Quê Nhà Quảng Trị Với Sự Hình Thành, Phát Triển Lý Tưởng Và Con ...

Quê nhà Quảng Trị với sự hình thành, phát triển lý tưởng và con đường cách mạng của đồng chí Lê Duẩn (kỳ 1)

Đồng chí Lê Duẩnđượcsinh rangày 07/4/1907và lớn lên tại làng Bích La Đông, xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị - vùng đất nổi tiếng bởi truyền thống hiếu học, học giỏi và kiên cường cách mạng. Quá trình sinh trưởng trên mảnh đất Quảng Trị anh hùng đã sớm hun đúc ở người thanh niên Lê Duẩn tình cảm căm thù giặc ngoại xâm và tay sai, thương yêu đồng bào, khát khao mãnh liệt giải phóng quê hương, đất nước; để rồi từ đó, lựa chọn và kiên định con đường cách mạng do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tìm ra, dẫn dắt. Cũng trên vùng quê Quảng Trị, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và hệ thống quan điểm giải phóng dân tộc của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, đồng chí đã có những đóng góp xuất sắc, có ý nghĩa “khai sơn phá thạch”, định hướng, tạo nền tảng cho sự hình thành, phát triển của tổ chức Đảng ở tỉnh nhà những năm 30 của thế kỷ trước, góp phần tích cực vào sự phát triển của cách mạng Việt Nam.

1. Quê hương nghèo khó nhưng nặng nghĩa tình, giàu truyền thống văn hoá và cách mạng - môi trường sinh trưởng của Tổng Bí thư Lê Duẩn

Quảng Trị thuộc Bắc Trung Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Bình, phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía Đông giáp biển, phía Tây giáp nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào; tựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, ngoảnh mặt ra biển Đông bao la, phóng khoáng. Nằm trọn vẹn trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, là vùng chuyển tiếp giữa hai vùng khí hậu (miền khí hậu phía Bắc có mùa Đông lạnh và phía Nam nóng ẩm quanh năm), Quảng Trị có khí hậu khắc nghiệt, chịu ảnh hưởng nặng nề của gió Tây Nam (gió Lào) khô nóng và bão, mưa lớn, khí hậu biến động mạnh, thời tiết diễn biến khác thường. Địa hình đa dạng gồm núi, đồi, đồng bằng, cồn cát và bãi biển chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Đất đai ở Quảng Trị vừa đa dạng, vừa phức tạp, phân bố từ ven biển đến đồi núi cao, với khoảng 80% diện tích là đồi núi. Đặc điểm địa lý - tự nhiên nói trên đã tạo không ít khó khăn đối với đời sống và sản xuất của con người nơi đây. Thường xuyên phải đương đầu với thiên nhiên khắc nghiệt, người Quảng Trị tất yếu hình thành phẩm chất kiên trì, bền bỉ, quyết tâm cao độ trong lao động và chiến đấu, tinh thần lạc quan, niềm tin sắt đá vào khả năng, sức mạnh của con người trước mọi thử thách. Câu ca dao xưa mang đậm tinh thần lạc quan của người nông dân Việt Nam tương truyền khởi nguồn từ chính vùng quê nghèo Quảng Trị: “…Đừng than phận khó ai ơi! Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây”… Trong cuộc đời hoạt động cách mạng nhiều biến cố, thử thách nhiều khi hiểm nghèo của Tổng Bí thư Lê Duẩn, ta dễ dàng nhận thấy sự kết tinh phẩm chất này của đất và người Quảng Trị, một trong những động lực khiến ông “biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng”; ra trước toà xử vụ Nam Kỳ khởi nghĩa cùng nữ đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai, suýt chút nữa bị kết án tử hình vẫn vững vàng tư thế của người chiến sĩ cộng sản…

Người Quảng Trị từ nhiều đời nay đã khá quen thuộc với non Mai - sông Hãn. Non Mai đi kèm với sông Thạch Hãn là đất nước, là giang sơn, là địa linh, là khí thiêng và là biểu trưng văn hóa của một vùng đất Quảng Trị. Cặp đôi sông núi được chọn làm biểu tượng văn hoá này thuộc về người Việt, văn hoá Việt, do người Việt định dạng, tôn vinh và có quá trình định hình chính thức kể từ khi thủ phủ, trung tâm hành chính, chính trị của tỉnh (dinh, trấn, đạo) Quảng Trị được thiết lập ven bờ sông Thạch Hãn. Từ những giọt sương được chắt lọc giữa đất trời, những mạch ngầm lặng lẽ lách mình trong lòng đất sâu thẳm, Quảng Trị có đầu nguồn La La, có sông Đak rông xanh trong, ngọt mát, sông Hiền Lương da diết, sông Hiếu nặng tình và đặc biệt là dòng Thạch Hãn mặn mà giọt mồ hôi đá, hoà vào một Cửa Tùng ngoạn mục, một Cửa Việt trập trùng sóng vỗ, lao xao đại dương… Tất cả tạo nên nhựa sống, long mạch, nguyên khí của mảnh đất này, góp phần quan trọng hình thành tâm hồn, tài hoa và cốt cách của con người Quảng Trị mà sự độc lập, tự chủ, sáng tạo trong tư duy, trong hành động thực tiễn và phẩm chất yêu thương đồng bào, đồng chí tha thiết ở Tổng Bí thư Lê Duẩn là một ví dụ điển hình.

Không chỉ độc đáo về điều kiện địa lý - tự nhiên, Quảng Trị còn nổi bật bởi truyền thống văn hoá lâu đời. Nằm trên ngã ba đường của hai trục giao thông trọng yếu: Đường xuyên Việt Bắc - Nam và đường xuyên Á Đông - Tây, đất này là nơi giao lưu, hội ngộ của những nền văn hoá lớn. Quảng Trị có di chỉ đồ đá cũ, đồ đá giữa ở vùng suối Palu (cầu Đakrông), hang Dơi ở Cam Lộ; có trống đồng với niên đại 2.500 năm, có lừng lững những di chỉ của văn hoá Chăm, có cố đô Nguyễn Hoàng tồn tại trên 60 năm. Nơi đây đã sản sinh ra một số hiền tài ghi danh khoa bảng, các vị quan thanh liêm, chính trực, điển hình như: Bùi Dục Tài, Nguyễn Đức Hoan, Nguyễn Văn Tường, Lê Trinh, Hoàng Hữu Xứng, Lê Đăng Doanh (tự Lê Văn Dinh, cố tổ Tổng Bí thư Lê Duẩn, từng được phong Hiệp biện Đại học sĩ” dưới thời vua Thiệu Trị vì có công dạy bốn đời vua)… Làng Bích La, quê hương của Tổng Bí thư Lê Duẩn có lịch sử gần 500 năm, nổi tiếng là “lò sinh quan, nôi sinh sĩ tử”. Chi tộc Lê Văn của ông (tên thật của Tổng Bí thư Lê Duẩn là Lê Văn Nhuận) là một trong 15 tộc họ đồng khai khẩn, xây dựng, lưu giữ và làm rạng rỡ truyền thống yêu nước, thương nòi, tương thân, tương ái, trọng nghĩa tình và hiếu học của làng. Cổng đình làng còn ghi hai câu đối: “Địa chung linh khí tuyền thiên cổ. Thế xuất anh tài diễn ức niên” (tạm dịch: Đất hun đúc khí thiêng toàn vẹn từ ngàn xưa. Đời sinh hào kiệt khi nào cũng có). Đến đời ông nội của Tổng Bí thư là Chánh vệ uý Lê Văn Thống, theo con trai là Lê Văn Hiệp, tức cụ thân sinh Tổng Bí thư, chuyển về sinh sống tại chợ Sãi, làng Hậu Kiên, xã Triệu Thành, cùng huyện Triệu Phong. Dân Quảng Trị nói chung, Hậu Kiên nói riêng có lối sống giản dị, tha thiết yêu thương và hết lòng với nhau trong khó khăn, hoạn nạn. Ông từng tâm sự: “Ở Hậu Kiên, tình làng nghĩa xóm rất sâu đậm. Trong làng có chuyện gì cả làng cùng giúp. Làng xóm là quan trọng lắm, con người phải có quê hương”. Những năm tháng đồng chí Lê Duẩn bị giam cầm ở các nhà tù đế quốc, bà con làng xóm đã góp gạo, tiền tuồn qua mái nhà nuôi gia đình, người thân của ông. Về sau, Tổng Bí thư luôn tận tình thăm hỏi, thể hiện sự trân quý, biết ơn những người đã từng cưu mang, giúp đỡ gia đình cũng như bản thân mình.

Trong lịch sử tồn tại và phát triển, Quảng Trị từng được coi là trọng trấn, là biên trấn phía Nam của Tổ quốc, là chiến trường ác liệt nhất của các cuộc kháng chiến chống xâm lăng, là thủ phủ chính trị và cũng từng là ranh giới của các cuộc chia cắt Bắc - Nam. Đây là nơi khởi phát phong trào Cần Vương. Khi vua Hàm Nghi được đại thần Tôn Thất Thuyết hộ tống từ kinh thành Huế ra vùng Tân Sở, hạ chiếu kêu gọi sĩ phu và nhân dân chống Pháp (năm 1883), nhiều người trong gia tộc đồng chí Lê Duẩn đã theo Thượng thư Lê Hữu Thường ra vùng Cùa (Cam Lộ, Quảng Trị), dựng thành luỹ kháng chiến để hưởng ứng. Chánh vệ uý Lê Văn Thống - ông nội và bác ruột Lê Văn Tăng của ông cũng tham gia phong trào này. Quảng Trị còn có nhiều nhân sĩ tài đức, yêu nước và giàu dũng khí cách mạng như Trương Đình Hội, Nguyễn Tự Như chiêu tập nghĩa quân đánh Pháp ở tỉnh lỵ (1885); Hoàng Văn Phúc, vị Đề đốc đã giương cao lá cờ ghi hai chữ “Hiếu Trung” lãnh đạo nhân dân đánh địch ở phía Nam Cửa Việt (1886); Trần Cửu Cai đứng ra xây dựng bộ phận của Việt Nam Quang phục hội ở Quảng Trị (1906), lãnh đạo phong trào chống thực dân Pháp áp bức, bóc lột, sưu cao, thuế nặng; các ông Nguyễn Hữu Bảo, Lê Thế Vỹ, Lê Mậu Bảo vận động vua Duy Tân khởi nghĩa (1916)…Thời kỳ thực dân Pháp thống trị Việt Nam, miền đất này trở thành nơi khai thác, đá, thạch cao, xi măng, kim loại của nhiều công ty tư bản tư nhân. Từ đây, phong trào nông dân, công nhân phát triển, không ngừng đấu tranh, tạo động lực cho sự hình thành các cơ sở Đảng vùng đô thị, đồng thời là vị trí thông tin, liên lạc, phát triển tài chính, đào tạo cán bộ để xây dựng các cơ sở Đảng ở Lào trong những năm 1930 - 1931…

Đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn thăm bà con nhân dân huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị

Sinh ra và lớn lên ở một vùng đất đặc thù về điều kiện địa lý - tự nhiên, với nhiều thử thách khắc nghiệt những cũng đồng thời là nơi hội tụ khí thiêng sông núi, đậm chất văn hoá hiếu học, nghĩa tình, thuỷ chung, giàu nhiệt huyết yêu nước, bền lòng vì độc lập, tự do như thế, đồng chí Lê Duẩn sớm hun đúc trong mình lý tưởng, hoài bão vì Tổ quốc độc lập và thống nhất, nhân dân có quyền làm chủ đất nước, làm chủ xã hội và cuộc sống của mình.

(Còn nữa).

Bài: Khoa K1, ảnh: Vov.vn

Tin khác

Khoa Lý luận chính trị và Khoa học xã hội nhân văn  quán triệt, vận dụng quan điểm của Đảng về công tác tư tưởng vào thực tiễn giảng dạy

Khoa Lý luận chính trị và Khoa học xã hội nhân văn quán triệt, vận dụng quan điểm của Đảng về công tác tư tưởng vào thực tiễn giảng dạy(11/03/2022)

Sáng ngày 11/3/2022, Khoa K1 phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức tham quan thực tế cho tập thể học viên lớp Bồi dưỡng, bổ sung hoàn thiện kiến thức tương đương trình độ TC LLCT tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ trong Hội nghị thành lập Đảng (2/1930)

Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ trong Hội nghị thành lập Đảng (2/1930)(02/02/2022)

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng nguyên tắc tập trung dân chủ (có lúc Người gọi là “chế độ dân chủ tập trung”) và khẳng định đây là nguyên tắc cơ bản nhất để xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam. Theo Người, tập trung và dân chủ phải luôn đi

Ngày truyền thống của lực lượng Hậu cần Công an nhân dân - 25/01/1948

Ngày truyền thống của lực lượng Hậu cần Công an nhân dân - 25/01/1948(24/01/2022)

Ngày 19/8/1945, Cách mạng tháng Tám thành công lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Cùng với việc thành lập nhà nước dân chủ nhân dân, lực lượng CAND cũng ra đời. Với việc hình thành lực lượng Công an, công tác Hậu cần CAND được đặt ra

Chi bộ cơ sở Khoa Lý luận chính trị và Khoa học xã hội nhân văn sơ kết công tác Đảng học kỳ I, năm học 2021 - 2022

Chi bộ cơ sở Khoa Lý luận chính trị và Khoa học xã hội nhân văn sơ kết công tác Đảng học kỳ I, năm học 2021 - 2022(06/01/2022)

Sáng ngày 06/01/2021, Chi bộ cơ sở Khoa Lý luận chính trị và Khoa học xã hội nhân văn tiến hành Hội nghị Sơ kết công tác Đảng học kỳ I, năm học 2021 - 2022.

Mừng Đảng, mừng Xuân, Trường Đại học An ninh nhân dân với khát vọng phát triển trong tình hình mới

Mừng Đảng, mừng Xuân, Trường Đại học An ninh nhân dân với khát vọng phát triển trong tình hình mới(30/12/2021)

Trường Đại học An ninh nhân dân lãnh đạo thành công việc thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2021 theo mục tiêu, kế hoạch đã đặt ra và tiếp tục vươn lên mạnh mẽ, “bùng cháy” khát vọng phát triển trong năm 2022

Phòng Quản lý học viên tổ chức các hoạt động chào mừng  kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2021) và 32 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2021)

Phòng Quản lý học viên tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2021) và 32 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2021)(26/12/2021)

Phòng Quản lý học viên đã xây dựng kế hoạch và triển khai tổ chức chuỗi các hoạt động thiết thực, ý nghĩa dành cho đoàn học viên Quân đội hiện đang học tập tập trung tại Trường.

Quan điểm của Hồ Chí Minh về đội ngũ nhà giáo

Quan điểm của Hồ Chí Minh về đội ngũ nhà giáo(18/11/2021)

Trong tư tưởng của Bác, sự nghiệp trồng người - giáo dục, đào tạo được xác định rõ là sự nghiệp chung của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội, nhưng người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ là nhà giáo.

Nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện cán bộ Công an *

Nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện cán bộ Công an *(17/11/2021)

Những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục, bồi dưỡng cán bộ, chiến sĩ Công an đã trở thành nền tảng, định hướng cho hoạt động giảng dạy, học tập trong các trường Công an nhân dân

Cách mạng Tháng Mười Nga và sự vận dụng vào công tác xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam

Cách mạng Tháng Mười Nga và sự vận dụng vào công tác xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam(07/11/2021)

Cách mạng Tháng Mười ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam. Hơn một trăm năm trôi qua nhưng những bài học từ cuộc cách mạng ấy vẫn vẹn nguyên giá trị trong công tác xây dựng Đảng ở nước ta.

Cách mạng Tháng Mười Nga - Bản hùng ca vang mãi

Cách mạng Tháng Mười Nga - Bản hùng ca vang mãi(07/11/2021)

Cuộc Cách mạng đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử phát triển của loài người - kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trên quê hương Cách mạng Tháng Mười anh hùng đã giành được những thành tựu vĩ đại.

Từ khóa » Người Nổi Tiếng Quê Quảng Trị