Quảng Ninh: Đẩy Mạnh Trồng Rừng Gỗ Lớn Theo Hướng Bền Vững
Có thể bạn quan tâm
Nhân lên những cánh rừng gỗ lớn
Quảng Ninh là địa phương có diện tích rừng lớn, đứng thứ 18/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, tỷ lệ che phủ rừng toàn tỉnh đạt trên 55%, với trên 370.000ha đất có rừng. Những cánh rừng xanh bạt ngàn là vành đai xanh bảo vệ biên giới, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu và tạo sinh kế cho người dân có thu nhập ổn định. Để nhân rộng những cánh rừng gỗ lớn, những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng, ban hành nhiều cơ chế, chính sách để khuyến khích phát triển lâm nghiệp, trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc.
Đến và ghi nhận thực tế tại huyện Ba Chẽ, địa phương chiếm tới 1/3 diện tích rừng toàn tỉnh Quảng Ninh. Theo đó, huyện Ba Chẽ đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án trồng rừng gỗ lớn tại tất cả các xã để xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, chủ động trong việc chỉ đạo các cơ quan chuyên môn hỗ trợ cho người dân về kỹ thuật, ký cam kết với các xã sẽ cấp đủ giống và tạo điều kiện về vốn vay cho người dân trồng rừng. Nhờ vậy, người dân huyện Ba Chẽ đã nhanh chóng thay thế cây keo sang nhiều loại cây có giá trị kinh tế cao, như quế, hồi, giổi, lim.
Ông Triệu Cắm Thành, thôn Làng Cổng, xã Đồn Đạc, huyện Ba Chẽ là một trong những hộ chuyển từ 3ha keo sang trồng cây gỗ lớn, chia sẻ: trước đây, gia đình tôi trồng keo lấy gỗ, nhưng vào mùa mưa bão, cây keo hay bị đổ gãy, nhưng khi được cán bộ xã giải thích về lợi ích, giá trị của cây gỗ lớn và chính sách hỗ trợ của tỉnh, tôi cùng với nhiều hộ dân trong thôn đã quyết định thu hẹp diện tích rừng keo chuyển sang trồng rừng gỗ lớn và các loại cây dược liệu giá trị cao.
Đến nay, toàn huyện Ba Chẽ đã trồng mới trên 7.000ha rừng, trong đó diện tích rừng gỗ lớn đạt gần 1.500ha. Đồng thời, toàn huyện đã có gần 200 hộ gia đình được hỗ trợ trồng mới 300ha quế và các loại gỗ lớn khác, kinh phí trên 3,8 tỷ đồng. Đặc biệt, trong dịp trồng rừng đầu xuân 2022, hàng trăm hộ dân của huyện đã đăng ký trồng gần 1.000ha rừng gỗ lớn.
Trong 2 năm trở lại đây, tỉnh Quảng Ninh đã thành lập rừng đặc dụng bảo vệ cảnh quan Vịnh Hạ Long, phê duyệt nhiệm vụ thành lập Khu bảo tồn loài sinh cảnh Quảng Nam Châu, lập đề án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước Đồng Rui -Tiên Yên, bảo vệ chặt chẽ rừng trâm đỏ, rừng chõi nguyên sinh tại huyện Cô Tô, rừng trâm tại huyện Vân Đồn.
Việc gia tăng diện tích rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên sẽ giúp bảo vệ những cánh rừng một cách tuyệt đối và giữ được độ che phủ rừng, bảo tồn những cánh rừng gỗ lớn, góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu.
Dồn lực hoàn thành mục tiêu
Năm 2022, Quảng Ninh tiếp tục phấn đấu giữ vững tỷ lệ che phủ rừng và nâng cao chất lượng rừng, đồng thời đẩy mạnh trồng cây hoàn nguyên, “xanh hóa” các bãi thải mỏ theo đúng chủ trương, định hướng, mục tiêu về quy hoạch, phát triển, trồng rừng cây gỗ lớn trên địa bàn tỉnh.
Ngay từ đầu năm 2022, hưởng ứng Đề án trồng 1 tỷ cây xanh trong 5 năm (2021-2025) của Chính phủ, tỉnh Quảng Ninh đã khuyến khích các địa phương, cơ quan, đơn vị tổ chức Tết trồng cây với chỉ tiêu cao hơn 2 lần so với năm 2020, trong đó, toàn tỉnh phấn đấu trồng trên 650.000 cây các loại.
Qua 2 năm thực hiện đề án trồng rừng gỗ lớn, hiện toàn tỉnh Quảng Ninh đã trồng được gần 24.000ha rừng tập trung, trong đó có tới gần 1.500ha rừng gỗ lớn, tăng 10%/năm khi chưa ban hành Nghị quyết. Từ những cánh rừng đã tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hơn 60.000 lao động lâm nghiệp, góp phần ổn định trật tự xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh vùng biên giới, hải đảo.
Có thể khẳng định, Đề án trồng rừng gỗ lớn đã làm thay đổi cơ cấu cây trồng trong ngành lâm nghiệp theo hướng tích cực, đó là tăng diện tích cây bản địa, cây gỗ lớn góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị của rừng, xã hội hóa nghề rừng được đẩy mạnh, nhất là việc thu hút nguồn lực đầu tư vào trồng rừng. Cụ thể, với việc Công ty TNHH MTV Năng lượng An Việt Phát đầu tư 2 dự án tại xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ là Dự án Nhà máy cưa xẻ, sấy gỗ thành phẩm và Dự án Nhà máy sản xuất viên nén gỗ xuất khẩu, với tổng mức đầu tư trên 2.000 tỷ đồng.
Trong tương lai không xa, khi 2 nhà máy này đi vào hoạt động, người dân ở khu vực miền Đông của tỉnh sẽ gia tăng được giá trị sản phẩm khi đã có nơi tiêu thụ trực tiếp, không phải qua các khâu trung gian.
Những kết quả tích cực của 2 năm qua đã minh chứng cho hướng đi đúng hướng, giúp tỉnh Quảng Ninh sớm đạt được mục tiêu đến năm 2025 sẽ tăng giá trị sản xuất bình quân 8%/năm và tăng trưởng khoảng 5,5%/năm đối với ngành lâm nghiệp. Dành sự quan tâm đặc biệt cho phát triển rừng, năm 2021, HĐND tỉnh Quảng Ninh ban hành Nghị quyết số 337/2021/NQ-HĐND về việc quy định một số chính sách đặc thù để khuyến khích phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Với chính sách này, hàng năm tỉnh sẽ dành 3% dự toán chi thường xuyên để đầu tư cho các hoạt động lâm nghiệp, đây là động lực để Quảng Ninh phát triển kinh tế xanh, bền vững.
Có thể thấy, những năm qua, Quảng Ninh luôn là địa phương đi đầu trong việc ban hành các cơ chế, chính sách phát triển lâm nghiệp bền vững. Minh chứng là tỷ lệ che phủ rừng toàn tỉnh đạt 55,06% năm 2021, đứng thứ 14/63 tỉnh, thành trong cả nước. Việc Quảng Ninh đang đẩy mạnh trồng rừng gỗ lớn, giá trị kinh tế cao chắc chắn là hướng đi bền vững, hợp lòng dân.
Từ khóa » Trồng Keo Lấy Gỗ Lớn
-
Trồng Keo Gỗ Lớn: 'Cái Khó Bó Cái Khôn'!
-
Trồng Keo Gỗ Lớn: "Cái Khó Bó Cái Khôn"! | Con Người Và Thiên Nhiên
-
Kỹ Thuật Trồng Cây Keo Nhanh Lấy Gỗ
-
Chuyển Hóa Rừng Gỗ Lớn: Nhiều Lợi ích Nhưng Khó Thực Hiện - Kỳ I
-
Hướng Dẫn Kỹ Thuật Trồng Rừng Keo Lai Cung Cấp Gỗ Lớn
-
Trồng Rừng Gỗ Lớn, Hướng đi Bền Vững | VOV.VN
-
Bán Cây Keo Trồng Lấy Gỗ. Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Keo Tốt.
-
Người đi Tiên Phong Trồng Rừng Lấy Gỗ Từ Cây Keo Tai Tượng úc ở Trà ...
-
Thâm Canh Rừng Gỗ Lớn Bằng Giống Keo Mới - Hội Nông Dân Việt Nam
-
Nông Dân Thu Tiền Tỷ Sau 10 Năm Trồng Rừng Gỗ Lớn - VnExpress
-
Trồng Rừng Gỗ Lớn "lợi ích Kép": Vì Sao Người Dân Còn E Ngại?
-
Đã Có 'cách Mạng' Trồng Rừng Gỗ Lớn - Báo Tuổi Trẻ
-
Kế Hoạch Phát Triển Rừng Trồng Sản Xuất Gỗ Lớn Các Loài Keo Giai ...
-
Triển Vọng Từ Mô Hình Trồng Cây Keo Lai Gỗ Nhỏ Sang Gỗ Lớn