Quản Lý Hành Chính Nhà Nước Là Gì? Đặc điểm Hoạt động QLHCNN?

Mục lục

Toggle
  • 1. Khái niệm Quản lý hành chính nhà nước?
    • 1.1. Quản lý hành chính nhà nước là gì?
    • 1.2. Phương thức thực hiện quyền lực nhà nước
  • 2. Đặc điểm cơ bản của hoạt động quản lý hành chính nhà nước
    • 2.1. Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động được tiến hành bởi các cơ quan hành chính nhà nước, hoạt động này được đảm bảo bằng cơ sở vật chất to lớn
    • 2.2. Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động mang tính chủ động, độc lập, sáng tạo cao
    • 2.3. Quản lý hành chính là hoạt động mang tính tổ chức trực tiếp, thường xuyên, chuyên nghiệp
    • 2.4. Quản lý hành chính nhà nước mang tính chính trị

Quản lý hành chính nhà nước là gì? Đặc điểm hoạt động quản lý hành chính nhà nước?

Quản lý hành chính nhà nước là gì? Đặc điểm hoạt động quản lý hành chính nhà nước?

  • Các nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước
  • Các hình thức quản lý hành chính nhà nước
  • Các phương pháp quản lý hành chính nhà nước
  • Bổ sung nguyên lý quản lý nhà nước trong đào tạo môn Luật Hành chính – Tạp chí KHPLVN
  • Phân tích khái niệm quản lý hành chính nhà nước. Cho ví dụ về một hoạt động quản lý hành chính nhà nước?
  • Phân cấp trong quản lý hành chính nhà nước là gì?
  • [PHÂN BIỆT] Các hình thức quản lý hành chính nhà nước
  • [PHÂN BIỆT] Hoạt động quản lý hành chính nhà nước với hoạt động lập pháp và tư pháp? Nêu ví dụ?

1. Khái niệm Quản lý hành chính nhà nước?

1.1. Quản lý hành chính nhà nước là gì?

Quản lý hành chính nhà nước là một dạng quản lý xã hội, loại hình quản lý này xuất hiện cùng với sự xuất hiện của Nhà nước. Vì vậy, khi đề cập về quản lý hành chính nhà nước phải, nghiên cứu, tiếp cận về quản lý nhà nước.

Từ khi xuất hiện Nhà nước thì bộ phận quan hệ quản lý quan trọng nhất, tức là phần quản lý xã hội quan trọng nhất do Nhà nước đảm nhiệm và bao giờ hoạt động quản lý này cũng được xác định trong phạm vi, giới hạn nhất định. Phần quản lý xã hội còn lại do các chủ thể khác như các tổ chức chính trị, chính trị xã hội, các tổ chức xã hội khác… thực hiện. Quản lý nhà nước là hoạt động của bộ máy nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp. Hoạt động quản lý hành chính nhà nước là hoạt động trong lĩnh vực hành pháp, được thực hiện chủ yếu bởi cơ quan hành chính nhà nước, một loại cơ quan trong bộ máy nhà nước.

Các cơ quan hành chính nhà nước tạo thành một chỉnh thể thống nhất, mỗi một cơ quan hành chính là một mắt xích trong hệ thống, đứng đầu là Chính phủ và các cơ quan hành chính có thẩm quyền chuyên môn trực thuộc là bộ, cơ quan ngang bộ. Ở địa phương là Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan chuyên môn trực thuộc.

Xem thêm tài liệu liên quan:

  • [PHÂN BIỆT] Hoạt động quản lý hành chính nhà nước với hoạt động lập pháp và tư pháp? Nêu ví dụ?
  • Phân tích khái niệm quản lý hành chính nhà nước. Cho ví dụ về một hoạt động quản lý hành chính nhà nước?
  • Thực tiễn ban hành văn bản pháp luật về quản lý nhà nước đối với hoạt động xử phạt vi phạm hành chính và giải pháp hoàn thiện
  • Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bất động sản – Những vấn đề pháp lý và thực tiễn
  • Quan điểm và tiêu chí đánh giá chất lượng ban hành văn bản quản lý nhà nước
  • Đề xuất bổ sung các nguyên lý quản lý nhà nước trong chương trình đào tạo môn học Luật Hành chính ở Việt Nam
  • Phân cấp trong quản lý hành chính nhà nước là gì?
  • [PHÂN BIỆT] Các hình thức quản lý hành chính nhà nước
  • Luật Hành chính Việt Nam là ngành luật quản lý nhà nước
  • Các nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước

Nhìn nhận từ góc độ phân công thực hiện quyền lực lập pháp, hành pháp, tư pháp thì quản lý hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực hành pháp. Dưới góc độ này, quản lý hành chính nhà nước thuộc về một trong ba loại chức năng (lập pháp, hành pháp, tư pháp) của Nhà nước mà đặc trưng của hoạt động này là dựa trên cơ sở chấp hành luật và tổ chức thi hành luật, bảo đảm hiệu lực thực tế của pháp luật, đưa các quy định pháp luật trở thành hiện thực trong đời sống xã hội.

Với đặc trưng này, quản lý hành chính được phân biệt với hoạt động lập pháp và tư pháp. Nếu hoạt động lập pháp do Quốc hội thực hiện và sản phẩm là các đạo luật, luật tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động của cơ quan nhà nước, các hoạt động xã hội, thì hoạt động của cơ quan tư pháp (Tòa án) thông qua hoạt động xét xử bảo đảm trật tự pháp luật, bảo vệ cá nhân, công dân, tổ chức không bị xâm hại bởi các hành vi vi phạm pháp luật. Còn hoạt động quản lý hành chính nhà nước được thực hiện chủ yếu thông qua các quyết định hành chính, hành vi hành chính nhằm hiện thực hóa các quy định của pháp luật bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, công dân, tổ chức đã được pháp luật ghi nhận.

1.2. Phương thức thực hiện quyền lực nhà nước

Bất cứ nhà nước nào dù được tổ chức theo nguyên tắc tập quyền hay nguyên tắc phân quyền cũng đều thực hiện quyền lực của mình thông qua chức năng lập. pháp, hành pháp, tư pháp. Sự phân định các chức năng này và việc phân công thực hiện quyền lực nhà nước, để mỗi một cơ quan nhà nước trong bộ máy nhà nước đảm nhiệm một chức năng tương ứng. Sự phân định này chỉ mang tính tương đối vì khi thực hiện các chức năng này các cơ quan nhà nước luôn phối hợp với nhau tạo nên sức mạnh chung của bộ máy nhà nước thực hiện quản lý xã hội.

Quản lý trong lĩnh vực hành pháp là quản lý hành chính nhà nước. Quản lý hành chính nhà nước luôn gắn với hệ thống cơ quan hành chính và hệ thống này được tổ chức từ trung ương cho tới địa phương. Nói cách khác quản lý hành chính nhà nước là hoạt động chấp hành”điều hành do cơ quan hành chính nhà nước thực hiện.

Tính chất chấp hành thể hiện ở mục đích của quản lý hành chính nhà nước là đảm bảo thực hiện trên thực tế các văn bản pháp luật của các cơ quan quyền lực nhà nước. Mọi hoạt động quản lý hành chính nhà nước đều được tiến hành trên cơ sở pháp luật và để thực hiện pháp luật.

Tính chất điều hành của quản lý hành chính nhà nước thể hiện ở chỗ để đảm bảo cho các văn bản pháp luật của các cơ quan quyền lực nhà nước được thực hiện trên thực tế, các chủ thể của quản lý hành chính nhà nước phải tiếỉi hành hoạt động tổ chức và chỉ đạo trực tiếp đối với các đối tượng quản lý thuộc quyền.

Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động quản lý của Nhà nước đối với các lĩnh vực đời sống xã hội trên cơ sở chấp hành và tổ chức thi hành pháp luật một cách độc lập, chủ động, sáng tạo.

Hoạt động quản lý hành chính không chỉ thụ động dựa vào luật, đạo luật do cơ quan lập pháp ban hành. Thực tế cho thấy trong quá trình hoạt động quản lý, cơ  quan hành chính phải đối diện với hàng loạt các vấn đề phát sinh trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, vốn dĩ rất phức tạp trong điều kiện hội nhập hiện nay vừa hợp tác, vừa đấu tranh, cạnh tranh để phát triển kinh tế, xã hội. Chính vì vậy, cơ quan hành chính phải chủ động ban hành các quyết định pháp luật thuộc thẩm quyền để cụ thể hóa, chi tiết hóa các quy định có tính nguyên tắc chung của luật, đạo luật hoặc đặt ra các quy định mới điều chỉnh những vấn đề mới phát sinh trong xã hội chua được quy định trong luật.

Nói đến vai trò của Nhà nước nói chung là quản lý xã hội, thì các hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp đều có ý nghĩa quản lý. Nhưng nếu nhìn nhận từ góc độ phân công thực hiện quyền lực nhà nước thì quản lý hành chính thuộc một trong ba hệ thống thực thi quyền lực nhà nước, do cơ quan hành chính nhà nước thực hiện. Từ sự phân tích trên có thể đưa ra định nghĩa sau:

Quản lý hành chính nhà nước là sự tác động có tổ chức bằng quyền lực nhà nước do các cơ quan hành chính từ trung ương đến địa phương tiến hành nhằm mục đích thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước bảo vệ, duy trĩ trật tự, an ninh, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, công dân, tổ chức.

2. Đặc điểm cơ bản của hoạt động quản lý hành chính nhà nước

2.1. Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động được tiến hành bởi các cơ quan hành chính nhà nước, hoạt động này được đảm bảo bằng cơ sở vật chất to lớn

Để đảm bảo cho hoạt động quản lý hành chính được thực hiện thống nhất trong phạm vi cả nước, một hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước được thành lập từ trung ương cho đến địa phương tạo thành bộ máy hành chính. Bộ máy hành chính là một hệ thống lớn và phức tạp, đa dạng về chức năng nhiệm vụ, gồm có cơ quan hành chính có thẩm quyền chung, cơ quan hành chính có thẩm quyền chuyên môn và các cơ quan chức năng thuộc cơ quan hành chính. Với cơ cấu tổ chức như vậy cho thấy vị trí, vai trò to lớn của bộ máy hành chính trong việc tổ chức thực hiện pháp luật một cách trực tiếp thường xuyên trong đời sống xã hội. Để bộ máy này hoạt động thực sự hiệu quả một vấn đề đặt ra là phải tổ chức hợp lý tránh cồng kềnh, chồng chéo về chức năng nhiệm vụ, nhiều tầng nấc trung gian.

Cơ quan hành chính nhà nước quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất, ngân sách nhà nước và sử dụng nguồn vật chất này phục vụ cho hoạt động quản lý, đây là một trong những điều kiện tiên quyết để hệ thống cơ quan hành chính hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mình.

2.2. Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động mang tính chủ động, độc lập, sáng tạo cao

Tính chủ động sáng tạo cao do chính sự phức tạp, phong phú đa dạng của những vấn đề mà quản lý hành chính phải đối diện và giải quyết. Cụ thể đó là sự biến động, phát triển không ngừng của các mặt đời sống kinh tế – xã hội, đòi hỏi sự thích ứng kịp thời, chính xác, sáng tạo của cơ quan hành chính trong việc vận dụng pháp luật để giải quyết hiệu quả nhất. Tính chủ động, sáng tạo còn thể hiện trong việc các cơ quan hành chính trong quá trình thực hiện hoạt động quản lý có quyền đề ra chủ trương, biện pháp quản lý thích hợp và ban hành các văn bản pháp luật thuộc thẩm quyền để điều chỉnh những vấn đề mới phát sinh chưa được luật điều chỉnh. Tuy nhiên, tính chủ động, sáng tạo không thể vượt ra khỏi phạm vi quyền hạn mà pháp luật quy định. Quản lý hành chính không thể không bị kiểm tra giám sát của xã hội và các thiết chế quyền lực khác. Quyền ban hành các quyết định hành chính của cơ quan hành chính để cụ thể hóa luật và tổ chức thi hành luật luôn phải phù hợp với luật.

2.3. Quản lý hành chính là hoạt động mang tính tổ chức trực tiếp, thường xuyên, chuyên nghiệp

Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động tổ chức trực tiếp, thường xuyên đưa pháp luật vào đời sống xã hội. Đây là hoạt động chiếm khối lượng lớn nhất trong số các loại hoạt động của Nhà nước và được thể hiện trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, ngoại giao, an ninh, quốc phòng. Tính tổ chức trực tiếp, thường xuyên còn được thể hiện ở hàng loạt các hoạt động cụ thể do cơ quan hành chính tiến hành như hoạt động quản lý tài chính, ngân sách, tài sản công, khoa học, công nghệ, môi trường, bưu chính viễn thông, dịch vụ công, giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực hành chính…

Tính tổ chức trực tiếp của cơ quan hành chính cho thấy hoạt động này là phương diện hoạt động chủ yếu, đặc thù của cơ quan hành chính nhà nước.

Bên cạnh đó tính thường xuyên, liên tục của quản lý là yêu cầu cần được đặc biệt chú trọng, vì có như vậy cơ quan hành chính mới đảm bảo sự tác động thường xuyên đến các hoạt động xã hội, đến đời sống nhân dân làm cho đời sống không ngừng phát triển.

Tính chuyên nghiệp của hoạt động quản lý cũng là một yêu cầu khách quan, đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức phải nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực mà mình đảm nhiệm, kiến thức pháp luật, năng lực quản lý. Công vụ mà cán bộ, công chức thực hiện phải cụ thế, mang tính chuyên môn, nghiệp vụ cao. Đặc trưng này thấm sâu vào các hoạt động quản lý làm cho những hoạt động này mang tính thiết thực, phù hợp với đời sống xã hội.

2.4. Quản lý hành chính nhà nước mang tính chính trị

Nhà nước là tổ chức quyền lực chính trị, do vậy quản lý nhà nước nói chung và quản lý hành chính nhà nước nói riêng luôn mang tính chính trị. Điều này có nghĩa là hoạt động quản lý luôn hướng tới mục tiêu chính trị, phù hợp với đường lối chủ trương, chính sách của Đảng. Cơ quan hành chính nhà nước chính là bộ máy thực hiện đường lối, chính sách trong thực tiễn. Trong tiến trình, hội nhập quốc tế, hoạt động quản lý vừa hướng tới phát triển kinh tế, xã hội một cách bền vững, vừa giữ vững chủ quyền quốc gia, an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Like fanpage Luật sư Online tại: https://www.facebook.com/iluatsu

Chia sẻ bài viết:
  • Share on Facebook

Từ khóa » đặc Trưng Của Qlhcnn