Quản Lý Sản Xuất Công Nghiệp Chương 1 - Bài Giảng

Đăng nhập / Đăng ký
  • Trang chủ
  • Thành viên
  • Trợ giúp
  • Liên hệ

Bây giờ là mấy giờ

lich am duong

Đăng nhập

Tên truy nhập Mật khẩu Ghi nhớ   Quên mật khẩu ĐK thành viên

Thông tin

  • Giới thiệu bản thân
  • Lịch học tập
  • Ảnh của tôi
  • Lưu giữ kỉ niệm
  • Chia sẻ kinh nghiệm
  • Soạn bài trực tuyến

Tài nguyên dạy học

Các ý kiến mới nhất

Hỗ trợ trực tuyến

Điều tra ý kiến

Bạn thấy trang này như thế nào? Đẹp Bình thường Sơ sài Ý kiến khác

Thống kê

  • 10838 truy cập (chi tiết) 1 trong hôm nay
  • 11591 lượt xem 1 trong hôm nay
  • 11 thành viên
  • Ảnh ngẫu nhiên

    Mauchuvietbangchuhoadung.png Mauchuvietbangchuhoadung.png

    Thành viên trực tuyến

    1 khách và 0 thành viên

    Chào mừng quý vị đến với website của ...

    Quý vị chưa đăng nhập hoặc chưa đăng ký làm thành viên, vì vậy chưa thể tải được các tài liệu của Thư viện về máy tính của mình. Nếu chưa đăng ký, hãy nhấn vào chữ ĐK thành viên ở phía bên trái, hoặc xem phim hướng dẫn tại đây Nếu đã đăng ký rồi, quý vị có thể đăng nhập ở ngay phía bên trái. Đưa bài giảng lên Gốc > Bài giảng >
    • Quản lý sản xuất công nghiệp Chương 1
    • Cùng tác giả
    • Lịch sử tải về

    Quản lý sản xuất công nghiệp Chương 1 Download Edit-0 Delete-0

    Wait
    • Begin_button
    • Prev_button
    • Play_button
    • Stop_button
    • Next_button
    • End_button
    • 0 / 0
    • Loading_status
    Nhấn vào đây để tải về Báo tài liệu có sai sót Nhắn tin cho tác giả (Tài liệu chưa được thẩm định) Nguồn: Người gửi: Nguyễn Văn Sinh (trang riêng) Ngày gửi: 13h:55' 20-03-2010 Dung lượng: 924.0 KB Số lượt tải: 13 Số lượt thích: 0 người QUẢN LÝ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP MSMH: CN 408Nộp báo cáo với chủ đề tự chọn: 25%Thi cuối kỳ: 65%Chuyên cần: 10%2CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ QUẢN TRỊ SẢN XUẤTMục đích, yêu cầu:Sau khi học xong chương này, sinh viên có thể: - Hiểu được bản chất của sản xuất, các yếu tố của quá trình sản xuất.- Biết cách phân loại sản xuất theo các tiêu thức khác nhau, hiểu rõ đặc điểm của từng loại sản xuất ảnh hưởng đến công tác quản trị sản xuất trong doanh nghiệp.- Nắm rõ khái niệm, mục tiêu của quản trị sản xuất, vai trò và mối quan hệ của quản trị sản xuất với các chức năng quản trị chính khác- Nhận thức được các nội dung chủ yếu của công tác quản trị sản xuất trong doanh nghiệp- Khái quát được quá trình hình thành và xu hướng phát triển của quản trị sản xuất- Hiểu được bản chất và biết đánh giá hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp.31.1.1 Sản xuất Hiện nay theo quan niệm phổ biến trên thế giới thì sản xuất (Production) được hiểu là một quá trình (Process) tạo ra sản phẩm (Goods) hoặc dịch vụ (Services). Sản phẩm của quá trình sản xuất bao gồm hai loại chính: Sản phẩm hữu hình là kết quả của quá trình sản xuất thoả mãn nhu cầu của con người và tồn tại dưới dạng vật thể. Sản phẩm vô hình là kết quả của quá trình sản xuất thoả mãn nhu cầu của con người nhưng không tồn tại dưới dạng vật thể (thường gọi là dịch vụ). 1.1 SẢN XUẤT VÀ PHÂN LOẠI SẢN XUẤT4 Như vậy, sản xuất chính là quá trình chuyển hoá các yếu tố đầu vào, biến chúng thành các đầu ra dưới dạng sản phẩm hoặc dịch vụ. 51.1.2. Phân loại sản xuấtTrong thực tiễn có rất nhiều kiểu, dạng sản xuất khác nhau phụ thuộc trình độ trang bị kỹ thuật, trình độ tổ chức sản xuất, tính chất sản phẩm...Mỗi kiểu, dạng sản xuất đòi hỏi phải có một phương pháp quản trị thích hợp. Do đó, Phân loại sản xuất là cơ sở để doanh nghiệp lựa chọn phương pháp quản trị sản xuất phù hợp. Sản xuất của một doanh nghiệp được đặc trưng trước hết bởi sản phẩm của nó. Tuy nhiên người ta có thể thực hiện phân loại sản xuất theo các đặc trưng sau đây:6- Số lượng sản phẩm sản xuất- Tổ chức các dòng sản xuất- Mối quan hệ với khách hàng- Kết cấu sản phẩm- Khả năng tự chủ trong việc sản xuất sản phẩm1.1.2.1. Phân loại theo số lượng sản xuất và tính chất lặp lạiPhân loại theo số lượng sản xuất và tính chất lặp lại là một cách phân loại có tính chất giao nhau. Theo cách phân loại này ta có :- Sản xuất đơn chiếc Sản xuất hàng khối Sản xuất hàng lọat7Sản xuất đơn chiếc: số chủng loại sản phẩm rất nhiều nhưng sản lượng mỗi loại rất ít. Quá trình sản xuất không lặp lại, thường được tiến hành một lần Khâu chuẩn bị kỹ thuật sản xuất và khâu sản xuất thường không được tách rời. Không có sự chế tạo, thử nghiệm sản phẩm trước khi đưa vào sản xuất như ở trong các loại hình sản xuất cao hơn.- Quy trình công nghệ thường được lập ra một cách sơ sài, trong nhiều trường hợp chúng cần được chính xác hoá nhờ kinh nghiệm của người công nhân.8Trình độ nghề nghiệp của người công nhân cao vì họ phải làm nhiều loại công việc khác nhau. Nhưng do không được chuyên môn hoá nên năng suất lao động thường thấp.Máy móc thiết bị của doanh nghiệp chủ yếu là các thiết bị vạn năng được sắp xếp theo từng loại máy có cùng tính năng, tác dụng phù hợp với những công việc khác nhau và luôn thay đổiƯu điểm - Đầu tư ban đầu nhỏ và tính linh hoạt của hệ thống sản xuất cao. 9Sản xuất hàng khối: số chủng loại sản phẩm được sản xuất ra ít thường chỉ có một vài loại sản phẩm với khối lượng sản xuất hàng năm rất lớn. Quá trình sản xuất rất ổn định, ít khi có sự thay đổi về kết cấu sản phẩm, yêu cầu kỹ thuật gia công sản phẩm cũng như nhu cầu sản phẩm trên thị trường. Ví dụ: Sản xuất thép, sản xuất giấy, xi măng... Các doanh nghiệp có loại hình sản xuất này thường có những đặc điểm chính sau:10- Thiết bị máy móc thường là các loại thiết bị chuyên dùng hoặc các thiết bị tự động, được sắp xếp thành các dây chuyền khép kín cho từng loại sản phẩm.- Khâu chuẩn bị kỹ thuật sản xuất như thiết kế sản phẩm, chế tạo các mẫu thử sản phẩm và quy trình công nghệ gia công sản phẩm được chuẩn bị rất chu đáo trước khi đưa vào sản xuất - Khâu chuẩn bị kỹ thuật sản xuất và khâu sản xuất là hai giai đoạn tách rời.- Trình độ chuyên môn hoá người lao động cao, mỗi người công nhân thường chỉ thực hiện một nguyên công sản xuất ổn định trong khoảng thời gian tương đối dài nên trình độ nghề nghiệp của người lao động không cao nhưng năng suất lao động thì rất cao.11Ưu điểm: Chất lượng sản phẩm ổn định, giá thành hạ.Nhược điểm: Nhu cầu vốn đầu tư ban đầu vào các thiết bị chuyên dùng rất lớn.Sản xuất hàng loạt (Sản xuất loại nhỏ và loại trung bình) – Batch:là loại hình sản xuất trung gian giữa sản xuất đơn chiếc và sản xuất hàng khối, có số chủng loại sản phẩm tương đối nhiều nhưng khối lượng sản xuất hàng năm mỗi loại sản phẩm chưa đủ lớn để mỗi loại sản phẩm có thể được hình thành một dây chuyền sản xuất độc lập. Mỗi bộ phận sản xuất phải gia công chế biến nhiều loại sản phẩm được lặp đi lặp lại theo chu kỳ. Với mỗi loại sản phẩm người ta thường đưa vào sản xuất theo từng "loạt" nên chúng mang tên "sản xuất hàng loạt". Loại hình sản xuất này rất phổ biến trong ngành công nghiệp cơ khí dụng cụ, máy công cụ, dệt may, điện dân dụng, đồ gỗ nội thất... 12Đặc trưng chủ yếu :- Máy móc thiết bị chủ yếu là thiết bị vạn năng được sắp xếp bố trí thành những phân xưởng chuyên môn hoá công nghệ. Mỗi phân xưởng đảm nhận một giai đoạn công nghệ nhất định củaquá trình sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện một phương pháp công nghệ nhất định.- Chuyên môn hoá sản xuất không cao nhưng quá trình sản xuất lặp đi lặp lại một cách tương đối ổn định nên năng suất lao động tương đối cao.- Vì mỗi bộ phận sản xuất gia công nhiều loại sản phẩm khác nhau về yêu cầu kỹ thuật và quy trình công nghệ nên tổ chức sản xuất thường rất phức tạp. Thời gian gián đoạn trong sản xuất lớn, chu kỳ sản xuất dài, sản phẩm tồn kho trong nội bộ quá trình sản xuất lớn... 13 1.1.2. 2. Phân loại theo hình thức tổ chức sản xuất:Theo cách phân loại này chúng ta có ba dạng sản xuất chủ yếu sau đây:- Sản xuất liên tục- Sản xuất gián đoạn Sản xuất theo dự ánTrong thực tế còn có thể có các dạng sản xuất trung gian.14 Sản xuất liên tục (Flow shop)Sản xuất liên tục là một quá trình sản xuất mà ở đó người ta sản xuất và xử lý một khối lượng lớn một loại sản phẩm hoặc một nhóm sản phẩm nào đó. Thiết bị được lắp đặt theo dây chuyền sản xuất làm cho dòng di chuyển của sản phẩm có tính chất thẳng dòng. Máy móc thiết bị và các tổ hợp sản xuất được trang bị chỉ để sản xuất một loại sản phẩm vì vậy hệ thống sản xuất không có tính linh hoạt. Để hạn chế sự ứ đọng chế phẩm và khơi thông dòng di chuyển sản phẩm trong nội bộ quá trình sản xuất, cần cân bằng năng suất trên các thiết bị và các công đoạn sản xuất15Dạng sản xuất liên tục cần tự động hoá quá trình vận chuyển nội bộ (hệ thống vận chuyển hàng hoá tự động). Tự động hoá nhằm đạt được một giá thành sản phẩm thấp, một mức chất lượng cao và ổn định, mức tồn đọng chế phẩm thấp và dòng luân chuyển sản phẩm nhanh.Trong các doanh nghiệp dạng sản xuất liên tục bắt buộc phải thực hiện phương pháp bảo trì phòng ngừa máy móc thiết bị (sửa chữa trước khi máy hỏng) để tránh sự gián đoạn quá trình sản xuất.16Sản xuất gián đoạn (Job shop - Cửa hàng công việc)Sản xuất gián đoạn là một hình thức tổ chức sản xuất mà xử lý, gia công, chế biến một số lượng tương đối nhỏ sản phẩm mỗi loại, song số loại sản phẩm thì nhiều, đa dạng. Lọai hình này thường sử dụng thiết bị vạn năng được lắp đặt theo các bộ phận chuyên môn hoá chức năng, ở đó tập hợp tất cả các máy móc, thiết bị có cùng chức năng, cùng nhiệm vụ, dòng di chuyển của sản phẩm phụ thuộc vào thứ tự các nguyên công cần thực hiện.Trong dạng sản xuất này người ta bố trí các bộ phận theo nhiệm vụ (Job shop), máy móc thiết bị có khả năng thực hiện nhiều công việc khác nhau, nó không phải là để chuyên môn hoá cho một loại sản phẩm vì vậy tính linh hoạt của hệ thống sản xuất cao. 17Nhược điểm: - Khó cân bằng các nhiệm vụ trong một quá trình sản xuất gián đoạn. - Năng suất của các máy không bằng nhau làm cho mức tồn đọng chế phẩm trong quá trình sản xuất tăng lên. 18Sản xuất theo dự ánlà một loại hình sản xuất mà ở đó sản phẩm là độc nhất (Ví dụ: đóng một bộ phim, đóng một con tàu, viết một cuốn sách,...) và vì lẽ đó quá trình sản xuất cũng là duy nhất, không lặp lại.Nguyên tắc của lọai hình này là tổ chức thực hiện các công việc và phối hợp chúng sao cho giảm thời gian gián đoạn, đảm bảo kết thúc dự án và giao nộp sản phẩm đúng thời hạn.Trong dạng sản xuất này quá trình sản xuất không ổn định, cơ cấu tổ chức bị xáo trộn rất lớn do chuyển từ dự án này sang dự án khác, tổ chức sản xuất phải đảm bảo tính chất linh hoạt cao để có thể thực hiện đồng thời nhiều dự án sản xuất cùng một lúc. Sản xuất theo dự án có thể coi như một dạng đặc biệt của sản xuất gián đoạn.192.1.2.3. Phân loại theo mối quan hệ với khách hàng- Sản xuất để dự trữ (Make to Stock)- Sản xuất theo đơn hàng (make to Order) Sản xuất để dự trữ: xảy ra khi:- Chu kỳ sản xuất lớn hơn chu kỳ thương mại mà khách hàng yêu cầu. Chu kỳ sản xuất là khoảng thời gian kể từ khi đưa sản phẩm vào gia công cho tới khi sản phẩm hoàn thành và có thể giao cho khách hàng. Chu kỳ thương mại đó là khoảng thời gian kể từ khi khách hàng có yêu cầu cho đến khi yêu cầu đó được phục vụ (thoả mãn), nói cách khác, từ khi khách hàng hỏi mua đến khi nhận được sản phẩm. Khi chu kỳ sản xuất dài hơn chu kỳ thương mại, cần phải sản xuất trước (dựa trên kết quả của quá trình dự báo nhu cầu) để thoả mãn nhu cầu20- Các nhà sản xuất muốn sản xuất một khối lượng lớn để giảm giá thành- Nhu cầu về các loại sản phẩm có tính chất thời vụ, trong các giai đoạn nhu cầu sản phẩm trên thị trường thấp, sản phẩm không tiêu thụ được, các nhà sản xuất không muốn ngừng quá trình sản xuất, sa thải công nhân, vì vậy họ quyết định sản xuất để dự trữ rồi tiêu thụ cho các kỳ sau, khi nhu cầu trên thị trường tăng lên.21 Sản xuất theo đơn hàng: quá trình sản xuất chỉ được tiến hành khi xuất hiện những yêu cầu cụ thể của khách hàng về sản phẩm. Vì vậy nó tránh được sự tồn đọng của sản phẩm cuối cùng chờ tiêu thụ. Dạng sản xuất này hiện nay được ưa chuộng và sử dụng nhiều hơn dạng sản xuất để dự trữ bởi vì nó giảm được khối lượng dự trữ, giảm các chi phí tài chính nhờ đó mà giảm được giá thành sản phẩm, nâng cao lợi nhuận. Vì vậy hãy lựa chọn hình thức sản xuất này khi có thể. Trong thực tế, hình thức tổ chức sản xuất hỗn hợp tồn tại khá nhiều, ở đó người ta tận dụng thời hạn chấp nhận được của khách hàng để lắp ráp hoặc thực hiện khâu cuối cùng của quá trình sản xuất sản phẩm, hoặc để cá biệt hoá tính chất của sản phẩm (phần này được thực hiện theo những yêu cầu của khách hàng); giai đoạn đầu được thực hiện theo phương pháp sản xuất để dự trữ.22234. Phân loại theo quá trình hình thành sản phẩmQuá trình hình thành sản phẩm cũng được coi là một trong những căn cứ để phân loại sản xuất của doanh nghiệp. Theo cách phân loại này người ta phân biệt bốn quá trình hình thành sảnphẩm trong sản xuất sau đây:a. Quá trình sản xuất hội tụ: Trong trường hợp này một sản phẩm được ghép nối từ nhiều cụm, nhiều bộ phận, tính đa dạng của sản phẩm cuối cùng nói chung là nhỏ, nhưng các cụm, các bộ phận thì rất nhiều. Số mức kết cấu có thể thay đổi từ một đến hàng chục, ví dụ sản xuất các sản phẩm đồ điện dân dụng và sản phẩm cơ khí,....24b. Quá trình sản xuất phân kỳ: Đó là trường hợp mà các doanh nghiệp xuất phát từ một hoặc một vài loại nguyên vật liệu nhưng lại cho ra rất nhiều loại sản phẩm khác nhau. Ví dụ trong công nghiệp sữa, từ một loại nguyên liệu là sữa sản phẩm cuối cùng bao gồm nhiều loại với những quy cách và bao bì khác nhau như pho mát, sữa chua, bơ,....25c. QTSX phân kỳ có điểm hội tụ: Đó là trường hợp các doanh nghiệp xuất phát từ nhiều các bộ phận, các cụm, các chi tiết tiêu chuẩn hoá hình thành một điểm hội tụ rồi xuất phát từ điểm hội tụ đó sản phẩm cuối cùng của doanh nghiệp lại rất nhiều loại và đa dạng thậm chí cũng nhiều loại như các yếu tố đầu vào.VD: Công nghệ sản xuất ô tô.26Thông thường để quản lý loại doanh nghiệp này ta có thể áp dụng các phương pháp khác nhau đối với các phần khác nhau. Ví dụ: Quản lý sản xuất để dự trữ đối với các phần hội tụ, quản lý sản xuất theo đơn hàng đối với các phần phân kỳ. Kết cấu loại này thường gặp trong công nghệ sản xuất ô tô,.... Từ các chi tiết bộ phận tiêu chuẩn hoá người ta hình thành nhiều kiểu truyền động khác nhau (hộp số) và nhiều loại mui xe, kính chắn giá khác nhau,...27d. Quá trình sản xuất song song: Các doanh nghiệp có ít loại sản phẩm, ít loại nguyên liệu, các thành phẩm cuối cùng được tập hợp từ rất ít các yếu tố, thậm chí từ một yếu tố. Công nghiệp bao bì là một ví dụ điển hình về loại cấu trúc này. Một yếu tố đầu vào có 1 hoặc 1 số yếu tố đầu ra.285. Phân loại theo tính tự chủa. Nhà thiết kế chế tạoDoanh nghiệp tự thiết kế các sản phẩm của mình, tự sản xuất và tiêu thụ. Doanh nghiệp loại này cần một hệ thống quản lý sản xuất hoàn chỉnh có tính thích ứng cao bởi vì đó chính là điều kiện để có khả năng cạnh tranh trên thị trường.29b. Nhà thầuĐó là các doanh nghiệp chỉ thực hiện một bộ phận các công việc sản xuất của người cấp thầu (người cho thầu). Tuy nhiên doanh nghiệp nhận thầu có thể tự chủ trong việc mua sắm nguyên vật liệu và các trang thiết bị cần thiết và có thể lựa chọn một phương pháp sản xuất phù hợp để thoả mãn yêu cầu đặt ra của người cho thầu về sản phẩm và dịch vụ.30c. Người gia côngCũng giống như người nhận thầu, người gia công chỉ thực hiện một phần công việc sản xuất của người giao việc (doanh nghiệp chủ). Tuy nhiên họ không có quyền tự chủ trong việc mua bán nguyên vật liệu. Tất cả cái đó được cung cấp bởi doanh nghiệp chủ, thậm chí cả máy móc thiết bị sản xuất cũng có thể được cấp bởi doanh nghiệp chủ.311.2 THỰC CHẤT CỦA QUẢN TRỊ SẢN XUẤT1.21 Khái niệm quản trị sản xuấtDoanh nghiệp là một tổ chức kinh tế hoạt động trong cơ chế thị trường, bằng nguồn lực, cácphương tiện vật chất và tài chính của mình có thể thoả mãn những nhu cầu của khách hàng bằng cách sản xuất sản phẩm và cung cấp các dịch vụ. Hay nói cách khác doanh nghiệp là một hệ thống chuyển hoá các đầu vào thành đầu ra dưới dạng sản phẩm và dịch vụ.Mỗi doanh nghiệp là một hệ thống có mối quan hệ chặt chẽ với môi trường bên ngoài và có cấu trúc bên trong gồm nhiều phân hệ khác nhau. Để thực hiện mục tiêu của mình, mỗi doanh nghiệp phải tổ chức tốt các bộ phận cấu thành nhằm thực hiện những chức năng cơ bản.32Sản xuất là một trong những phân hệ chính có ý nghĩa quyết định đến việc tạo ra sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ cho xã hội. Quản lý hệ thống sản xuất sản phẩm, dịch vụ là chức năng, nhiệm vụ cơ bản của từng doanh nghiệp. Hình thành, phát triển và tổ chức điều hành tốt hoạt động sản xuất là cơ sở và yêu cầu thiết yếu để mỗi doanh nghiệp có thể đứng vững và phát triển trên thị trường.33Quản trị sản xuất chính là quá trình thiết kế, hoạch định, tổ chức điều hành và kiểm tra theo dõi hệ thống sản xuất nhằm thực hiện những mục tiêu sản xuất đã đề ra. Hay nói cách khác, quản trị sản xuất là tổng hợp các hoạt động xây dựng hệ thống sản xuất và quản trị quá trình sử dụng các yếu tố đầu vào tạo thành các sản phẩm, dịch vụ ở đầu ra theo yêu cầu của khách hàng nhằm thực hiện các mục tiêu đã xác định.Cũng giống như các phân hệ khác, hệ thống sản xuất bao gồm nhiều yếu tố cấu thành có mối quan hệ khăng khít, chặt chẽ với nhau. Phân hệ sản xuất được biểu diễn trong sơ đồ sau:3435Yếu tố trung tâm của quản lý sản xuất là quá trình biến đổi. Đó là quá trình chế biến, chuyển hoá các yếu tố đầu vào hình thành hàng hoá hoặc dịch vụ mong muốn, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Kết quả hoạt động của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc thiết kế, tổ chức và quản lý quá trình biến đổi này.Các yếu tố đầu vào rất đa dạng gồm có nguồn tài nguyên thiên nhiên, con người, công nghệ, kỹ năng quản lý và nguồn thông tin. Chúng là điều kiện cần thiết cho bất kỳ quá trình sản xuất hoặc dịch vụ nào. Muốn quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả cần phải tổ chức, khai thác sử dụng các yếu tố đầu vào hợp lý, tiết kiệm nhất.36Đầu ra chủ yếu gồm hai loại là sản phẩm và dịch vụ. Ngoài những sản phẩm và dịch vụ được tạo ra, sau mỗi quá trình sản xuất, còn có các loại phụ phẩm khác có thể có lợi hoặc không có lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đôi khi đòi hỏi phải có chi phí rất lớn cho việc xử lý,giải quyết chúng, như phế phẩm, chất thải,...Thông tin phản hồi là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống sản xuất của doanh nghiệp. Đó là những thông tin cho biết tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất trong thực tế của doanh nghiệp.Các đột biến ngẫu nhiên có thể làm rối loạn hoạt động của toàn bộ hệ thống sản xuất dẫn đến không thực hiện được những mục tiêu dự kiến ban đầu. Chẳng hạn thiên tai, hạn hán, lũ lụt, chiến tranh, hoả hoạn, ....37Nhiệm vụ của quản trị sản xuất là thiết kế và tổ chức hệ thống sản xuất nhằm biến đổiĐầu vào thành các yếu tố đầu ra sau mỗi quá trình biến đổi, nhưng với một lượng lớn hơn số lượng đầu tư ban đầu. Giá trị gia tăng là yếu tố quan trọng nhất, là động cơ hoạt động của các doanh nghiệp và mọi tổ chức cá nhân có liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Giá trị gia tăng là nguồn gốc của sự tăng của cải và mức sống của toàn xã hội; tạo ra nguồn thu nhập cho tất cả các đối tượng có tham gia đóng góp vào hoạt động của doanh nghiệp như những người lao động, chủ sở hữu, cán bộ quản lý và là nguồn tái đầu tư sản xuất mở rộng, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp.381.2.2 Mục tiêu của quản trị sản xuấtSản xuất là một trong những chức năng chính của doanh nghiệp, cho nên quản trị sản xuấtbị chi phối bởi mục đích của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh mục đích là lợi nhuận, đối với doanh nghiệp công ích mục đích là phục vụ.Quản trị sản xuất với tư cách là tổ chức quản lý sử dụng các yếu tố đầu vào và cung cấp đầura phục vụ nhu cầu của thị trường, mục tiêu tổng quát đặt ra là đảm bảo thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng trên cơ sở sử dụng hiệu quả nhất các yếu tố sản xuất. 39Nhằm thực hiện mục tiêu này, quản trị sản xuất có các mục tiêu cụ thể sau:- Bảo đảm chất lượng sản phẩm và dịch vụ theo đúng yêu cầu của khách hàng;- Giảm chi phí sản xuất tới mức thấp nhất để tạo ra một đơn vị đầu ra;- Rút ngắn thời gian sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ;- Xây dựng hệ thống sản xuất của doanh nghiệp có độ linh hoạt cao;40Cần chú ý rằng các mục tiêu trên thường mâu thuẫn với nhau. Vấn đề đặt ra là phải biết xácđịnh thứ tự ưu tiên của các mục tiêu tạo ra thế cân bằng động, đó là sự cân bằng tối ưu giữa chấtlượng, tính linh hoạt của sản xuất, tốc độ cung cấp và hiệu quả phù hợp với hoàn cảnh môi trườngtrong từng thời kỳ cụ thể để tạo ra sức mạnh tổng hợp, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanhnghiệp trên thị trường.1.2.3 Vai trò và mối quan hệ của quản trị sản xuất với các chức năng quản trị chính khác41Doanh nghiệp là một hệ thống thống nhất bao gồm ba phân hệ cơ bản là quản trị tài chính, quản trị sản xuất và quản trị Marketing. Trong các hoạt động trên, sản xuất được coi là khâu quyết định tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ, và giá trị gia tăng. Chỉ có hoạt động sản xuất hay dịch vụ mới là nguồn gốc của mọi sản phẩm và dịch vụ được tạo ra trong doanh nghiệp. Sự phát triển sản xuất là cơ sở làm tăng giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, tăng trưởng kinh tế cho nền kinh tế quốc dân tạo cơ sở vật chất thúc đẩy xã hội phát triển. Quá trình sản xuất được quản lý tốt góp phần tiết kiệm được các nguồn lực cần thiết trong sản xuất, giảm giá thành, tăng năng suất và hiệu quả của doanh nghiệp nói chung. Chất lượng sản phẩm hay dịch vụ do khâu sản xuất hay cung ứng dịch vụ tạo ra. Hoàn thiện quản trị sản xuất tạo tiềm năng to lớn cho việc nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.424. Mức độ tự động hóa: Cần xác định mức độ tự động hóa để kết hợp vào hệ thống sản xuất 5. Chất lượng sản phẩm hay dịch vụ:Yêu cầu về mức độ chất lượng sản phẩm có liên quan đến mức độ tự động hóa được kết hợp trong qui trình sản xuất, về phương diện tự động hóa máy móc thiết bị có thể sản xuất ra sản phẩm có tính đồng bộ đáng tin cậy.434.12 Chọn lựa qui trình và thiết kế hệ thống44Họach định quy trình sản xuất:Các yếu tố chính:– Năng lực : vốn – thiết bị/lao động– Tính linh động trong quy trình– Điều chỉnh các thay đổi– Thiết kế– Khối lượng– Công nghệ45Các lọai quy trình:+ Cửa hàng công việc (Job-shop): Qui mô nhỏ, sản xuất đơn chiếc+ Mẽ (batch) : Khối lượng vừa+ Lặp lại / Dây chuyền lắp ráp (Assembly line): Khối lượng lớn hàng hóa/dịch vụ theo tiêu chuẩn + Liên tục: Khối lượng lớn và liên tục46Các lọai bố trí cơ bản+ Bố trí theo sản phẩm :Bố trí mà sử dụng các họat động chế biến hàng lọat để có sự trôi chảy, nhanh chóng, dòng sản phẩm khối lượng lớn.+ Bố trí theo qui trình:Bố trí sao cho có thể sử dụng khi đòi hỏi thay đổi qui trình + Bố trí cố định vị trí:Bố trí mà sản phẩm hoặc quy trình duy trì sự ổn định, công nhân, vật liệu, và thiết bị di chuyển khi cần47Các kiểu thiết kế qui trình--- Thiết kế hướng về sản phẩm: Dòng vận chuyển vật liệu48Ưu điểm:- Mức yêu cầu về kỹ năng lao động thấp, không cần huấn luyện nhiều.- Giảm được việc giám sát các công việc.- Thuận tiện cho hoạch định và kiểm soát sản xuất.Nhược điểm:- Hệ thống định hướng theo sản phẩm trong chế tạo thường yêu cầu mức độ đầu tư cao. Sự gia tăng của đầu tư xuất phát từ 2 vấn đề:+ Việc sử dụng máy móc thiết bị xử lý nguyên vật liệu và đất đai.+ Sử dụng máy móc thiết bị chuyên dụng trong một sản phẩm hay dịch vụ riêng biệt.- Tính năng động của sản phẩm trong hệ thống này là thấp, vì chúng rất khó thay đổi theo sản phẩm hay dịch vụ.49... Thiết kế hướng về qui trình:504.13 MỐI QUAN HỆ GIƯA THIÊT KẾ SẢN PHẨM, THIẾT KẾ QUI TRÌNH SẢN XUẤT VÀ CHÍNH SÁCH TỒN KHO.Hai quyết định chính trong việc định vị chiến lược cho các nhà chế tạo: - Xác định kiểu thiết kế: theo tiêu chuẩn hay theo yêu cầu khách hàng.- Quyết định về chính sách dự trữ thành phẩm: sản xuất theo đơn hàng (Make to order) hay sản xuất để dự trữ (make to stock).51+ Hai quyết định cần có mối quan hệ chặt chẽ nhau vì thiết kế theo yêu cầu khách hàng hay theo tiêu chuẩn thường ảnh hưởng đến chính sách dự trữ thành phẩm thực tế.+ Thiết kế sản phẩm theo tiêu chuẩn thường được kết nối với hệ thống dự trữ sản phẩm theo hình thức sản xuất để dự trữ 52Hệ thống sản xuất để tồn trữ (make to stock).53Hệ thống sản xuất theo đơn hàng (Make to order)54Lựa chọn các khả năng trong qui trình sản xuất. Kích thước lô sản xuất và sự biến động của sản phẩm 554.14 Phân tích kinh tế Các hàm chi phí của các kiểu qui trình 56Nhu cầu vốn cho việc thiết kế qui trình Khái niệm về đòn cân hoạt động: công cụ đo lường mối quan hệgiữa chi phí với doanh số bán hàng năm của một xí nghiệp Xí nghiệp có mức độ đòn cân hoạt động cao khi CPCĐ trong tổng chi phí caoQuan hệ giữa đòn cân hoạt động và thiết kế qui trình.57Nhu cầu vốn cho việc thiết kế qui trình Khái niệm đòn cân hoạt động có những ý nghĩa quan trọng trong việc chọn bản thiết kế qui trình.* Lợi nhuận dài hạn lớn hơn có thể thấy được ở các qui trình sản xuất với đòn cân hoạt động lớn hơn khi sản xuất đạt đến một mức độ nhất định.* Lỗ dài hạn càng lớn sẽ phát sinh từ những qui trình sản xuất với đòn cân hoạt động lớn hơn nếu như khối lượng sản xuất ít hơn điểm hòa vốn.* Đòn cân hoạt động của một qui trình sản xuất càng cao, thì lợi nhuận trong tư­ơng lai càng không chắc chắn.* Dự báo doanh số bán lớn không chắc chắn thì mức rủi ro càng lớn khi sử dụng qui trình có đòn cân hoạt động cao.58Phân tích điểm hòa vốn (Break Even Point - BEP)594.15 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT Hệ thống sản xuất tự động: - Dây chuyền tự động: gồm một số máy liên kết lại với nhau bởi các bộ phận chuyển giao và vận chuyển tự động .Hệ thống này còn được gọi là hệ thống tự động cố định, nghĩa là dây chuyền được thiết kế để sản xuất một loại chi tiết hay một loại sản phẩm - Hệ thống lắp rắp tự động: Là một hệ thống các máy móc lắp ráp tự động được liên kết với nhau bởi những thiết bị vận chuyển vật liệu tự động Vật liệu được cung cấp cho các máy một cách tự động và thường do robot đảm nhận và có tính lặp lại đến khi hòan tất công việcHệ thống này dùng sản xuất những linh kiện chính yếu hay thành phẩm 60Hệ thống phân phối và tồn trữ tự động:Là hệ thống nhận đơn hàng về vật liệu từ mọi khâu trong nhà máy, chọn vật liệu từ kho và phân phối cho các trạm sản xuất trong nhà máy. Có 3 bộ phận chính trong hệ thống này:* Hệ thống thông tin và máy tính.* Hệ thống vận chuyển và phân phối vật liệu tự động.* Hệ thống phục hồi và tồn kho tự động.Lợi ích của hệ thống này là:- Tăng năng lực nhà kho.- Tăng sự luân chuyển ra vào của hệ thống.- Giảm chi phí lao động.- Cải thiện chất lượng sản phẩm 615.1. Khái niệm: Năng lực sản xuất là giới hạn trên hoặc số lượng hàng hóa tối đa mà công ty có thể đạt được.Những câu hỏi cơ bản để xác định năng lực sản xuất là:Lọai nào cần?Cần bao nhiêu?Khi nào cần?Tiêu thụ ở đâu?Thiết bị/ Công nghệ sử dụng?Chương 5: HOẠCH ĐỊNH NĂNG LỰC SẢN XUẤT625.2. Tầm quan trọng của việc quyết định năng lực sản xuấtẢnh hưởng đến khả năng để đáp ứng nhu cầu trong tương laiẢnh hưởng đến chi phí vận hànhXác định chi phí ban đầuQuan tâm đến chiến lược dài hạnẢnh hưởng của sự cạnh tranhẢnh hưởng của sự dễ quản lýTính phức tạp do tòan cầu hóa Tác động đến kế họach dài hạn635.3.Phân lọai họach định sản xuất: 5.3.1 Họach định sản xuất dài hạn:Hoạch định phương tiện sản xuất được thiết kế dựa trên cơ sở kế hoạch chiến lược dài hạn của công ty, và số sản phẩm cần sản xuất trong từng giai đoạn. Hoạch định phương tiện sản xuất bao gồm:xác định năng lực sản xuất dài hạn cần có, thời điểm cần bổ sung năng lực sản xuất, vị trí bố trí nhà máy. 64Các nhân tố chịu ảnh hưởng của năng lực phương tiện máy móc thiết bị:Hiệu quả hoạt động Chi phí bảo trì, Tính thuận lợi của lịch trình 65Các quyết định về hoạch định năng lực sản xuất dài hạn - Ước lượng năng lực cho máy móc thiết bị hiện tại.- Dự báo nhu cầu về năng lực sản xuất dài hạn trong tương lai cho tất cả sản phẩm hoặc dịch vụ.- Chỉ rõ và phân tích nguồn cung cấp để đáp ứng nhu cầu năng lực sản xuất trong tương lai.- Lựa chọn nguồn năng lực sản xuất thích hợp.Nhân tố giới hạn trong hoạch định sản xuất ngắn hạn: quyết định số lượng sản phẩm được sản xuất là bao nhiêu thì có hiệu quả trong từng giai đoạn sản xuất cụ thể66Công suất thiết kế Tối đa SP đầu ra hoặc năng lực dịch vụ của họat động, qui trình, hoặc thiết bị theo thiết kếCông suất thực tếCông suất thiết kế - công suất không đạt do dừng máy (giờ nghỉ, bảo trì, sản phẩm hư)Năng suất thực tế  Mức sản phẩm đạt thực tế-không vượt quá công suất Năng suất(%) = SP đầu ra thực tế / Công suất thực tế Hiệu quả sử dụng (%)=SP đầu ra thực tế/Công suất thiết kế 67b. Yếu tố quyết định của hiệu quảPhương tiệnCác yếu tố sản phẩm &dịch vụCác yếu tố về quy trìnhCác yếu tố con ngườiYếu tố tác nghiệpYếu tố cung ứngCác yếu tố bên ngòai685.4 Họach định chiến lượcChiến lược năng lực cho nhu cầu dài hạnCác yếu tố nhu cầuTỷ lệ phát triển và khả năng thay đổiPhương tiện Chi phí xây dựng và họat độngThay đổi công nghệ Mức độ và hướng thay đổi công nghệThái độ của nhà cạnh tranhKhả năng sẵn sàng về vốn và đầu vào khác695.5 Yếu tố chính quyết định họach định năng lựcSản lượng cầnSự quyết định thời gian cho những thay đổi Cần duy trì sự cân bằngKhả năng linh họat của thiết bị/phương tiệnNăng lực sản xuất đệm – nhiều hơn nhu cầu nhằm bù lại sự không chắc chắn705.6 Các bước trong họach định năng lực Ước tính nhu cầu về năng lực trong tương lai Đánh giá năng lực hiện tại Đưa ra các giải pháp Chỉ đạo phân tích tài chánh Đánh giá các vấn đề định tính quan trọng Chọn lựa một khả năng Thực hiện khả năng được chọn Kiểm tra kết quả71Quyết định Sản xuất hay mua ? Các yếu tố quyết định:Năng lực sẵn cóÝ kiến chuyên giaXem xét chất lượngTính chất của nhu cầuChi phíRũi ro72Xây dựng các giải pháp về năng lực Thiết kế đảm bảo khả năng linh họat trong hệ thốngChú ý đến chu kỳ sống của sản phẩmChuẩn bị giải quyết những khó khăn về năng lực Cố gắng thỏa mãn các yêu cầu về năng lực Xác định khả năng họat động tối ưu735.6 Tính kinh tế trong quy mô lớna. Tính kính tế Nếu tỷ lệ đầu ra thấp hơn mức tối ưu, tăng tỷ lệ đầu ra chi phí bình quân cho sản phẩm sẽ giảm. b. Tính không kinh tế Nếu tỷ lệ đầu ra cao hơn mức tối ưu, giảm tỷ lệ đầu ra chi phí bình quân cho sản phẩm sẽ tăng745.7 Đánh giá các giải pháp lựa chọnNguyên tắc lựa chọn: tỷ lệ đầu ra tối ưu để chi phí sản xuất tối thiểuChi phí tối thiểu & tối ưu mức sản xuất là những hàm số của quy mô sản xuất.755.7.1 Quan hệ Chi phí- Sản lượng a. Cách thức thay đổi năng lực sản xuất:Khi năng lực sản xuất dài hạn được ước lượng thông qua dự báo, các công ty có thể vấp phải trình trạng không đủ hay dư thừa năng lực sản xuất. Bảng dưới đây liệt kê một số cách thức mà nhà quản lý có thể sử dụng cho việc thay đổi năng lực sản xuất trong dài hạn.76 Các phương thức thay đổi NLSX775.8 Phân tích cây quyết định về hoạch định năng lực sản xuất:Ngòai phương pháp phân tích điểm hòa vốn, sơ đồ hình cây (cây quyết định) cũng rất hữu hiệu trong phân tích các quyết định về hoạch định năng lực sản xuất. Kiểu phân tích này cho phép các nhà quản lý:Có thể vẽ ra các quyết định từ hiện tại đến tương lai.Tìm ra được cách thức làm việc cho những sự kiện không chắc chắn.Cách thức xác định giá trị tương đối của từng khả năng cho ra quyết định.78Ví dụ: Công ty M đang thiết kế một sản phẩm mới. Các nhà quản lý của công ty đang lựa chọn giữa ba khả năng: - Bán bản quyền cho một công ty khác với giá 200 triệu đồng; - Thuê một nhà tư vấn để nghiên cứu thị trường rồi mới đưa ra quyết định - Xây dựng nhà máy để tiến hành sản xuất Chi phí cho nghiên cứu là 100 triệu đồng và có 50% cơ hội có thị trường, + nếu nghiên cứu này không thuận lợi, có thể tiếp tục bán đi bản quyền với giá 120 triệu + Nếu như nghiên cứu cho ra kết quả tốt, Cty có thể bán đi ý tưởng với giá 400 triệu đồng 79Nhưng khi thị trường có triển vọng được tìm thấy thì khả năng thành công cuối cùng của sản phẩm là 40%. Một sản phẩm thành công sẽ sinh lợi 5 tỉ đồng Thậm chí nghiên cứu không đạt kết quả, sự thành công của sản phẩm có thể là 1 lần trong 10 lần giới thiệu sản phẩm. Nếu như các nhà quản lý quyết định sản xuất mà không cần tiến hành nghiên cứu, chỉ có 25% khả năng thành công. Một sản phẩm thất bại sẽ tốn chi phí 1tỉ đồng . Công ty nên làm gì? 80GiảiVẽ một sơ đồ hình cây từ trái sang phải.81Ghi chú 1. Các nút có tính xác xuất gọi là nút biến cố 2.Các nút không tính xác xuất gọi là nút gọi là nút chiến lượcNghiên cứu sơ đồ từ trái sang phải, tính toán giá trị kỳ vọng cho từng sự kiện ngẫu nhiên từ dòng quyết định thứ hai. 82Giá trị kỳ vọng của quyết định ban đầu là 660 triệu đồng. Kết quả của quyết định này được suy ra từ những nhánh không bị cắt từ trái sang phải: nghiên cứu, nếu kết quả tốt thì sản xuất; nếu kết quả không tốt thì bán.Một điểm cần lưu ý trong việc giải thích giá trị kỳ vọng của phân tích sơ đồ cây, một lỗi mà chúng ta thường gặp là giải thích cho từng quyết định một cách chính xác và tuyệt đối. Các giá trị kỳ vọng chỉ là giá trị đo lường tương đối chớ không phải là giá trị tuyệt đối. Khi năng lực của các phương tiện sản xuất hiện tại không đủ để đáp ứng nhu cầu về năng lực sản xuất trong dài hạn và các phương tiện sản xuất mới cũng cần được xây dựng, thuê mướn, hay mua thì vấn đề quan trọng mà chúng ta cần phải giải quyết là đặt chúng ở đâu ?838485868788899091Những yếu tố ảnh hưởng đến RAMNhững yếu tố ảnh hưởng đến RAM (Reliability Availability Maintainability - Độ tin cậy, Khả năng sẵn sàng, Khả năng bảo trì) bao gồm:Thiết kế hệ thống.Chất lượng chế tạo.Môi trường trong đó hệ thống được vận chuyển, lắp đặt, bảo quản và vận hành.Thiết kế và phát triển hệ thống hỗ trợTrình độ huấn luyện và những kỹ năng của người vận hành và bảo trì hệ thốngKhả năng sẵn sàng của vật liệu cần để sửa chữa hệ thốngCác trợ giúp và dụng cụ chẩn đoán. 9293949596979899100101102103104105106   ↓ ↓ Gửi ý kiến Bản quyền thuộc về nguyễn văn thiện Website được thừa kế từ Violet.vn, người quản trị: Nguyễn Văn Thiện

    Từ khóa » Nhược điểm Của Sản Xuất Liên Tục