Quản Trị Chiến Lược (P16: Định Hướng Chiến Lược-Ma Trận SWOT)
Có thể bạn quan tâm
Phân tích chiến lược giúp ta có một cái nhìn rất vĩ mô như nên mở rộng hay rút lui, nên bảo vệ hay thu hoạch,…. Phân tích chiến lược không giúp ta có được một chiến lược cụ thể rõ ràng.
Để giúp cho việc phát biểu chiến lược được rõ ràng người ta sử dụng nhiều phương pháp định hướng chiến lược.
Ma Trận SWOT : Strengths – Weaknesses – Opportunities – Threats
Đây là một ma trận rất phổ biến chắc ai cũng đã từng nghe tới.
B1: Xây dựng các yếu tố
Điểm mạnh – Điểm yếu:
DN liệt kê tất cả các điểm mạnh và điểm yếu của chính mình, đây chính là phân tích môi trường bên trong DN. Khó khăn trong giai đoạn này đó là:
– Thế nào là điểm mạnh? Thế nào là điểm yếu? Mạnh hay yếu là căn vào so sánh tương đối với đối thủ cạnh tranh lớn nhất hoặc với trung bình ngành. Như vậy DN buộc phải đo đếm được tiêu chí của DN và của đối thủ để biết được đó là mạnh hay yếu.
– Liệu có bỏ sót? Ta đã liệt kê hết điểm mạnh hay điểm yếu chưa? Để giải quyết vấn đề này DN sẽ phải sử dụng một phương pháp nào đó để không bị bỏ xót như liệt kê theo chức năng của quản trị, theo chuỗi giá trị,…( Nghiên cứu bài P11: Phân tích môi trường bên trong DN).
Cơ hội – Nguy cơ
Đây là các yếu tố của môi trường kinh doanh bao gồm môi trường ngành, môi trường kinh tế quốc dân, môi trường kinh tế thế giới. Thông thường thì người ta sử dụng thêm phân tích PEST để làm rõ các yếu của vĩ mô tố như Chính trị, Kinh tế, Xã hội, Công nghệ; sử dụng mô hình 5 áp lực để phân tích môi trường ngành ( Nghiên cứu bài P7: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh)
Sau khi đã liệt kê đầy đủ 4 yếu tố trên, DN sẽ đặt trọng số cho mỗi yếu tố. Số mức đặt có thể là 5 hoặc 3. Yếu tố có trọng số càng cao thì càng quan trọng.
B2: Tổng hợp lại chúng ta có bảng sau:
Bảng trên giúp ta có cái nhìn đơn lẻ từng yếu tố mà chưa có sự kết hợp với nhau. Mục đích của bước này giúp ta chắc chắn rằng đúng là đó là điểm mạnh, hay điểm yếu, cơ hội hay nguy cơ.
B3: Ma trận SWOT
Công việc ở bước 2 chỉ giúp ta liệt kê, ta không được đâm đầu vào thực hiện theo phản xạ. Ví dụ theo kiểu có điểm yếu thì khắc phục điểm yếu, có điểm mạnh thì tận dụng điểm mạnh, có cơ hội thì tận dụng cơ hội, có thách thức thì chuẩn bị phòng tránh.
Chiến lược là phải sự kết hợp của các yếu tố. Mỗi chiến lược sinh ra đều đỏi hỏi nguồn lực và thời gian khác nhau vì vậy thứ tự thực hiện cũng khác nhau:
Chiến lược S-O: là chiến lược sử dụng điểm mạnh của DN để khai thác cơ hội. Đây là chíến lược ưu tiên hàng đầu vì nếu sử dụng điểm mạnh của DN thì cơ hội thành công cao mà không tốn nhiều công sức. Thường tương ứng với chiến lược ngắn hạn.
Chiến lược W-O: là chiến lược sử dụng điểm yếu khai thác cơ hội. Việc sử dụng điểm yếu sẽ khiến DN tốn nhiều nguồn lực để có thể tận dụng cơ hội. Nhiều khi khắc phục xong điểm yếu thì cơ hội đã không còn. Thường tương ứng với chiến lược trung hạn.
Chiến lược S-T: là chiến lược sử dụng điểm mạnh hạn chế nguy cơ. Hạn chế nguy cơ là công việc giúp DN tránh được các rủi ro gây phá sản hay làm thiệt hại tới DN. DN sử dụng điểm mạnh của mình sẽ tốn ít nguồn lực. Thường tương ứng với chiến lược ngắn hạn.
Chiến lược WT: là chiến lược khắc phục điểm yếu hạn chế nguy cơ. Nguy cơ đánh trực tiếp vào điểm yếu của DN nên DN một mặt phải khắc phục điểm yếu, một mặt dự đoán các rủi ro có thể xảy ra nhắm tránh nguy cơ tấn công trực tiếp vào điểm yếu. Là một chiến lược phòng thủ.
Ma trận SWOT được ứng dụng ở hầu khắp trong các kế hoạch từ bé tới lớn của một doanh nghiệp hay một cá nhân. Bao giờ bạn cũng phải dùng thế mạnh của mình để tập trung vào cơ hội sau đó mới tới các thứ tự khác.
Thông thường trong một bản kế hoạch người ta sắp xếp thứ tự công việc theo trình tự :
+ Quan trọng không khẩn cấp: để không biến một công việc quan trọng thành khẩn cấp.
+ Quan trọng khẩn cấp : giải quyết một công việc trong trạng thái khẩn cấp sẽ không hiệu quả.
+ Không quan trọng không khẩn cấp : Xem xét việc thực hiện, giao việc cho người khác.
+ Không quan trọng khẩn cấp : Có thể không làm để ưu tiên cho các công việc quan trọng.
Thứ tự công việc và cách thức xử lý cũng phụ thuộc vào điểm mạnh và yếu của bạn và công ty bạn. Kết hợp giữa điểm mạnh và những việc quan trọng sẽ giúp bán đạt hiệu quả rất cao. Tiếp theo mới tới trường hợp kết hợp điểm yếu với việc quan trọng.
Bài viết liên quan
- Chiến lược cạnh tranh – Shark Tank Ru9
- Quản trị chiến lược (Tóm tắt phần xây dựng chiến lược)
- Quản trị chiến lược (P17: Lựa chọn chiến lược )
- Quản trị chiến lược (P15: Phân tích chiến lược – Ma trận Mc Kinsey)
- Quản trị chiến lược (P14: Phân tích chiến lược cấp Doanh nghiệp)
- Quản trị chiến lược (P13: Phân tích môi trường bên trong bằng Chuỗi giá trị)
- Quản trị chiến lược (P12: Lợi thế cạnh tranh)
- Quản trị chiến lược (P11: Phân tích dự báo môi trường KD bên trong và bên ngoài)
Comments
comments
Từ khóa » Chiến Lược St Là Gì
-
SWOT Là Gì? Phân Tích Và Xây Dựng Mô Hình SWOT Hiệu Quả
-
Swot Là Gì? Phân Tích Swot – Kiến Thức Mới Cập Nhật - Nef Digital
-
4 Chiến Lược Căn Bản Theo Phân Tích SWOT - Kiến Thức - Bemec Media
-
Ma Trận SWOT Là Gì? Và Ứng Dụng Trong Chiến Lược Kinh Doanh
-
Ma Trận SWOT Là Gì? - Dân Kinh Tế
-
Chiến Lược ST Chiến Lược WT - Tài Liệu Text - 123doc
-
Top 14 Chiến Lược So St Wo Wt Là Gì
-
Mô Hình SWOT Là Gì? Ứng Dụng SWOT Hiệu Quả Trong Công Ty - Fastdo
-
Phân Tích SWOT Là Gì? Hướng Dẫn AZ Dành Cho Người Mới – 2022
-
Phân Tích SWOT Là Gì? Tổng Quan Về Mô Hình SWOT
-
Phân Tích SWOT Và ứng Dụng Hiệu Quả
-
Phân Tích SWOT Là Gì? Hướng Dẫn 6 Bước Thực Hiện ... - HEDIMA
-
Mô Hình SWOT Là Gì? Hướng Dẫn Xây Dựng Chiến Lược Chi Tiết Từ A-Z
-
Swot Là Gì? Tổng Hợp Tất Cả Các Kiến Thức Liên Quan đến Swot