Quảng Trường Ba Đình – Wikipedia Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
Quảng trường Ba Đình là quảng trường lớn nhất Việt Nam, nằm trên đường Hùng Vương, quận Ba Đình và là nơi Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được xây dựng. Quảng trường này còn là nơi ghi nhận nhiều dấu ấn quan trọng trong lịch sử Việt Nam, đặc biệt, vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Quảng trường Ba Đình ngày nay có khuôn viên với chiều dài 320 m và rộng 100 m, có 210 ô cỏ (7 hàng dọc x 30 hàng ngang) trước đây là 240 ô nhưng sau cắt 1 hàng ngang nhằm phục vụ xây dựng toà nhà Quốc hội, xen giữa là lối đi rộng 1,4 m. Giữa quảng trường là cột cờ cao 25 m.[1] Đây là nơi diễn ra các cuộc diễu hành nhân dịp các ngày lễ lớn của Việt Nam, và cũng là một địa điểm tham quan, vui chơi, dạo mát của du khách và người dân Hà Nội.
Nguyên thủy
[sửa | sửa mã nguồn]Trước đây, nơi đây là một khu vực nằm trong phạm vi Hoàng thành Thăng Long. Thời Gia Long, năm 1808, Hoàng Thành bị phá dỡ để xây lại một ngôi thành mới nhỏ hơn nhiều để làm trụ sở cho Bắc Thành. Khu vực Quảng trường Ba Đình ngày nay tương ứng với khu cửa Tây của ngôi thành mới, được Minh Mạng đổi tên thành thành Hà Nội vào năm 1831. Khu vực này bấy giờ có một gò đất cao được gọi là núi Khán, hay Khán Sơn.
Giữa thế kỷ XIX, do đề nghị của Bố chính Hà Nội Lê Hữu Thanh, Tổng đốc Hà Ninh Hoàng Thu đã cùng một số quan lại bỏ tiền xây một ngôi nhà ngói trên núi Khán, gọi là Khán Sơn đình làm chỗ hội họp các văn nhân. Vì vậy, có thời kỳ nơi đây thường xuyên có sinh hoạt văn hóa của nhân sĩ Bắc Hà.
Sau khi kiểm soát được toàn bộ Đông Dương, năm 1894, quân Pháp cho phá dỡ toàn bộ thành, chỉ giữ lại cửa Bắc để làm chứng tích. Khu vực này được các kiến trúc sư Pháp quy hoạch để xây dựng trung tâm hành chính của Liên bang Đông Dương. Núi Khán bị san bằng. Một vườn hoa nhỏ được xây dựng tại khu vực này, tạo thành một quảng trường rộng lớn được đặt tên là Vườn hoa Puginier (Le parc Puginier). Vườn hoa được giới hạn bởi các con đường Avenue de la République,[2] Avenue Brière de l'Isle,[3] Rue Elie Groleau[4] và Avenue Puginier.[5]
Một vòng xoay nhỏ được xây dựng gần đó cũng được đặt tên là Vòng xoay Puginier (Rond-point Puginier). Do hình dáng đặc biệt của vòng xoay mà người dân Hà Nội xưa còn gọi vườn hoa Puginier là Quảng trường Tròn.
Tại khu vực gần Quảng trường Tròn, Phủ Toàn quyền được khởi công xây dựng vào năm 1901. Năm 1914, trường sở của Lycée Paul Bert được xây dựng tại vị trí núi Khán trước kia, ngay cạnh Vườn hoa Puginier.
Để độc chiếm quyền kiểm soát Đông Dương, ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp. Nhằm lôi kéo sự ủng hộ của người Việt, quân đội Nhật tuyên bố công nhận độc lập cho Việt Nam. Một chính phủ của người Việt do quân đội Nhật hậu thuẫn được thành lập ngày 20 tháng 7 năm 1945, do Trần Trọng Kim làm Thủ tướng đại diện Đế quốc Việt Nam. Bác sĩ Trần Văn Lai được cử làm Đốc lý Hà Nội (Thị trưởng). Vốn là một trí thức có tinh thần dân tộc, ngay sau khi nhận chức, ông đã quyết định đổi một loạt tên đường phố từ tiếng Pháp sang tiếng Việt lấy theo tên của các vị anh hùng Việt Nam như: Phố Garnier thành phố Đinh Tiên Hoàng, phố Boulevard Carnot thành phố Phan Đình Phùng... Vườn hoa Pugininer trước Phủ Toàn quyền được ông đổi tên thành Vườn hoa Ba Đình để kỷ niệm vùng Ba Đình ở huyện Nga Sơn, Thanh Hoá, nơi đã nổ ra cuộc Khởi nghĩa Ba Đình do sĩ phu người Thanh Hóa là Đinh Công Tráng lãnh đạo tổ chức chống thực dân Pháp kéo dài từ tháng 9 năm 1886 đến tháng 1 năm 1887.
Hình ảnh
[sửa | sửa mã nguồn] Toàn cảnh Quảng trường Ba Đình (từ trái sang): Trụ sở Bộ Ngoại giao, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Phủ Chủ tịch, Trụ sở Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Tòa nhà Quốc hội và Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩQuảng trường Ba Đình
[sửa | sửa mã nguồn]Khi Nhật Bản đầu hàng Đồng Minh, chính phủ Trần Trọng Kim mất đi chỗ hâu thuẫn cũng nhanh chóng sụp đổ. Việt Minh chớp thời cơ giành chính quyền và ra mắt quốc dân. Một Ban Tổ chức ngày lễ Độc lập do ông Nguyễn Hữu Đang được cử làm Trưởng ban, được thành lập ngày 28 tháng 8 năm 1945. Ban Tổ chức quyết định dựng một lễ đài để Chính phủ Lâm thời ra mắt quốc dân, giao cho họa sĩ Lê Văn Đệ và kiến trúc sư Ngô Huy Quỳnh thiết kế và thi công. Lễ đài được xây dựng với vật liệu chủ yếu là gỗ và đinh sắt, trang trí bằng vải, huy động nhân công quần chúng thi công, nhanh chóng hoàn thành chỉ trong 48 giờ, từ ngày 30 tháng 8 đến ngày 1 tháng 9 năm 1945.
Chính trên lễ đài này, chiều ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra mắt quốc dân và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Lễ đài được dỡ bỏ nhanh chóng ngay chiều ngày hôm đó.[6][7]
Với sự kiện này, Vườn hoa Ba Đình được người dân Hà Nội mệnh danh là Quảng trường Ba Đình hay Quảng trường Độc Lập và đoạn phố Puginier cũng được gọi tên là đường Độc Lập.
Mặc dù người Pháp vẫn dùng các tên cũ sau khi họ tái chiếm Đông Dương, nhưng người Việt Nam vẫn dùng các tên gọi của mình như một sự tự hào về những nỗ lực của họ để giành độc lập. Tên gọi Quảng trường Ba Đình chính thức được sử dụng kể từ khi họ chính thức nắm quyền kiểm soát lại Hà Nội.
Những sự kiện liên quan
[sửa | sửa mã nguồn]Quảng trường Ba Đình là quảng trường quan trọng nhất Việt Nam, vì vậy hầu hết các cuộc diễu binh và diễu hành nhân các ngày lễ lớn của Việt Nam đều được tổ chức tại đây, trong đó có những sự kiện quan trọng sau:
- Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- Ngày 1 tháng 1 năm 1955, người dân Hà Nội tham gia cuộc mít tinh và cuộc duyệt binh đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam mừng Trung ương Đảng Lao động Việt Nam và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trở về Thủ đô.
- Ngày 9 tháng 9 năm 1969, lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được cử hành trọng thể.
- Ngày 2 tháng 9 năm 1975, cuộc diễu binh và diễu hành mừng thống nhất đất nước được tổ chức vô cùng long trọng.
- Ngày 10 tháng 10 năm 2010, nhân dịp kỉ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, đây là nơi diễn ra lễ mít tinh, diễu binh, diễu hành có quy mô lớn.
- Hằng ngày vào lúc 6 giờ từ 1/4 - 31/10 hoặc 6 giờ 30 phút từ 1/11 - 31/3, lễ thượng cờ được bắt đầu và lễ hạ cờ diễn ra lúc 21 giờ.
- Ngày 2 tháng 9 năm 2015 diễn ra lễ diễu binh quy mô lớn kỉ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nghi lễ Thượng cờ và Hạ cờ
[sửa | sửa mã nguồn]Nghi lễ Thượng cờ và Hạ cờ ở quảng trường Ba Đình là một nghi lễ cấp quốc gia của Việt Nam, ý tưởng thực hiện nghi lễ trên quảng trường do Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đề xuất và được Chính phủ Việt Nam phê duyệt vào năm 2001, đúng dịp kỷ niệm 111 năm ngày sinh Bác Hồ.
Lễ Thượng cờ và Hạ cờ do đội Tiêu binh danh dự thực hiện hàng ngày ở Lăng Bác.
Theo đó, những cán bộ, chiến sỹ Đội Tiêu binh danh dự có chiều cao từ 1m7 trở lên, quân dung đẹp và động tác điều lệnh đội ngũ chuẩn, được tập trung luyện tập.
Đội hình thực hiện lễ Thượng cờ và Hạ cờ gồm 34 người tượng trưng cho 34 chiến sĩ đầu tiên của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam). Khối trưởng, 2 đồng chí bảo vệ Quân kỳ và vác Quân kỳ là sỹ quan. Còn lại, 3 đồng chí trong Tổ Quốc kỳ và 27 đồng chí xếp thành 10 hàng ngang trong khối nghi lễ đều do tiêu binh đảm nhiệm.
Cứ vào đúng 6 giờ sáng vào mùa hè và 6 giờ 30 phút sáng vào mùa đông, đoàn thực hiện nghi lễ Thượng cờ khởi hành từ phía sau Lăng Bác. Dẫn đầu đoàn thượng cờ là quân kỳ Quyết thắng. Kế đến là đội tiêu binh. Đoàn đi một vòng ra phía trước theo tiếng nhạc của ca khúc "Tiến bước dưới quân kỳ" để đến chân cột cờ.
Ba chiến sĩ đội hồng kỳ tiến lên phía cột cờ chuẩn bị các nghi thức Thượng cờ, cũng là lúc cửa của Lăng Bác bắt đầu mở. Trước khi nghi lễ được thực hiện, hệ thống loa phát thanh tại quảng trường sẽ phát thông báo: "Sắp đến giờ cử hành lễ Chào cờ. Đề nghị đồng bào trên khu vực quảng trường dừng mọi hoạt động, đứng tại chỗ, hướng về phía cột cờ để nghi lễ được thực hiện trang trọng". Sau khi có hiệu lệnh, lá cờ được tung ra và bay lên theo tiếng Quốc ca. Lá cờ Tổ quốc được kéo lên trên đỉnh của cột cờ cao 29 mét phía trước Lăng Bác.
Cùng lúc này nghi lễ chào cờ sẽ được bắt đầu. Sau lễ Thượng cờ, đội tiêu binh diễu hành một vòng trước cửa Lăng Bác rồi trở về vị trí cũ và kết thúc nghi lễ Thượng cờ.
Tương tự, nghi lễ Hạ cờ cũng sẽ được đội tiêu binh thực hiện vào lúc 21 giờ tối hàng ngày, lễ Hạ cờ được thực hiện với nghi thức tương tự như lễ Thượng cờ.
Người dân Thủ đô Hà Nội những ai có dịp đi qua quảng trường Ba Đình, trước Lăng Bác vào sáng sớm hay buổi tối, đúng lúc nghi lễ Thượng cờ và Hạ cờ thực hiện cũng trang nghiêm thực hiện theo nghi lễ chào cờ và hát Quốc ca với cảm xúc tự hào và thiêng liêng.
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Quảng trường Ba Đình.- Ba Đình
- Chiến khu Ba Đình, khởi nghĩa Ba Đình
- Quảng trường 1-5
- Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục
- Quảng trường 19-8
- Quảng trường 12-11
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Những địa danh gắn liền với Thủ đô Hà Nội[liên kết hỏng] theo website Hà Nội
- ^ Nay là đường Hoàng Văn Thụ
- ^ Nay là đường Hùng Vương
- ^ Nay là phố Chùa Một Cột
- ^ Nay là đường Độc Lập
- ^ Phùng Quán, "Ba phút sự thật", Nhà xuất bản Văn Nghệ, 2006
- ^ Hồi ức người thiết kế Lễ đài Độc lập
Bài viết về những kiến trúc tiêu biểu tại Việt Nam này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
|
| ||
---|---|---|
Di tích lịch sửKiến trúc công cộng | Hoàng thành Thăng Long • Hồ Hoàn Kiếm (Cầu Thê Húc · Đền Ngọc Sơn · Tháp Rùa) • Khu phố cổ Hà Nội • Văn Miếu – Quốc Tử Giám • Thành Cổ Loa • Đường Lâm • Thành cổ Sơn Tây • Gò Đống Đa • Phủ Chủ tịch và khu di tích • Lăng Hồ Chí Minh • Cột cờ Hà Nội • Nhà hát Lớn • Nhà tù Hỏa Lò • Nhà khách Chính phủ • Tháp nước Hàng Đậu | |
Kiến trúc tôn giáo, tâm linh | Thăng Long tứ trấn (Đền Bạch Mã · Đền Voi Phục · Đền Kim Liên · Đền Quán Thánh) • Thăng Long tứ quán • Chùa Hương • Chùa Láng • Chùa Một Cột • Chùa Tây Phương • Chùa Thầy • Chùa Trầm • Chùa Trấn Quốc • Chùa Quán Sứ • Đền Sóc - Chùa Non Nước • Phủ Tây Hồ • Đại chủng viện Thánh Giuse • Đền Ngọc Sơn • Đền Lý Quốc Sư • Đền Hai Bà Trưng (Đồng Nhân) • Đền Hai Bà Trưng (Hạ Lôi) • Đền Hát Môn • Đền Phù Đổng • Nhà thờ Lớn • Nhà thờ Hàm Long • Nhà thờ Cửa Bắc • Nhà thờ Phùng Khoang • Đình Chèm • Đình Đại Phùng • Đình Hạ Hiệp • Đình So • Đình Tây Đằng • Đình Tường Phiêu | |
Hồ, công viên, khu sinh thái | Vườn quốc gia Ba Vì • Công viên Thống Nhất • Công viên Thủ Lệ • Vườn bách thảo • Ao Vua • Hồ Đồng Đò • Hồ Đồng Mô • Thác Đa • Hồ Tây • Công viên Hồ Tây • Khoang Xanh • Hồ Thiền Quang • Hồ Trúc Bạch • Sông Hồng • Công viên Âm Nhạc • Công viên Hòa Bình • Công viên Indira Gandhi • Công viên Lê-nin • Công viên Thiên Đường Bảo Sơn | |
Bảo tàng | Bảo tàng Hà Nội • Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam • Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam • Bảo tàng Dân tộc học • Bảo tàng Cách mạng Việt Nam • Bảo tàng Hồ Chí Minh • Bảo tàng Lịch sử Việt Nam • Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam • Thư viện Quốc gia Việt Nam • Bảo tàng nhiếp ảnh Lai Xá | |
Làng nghề | Gốm Bát Tràng • Lụa Vạn Phúc • Tranh Hàng Trống • Hoa Ngọc Hà • Đúc đồng Ngũ Xã • Rắn Lệ Mật • Rèn Đa Sĩ • Miến Cự Đà | |
Công trình thể thao | Cung thể thao Quần Ngựa • Cung thi đấu điền kinh trong nhà Mỹ Đình • Sân vận động Hàng Đẫy • Sân vận động Hoài Đức • Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình • Trường đua đường phố Hà Nội | |
Công trình thương mại - dịch vụ | Chợ Đồng Xuân • Chợ Hà Đông • Chợ Long Biên • Chợ Nhà Xanh • Keangnam Hanoi Landmark Tower • Lotte Center Hà Nội • Tòa nhà Hàm Cá Mập • Tràng Tiền Plaza • Vincom Bà Triệu | |
Khách sạn | Hilton Hanoi Opera • Khách sạn Opera Hà Nội • Khách sạn Sofitel Metropole | |
Các công trình khác | Sân bay quốc tế Nội Bài • Ga Hà Nội • Cầu Long Biên • Cầu Chương Dương • Cầu Thăng Long • Cầu Nhật Tân • Trung tâm Hội nghị Quốc gia Việt Nam • Quảng trường Ba Đình • Quảng trường Cách mạng Tháng Tám • Quảng trường Lao động • Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục • Bưu điện Hà Nội • Tòa nhà Quốc hội Việt Nam • Trụ sở Bộ Ngoại giao Việt Nam • Vinhomes Times City | |
Du lịch Việt Nam 7 khu du lịch quốc gia • An Giang • Bà Rịa – Vũng Tàu • Bạc Liêu • Bắc Giang • Bắc Kạn • Bắc Ninh • Bến Tre • Bình Dương • Bình Định • Bình Phước • Bình Thuận • Cà Mau • Cần Thơ • Cao Bằng • Đà Nẵng • Đắk Lắk • Đắk Nông • Điện Biên • Đồng Nai • Đồng Tháp • Gia Lai • Hà Giang • Hà Nam • Hà Nội • Hà Tĩnh • Hải Dương • Hải Phòng • Hậu Giang • Hòa Bình • Thành phố Hồ Chí Minh • Hưng Yên • Khánh Hòa • Kiên Giang • Kon Tum • Lai Châu • Lạng Sơn • Lào Cai • Lâm Đồng • Long An • Nam Định • Nghệ An • Ninh Bình • Ninh Thuận • Phú Thọ • Phú Yên • Quảng Bình • Quảng Nam • Quảng Ngãi • Quảng Ninh • Quảng Trị • Sóc Trăng • Sơn La • Tây Ninh • Thái Bình • Thái Nguyên • Thanh Hóa • Thừa Thiên Huế • Tiền Giang • Trà Vinh • Tuyên Quang • Vĩnh Long • Vĩnh Phúc • Yên Bái |
Từ khóa » Hình ảnh Thủ đô Hà Nội Quảng Trường Ba đình
-
Tìm Hiểu Về Quảng Trường Ba Đình, Hà Nội - Klook Blog
-
Quảng Trường Ba Đình - Nơi Hồn Thiêng Giữa Lòng Thủ đô - Vntrip
-
Đến Thăm Quảng Trường Ba Đình Hà Nội – Nơi Hồn Thiêng Của Thủ đô
-
Hình ảnh Về Quảng Trường Ba Đình ở Hà Nội | Viet Fun Travel
-
Du Lịch Quảng Trường Ba Đình - Nơi Lưu Giữ Dấu ấn Lịch Sử - BestPrice
-
Kinh Nghiệm Tham Quan Quảng Trường Ba Đình 2021 - Tràng An
-
Khám Phá Quảng Trường Ba Đình - Nơi Lưu Giữ Lịch Sử Giữa Lòng Hà ...
-
Hình ảnh Quảng Trường Ba đình
-
Quảng Trường Ba Đình - Địa Danh Lịch Sử Nổi Tiếng Của Hà Thành
-
Quảng Trường Ba Đình: Địa Danh Lịch Sử Giữa Lòng Thủ đô - POLIVA
-
Quảng Trường Ba Đình ở Thủ đô Hà Nội - WinWay Travel
-
Quảng Bá Hình ảnh Hà Nội: Thay đổi để Hướng đến Những Mục Tiêu ...
-
Hình ảnh Quảng Trường Ba đình - Hà Nội - Trade-.vn