QUẢN TRỊ SẢN XUẤT HIỆU QUẢ VỚI PHẦN MỀM ERP

Quản trị sản xuất trong doanh nghiệp chính là chìa khóa thành công trong công việc kinh doanh của các doanh nghiệp. Kinh doanh điều quan trọng và tạo được ưu thế cạnh tranh nhất đó là giảm chi phí, nâng cao chất lượng giúp tăng doanh thu và tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Để làm được điều này việc đầu tiên quan trọng bậc nhất đó là quản trị được các yếu tố sản xuất đầu vào sao cho tiết kiệm chi phí nhất. Và đó cũng chính là vai trò của quản trị sản xuất cũng như là nhà quản trị lĩnh vực quản trị sản xuất.

Giải pháp quản trị sản xuất với phần mềm ERP có rất nhiều lợi ích khi sử dụng cho các doanh nghiệp. Nhưng việc sử dụng ERP một cách hiệu quả cũng là vấn đề không phải dễ dàng. Bài viết sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu sâu hơn về các tính năng cũng như những lợi ích mà giải pháp ERP đem lại cho các doanh nghiệp sản xuất.

Những tính năng chính của phần mềm ERP đáp ứng cho quản trị sản xuất

Tập hợp yêu cầu sản xuất (MDS: Master Demand Schedule): Chức năng này thực hiện việc tập hợp các yêu cầu về hàng hóa từ nguồn dự báo (Forecast) và đơn hàng của khách hàng (Sales Order) để lập ra nhu cầu hàng hóa cần sản xuất tại những thời điểm nhất định.

Hỗ trợ lập kế hoạch sản xuất (MPS: Master Production Schedule): Thực hiện tạo các lệnh sản xuất dựa trên số liệu hàng hóa cần sản xuất (MDS). Như vậy, chức năng này cho phép bộ phận lập kế hoạch sản xuất quản lí được thông tin kế hoạch sản xuất của Công ty. Hơn nữa, MPS còn được tích hợp với phân hệ họach định nhu cầu NVL (MRP) để tính toán nhu cầu NVL cung ứng cho việc sản xuất.

Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu (MRP – Material Requirement Planning): Hay còn gọi là “hoạch định nguồn lực sản xuất” là chức năng tự động hóa quy trình công việc tiền sản xuất. Các chức năng chính bao gồm lập kế hoạch, tính toán chi phí nguyên vật liệu, nhân công và thiết bị; tự động lập bảng giá, chuẩn bị đơn đặt hàng; và lên kế hoạch sản xuất. Trên cơ sở thông tin về kế hoạch sản xuất (MPS), phân tích năng lực (Capacity) và nguồn lực (Resource) của hệ thống sản xuất, MRP sẽ tự động tính toán nhu cầu NVL để có các hành động như gửi yêu cầu mua NVL để thực hiện công tác mua NVL phục vụ sản xuất. Phần mềm tiên tiến cũng có khả năng xử lý các thông báo giao hàng (shipping notification) từ nhà cung cấp nhằm giảm thiểu những đơn hàng sai sót cũng như hàng hóa bị lỗi. Bất kỳ thay đổi nhỏ về đơn hàng (số lượng, thành phần…) cũng sẽ được phần mềm ERP tự động cập nhật tức thì trong báo cáo kiểm kê hàng tồn kho (inventory cycle count, kê khai thường xuyên).

Định mức NVL và Công đoạn sản xuất (BOM – Bills of material, Routing): Cho phép nhà máy xây dựng các định mức NVL cho các loại sản phẩm. Xây dựng BOM nhiều cấp, xác định các công đoạn sản xuất (Routing) và các nguồn lực tương ứng sử dụng trong từng công đoạn đối với từng sản phẩm. Nhờ vậy, việc quản lí thông tin của quá trình sản xuất và tính giá thành sẽ được thực hiện dễ dàng hơn.

Quản lí thông tin các công đoạn sản xuất (WIP- Work in Process): Phần mềm ERP có khả năng kiểm soát hoạt động sản xuất hiện tại cũng như các nghiệp vụ khác trong xưởng sản xuất. Các chức năng chính bao thu thập dữ liệu sản phẩm, phân phối công việc, báo cáo tiến độ công việc, theo dõi tình trạng sản xuất, theo dõi nhân công (điều động nhân công, quản lý năng lực), quản lý tài nguyên sản xuất (tình hình sử dụng trang thiết bị/máy móc…), quản lý quy trình (các bước trong quy trình, tham số để vận hành thiết bị tại mỗi bước), phân tích điều hành (các nhóm thực hiện công việc thế nào; khả năng hiện tại của nhà máy; có nên nhận hợp đồng ngay không), báo cáo phế liệu, quản lý chất lượng, quản lý bảo trì trang thiết bị…

Tính giá thành sản xuất (Costing): Trên cơ sở xây dựng các định mức NVL, quản lí các công đoạn sản xuất và các chi phí phân bổ khác, chức năng tính giá thành sản phẩm sẽ thực hiện việc tính giá thành thành phẩm chính xác và nhanh chóng.

Mọi thông tin giao dịch kế toán phát sinh liên quan đến xuất nhập kho trong sản xuất, giá thành sản phẩm, bán thành phẩm sẽ tự động được cập nhật và kế toán kho không cần nhập lại các giao dịch này.

Tham khảo thêm hướng dẫn sử dụng phân hệ quản trị sản xuất tại đây

Từ khóa » Erp Sản Xuất