Quao, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Quao

Quao

Tên khác

Tên thường gọi: Quao, Quao núi, Khé.

Tên khoa học: Stereospermum colais (Buch. - Ham. ex Dillwyn) Mabb. (S. letragonum DC.).

Họ khoa học: thuộc họ Núc nác - Bignoniaceae.

Cây Quao

(Mô tả, hình ảnh cây Quao, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ....)

Mô tả:

Cây gỗ cao tới 30-35m, đường kính tới 80cm, thường nhẵn hay hơi có lông. Lá dài 25-50cm, có 3-6 cặp lá chét; lá chét hình bầu dục thuôn, dài 6-14cm, rộng 3-6cm, nhọn thành đuôi ở đầu, nhọn rộng hay hình góc ở gốc; gân phụ 10 cặp, không lông, cuống phụ 5-15mm. Cụm hoa chùy ở ngọn trải ra, dài 1,5-2,2cm, môi trên 2 thuỳ, môi dưới 3, nhị 2. Nang đài dài, có 4 góc, dài 14-70cm, rộng 0,9-3,6cm, có 4 rạch đứng và nhọn ở góc, cong, vặn, hoá gỗ nhiều hay ít. Hạt dài 2-2,6cm, rộng 0,3-0,5cm kể cả cánh bên.

Hoa tháng 4-8, quả 11-2.

Bộ phận dùng:

Lá, rễ, hoa, quả - Folium, Radix, Flos et Fructus Stereospermi Colais.

Nơi sống và thu hái:

Loài phân bố ở Xri Lanca, Ấn Ðộ, Mianma, Nam Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc trong rừng rậm rụng lá xen lẫn với tre, gần các sông suối và rải rác trong các quần hệ thứ sinh, có xuất xứ từ rừng rậm thường xanh, độ cao 1000m từ Vĩnh Phú, Thanh Hoá, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, Ninh Thuận qua Ðắc Lắc, Sông Bé, Ðồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh tới An Giang.

Thành phần hóa học:

Vỏ chứa một chất trắng kết tinh.

Tính vị, tác dụng:

Các bộ phận của cây đều có tác dụng hạ sốt.

Công dụng, chỉ định và phối hợp:

Cây có hoa đẹp, có thể trồng làm cảnh.

Ở Ấn Ðộ người ta dùng rễ, lá và hoa trị bệnh sốt.

Dịch lá phối hợp với dịch Chanh dùng trong các trường hợp điên cuồng. Hoa và quả được dùng trị bò cạp đốt.

Thaythuoccuaban.com Tổng hợp

*************************

Từ khóa » Hình ảnh Quả Quao