường Cao Đẳng Bách Khoa Tây Nguyên cũng đang mở các khóa học đào tạo chứng chỉ Quản Lý Mầm Non. Nếu bạn có nhu cầu xin mời liên hệ để nhận được thông tin các lớp học, lịch khai giảng cụ thể

TRƯỜNG CAO ĐẲNG BÁCH KHOA TÂY NGUYÊN

Email: caodangbachkhoataynguyen@gmail.com

Điện thoại: 02628.551.557, 02628.551.558 – Hotline: 0984.004.045

https://credit-n.ru/order/zaymyi-oneza1m-leads.html

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

  • Thông báo tuyển sinh các lớp ngắn hạn

  • Chiêu sinh lớp chứng chỉ Tiếng Anh A, B tại Buôn Ma Thuột

  • Đề thi Chứng Chỉ Tin Học Cơ Bản

Từ khóa » Nội Dung Quản Lý Giáo Dục Mầm Non Là Gì