Quản Lý Một Số Bệnh Thường Gặp Trên đu đủ
Có thể bạn quan tâm
Quản lý một số bệnh thường gặp trên đu đủ
Ngày đăng: 23-09-2018 | Chuyên mục: Các cây khác | Tác giả: Nguyễn Thị Nguyệt - Cộng tác viên Sở KH&CN
Đu đủ là loại cây trồng mau thu hoạch, dễ trồng và cũng dễ tiêu thụ. Tuy nhiên, đu đủ rất mẫn cảm với điều kiện úng nước nên vườn trồng đu đủ nếu không thoát nước tốt, rất dễ nhiễm bệnh làm thất thu năng suất, ảnh hưởng chất lượng trái, thậm chí gây chết cây. Vì thế, để trồng đu đủ năng suất cao, sạch, nông dân cần biết cách quản lý các đối tượng dịch hại theo hướng an toàn. Trong mùa mưa ẩm độ cao tạo điều kiện thuận lợi cho một số bệnh phát triển trên đu đủ như bệnh khảm, bệnh cháy lá, bệnh thán thư và bệnh thối rễ. Trước tiên, nông dân trồng đu đủ quan tâm nhất là bệnh khảm vì đây là bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng trái. Bệnh khảm gây ra do một loại virus. Cây con mới trồng có thể bị nhiễm bệnh nhưng thường thấy bệnh ở cây 1-2 năm tuổi. Lá bị bệnh khảm có nhiều đốm xanh vàng loang lổ xen kẻ, bệnh càng nặng càng chuyển màu vàng nhiều hơn, lá nhỏ lại, số thùy lá gia tăng, nhăn nheo, biến dạng. Trên cây bị nhiễm bệnh khảm sẽ thấy đọt túm lại, còn trơ chùm lá ngọn màu vàng, nhăn nhúm. Cây bị bệnh vẫn cho trái nhưng ít trái, trái nhỏ, biến dạng, lượng đường trong trái giảm, có vị đắng, hạt bị thui lép và chai sượng. Virus bệnh khảm không lan truyền qua hạt nhưng được truyền qua các vết thương và nhiều loại côn trùng chích hút, môi giới truyền bệnh phổ biến là rệp muội Myzus persicae.
Triệu chứng bệnh khảm trên đu đủ. |
Bệnh do virus không có thuốc trị do đó nên có biện pháp quản lý bệnh ngay từ khi mới trồng. Không trồng xen đu đủ với các cây cà, ớt, bầu bí, dưa, để không bị lây bệnh hoặc dẫn dụ rầy phá hại. Thường xuyên làm sạch cỏ dại trong vườn đu đủ. Quan sát theo dõi và nhổ bỏ sớm các cây có triệu chứng bệnh ngay từ trong liếp ươm và trong vườn trồng. Phòng trừ nhóm côn trùng môi giới hạn chế bệnh khảm. Khi thấy rầy mềm xuất hiện có thể phun các loại thuốc sau: Dầu khoáng SK Enspray, Trebon, Brightin….
Bệnh cháy lá đu đủ. |
Bên cạnh bệnh khảm, bệnh cháy lá thường xuất hiện trên những vườn đu đủ từ khi còn nhỏ đến cây mang trái. Bệnh do nấm Helminthosporium rostratum gây ra. Bệnh thường phát sinh trên những lá già. Triệu chứng đầu tiên xuất hiện những vết xanh giống như úng nước, vết úng nước thường ở chóp của các lá già, sau vết bệnh lan dần vào bên trong lá bị cháy từng mãng, nâu vàng và khô. Trường hợp bị nặng, cuống lá héo mềm, khô và rụng sớm, cây kém phát triển, năng suất giảm. Nấm bệnh tồn tại trên tàn dư cây bệnh. Quản lý bệnh cháy lá nên chăm sóc tốt cho vườn đu đủ. Khi phát hiện bệnh mới chớm sử dụng thuốc gốc đồng hoặc phun một trong các thuốc chứa hoạt chất Metalaxyl, Metiram complex, …. Ngoài ra, trong mùa mưa đu đủ thường nhiễm bệnh thối rễ. Có hai loài tuyến trùng phá hại rễ đu đủ là tuyến trùng Rotylenchus reniformis và tuyến trùng Meloidogyne incognita. Triệu chứng đầu tiên nhận biết bệnh thối rễ do tuyến trùng: lá vàng từ lá dưới lên trên, kích thước lá nhỏ lại, cây sinh trưởng chậm, nhổ gốc lên dễ dàng, rễ bị thối đen nhưng gốc thân còn tươi. Đây là đặc điểm để phân biệt bệnh thối rễ do tuyến trùng và bệnh thối gốc do nấm (nếu bị nấm gây hại thì gốc thân bị thối, cây gãy gục trong khi rễ vẫn còn tươi). Nếu tuyến trùng Rotylenchus reniformis phá hại sẽ làm rễ bị thối đen nhưng rễ không có bướu, trong khi triệu chứng do tuyến trùng Meloidogyne incognita gây hại thì vùng rễ có nhiều bướu nhỏ chung quanh. Những lá bệnh héo rũ và rụng sớm. Cây con nhiễm nặng có thể bị chết. Vết chích của tuyến trùng còn là cửa ngõ cho các loại nấm khác tấn công. Bệnh gây hại trên các vườn đu đủ trồng liên tục nhiều vụ và vườn khó thoát nước trong mùa mưa hoặc triều cường.
Triệu chứng rễ đu đủ bị tuyến trùng Meloidogyne incognita gây hại. |
Để phòng trừ bệnh thối rễ do tuyến trùng có thể trồng hoa cúc vạn thọ trên vùng đất nhiễm tuyến trùng sẽ hạn chế sự phát triển của tuyến trùng và xử lý một trong các thuốc sinh học trừ tuyến trùng chứa hoạt chất Clinoptilolite (Map Logic 90WP); Chitosan (Jolle 50 WP); Paecilomyces lilacinus (Palila 500 WP )…Vào giai đoạn mang trái, đu đủ thường nhiễm bệnh thán thư. Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra. Ở những vùng thường xuyên nhiễm bệnh, nấm bệnh gây hại trên lá và cả trên cuống trái, thân cây. Triệu chứng trên lá đặc trưng là những đốm tròn màu vàng nhạt, phát triển nặng vết bệnh lan rộng ra, chuyển màu nâu. Nhìn kỹ trên bề mặt vết bệnh có nhiều vòng đồng tâm. Nhiều vết bệnh liên kết lại với nhau, làm lá bị cháy thành từng mãng lớn. Trên trái, vết bệnh lúc đầu là những đốm tròn úng nước, màu xanh tái, đường kính khoảng 3-5mm, hơi lõm vào thịt trái. Bệnh càng nặng, vết bệnh càng phát triển rộng ra. Buổi sáng, khi ẩm độ cao, dễ dàng nhận thấy những tơ nấm trắng phát triển ở xung quanh vết bệnh, nơi vùng bệnh bị thối ăn sâu vào thịt trái. Nấm có thể gây hại từ khi trái còn xanh đến khi trái chín. Trái bị nhiễm sớm sẽ bị biến dạng hay héo khô, có màu nâu. Bệnh gây hại trên cuống trái làm cuống trái bị thối và trái rụng sớm. Trên thân, vết bệnh cũng là những đốm nâu, hơi lõm. Nấm phát triển mạnh ở những vườn đu đủ trồng dày, ẩm độ cao, mưa nhiều. Nấm tồn tại ở dạng bào tử trên tàn dư cây bệnh, trong đất. Thăm vườn thường xuyên, phát hiện khi bệnh chớm xuất hiện, phun một trong các thuốc: Antracol 70WP, Amistar 250SC, …
Triệu chứng bệnh thán thư trên trái. |
Nguyên tắc chung để quản lý bệnh nên áp dụng nhiều biện pháp tổng hợp, quan tâm đến kỹ thuật canh tác ngay từ khi mới trồng như mật độ vừa phải hợp lý, tránh trồng quá dày. Vườn đu đủ cần cao ráo, thoát nước tốt. Bón nhiều phân hữu cơ để tạo đất tơi xốp kết hợp chế phẩm sinh học Trichoderma. Không trồng đu đủ liên tục nhiều vụ, nhất là trên vùng đất trước đó đã bị nhiễm bệnh. Khi phát hiện bệnh nên thu gom và tiêu huỷ các bộ phận bị bệnh để tránh lây lan. Đu đủ là loại trái cây thường sử dụng ăn chín và trái được thu hoạch liên tục nên khi phun thuốc giai đoạn mang trái cần chọn lọc những loại thuốc ít độc, ưu tiên sử dụng nhóm thuốc sinh học. Ngoài ra, đu đủ rất mẫn cảm đối với các loại thuốc nhũ dầu, dễ gây cháy lá, do đó không được pha thuốc quá liều hướng dẫn trên nhãn thuốc và nên phun vào lúc chiều mát. Tuyệt đối đảm bào đúng thời gian cách ly để an toàn cho sức khoẻ người tiêu dùng.
Từ khóa » đu đủ Bị Rụng Lá
-
Cần Làm Gì Khi Cây đu đủ Bị Vàng Lá
-
'Đu đủ Bị Vàng Lá, Héo Rũ': Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
-
Khắc Phục Khi Cây đu đủ /bỏ Cổ Trái /Tâm Thành TV - YouTube
-
Bị Rụng Trái Non - Đủ đủ - Agriviet
-
Cách Khắc Phục Cây đu đủ Có Hiện Tượng Vàng Lá
-
Phòng Trừ Bệnh Hại đu đủ Trong Mùa Mưa
-
Những Bệnh Gây Hại Cây đu đủ Thường Gặp
-
Những Bệnh Hại Trên Cây đu đủ Và Biện Pháp Phòng Trừ
-
CÁCH CHĂM SÓC CÂY ĐU ĐỦ VÀ NHỮNG LƯU Ý ĐỂ ĐU ĐỦ SAI ...
-
Các Loại Sâu Bệnh Hại Đu đủ Và Cách Phòng Trừ Tốt Nhất - .vn
-
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây đu đủ - Phân Bón Hà Lan
-
Kỹ Thuật Trồng Cây đu đủ Cho Trái Sai Quanh Năm, ít Sâu Bệnh
-
Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Đu Đủ đạt Năng Suất Cao
-
Cây đu đủ - Quen Mà Lạ