[Quảng Trị] Di Tích Lịch Sử Làng Vây - Khám Phá Di Sản

khamphadisan.com – Căn cứ Làng Vây  nằm trong tập đoàn cứ điểm khe Sanh, cách Hướng Hóa khoảng 7km, nằm ở phía Đông của xã Tân Long, tiếp giáp với xã Tân Lập, cách sân bay Tà Cơn khoảng 15 km về phía Tây Nam và cách Đường 9 đoạn km 75 khoảng 1km về phía Nam. Căn cứ làng Vây được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp quyết định công nhận là di tích cấp quốc gia vào ngày 26/01/2011.

di tích lịch sử làng vây - khamphadisan

ảnh: ST

Vào thời kỳ chiến tranh kháng chiến chống Mỹ, Làng Vây là một cứ điểm hết sức kiên cố, vững chắc do 4 đại đội biệt kích CIDG và một số chốt giữ tinh nhuệ của Việt Nam Cộng hòa.

Sau khi ký kết hiệp định Giơ-ne-vơ, đất nước ta bị chia cắt thành 2 miền Nam -Bắc, lấy vĩ tuyễn 17 – sông bến Hải làm ranh quân sự chia cắt hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau, là ranh giới tạm thời để cho lực lượng hai bên tập kết, sau hai năm sẽ thực hiện Tổng tuyển cử thống nhất đất nước.

Với âm mưu biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, Mỹ đã đưa Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền, một mặt để đàn áp các phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân ta, mặt khác xây dựng miền Nam thành một căn cứ quân sự nhằm tạo bàn đạp để tấn công miền Bắc.

di tích lịch sử làng vây - khamphadisan

ảnh: duykhanh66

Đường 9 có đặc điểm địa lý song song vơi phía Nam vùng phi quân sự. Vì vậy Mỹ cho rằng thiết lập một hệ thống hàng rào điện tử dọc hành lang Đông – Tây Quảng Trị, các căn cứ quân sự đồn bốt nhằm tạo lá chắn vững chắc ở phía Nam khu phi quân sự, nhằm ngăn chặn sự viện trợ cửa quân và dân từ miền Bắc vào miền Nam. Do đó, Mỹ đã biến Đường 9 thành con đường chiến lược và xây đựng một hệ thống tập đoàn cứ điểm mạnh nối liền Khe sanh – Làng Vây – Tà Cơn.

di tích lịch sử làng vây - khamphadisan

ảnh: ST

Làng Vây là một căn cứ án ngữ cửa ngõ biên giới Việt- Lào, bảo vệ cho phía Tây cứ điểm  Tà Cơn, cũng là một tiền tiêu mạnh, vững chắc trong hệ thống phòng thủ Đường 9. Căn cứ được xây dựng trên hai cao điểm 320 và 230, có chiều dài 600m và chiều rộng 200m, có nhiều hầm kiên cố. Chốt giữ là lực lượng đặc biệt của Mỹ bao gồm 6 đại đội và 30 cố vấn trực tiếp chỉ huy.

Trước tình hình đó, để đập tan những tham vọng của đế quốc Mỹ, Bộ chỉ huy Mặt trận quyết định tiêu diệt quân địch ở căn cứ Làng Vây để phối hợp chung với chiến trường theo mệnh lênh của Bộ Tổng Tham mưu. Sau 4 giờ chiến đấu, ta đã diệt một Tiểu đoàn Ngụy, tiêu diệt và bắt sống gần 1000 tên, thu toàn bộ vũ khí của địch.

di tich lịch sử làng vây - khamphadisan

ảnh: ST

Chiến thắng Làng Vây là một chiến thắng hiển hách của quân và dân ta, một đất nước tuy nhỏ bé nhưng có thể đánh bại một chế quốc hùng mạnh và bọn tay sai của chúng.

Ngày này, di tích Làng Vây, cùng các di tích Tà Cơn, nhà từ Lao bảo là những điểm tham quan thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Có thể bạn quan tâm:

  • Nhà tù Lao Bảo “địa ngục nơi trần gian”
  • Sân bay Tà Cơn “huyền thoại chiến trường xưa”
  • Quảng Trị – căn cứ Khe Sanh “Điện Biên Phủ thứ 2” của quân đội Mỹ

Cẩm Tài

Từ khóa » Di Tích Làng Vây