QUẢN TRỊ TỒN KHO TRONG DOANH NGHIỆP (INV)
Có thể bạn quan tâm
- Home
- Tin ERP
- QUẢN TRỊ TỒN KHO TRONG…
Công tác quản lý hàng tồn kho và kho bãi, giúp doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt được thông tin về hàng hóa, vật tư, nguyên vật liệu và sản phẩm một cách chính xác kịp thời. Từ đó, người quản lý doanh nghiệp có thể đề ra các kế hoạch và quyết định đúng đắn, giảm chi phí và tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tầm quan trọng trong việc quản trị tồn kho trong doanh nghiệp hiện nay.
Hàng tồn kho là gì?
Hàng tồn kho là những mặt hàng sản phẩm được doanh nghiệp giữ để bán ra sau cùng. Nói cách khác, hàng tồn kho là những mặt hàng dự trữ mà một công ty sản xuất ra để bán và những thành phần tạo nên sản phẩm. Do đó, hàng tồn kho chính là sự liên kết giữa việc sản xuất và bán sản phẩm đồng thời là một bộ phận của tài sản ngắn hạn, chiếm tỉ trọng lớn, có vai trò quan trọng trong việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Phân loại tồn kho
Hàng tồn kho tồn tại trong các công ty sản xuất có thể được phân ra thành ba loại:
- Nguyên liệu thô: là những nguyên liệu được bán đi hoặc giữ lại để sản xuất trong tương lai, được gửi đi gia công chế biến và đã mua đang đi trên đường về.
- Bán thành phẩm: là những sản phẩm được phép dùng cho sản xuất nhưng vẫn chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm.
- Thành phẩm: là sản phẩm hoàn chỉnh hoàn thành sau quá trình sản xuất.
Ba loại hàng tồn kho nêu trên được duy trì sẽ khác nhau từ công ty này đến công ty khác tùy thuộc vào tính chất khác nhau của từng doanh nghiệp.
Một số công ty cũng duy trì loại thứ tư của hàng tồn kho, được gọi là nguồn vật tư, chẳng hạn như đồ dùng văn phòng, vật liệu làm sạch máy, dầu, nhiên liệu, bóng đèn và những thứ tương tự. Những loại hàng này đều cần thiết cho quá trình sản xuất.
Các biện pháp để giảm số lượng hàng tồn kho:
Từ các dạng tồn kho, ta có các biện pháp để giảm lượng hàng tồn kho như sau:
(1) Áp dụng các mô hình tồn kho để xác định lượng hàng dự trữ tối ưu;
(2) Áp dụng kế hoạch sửa chữa dự phòng để xác định lượng phụ tùng dự trữ chính xác;
(3) Áp dụng hình thức sản xuất dây chuyền nhằm giảm tối đa lượng sản phẩm dở dang;
(4) Nắm chắc nhu cầu của khách hàng, tức là nắm chắc về số lượng sản phẩm và thời điểm giao hàng, từ đó có kế hoạch sản xuất vừa đủ không dư;
(5) Áp dụng kỹ thuật phân tích biên tế để quyết định chính sách tồn kho (xác định khi nào thì tăng hàng, khi nào thì không).
Quản trị kho là module quan trọng trong giải pháp phần mềm quản trị doanh nghiệp, hỗ trợ quản trị kho đến từng sản phẩm theo mã, lô, vị trí …giúp hoạt động kho đạt hiệu quả cao.
Lý do của việc lưu trữ hàng tồn kho:
Tại sao các công ty lại giữ hàng tồn kho trong khi chi phí lưu trữ khá đắt? Câu trả lời là tầm quan trọng trong việc giữ hàng tồn kho ở các doanh nghiệp.
Báo cáo của những nhà nghiên cứu cho rằng có ba lí do chính của việc giữ hàng tồn kho:
1.Giao dịch 2. Dự phòng 3. Đầu cơ 4. Giảm chi phí logistic
Cụ thể:
Giao dịch: Kiểm soát hàng tồn kho sẽ có độ trễ về thời gian trong chuỗi cung ứng, từ người cung ứng đến người sử dụng ở mọi khâu, đòi hỏi doanh nghiệp phải tích trữ một lượng hàng nhất định để đảm bảo nguồn nguyên vật liệu cho sản xuất hoặc đảm bảo có sản phẩm cung ứng cho người mua.
Dự phòng: Thường có những bất trắc nhất định trong nguồn cung, nguồn cầu, trong giao nhận hàng khiến doanh nghiệp muốn trữ một lượng hàng nhất định để dự phòng. Trong trường hợp này, hàng tồn kho giống như một cái giảm sốc. Việc giữ lại hàng tồn kho với mục đích này là một tấm đệm cho những tình huống kinh doanh nằm ngoài dự đoán. Sẽ có những bức phá bất ngờ về nhu cầu thành phẩm vào một thời điểm nào đó. Tương tự, cũng sẽ có những sự sụt giảm không lường trước trong cung ứng nguyên liệu ở một vài thời điểm. Ở cả hai trường hợp này, một doanh nghiệp khôn ngoan sẽ chắc chắn muốn có vài tấm đệm để đương đầu với những thay đổi khôn lường.
Đầu cơ: Doanh nghiệp giữ hàng tồn kho để có được những lợi thế khi giá cả biến động. Giả sử nếu giá nguyên liệu thô tăng, doanh nghiệp sẽ muốn giữ nhiều hàng tồn kho so với yêu cầu với giá thấp hơn.
Giảm chi phí logistic: kiểm soát hàng tồn kho hiệu quả giúp khai thác tính kinh tế nhờ quy mô. Nếu không có hàng tồn kho, doanh nghiệp sẽ cần tăng cường hoạt động logistics để nhận hay giao hàng. Điều này khiến cho chi phí logistics tăng lên. Vì thế, doanh nghiệp có thể muốn trữ hàng đợi đến một lượng nhất định thì mới giao hàng nhằm giảm chi phí logistics.
Hạn chế
Lưu trữ hàng tồn kho đem lại những lợi thế nhất định cho doanh nghiệp. Những lợi thế quan trọng nhưng không hạn chế có thể kể đến như:
Tránh các khoản lỗ trong kinh doanh: Bằng việc lưu trữ hàng tồn kho, một công ty có thể tránh tình trạng kinh doanh thua lỗ khi không có sẵn nguồn cung tại một thời điểm nào đó nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Giảm chi phí đặt hàng: Các chi phí đặt hàng gồm chi phí liên quan đến đơn đặt hàng cá nhân như đánh máy, phê duyệt, gửi thư… có thể được giảm rất nhiều nếu công ty đặt những đơn hàng lớn hơn là vài đơn hàng nhỏ lẻ.
Đạt được hiệu quả sản xuất: Việc lưu trữ đủ số lượng hàng tồn kho cũng đảm bảo cho quá trình sản xuất đạt hiệu quả. Nói cách khác, nguồn cung ứng đủ hàng tồn kho sẽ ngăn ngừa sự thiếu hụt nguyên liệu ở những thời điểm nhất định mà có thể làm gián đoạn quá trình sản xuất.
Tuy nhiên, việc lưu trữ hàng tồn kho không phải lúc nào cũng tốt. Có thể nói rằng việc thu mua tràn lan chứa đựng nhiều rủi ro và việc gặp phải những rủi ro không lường trước được sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp.Việc lưu trữ hàng tồn kho quá nhiều, không có kế hoạch, sẽ chiếm những khoản chi phí nhất định. Do vậy, rất cần thiết cho việc một công ty lập kế hoạch cụ thể về lưu trữ hàng tồn kho
Chi phí lưu trữ hàng tồn kho
Chi phí nguyên liệu: bao gồm các khoản phí liên quan đến đến việc đặt hàng để thu mua nguyên liệu, các thành phần, tiền lương cho nhân viên quản trị hành chính, chí phí thuê mặt bằng, cước phí, chuyển phát, hóa đơn, văn phòng phẩm, v.v. Càng nhiều đơn hàng thì càng nhiều các chi phí liên quan và ngược lại.
Chi phí thực hiện: bao gồm các khoản phí liên quan đến việc lưu trữ hoặc vận chuyển hàng tồn kho cũng như chi phí bảo hiểm rủi ro trọn gói, chi phí thuê mặt bằng, tiền lương cho nhân công, sự lãng phí, lỗi thời, sự hao mòn, mất trộm… Nó cũng bao gồm các khoản phí cơ hội. Điều này có nghĩa: khoản tiền dành cho hàng tồn kho nếu được đầu tư vào nơi khác trong kinh doanh, thì nó sẽ thu lại được một khoản nhất định. Do đó mà sự mất mát của việc thu lại cũng có thể được xem như một chi phí cơ hội.
Những điểm trên nhằm nhấn mạnh cho tầm quan trọng của việc quản lý hàng tồn kho, để quyết định số lượng hàng tồn kho tối ưu nhất cho công ty, doanh nghiệp theo chu kì.
Mục đích của quản trị hàng tồn kho:
Có 2 mục đích chính:
Làm đủ lượng hàng tồn kho sẵn có: mục đích chính là đảm bảo hàng tồn kho sẵn có theo yêu cầu trong mọi thời điểm. Vì sự thiếu hụt và dư thừa hàng tồn kho đều chứng tỏ cho sự tốn kém trong tổ chức điều hành. Trường hợp thiếu hụt hàng tồn kho thì dây chuyền sản xuất sẽ bị gián đoạn. Hậu quả là việc sản xuất giảm đi hoặc không thể sản xuất.
Kết quả là việc kinh doanh giảm sút dẫn đến giảm doanh thu, giảm lợi nhuận và tệ hơn là thua lỗ. Mặt khác, sự dư thừa hàng tồn kho cũng có nghĩa làm kéo dài thời gian sản xuất và phân phối luồng hàng hóa. Điều này có nghĩa là khoản tiền đầu tư vào hàng tồn kho nếu được đầu tư vào nơi khác trong kinh doanh, thì nó sẽ thu lại được một khoản nhất định. Không chỉ vậy, nó cũng sẽ làm giảm các chi phí thực hiện và làm tăng lợi nhuận.
Giảm thiểu chi phí và đầu tư cho hàng tồn kho: liên quan gần nhất đến mục đích trên đó là làm giảm cả chi phí lẫn khối lượng đầu tư vào hàng tồn kho. Điều này đạt được chủ yếu bằng cách đảm báo khối lượng cần thiết hàng tồn kho trong tổ chức ở mọi thời điểm.
Điều này có lợi cho tổ chức theo hai cách. Một là khoản tiền không bị chặn khi hàng tồn kho chưa được sử dụng tới và có thể được sử dụng để đầu tư vào những nơi khác để kiếm lời. Hai là nó sẽ làm giảm các chi phi thực hiện, đồng thời sẽ làm tăng lợi nhuận.
Tồn kho là cầu nối giữa sản xuất và tiêu thụ. Thấy được vai trò và tầm quan trọng của quản lý tồn kho, các doanh nghiệp cần có những phương pháp quản trị thích hợp với mình. Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc quản lý tồn kho, có thể tham khảo nội dung phân hệ quản trị tồn kho của chúng tôi tại dây (các tính năng và hướng dẫn sử dụng) hoặc liên hệ trực tiếp để được các chuyên gia tư vấn và demo miễn phí tại chính doanh nghiệp của bạn.
Click to rate this post! [Total: 1 Average: 5]Bài viết cùng chủ đề
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Triển Khai ERP21/05/2020Những Khó Khăn Khi Doanh Nghiệp Triển Khai ERP15/05/20204 Lợi Ích Của ERP Cho Doanh Nghiệp11/05/2020Tại Sao Hệ Thống ERP Quan Trọng Với Doanh Nghiệp?07/05/2020Các yếu tố ảnh hưởng chi phí triển khai phần mềm ERP06/05/2020Doanh Nghiệp Nào Nên Triển Khai Phần Mềm CRM?22/04/2020PHẦN MỀM ORACLE ERP BÀI VIẾT MỚI NHẤT
- Quy Trình Đánh Giá Và Lựa Chọn Phần Mềm ERP07/09/2020
- Mục Tiêu Và Phạm Vi Ứng Dụng ERP 202011/08/2020
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Triển Khai ERP21/05/2020
- Những Khó Khăn Khi Doanh Nghiệp Triển Khai ERP15/05/2020
- 4 Lợi Ích Của ERP Cho Doanh Nghiệp11/05/2020
- Tại Sao Hệ Thống ERP Quan Trọng Với Doanh Nghiệp?07/05/2020
Từ khóa » Tồn Kho Của Các Doanh Nghiệp
-
Hàng Tồn Kho Là Gì? Các Hoạt động Chính Trong Quan Trị Hàng Tồn Kho!
-
Hàng Tồn Kho Của Doanh Nghiệp Là Gì ? Nguyên Tắc Kế Toán Hàng ...
-
QUY ĐỊNH VỀ HÀNG TỒN KHO TRONG DOANH NGHIỆP VÀ KỸ ...
-
Doanh Nghiệp “đặt Cược” Vào Tồn Kho - Đầu Tư Chứng Khoán
-
Hàng Tồn Kho Là Gì - Hàng Hóa Tồn Kho Bao Gồm Những Gì?
-
Hàng Tồn Kho Là Gì? Cơ Sở Lý Luận Chung Về Quản Trị Hàng Tồn Kho
-
Thấy Gì Từ Con Số Tồn Kho Của Doanh Nghiệp Bất động Sản?
-
QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO CHO CÁC DOANH NGHIỆP TMĐT
-
Hàng Tồn Kho Là Gì? Định Nghĩa Vai Trò Và Đặc Điểm Hàng Tồn Kho
-
Hàng Tồn Kho Tăng Mạnh, Có đáng Lo? | MBS
-
TẦM QUAN TRỌNG CỦA QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO
-
Chuẩn Mực Số 2: Hàng Tồn Kho
-
[PDF] LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TRONG CÁC ...
-
Vòng Quay Hàng Tồn Kho Là Gì? Bật Mí Cách Tối ưu Hàng Tồn Kho