Quan Sát Tế Bào Thực Vật
Có thể bạn quan tâm
1. Yêu cầu
- Biết làm tiêu bản kính hiển vi tạm thời tế bào thực vật
- Biết sử dụng kính hiển vi
- Tập vẽ hình đã quan sát
2. Nội dung quan sát
Quan sát tế bào vảy hành, tế bào thịt quả cà chua chín
3. Chuẩn bị dụng cụ
- Kính hiển vi
- Bản kính, lá kính
- Lọ đựng nước cất, ống nhỏ giọt
- Giấy hút nước
- Kim nhọn, kim mũi mác
- Vật mẫu: củ hành, cà chua chín
4. Tiến hành
- Quan sát tế bào vảy hành
- Bóc vảy hành, dùng kim mũi mác rạch 1 ô vảy (0,3 x 0,3 cm) và cho vào đĩa đồng hồ (có nước cất).
- Nhỏ nước lên bản kính =>. đặt vảy hành lên => đậy lá kính và dùng giấy hút nước
- Cố định tiêu bản trên bàn kính
- Quan sát trên kính hiển vi và vẽ tế bào.
- Quan sát tế bào thịt quả cà chua chín
- Cắt đôi quả cà chua => dùng kim mũi mác cạo 1 ít thịt quả
- Cho tế bào vào bản kính đã nhỏ nước => đậy lá kính
- Quan sát dưới kính hiển vi và vẽ hình.
Bài 1: (trang 22 SGK Sinh 6)
Các bộ phận của tế bào thực vật là gì?
Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:
Các bộ phận chủ yếu của tế bào thực vật là vách tế bào, chất tế bào, nhân tế bào và màng sinh chất...
Bài 2: (trang 22 SGK Sinh 6)
Trình bày các bước làm tiêu bản hiển vi tế bào thực vật.
Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:
- Bóc một vảy hành tươi ra khỏi củ hành, dùng kim mũi mác khẽ lật lấy một lớp rất mỏng ở phía trong vảy hành cho vào đĩa đã có nước.
- Trải phẳng mặt ngoài lớp biểu bì vảy hành lên sát lam kính đã nhỏ sẵn nước sao cho không bị gập (để các lớp tế bào không chồng lên nhau), rồi nhẹ nhàng đẩy lamen lên. Nếu có nước tràn ra ngoài lamen thì dùng giấy hút cho đến lúc không còn nước tràn ra nữa.
- Cố định tiêu bản trên bàn kính và điều chỉnh ánh sáng sao cho nhìn thấy mẫu vật rõ nhất.
- Quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi và vẽ các tế bào vảy hành theo hình quan sát được.
Câu 1. Hãy chọn cụm từ thích hợp trong các cụm từ:
- a) kính lúp; (b) kính hiển vi, để điền vào chỗ trống trong câu sau:
Người ta sử dụng ................... (1)..................... và.................... (2)................ để quan sát những vật nhỏ bé, ....................... (3).................... giúp ta nhìn được những gì mắt không thấy được.
Trả lời:
- kính lúp
2 - 3. kính hiển vi
Khoanh tròn vào chữ cái chỉ phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất trong mỗi bài sau.
Câu 2. Kính lúp có khả năng phóng to ảnh của vật lên
- 5 - 10 lần
- 3 - 20 lần
- 10 - 40 lần
- 3 - 50 lần
Câu 3. Kính hiển vi quang học có khả năng phóng to ảnh của vật lên
- 40 - 3000 lần.
- 40 - 5000 lần.
- 400 - 6000 lần.
- 10 - 5000 lần.
Câu 4. Khi đã xác định được vật mẫu, muốn nhìn thấy vật mẫu rõ nhất ta cần
- điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu.
- đặt vật mẫu ở trung tâm bàn kính.
- điều chỉnh ốc nhỏ.
- điều chỉnh ốc to.
Câu 5. Khi quan sát tiêu bản tế bào thịt quả cà chua chín trên kính hiển vi, ta thấy các tế bào
- không xếp sít với nhau mà rời nhau ra.
- xếp sít nhau.
- sắp xếp theo một trật tự xác định.
- sắp xếp tạo ra nhiều khoảng trống.
Câu 6. Mô là một nhóm tế bào có các đặc điểm
- có hình dạng, cấu tạo giống nhau, cùng thực hiện một chức năng riêng.
- có hình dạng, cấu tạo giống nhau, thực hiện các chức năng khác nhau.
- có hình dạng giống nhau nhưng cấu tạo khác nhau, cùng thực hiện một chức năng.
- có hình dạng khác nhau nhưng cấu tạo giống nhau, cùng thực hiện một chức năng.
Câu 7. Ở tế bào thực vật, bộ phận nào sau đây có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào?
- Chất tế bào.
- Màng sinh chất.
- Nhân.
- Lục lạp.
Câu 8. Đơn vị cấu tạo của cơ thể thực vật là
- hệ cơ quan.
- cơ quan.
- mô.
- tế bào.
Câu 9. Những bộ phận nào sau đây chỉ có ở tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật?
- Lục lạp và vách tế bào.
- Lục lạp và màng sinh chất.
- Nhân và màng sinh chất.
- Chất tế bào và không bào.
Câu 10. Tế bào nào sau đây có kích thước lớn, mắt thường có thể nhìn thấy được?
- Tế bào ở mô phân sinh ngọn.
- Tế bào biểu bì vảy hành.
- Tế bào sợi gai.
- Tế bào biểu bì lá thài lài tía.
Câu 11. Tế bào nào sau đây có kích thước nhỏ, phái sứ dụng kính hiển vi mới nhìn thấy được?
- Tế bào tép bưởi.
- Tế bào sợi quả bông.
- Tế bào sợi gai.
- Tế bào mô phân sinh ngọn.
Câu 12. Từ một tế bào ban đầu, sau khi phân chia sẽ tạo ra
- 2 tế bào con.
- 3 tế bào con.
- 4 tế bào con.
- 6 tế bào con.
Câu 13. Cơ thế thực vật lớn lên nhờ
- sự tăng số lượng tế bào qua quá trình phân chia và tăng kích thước của từng tế bào do sự lớn lên của tế bào.
- sự lớn lên của mỗi tế bào.
- sự tăng số lượng các tế bào trong cơ thể qua quá trình phân chia.
- sự tăng lên về số lượng và khối lượng các mô trong cơ thể.
Trả lời
Từ khóa » Sử Dụng Dụng Cụ Nào Sau đây để Quan Sát Tế Bào Thực Vật *
-
Khi Quan Sát Tế Bào Thực Vật Ta Nên Chọn Loại Kính Nào? - Hoc247
-
Khi Quan Sát Tế Bào Thực Vật Ta Chọn Loại Kính Nào? - HOC247
-
Để Tiến Hành Thí Nghiệm Quan Sát Hình Dạng Của Tế Bào Thực Vật ...
-
12.4. Khi Làm Thực Hành Quan Sát Tế Bào, Cần Sử Dụng ... - Tech12h
-
Khi Làm Thực Hành Quan Sát Tế Bào, Cần Sử Dụng Những Dụng Cụ Nào ...
-
Khi Quan Sát Tế Bào Thực Vật Ta Nên Chọn Loại Kính Nào
-
Giải Bài 3.5 Trang 10 Sách Bài Tập KHTN 6 – Chân Trời Sáng Tạo
-
Quan Sát Tế Bào Người Ta Thường Sử Dụng
-
Giải Bài Tập Sinh Học 6 - Bài 6: Quan Sát Tế Bào Thực Vật
-
Khi Quan Sát Tế Bào Thực Vật Ta Nên Chọn Loại Kính Nào?A ... - Hoc24
-
Để Quan Sát Gân Của Một Lá Cây Ta Có Thể Dùng Kính Lúp - Haylamdo
-
Muốn Quan Sát Tế Bào Lá Cây Ta Dùng Dụng Cụ Nào?A.Kính Lúp ... - Olm
-
QUAN SÁT TẾ BÀO THỰC VẬT - TaiLieu.VN
-
Quan Sát Kích Thước Tế Bào Vi Khuẩn, Tế Bào động Vật, Tế Bào Thực Vật ...
-
Thực Hành Quan Sát Tế Bào Sinh Vật - KHTN 6 Chân Trời Sáng Tạo
-
Bài Giảng Thực Hành Môn Sinh Học đại Cương - Tài Liệu Text - 123doc
-
QUAN SÁT TẾ BÀO ĐỘNG – THỰC VẬT
-
Những Thiết Bị, Dụng Cụ Nào Cần Thiết Cho Việc Làm Tiêu Bản Và Quan ...