Quê Hương Là Con Diều Biếc Chiều Chiều Con Thả Trên đồng

Top 1 ✅ TÌM CÁC DANH TỪ CÓ TRONG ĐOẠN THƠ SAU A.QUÊ HƯƠNG LÀ CÁNH DIỀU BIẾC TUỔI THƠ CON THẢ TRÊN ĐÒNG QUÊ HƯƠNG LÀ CON ĐÒ NHỎ ÊM ĐỀM KHUA NƯỚC VEN SÔNG. B.BÀ nam 2022 được cập nhật mới nhất lúc 2022-01-29 03:48:51 cùng với các chủ đề liên quan khác

Nội dung chính Show
  • TÌM CÁC DANH TỪ CÓ TRONG ĐOẠN THƠ SAU A.QUÊ HƯƠNG LÀ CÁNH DIỀU BIẾC TUỔI THƠ CON THẢ TRÊN ĐÒNG QUÊ HƯƠNG LÀ CON ĐÒ NHỎ ÊM ĐỀM KHUA NƯỚC VEN SÔNG.B.BÀ
  • TÌM CÁC DANH TỪ CÓ TRONG ĐOẠN THƠ SAU A.QUÊ HƯƠNG LÀ CÁNH DIỀU BIẾC TUỔI THƠ CON THẢ TRÊN ĐÒNG QUÊ HƯƠNG LÀ CON ĐÒ NHỎ ÊM ĐỀM KHUA NƯỚC VEN SÔNG.B.BÀ

TÌM CÁC DANH TỪ CÓ TRONG ĐOẠN THƠ SAU A.QUÊ HƯƠNG LÀ CÁNH DIỀU BIẾC TUỔI THƠ CON THẢ TRÊN ĐÒNG QUÊ HƯƠNG LÀ CON ĐÒ NHỎ ÊM ĐỀM KHUA NƯỚC VEN SÔNG.B.BÀ

Hỏi:

TÌM CÁC DANH TỪ CÓ TRONG ĐOẠN THƠ SAU A.QUÊ HƯƠNG LÀ CÁNH DIỀU BIẾC TUỔI THƠ CON THẢ TRÊN ĐÒNG QUÊ HƯƠNG LÀ CON ĐÒ NHỎ ÊM ĐỀM KHUA NƯỚC VEN SÔNG.B.BÀ

TÌM CÁC DANH TỪ CÓ TRONG ĐOẠN THƠ SAUA.QUÊ HƯƠNG LÀ CÁNH DIỀU BIẾCTUỔI THƠ CON THẢ TRÊN ĐÒNGQUÊ HƯƠNG LÀ CON ĐÒ NHỎÊM ĐỀM KHUA NƯỚC VEN SÔNG.B.BÀ ĐẮP THÀNH LẬP TRẠICHỐNG ÁP BỨC CƯỜNG QUYỀNNGHE LỜI BÀ GỌI

CẢ NƯỚC VÙNG LÊN

Đáp:

uyenthu:

danh từ Ɩà : quê hương , cánh diều , con , con đò , sông , bà , nước

uyenthu:

danh từ Ɩà : quê hương , cánh diều , con , con đò , sông , bà , nước

uyenthu:

danh từ Ɩà : quê hương , cánh diều , con , con đò , sông , bà , nước

TÌM CÁC DANH TỪ CÓ TRONG ĐOẠN THƠ SAU A.QUÊ HƯƠNG LÀ CÁNH DIỀU BIẾC TUỔI THƠ CON THẢ TRÊN ĐÒNG QUÊ HƯƠNG LÀ CON ĐÒ NHỎ ÊM ĐỀM KHUA NƯỚC VEN SÔNG.B.BÀ

Xem thêm : ...

Vừa rồi, bổ-túc.vn đã gửi tới các bạn chi tiết về chủ đề TÌM CÁC DANH TỪ CÓ TRONG ĐOẠN THƠ SAU A.QUÊ HƯƠNG LÀ CÁNH DIỀU BIẾC TUỔI THƠ CON THẢ TRÊN ĐÒNG QUÊ HƯƠNG LÀ CON ĐÒ NHỎ ÊM ĐỀM KHUA NƯỚC VEN SÔNG. B.BÀ nam 2022 ❤️️, hi vọng với thông tin hữu ích mà bài viết "TÌM CÁC DANH TỪ CÓ TRONG ĐOẠN THƠ SAU A.QUÊ HƯƠNG LÀ CÁNH DIỀU BIẾC TUỔI THƠ CON THẢ TRÊN ĐÒNG QUÊ HƯƠNG LÀ CON ĐÒ NHỎ ÊM ĐỀM KHUA NƯỚC VEN SÔNG. B.BÀ nam 2022" mang lại sẽ giúp các bạn trẻ quan tâm hơn về TÌM CÁC DANH TỪ CÓ TRONG ĐOẠN THƠ SAU A.QUÊ HƯƠNG LÀ CÁNH DIỀU BIẾC TUỔI THƠ CON THẢ TRÊN ĐÒNG QUÊ HƯƠNG LÀ CON ĐÒ NHỎ ÊM ĐỀM KHUA NƯỚC VEN SÔNG. B.BÀ nam 2022 [ ❤️️❤️️ ] hiện nay. Hãy cùng bổ-túc.vn phát triển thêm nhiều bài viết hay về TÌM CÁC DANH TỪ CÓ TRONG ĐOẠN THƠ SAU A.QUÊ HƯƠNG LÀ CÁNH DIỀU BIẾC TUỔI THƠ CON THẢ TRÊN ĐÒNG QUÊ HƯƠNG LÀ CON ĐÒ NHỎ ÊM ĐỀM KHUA NƯỚC VEN SÔNG. B.BÀ nam 2022 bạn nhé.

Quê hương là con diều biếc chiều chiều con thả trên đồng

Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây

Dưới đây là một vài câu hỏi có thể liên quan tới câu hỏi mà bạn gửi lên. Có thể trong đó có câu trả lời mà bạn cần!

Quê hương mỗi người chỉ mộtNhư là chỉ một mẹ thôiQuê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người.”

Vâng, quê hương chính là nơi ta đã cất tiếng khóc oa oa đầu tiên, nơi ửng hông gò má ta, nơi cho ta những tấm lòng che chở. Phải chăng vì thế quê hương giống như người mẹ hiền nuôi dưỡng ta bằng dòng sữa ngọt lành, thanh khiết. Yêu quê hương, là yêu cảnh đẹp quê hương xinh xắn nên thơ. Và có lẽ, đẹp nhất trong trái tim tôi là cánh đồng lúa quê hương.Hai tiếng thiêng liêng hai tiếng “quê hương”. Còn gì riêng cho dáng quê, cảnh quê và tình quê hơn là cánh đồng lúa bát ngát xanh, êm đềm rủ bóng xuống biết bao trang văn, trang thơ của thi nhân muôn thuở:

“Việt Nam đất nước ta ơiMênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơnCánh cò bay lả rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.”

Đó là trong trang văn, quê hương đẹp dịu dàng mà đằm thắm cùng cánh cò trắng hiền hòa. Nhưng kì thực, ngoài kia, trên thực tế vẻ đẹp của cánh đồng lúa quê hương còn quyến rũ hơn. Cánh đông lúa bát ngát như biển rộng rinh không bờ bến, mỗi đợt lúa gối đầu nhau, tạo nên những đợt sóng lúa nhấp nhô, nhịp nhàng, yên ả. Những bông lúa như những nàng thiếu nữ xuân sắc, xuân thì, mang một sức sống tươi trẻ, dòng dòng nhựa sống. Đặc biệt khi còn ở thì con gái, những bông lúa xanh rì, tấp nập như đoàn đoàn lớp lớp các thiếu nữ thanh tân trẻ trung trong tà áo dài truyền thống. Đó cũng là khi, cánh đồng lúa quê hương tỏa ra một mùi hương thơm của lúa đòng đòng, một thứ vị rất thanh khiết, tươi mới, nông nhẹ mà lan thấm hồn người. Tưởng như mùi hương ấy là mùi của đất quê, hồn quê, tình quê đã hun đúc từ bao đời nay mà ấp ủ trong từng hạt gạo tròn trịa trắng ngần như tấm lòng thảo thơm, mộc mạc của người dân Việt Nam. Đến khi lúa chín, sắc xanh mơn mởn, biếc rờn ấy khoác lên mình bằng tấm áo vàng óng, rực rỡ nặng trĩu trong đó là tinh chất trời ban quyện hòa cùng tấm lòng cần lao, công sức, mồ hôi nước mắt của các bác nông dân. Vậy là, mỗi mùa, mỗi cảnh, cánh đồng lúa quê hương đều mang những vẻ đẹp rất thơ, rất hồn, rất mộc mạc mà xoa xuyến hồn người.Nhưng có lẽ, hoạt động sống của người dân quê mới thật sự nhộn nhịp, tươi vui khi cánh đồng lúa bước vào thời kì thu hoạch. Trên đồng lúa, nhấp nhô nón trắng của các bà, các mẹ, các chị đang lom khom gặt lúa. Tiếng cười nói rôm rả, huyên náo khắp không gian, đánh thức vẻ im lìm, bình lặng của cánh đông mỗi khi. Tiếng cắt lúa, tiếng máy phụt, tiếng chuyển thóc lên xe hòa vào làm nên một âm thanh của sự sống rộn ràng, náo nức đang tràn ngập nơi nơi. Xa xa là những đứa trẻ tinh nghịch đang mót lúa, bắt châu chấu, cào cào về cho chim non. Trông các cậu mới trong sáng, hồn nhiên biết mấy.Cánh đồng lúa quê hương cũng gắn liền với tuổi thơ ngọt ngào, hồn nhiên của tôi khi còn ở bên bà. Chiều chiều mát, tôi hay ra bờ cỏ triền đê gần ruộng lúa nhà mình. Thỉnh thoảng cất lên những câu hát vu vơ, hồn nhiên của tuổi học trò. Nghe đâu đây tiếng lúa thì thầm như đang nói chuyện cùng mình, cảm giác như những người bạn thật tuyệt.

Quê hương trong tâm trí tôi luôn đẹp, một nét đẹp gợi hồn, một vẻ đẹp thấm trong từng ánh mắt, tiếng cười trong trẻo của trẻ thơ. Và nhất là hình ảnh cánh đồng đã trở thành một mảnh hông tôi thời ấu thơ, là cảnh đẹp quê hương tôi luôn âu yếm nhớ về.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Đoạn thơ cho ta thấy tác giả đã bộc lộ những suy nghĩ về quê hương thông qua những hình ảnh rất cụ thể. Quê hương yêu dấu gắn liền với những hoài niệm tuổi thơ. " Cánh diều biếc" thả trên cánh đồng từng mang dấu ấn của tuổi thơ đẹp. Đó là cánh diều thả sau mùa gặt. Chữ " biếc" gợi tả cánh diều tuyệt đẹp. Âm thanh của " con đò nhỏ" khua nước trên dòng sông quê hương êm đềm mà lắng đọng. Âm thanh mộc mạc, giản dị nhưng rất đỗi thân thiết không thể nào quên. Tiếng mái chèo khua nước ấy là kỷ niệm của tuổi thơ với quê hương yêu dấu. Có thể nói những kỷ niệm đơn sơ, giản dị của quê hương luôn có sự gắn bó bằng tình cảm của con người gần như là máu thịt. Nghĩ về quê hương như vậy, ta thấy tình cảm của nhà thơ đối với quê hương thật đẹp đẽ và sâu sắc. Nghệ thuật so sánh tạo nên hình ảnh đẹp đầy sáng tạo, đặc sắc và độc đáo đã gợi tả một không gian nghệ thuật có chiều cao, sắc biếc của bầu trời, có chiều rộng của cánh đồng quê, có chiều dài của năm tháng, có âm thanh thân thuộc của mái chèo trên dòng sông quê. Nhà thơ đã nói lên một cách đằm thắm, thiết tha một tình yêu quê hương.

Xung quanh bài thơ "Quê hương" có một đôi điều… không bình thường, gây dích dắc cho cả người đọc lẫn các nhà biên soạn...

Bài thơ "Quê hương" của nhà thơ Đỗ Trung Quân được công bố lần đầu vào năm 1983. Những vần thơ ngọt ngào, thanh khiết của bài thơ này từ lâu đã trở nên quen thuộc đối với nhiều người, nhất là khi nó được nhạc sĩ Giáp Văn Thạch phổ nhạc:

Quê hương là chùm khế ngọtCho con trèo hái mỗi ngàyQuê hương là đường đi học

Con về rợp bướm vàng bay…

Thế nhưng xung quanh bài thơ "Quê hương" có một đôi điều… không bình thường, gây dích dắc cho cả người đọc lẫn các nhà biên soạn.

Chả là cách đây ít ngày, trên báo Tuổi trẻ online, nhân có ý kiến của một độc giả cho rằng cuốn sách giáo khoa "Tiếng Việt 1, tập 1", trang 163 đã in sai câu thơ trong bài "Quê hương" của Đỗ Trung Quân (ý kiến này cho rằng: Câu thơ nguyên văn của nhà thơ Đỗ Trung Quân là "Tuổi thơ con thả trên đồng" chứ không phải "Chiều chiều con thả trên đồng" như sách giáo khoa Tiếng Việt 1 đã in), nhà thơ họ Đỗ liền hăng hái vào cuộc. Nhà thơ tuyên bố "Sách in sai!" và đây đẩy không nhận hai chữ "chiều chiều" là của mình trong câu thơ "Quê hương là con diều biếc/ Chiều chiều con thả trên đồng…".

Ơ hay, thế ròng rã từ năm 1997 đến năm 2012, có dăm bảy tập thơ tuyển của những người tuyển chọn có nghề, có "thương hiệu" và hết sức cẩn trọng, nghiêm túc…; trong đó, câu thơ này đều được in là "Chiều chiều con thả trên đồng". Đó là các tập thơ tuyển: "Những bài thơ em yêu" (NXB Giáo dục, 1997, trang 149, tuyển chọn: Phạm Hổ, Nguyễn Nghiệp ); "Thơ thiếu nhi chọn lọc" (NXB Thanh niên, 2000, trang 151, tuyển chọn: Định Hải, Xuân Dục, Minh Phúc); "Văn học thiếu nhi Việt Nam", tập hai (NXB Từ điển bách khoa, 2004, trang 460, tuyển chọn: Định Hải, Nguyên An); "Thơ Việt Nam thế kỉ XX" (NXB Giáo dục, 2005, trang 612, tuyển chọn: Nguyễn Bùi Vợi, Quang Huy, Vũ Quần Phương); "Thơ thiếu niên Việt Nam và thế giới chọn lọc" (NXB Thanh niên, 2012, trang 98, tuyển chọn: Định Hải, Xuân Dục, Minh Phúc)…

Chắc chắn nhà thơ Đỗ Trung Quân phải có trong tay một vài tập thơ tuyển này (do người tuyển chọn hoặc Nhà xuất bản gửi sách biếu). Nhưng sao không thấy nhà thơ lên tiếng về việc "in sai" hai chữ "chiều chiều" trong các tập thơ tuyển nói trên? Gần đây, nhà thơ bức xúc khẳng định hai chữ "chiều chiều" không phải của ông. Thế thì chữ dùng này là của ai vậy? Chắc không phải người tuyển chọn, người biên tập tự ý thêm vào hoặc tự ý thay thế, sửa chữa?

Vậy thì, nếu có chuyện thoạt đầu nhà thơ Đỗ Trung Quân dùng chữ "chiều chiều", sau này ông sửa thành chữ "tuổi thơ" thì ông cứ nhận cho xong, sao lại cứ nằng nặc nói rằng chữ "chiều chiều" không phải của mình? Việc sửa một vài chữ trong một bài thơ là việc làm rất đỗi bình thường. Không ít nhà thơ có tiếng cũng đã từng làm việc này. Nhà thơ Đỗ Trung Quân "hắt hủi", không nhận hai chữ "chiều chiều" này khiến sự việc trở nên bí ẩn. Vậy thì chữ này ở đâu ra? Chắc không phải từ trên trời rơi xuống?

Chưa hết, ở trên là nói về chữ dùng, dưới đây sẽ nói tới một khía cạnh khác của bài thơ "Quê hương". Đó là sự "lộn xộn" về văn bản, về cấu trúc của bài thơ. Về số lượng khổ thơ, có văn bản thì 7 khổ (chiếm đa số), có văn bản 6 khổ, có chỗ chỉ 5 khổ, thậm chí có cuốn sách chỉ in 4 khổ (tương ứng với lời của ca khúc "Quê hương" do Giáp Văn Thạch phổ nhạc). Thực tình, đến nay, tôi cũng không biết được đích xác bài thơ "Quê hương" có bao nhiêu khổ. Về trật tự các câu thơ trong một vài khổ thơ, cũng có những dị bản. Rồi câu kết của bài thơ, theo lời của chính nhà thơ Đỗ Trung Quân, khi ông viết, không có câu kết này mà khi gửi đăng báo, một biên tập viên đã thêm vào. Thế nhưng hiện nay, người ta coi câu kết này mặc nhiên là của nhà thơ Đỗ Trung Quân…

Cứ với cung cách này, tình trạng này thì những người làm về văn bản học (xác định nguồn gốc và tính chính xác của một văn bản) cũng phải… chào thua!

Không rõ tình trạng trên có liên quan gì đến "tính lơ đãng và dễ dãi" của nhà thơ, như chính nhà thơ Đỗ Trung Quân đã tự thừa nhận… hay không?

Lê Thành Văn

Từ khóa » êm đềm Khua Nước Ven Sông