Quan Niệm Về Nghệ Thuật Và Người Nghệ Sĩ Của Nguyễn Du

Đăng nhập

Việt Nam Overnight Trang Chủ Diễn Đàn > E - CÁC CÂU LẠC BỘ > CLB Học Tập > Học Online >
  1. Tặng tiền điện tử miễn phí Thông tin quan trọng
  2. Phát thẻ điện thoại miễn phí Thông tin quan trọng
  3. Những nhiệm vụ kiếm tiền Thông tin quan trọng
  4. Hướng dẫn kiếm tiền Binance Thông tin quan trọng
FR CV NV QC Quan niệm về nghệ thuật và người nghệ sĩ của Nguyễn Du

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Huongthu2401, 1 Tháng mười hai 2021.

  1. Huongthu2401

    Bài viết: 483
    [​IMG] Nguyễn Du (1765 – 1820), tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê ở Hà Tĩnh, sinh ra ở Thăng Long. Ông là một nhà thơ lớn, là tác giả của kiệt tác "Truyện Kiều" và những sáng tác thơ văn của ông đã trở thành tài sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam. Ông là tác giả có nhiều thành tựu kiệt xuất về văn chương, được xếp vàn hàng những cây bút lớn nhất của văn học Việt Nam. Ở thể loại các tác phẩm của ông cũng đều đạt đến sự hoàn thiện ở trình độ cổ điển. Về thơ chữ Hán, Nguyễn Du có ba tập thơ: "Thanh Hiên thi tập (làm lúc ông đang lẩn tránh ở quê vợ và quê nhà Nghi Xuân) ;" Nam Trung tạp ngâm (là tập thơ sáng tác khi ông ra làm quan ở triều nhà Nguyễn) ; "Bắc hành tạp lục (làm lúc phụng mệnh nhà vua dẫn đầu đoàn sứ đi Trung Hoa). Tổng cộng gồm 250 bài. Ngoài ra, thơ chữ Hán còn có một số kiệt tác như." Độc Tiểu Thanh kí "; mong Thành cầm giả cao" Thái bình mại giả cao phản chiêu hồn Về thơ chữ Nôm, Nguyễn Du có hai kiệt tác lớn là "Truyện Kiều" và "Văn tếthập loại chúng sinh". Ngoài ra còn có các tác phẩm nổi tiếng như "Văn tế sống Hai cô gái Trường Lưu'; thác lời trai phường nón".. Văn chương của Nguyễn Du nói chung không bao giờ là thứ văn chương viết để mà chơi có cũng được mà không có cũng xong. Một điều rất rõ là Nguyễn Du đã viết dưới sự thôi thúc của những nỗi niềm không nói ra được. Vì thế, thơ văn của ông hầu như là nơi gửi gắm tất cả suy tư, tâm trạng, cảm xúc. Là một nghệ sĩ lớn với tài năng nghệ thuật xuất sắc, trong những áng văn, thơ chứ Hán của Nguyễn Du ta luôn thấy ẩn chứa một tiềm năng vô tận Về ý nghĩa. Qua các tác phẩm chữ Hán, ông luôn thể hiện một cách nhìn, nhận định của mình về nghệ thuật và nghệ sĩ. Quan điểm riêng của Nguyễn Du về khái niệm "nghệ thuật" : Nghệ thuật vốn là một khái niệm tổng quát rất lớn, bao hàm nhiều lĩnh vực, thể loại, loại hình khác nhau. Song, trong thơ văn chữ Hán, ta thấy Nguyễn Du chỉ quan niệm gói gọn trong hai lĩnh vực: Thơ phú, sáng tác thơ văn (nàng Tiểu Thanh trong Độc Tiểu Thanh kí) và tài đàn hát (Thúy Kiều trong "Truyện Kiều cô gái đánh đàn trong" Long thành cầm giả ca ", ông già mù hát rong trong" Thái Bình mại ca giả ") Nghệ thuật với nhà thơ – người nghệ sĩ: Với ông, nghệ thuật chính là chỗ dựa tinh thần vững chắc, là nơi gửi gắm bao tâm sự, tình cảm, niềm vui hay nỗi buồn.. Mỗi tác phẩm thơ văn được sáng tác, mỗi nốt đàn được gảy lên luôn chất chứa tràn đầy tâm trạng, nỗi niềm có lúc vui, lúc buồn, khi than oán, tủi nhục.. Như ông lão mù kia đánh đàn, nhảy múa ca hát sinh động hay là thế nhưng trong tiếng đàn và cử chỉ, động tác của ông, ta thấy chất thửa một nỗi ngậm ngùi, thương xót của nhà thơ cho số phận cơ cực của ông ông già nói riêng và những con người có tài mà không được xem trọng nói chung. Về nghệ thuật với độc giả, Nguyễn Du quan niệm nghệ thuật khi được làm ra thì phải có sức lay động tình cảm nơi người thưởng thức. Nghệ thuật phải khơi dậy được tình cảm, sự đồng cảm sâu sắc của người đọc, làm thổn thức trái tim, làm người đọc luôn day dứt, bâng khuâng như hòa mình vào trong dòng chảy của tác phẩm dù là khi đã gấp tác phẩm lại. Và cái quan trọng nhất của nghệ thuật là sự bất diệt, mãi mãi trường tồn trong lòng người đọc bởi đó là nghệ thuật chân chính, như Soạn Santưcop nói: Văn học nằm ngoài mọi định luật băng hoại của thời gian, chỉ mình nó không thừa nhận cái chết. Về quan niệm về người nghệ sĩ của đại thi hào, Theo nhà thơ, nghệ sĩ thì không phân biệt giai tầng, đẳng cấp, xuất thân. Bất cứ một ai trong xã hội dù là nam hay nữ, già hay trẻ, giàu hay nghèo hễ có tài năng nghệ thuật thì có thể coi là một nghệ sĩ thực thụ. Trong thơ văn chữ Hán của ông, người nghệ sĩ mà ông đề cập đến thường làngười có tài năng thiên bẩm, trời phú và xuất chúng hơn người. Nhưng những người nghệ sĩ. Ấy không thể tránh được số kiếp " tài mệnh tương đô, chữ tài liền với chữ tai một vần ". Người nghệ sĩ làm đẹp cho đời, lâm say lòng người, họ đánh thức ở con người tình yêu và sức mạnh, họ cống hiến cho đời những giá trị tinh thần tốt đẹp và bày tỏ sự đồng cảm với tất cả mọi người, những ai gặp trắc trở. Người nghệ sĩ biết được văn thương, nghệ thuật là nghiệp chướng nhưng họ vẫn không từ bỏ, vẫn tiếp tục mang lại niềm vui cho cuộc đời, mặc cho sự vô nghĩa của xã hội đối với họ. Điều đó thật đáng quý và đó cũng là hành động nhân văn muôn đời đáng trân trọng. Trên một cái nhìn khái quát, ta thấy bao trùm lên toàn bộ sáng tác của Nguyễn Du là một tinh thần nhân đạo thống thiết. Chủ nghĩa nhân đạo ấy như sợ dây xuyên suốt trong ngòi bút nhân văn của Nguyễn Du, làm nên tầm vóc bậc đại thi hào vĩ đại của dân tộc. Tinh thần, tư tưởng nhân đạn của ông không chỉ tìm thấy trong thơ chữ Hán mà còn trong thơ chứ Nôm, được thể hiện qua nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó tiêu biểu nhất là ông cảm thông cho số kiếp, thân phận con người trong xã hội, ông có tình yêu thương con người sâu sắc ông đã cất tiếng khóc nỉ non cho những người nghèo khổ, cơ cực, bị áp bức, bóc lột nặng nề trong xã hội phong kiến. Qua các tác phẩm chữ Hán ta luôn thấy được những nỗi niềm thương cảm cho những con người đòn gánh tre chín dạn hai vai" (Văn chiêu hồn). Đặc biệt là ông thương cho những người phụ nữa với kiếp đời "tài hoa bạc mệnh ông thể hiện lòng trắc ẩn đối với người phụ nữ nói chung và với những ca nữ, kĩ nữ nói riêng chính vì thế mà ông viết rất nhiều và hay về hai đối tượng tiêu biểu này. Từ những niềm thương cảm, sự cảm thông sâu sắc với thân phận con người đau khổ, bất hạnh, trong xã hội phong kiến cũ, Nguyễn Du cùng thể hiện nỗi thương cho chính mình bởi lẽ ông xem nỗi đau của họ là nỗi đau của chính mình, ông tự đặt mình trong hoàn cảnh của họ. Từ đó, ta phần nào thấy được cái tinh thần nhân đạo sâu sắc, một trái tim tràn ngập tình yêu của đại thi hào dân tộc. Mặt khác ông cũng đề cao, ca ngợi những phẩm thất tốt đẹp, đáng quý của con người. Thơ văn Nguyễn Du đại đa số là tiếng hát ngợi ca vẻ đẹp từ hình thức đến tâm hồn và cả những ước mơ, khát vọng chính đáng của con người. Với một tinh thần nhân đạo xuyên suốt, qua các tác phẩm của ông ta còn thấy tiếng nói đanh ' thép lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo, cái bóng đêm ghê rợn của xã hội phong kiến đã chà đạp, nhấn chìm con người từ thân xác đến quyền được sống, quyền được khát khao của con người. Đồng thời, Nguyễn Du còn lên tiếng mạnh mẽ cho tình yêu, sự tự do và công lí, ông đấu tranh đòi quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc tho con người. Và nói đến Nguyễn Du ta cũng không thể nào quên được cái tài nắm bắt tâm. Nếu Ngyễn Trãi là người đặc nền móng cho ngôn ngữ văn học dân tộc thì Nguyễn Du lại là người làm mới nó. Các sáng tác của ông hầu hết đều sử dụng ngôn ngữ gần gũi với nhân dân, ông cố gắng giảm tỉ lệ từ Hán Việt trong thơ văn và Việt hóa chúng. Nguyễn Du còn kết hợp tinh hoa của văn chương bình dân và văn chương bác học để tạo nên nét độc đáo cho thơ văn của mình. Nguyễn Du đã đưa ngôn ngữ văn học tiếng Việt lên trình độ điêu luyện, cổ điển. Đặc biệt hơn từ cốt truyện của một tác phẩm văn học Trung Quốc " Kém Vân Kiểu Truyện vốn chẳng có danh tiếng, Nguyễn Du đã viết thành "Đoạn trường tân thanh" – tác phẩm bất hủ của dân tộc. Đó là sự sáng tạo về việc 'xây dựng lại hình tượng nhân vật, sửa sang cốt truyện.. của Nguyễn Du. Qua sự nghiệp văn chương, xét từ nội dưng đến nghệ thuật, ta có thể khẳng định Nguyễn Du là một nghệ sĩ lớn của nền văn học nước nhà, lưu danh muôn thuở. Lí nhân vật hết sức tinh tế. Dường như ông đã hóa thân vào nhân vật để thấu hiểu tâm tư, tình cảm của họ. Vì thế, nội tâm nhân vật của Nguyễn Du bộc lộ khá rõ nét qua các hình thức như lời miêu tả trực tiếp, nghệ thuật tả cảnh ngu tình và lời độc thoại nội tâm của nhân vật.. Văn chương của Nguyễn Du nói chung không bao giờ là thứ văn chương viết để mà chơi có cũng được mà không có cũng xong. Một điều rất rõ là Nguyễn Du đã viết dưới sự thôi thúc của những nỗi niềm không nói ra được. Vì thế, thơ văn của ông hầu như là nơi gửi gắm tất cả suy tư, tâm trạng, cảm xúc. Đặc biệt trong thơ chữ Hán của ông, ta luôn thấy chất chứa tràn đầy những nỗi niềm tâm sự của nhà thơ mà nổi trội lên là lòng thương đời, thương người. Đó là tinh thần nhân đạo chủ nghĩa của Nguyễn Du luôn hiện hữu rõ nét qua các tác phẩm chữ Hán trên nhiều phương diện, khía cạnh khác nhau. Nguyễn Du thông cám với những người nghèo đói, lao khổ, những người đòn gánh tre chín dạn hai vai (Văn Chiêu Hồn). Nguyễn Du đặc biệt quan tâm đến cảnh sống của những lớp người nghèo, của nhân dân lao động, nhắc đến họ, giọng thơ của tác giả bao giờ cũng đượm tình thương yêu, trìu mến: "Vạn cổ nhất hồng trần Kì trung giai lục lục" (Muôn thuở chốn bụi hồng Trong ấy người tất bật, vất vả) Nguyễn Du hiểu ro nỗi khổ của người nông dân nghèo, quanh năm lận đận vì cảnh tô thuế: "Thôi tô nhất bất đáo Kê khuyến gia hy hy (Người thúc thuế không đến Gà chó đều vui mừng) Hay ông thấu hiểu sự vất vả, khó nhọc của anh phu xe giữa. Cảnh nắng cháy, Gió tắt im phăng phắc, ngựa mệt mỏi kêu rít mà Nguyễn Du đã vứt mũ quan để cất tiếng gọi chạnh lòng: " Hà xứ thôi xa hán Trương Khan lục lục đồng " Không những thế, qua văn chiêu hồn, ta thấy được những cảnh đời nheo nhóc hiện rá dưới ngòi bút của Nguyễn Du. Ông đã đi sâu vào trong đời sống cơ cực của con nhà kẻ khó, thể hiện sự gần gũi với những người nghèo lam lũ, yếu đuối, bị áp bức bóc lột trong xã hội cũ. Nguyễn Du thuộc giai cấp thống trị-mà trong thơ văn ông lại có mối tình đồng cảm, thương xót thắm thiết với những người thuộc giai cấp khác. Ờ tầng lớp trên thì lòng thương của ông dành cho những người chắn yếu tay mềm, đang sống cảnh " màn lan trướng huệ " bỗng chốc bơ vơ như chiếc lá giữa dòng. Trong tầng lớp dưới thì có thể nói là đủ mặt, từ người học trò ốm đau dọc đường không ai chăm sóc đến lúc chết phải tiệm sấp chôn nghiêng", những người đi lính phải "bỏ việc nhà mà 'đi gánh việc quan, sống cảnh " nước khe cơm vắt ".. Ta có thể thấy, tuy xuất thân từ gia đình. Quý tộc nhưng cuộc đời Nguyễn Du không mấy ấm yên, bình lặng: Năm mười tuổi cha mất, mười hai tuổi mẹ mất, loạn kiêu binh phá tan cơ nghiệp. Nguyễn Du sống giữa thời loạn lạc binh đao, biến cố dữ dội của lịch sử. Ông đã mười năm phiêu dạt đất Bắc (1786 – 1796), sống nay đây, mai đó (Trăm năm thân thể gửi ở phong trần 1 Hết ăn nhờ ở miền sông lại ở miền bê), ốm đau không có thuốc uống (Ba tháng xuân, bệnh liên miền, nhà không thuốc) ; có khi về quê nội Hà Tĩnh ở ẩn, khi dạt về quê vợ ở Thái Bình, có khi bị bắt.. Chính cuộc đời từng trải, phiêu bạt nổi chìm, từ những cực khổ thiếu thốn đã làm Nguyễn Du thấu hiểu sâu sắc thân phận con người, cảnh sống của nhân dân, đã đưa ông đến gần hơn với quần chúng, cảm thông với những đau xót của quần thúng Tất cả đã làm nổi bật được tâm sự thương đời, thương người của ông; nhào nặn, tôi luyện được trong con người ông một tinh thần nhân đạo, tư tưởng nhân văn sâu sắc. Không dừng lại ở đó, từ tâm sự nỗi niềm của Nguyễn Du qua các tác phẩm chữ Hán, ta còn thấy ngòi bút ông mang nặng hàm ý mỉa mai, lên án tố cáo bọn quan lại phong kiến bạo lực bị đồng tiền làm mờ con mắt. Ông có thái độ trân trọng đối với người phụ nữ, đặc biệt ông viết. Rất nhiều, rất hay về ca nữ, kĩ nữ-những người bị khinh rẻ nhất, bị. Chà đạp nhất trong xã hội phong kiến bởi các thế lực tàn bạn. Ông đặc biệt đề cao, ca ngợi, quan tâm đến tài hoa của họ, nhất là tài năng nghệ thuật như thơ phú, tài đàn hát.. ông xem họ là những người nghệ sĩ, luôn trân trọng, đồng tình với những ước mơ, khát vọng hành phúc và đồng cảm với những nỗi đau thương, bất hạnh của họ bởi lẽ chính ông cũng là một người nghệ sĩ. Trong thơ thứ Hán của ông, ta luôn thấy được lòng trắc ẩn đối với người phụ nữ nói thung và ca nữ, kĩ nữ nói riêng; xót xa cho cảnh chỉ vì có nhan sắc, tài năng mà họ bị đem ra làm trò chơi, thú vui cho thiên hạ. Vì cùng có sự đồng điệu, đồng cảm giữa những người nghệ sĩ nên Nguyễn Du thương cho tài tử, giai nhân mang kiếp đời tài hoa bạc mệnh. Theo thuyết tài Mệnh tương đố, cái tài và cái đẹp luôn bị đố kị, phải chịu sự gièm pha, ghen ghét của người đời. Từ đó, Nguyễn Du cũng thương cho chính bản thân mình, tự đặt mình vào hoàn cảnh, thân phận, số phận của họ để rồi chất chứa bao nhiêu nỗi niềm uất ức đến nghẹn ngào: " Cổ kim hận sự thiên nan vấn ". Nỗi niềm tâm sự, thương đời, thương người và thương mình của Nguyễn Du lại càng trở nên sâu nặng, thắm thiết vô cùng khi viết về người phụ nữ mà ông vốn dành nhiều tình cảm nhất. Mặt khác, Nguyễn Du còn quan tâm thiết tha đến những nạn nhân bị coi rẻ Trong xã hội, đó là bậc tài trí lỗi lạc, là những nghệ sĩ chân chính. Ông tưởng nhớ sâu sắc và viết đến năm bài thơ dành viếng tặng Khuất Nguyên mà bài nào cũng hay, cũng thắm thiết đến thừng như Nguyễn Du đã tìm thấy ở Khuất Nguyên một con người đồng điệu. Nguyễn Du đã thấy tấm lòng thanh cao, thuần khiết như các loài hoa thơm của khuất Nguyên, tài trí tuyệt vời và cả tình cảnh éo le của nhà thơ lớn Trung Quốc như có gì giống với mình: " Thiên cổ thời nhân viên độc tỉnh Tứ phương hà xứ thác cô trung? (Nghìn năm sau ai thương người độc tỉnh Tấm lòng cô trung biết kí thác vào đâu) Từ sự cảm thông sâu sắc, Nguyễn Du ái ngại Khuất Nguyên và cũng có lẽ là Cho chính mình nữa. Hay với Đỗ Phủ, Nguyễn Du không chỉ khâm phục tài năng của bậc thầy thơ văn Trung Quốc mà xem mình là tri âm, tri kỉ duy nhất của Đỗ Phủ sau một nghìn năm trên cõi đời, không ai có thể hiểu và thương cho Đỗ Phủ như thế. Khác. Nhau về thân thế, xa nhau về không gian lẫn thời gian nhưng Nguyễn Du lại nhỏ bớ lọt nước mắt thương tiếc cho Đỗ Phủ phải chịu cái chết oan khuất Dị đại tương liêu không hữu lệ (Khác thời đại mà thương nhau, chỉ có nước mắt suông). Ngoài ra, Nguyễn Du còn thương cảm rất nhiều với những đối tượng khác như sông Hòài mà cảm nhớ Hàn Tín, Văn Thiên Trường.. Tóm lại, Nguyễn Du sáng tạo bằng thiên tài và kinh nghiệm sống phong phú của mình mà sáng tạo ra trên cơ sở nhào nặn lại cốt truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Chính vì thế mà cốt truyện và chủ đề của nó tuy có chỗ giống nhau bề ngoài, nhưng thực ra khác nhau sâu sắc từ bên trong.
    Lê Thị Huỳnh Như thích bài này. Huongthu2401, 1 Tháng mười hai 2021 #1
  2. ☺ kiếm được 2,672 đ từ bài viết, nhận Bấm vào đây
Từ Khóa:
  • bình văn
  • học sinh giỏi
  • ngữ văn 10
  • truyện kiều
  • văn mẫu
  • độc tiểu thanh ký
Trả lời qua Facebook
  • Login with Facebook
  • Log in with Google
Tên tài khoản hoặc địa chỉ Email: Bạn đã có tài khoản rồi?
  • Tích vào đây để đăng ký
  • Vâng, Mật khẩu của tôi là:
  • Bạn đã quên mật khẩu?
Duy trì đăng nhập Đăng ký!

Đề tài cần chú ý

  • Ột Éc Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc... Ột Éc replied 7 Tháng mười một 2024
  • Sói Nội quy box học online Sói replied 1 Tháng tám 2023
Đang tải...

Xem nhiều nhất tuần

  • AiroiD Phân tích đoạn trích Thúc Sinh... AiroiD posted 15 Tháng mười một 2024
  • Cơn Mưa Mùa Hạ Đọc hiểu: Sự trung thực của trí... Cơn Mưa Mùa Hạ posted 25 Tháng mười một 2024 lúc 11:27 PM
  • Cơn Mưa Mùa Hạ Đọc hiểu: Tiếng việt - Lưu Quang Vũ Cơn Mưa Mùa Hạ posted 25 Tháng mười một 2024 lúc 10:21 PM
  • Cơn Mưa Mùa Hạ Đọc hiểu: Bảo kính cảnh giới... Cơn Mưa Mùa Hạ posted 25 Tháng mười một 2024 lúc 11:16 PM
  • Cơn Mưa Mùa Hạ Đọc hiểu: Thủ vĩ ngâm - Nguyễn Trãi Cơn Mưa Mùa Hạ posted 25 Tháng mười một 2024 lúc 10:29 PM
Đang tải...

Mì tôm nào ngon?

  1. Hảo Hảo 259 phiếu
  2. Omachi 94 phiếu
  3. Miliket 12 phiếu
  4. Kokomi 53 phiếu
  5. Ba Miền 27 phiếu
  6. Lẩu Thái 27 phiếu
  7. Cung Đình 27 phiếu
  8. Đệ Nhất 8 phiếu
  9. Gấu Đỏ 9 phiếu
  10. Loại Khác 22 phiếu
Đăng ký Binance Hướng dẫn cách kiếm tiền trên Binance Việt Nam Overnight Trang Chủ Diễn Đàn > E - CÁC CÂU LẠC BỘ > CLB Học Tập > Học Online > Đang tải...

Từ khóa » Một Nghệ Sĩ Lớn Là Gì