Quản Lý, Sử Dụng Kinh Phí Và đoàn Phí Công đoàn - Báo Trà Vinh
Có thể bạn quan tâm
Từ nguồn kinh phí và đoàn phí công đoàn, các cấp công đoàn chăm lo tốt đời sống cho NLĐ bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.
Theo Điều 10 Hiến pháp năm 2013 và Điều 1 Luật Công đoàn năm 2012: “Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của NLĐ được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho NLĐ, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của NLĐ; tuyên truyền, vận động NLĐ học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Để thực hiện được chức năng, nhiệm vụ này, công đoàn cần nguồn lực tài chính để hoạt động, nhất là hoạt động chăm lo đời sống vất chất, tinh thần, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và NLĐ. Pháp luật hiện hành và Tổng LĐLĐ Việt Nam đã quy định về tài chính công đoàn. Cụ thể:
Về thu đoàn phí công đoàn: theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam, các hướng dẫn của Tổng LĐLĐ Việt Nam thì việc thu đoàn phí công đoàn phân cấp cho công đoàn cơ sở (CĐCS) thu (theo Điều 20 Quyết định số 1908/QĐ-TLĐ, ngày 19/12/2016 của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam); mức đóng đoàn phí hàng tháng bằng 01% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội (Điều 23 Quyết định số 1908/QĐ-TLĐ); hình thức thu (hay nói cách khác là phương thức đóng đoàn phí công đoàn của đoàn viên) sẽ do Ban Chấp hành CĐCS và đoàn viên công đoàn thỏa thuận và thống nhất để lựa chọn phương thức nào vừa phù hợp, vừa hiệu quả nhất theo quy định tại Điều 24 Quyết định số 1908/QĐ-TLĐ.
Về thu kinh phí công đoàn: Nghị định số 191/2013/NĐ-CP, ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định rõ: đối tượng đóng; mức đóng và căn cứ đóng; phương thức đóng; nguồn đóng (từ Điều 4 đến Điều 7). Mức đóng bằng hai phần trăm (02%) quỹ tiền lương của NLĐ làm căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội (Điều 26, Luật Công đoàn năm 2012, Điều 5, Nghị định số 191/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2019).
Tài chính công đoàn được sử dụng cho hoạt động thực hiện quyền, trách nhiệm của công đoàn và duy trì hoạt động của hệ thống công đoàn, mà chủ yếu là hoạt động thăm hỏi, trợ cấp cho đoàn viên công đoàn và NLĐ khi ốm đau, thai sản, hoạn nạn, khó khăn.
Trong những năm qua, Tổng LĐLĐ Việt Nam đặc biệt quan tâm đến quản lý và sử dụng tài chính công đoàn theo phương châm hướng về cơ sở, hướng về đoàn viên. Theo đó, nguồn kinh phí công đoàn được ưu tiên giữ lại cho cơ sở để thực hiện nhiệm vụ của CĐCS (năm 2021 CĐCS giữ lại 71% và từ năm 2022 là 75%) và để thăm hỏi, trợ cấp cho đoàn viên công đoàn và NLĐ khi ốm đau, thai sản, hoạn nạn, khó khăn; tổ chức hoạt động chăm lo khác cho NLĐ.
Bà Thạch Thị Thu Hà, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh cho biết: những năm qua, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh thực hiện và chỉ đạo các cấp công đoàn trong tỉnh thu, chi, quản lý, sử dụng tài chính công đoàn theo đúng quy định của pháp luật và Tổng LĐLĐ Việt Nam, được kiểm tra, công khai minh bạch theo quy định. Điển hình như trong đợt bùng phát dịch Covid-19 vừa qua, LĐLĐ tỉnh đã chi hơn 10 tỷ đồng hỗ trợ đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn, đoàn viên bị mắc bệnh Covid-19, các lực lượng y tế, lực lượng làm nhiệm vụ tuyến đầu phòng, chống dịch… đã giúp cho đoàn viên công đoàn trang trải cuộc sống, vượt qua khó khăn. Từ đó tạo được niềm tin yêu của cán bộ, đoàn viên công đoàn, NLĐ và doanh nghiệp vào tổ chức công đoàn Việt Nam.
Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh vẫn còn tình trạng doanh nghiệp chưa thực hiện đúng các quy định của pháp luật về tài chính công đoàn, không trích nộp kinh phí công đoàn, trích nộp kinh phí không đúng quy định; chỉ nộp phần kinh phí trích nộp về công đoàn cấp trên, phần giữ lại cho CĐCS hoạt động không trích nộp, hoặc trích nộp nhưng giữ lại sử dụng vào mục đích khác mà không chuyển cho CĐCS hoạt động… làm cho các CĐCS không có hoặc có rất ít kinh phí hoạt động, nhất là hoạt động thăm hỏi, trợ cấp cho đoàn viên công đoàn dịp lễ, tết, khi ốm đau, thai sản, hoạn nạn, khó khăn. Điều này dẫn đến hoạt động của tổ chức công đoàn ở cơ sở gặp rất nhiều khó khăn.
Việt Nam hiện đã hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới, chúng ta đang sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Thiết nghĩ, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân cần tôn trọng và tuân thủ pháp luật Việt Nam, quan tâm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho NLĐ… có như thế mới đảm bảo hài hòa lợi ích, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, đời sống NLĐ được đảm bảo.
Bài, ảnh: TRÍ DŨNG
Từ khóa » Thu Kinh Phí Và đoàn Phí Công đoàn
-
Phân Biệt đoàn Phí Công đoàn Và Kinh Phí Công đoàn
-
Mức đóng đoàn Phí Công đoàn Năm 2022 - Thư Viện Pháp Luật
-
Cách Tính Mức đóng Kinh Phí Công đoàn & Đoàn Phí Công đoàn
-
Mức đóng Kinh Phí Công đoàn Và Đoàn Phí Công đoàn Mới Nhất 2022
-
Và - “Kinh Phí Công đoàn” - ĐẠI LÝ THUẾ QPT
-
Phân Biệt đoàn Phí Công đoàn Và Kinh Phí Công đoàn - LuatVietnam
-
Quy định Về Công đoàn, đoàn Phí Và Kinh Phí Công đoàn - Luat 3s
-
Kinh Phí Công đoàn Là Gì? Sử Dụng Kinh Phí Công đoàn Như Thế Nào?
-
Đoàn Phí Công đoàn, Kinh Phí Công đoàn - LE & TRAN Trial Lawyers
-
Quy định Về Quản Lý, Sử Dụng Các Nguồn Kinh Phí Công đoàn Và Mức ...
-
4 điều Cần Biết Về Công đoàn Cơ Sở Tại Các Doanh Nghiệp
-
Năm 2022, Công đoàn Cơ Sở được Giữ Lại 75% Kinh Phí Công đoàn
-
Lao động Nước Ngoài Tại Việt Nam Có được Tham Gia Công đoàn Và ...
-
NLĐ Nghỉ Không Lương 3 Tháng Có Phải đóng Phí Công đoàn Không?