Quẻ Sơn Trạch Tổn - Quẻ Số 41 Có ý Nghĩa Gì - Ứng Dụng Thực Tế

Mục lục
  • MỤC LỤC Thu gọn
  • Quẻ Sơn Trạch Tổn là gì?
  • Giải quẻ số 41 như thế nào?
  • Sau đây là phần luận giải chi tiết ý nghĩa quẻ Sơn Trạch Tổn ứng với quý bạn:
  • Phân tích toàn quẻ Sơn Trạch Tổn
  • Sơ lược từng hào của quẻ Sơn Trạch Tổn
  • Ý nghĩa của quẻ Sơn Trạch Tổn
  • Tổn có nghĩa là hy sinh, giảm thiểu, yếu kém, nhỏ hẹp, thiếu hụt. Tượng quẻ là “Sơn hạ hữu trạch” nghĩa là dưới núi có đầm.Trong quẻ Tổn sự trở về của dương khí có nghĩa là hy sinh mất mát để đánh đổi một số lợi tức, như vậy quẻ tổn bao hàm sự mất mát, thiệt hại công việc thì không như mong muốn, sẽ phải đối diện với sự mất mát lỗ lã. Quẻ Sơn Trạch Tổn tốt cho việc gì?
Mục lục
  • MỤC LỤC Thu gọn
  • Quẻ Sơn Trạch Tổn là gì?
  • Giải quẻ số 41 như thế nào?
  • Sau đây là phần luận giải chi tiết ý nghĩa quẻ Sơn Trạch Tổn ứng với quý bạn:
  • Phân tích toàn quẻ Sơn Trạch Tổn
  • Sơ lược từng hào của quẻ Sơn Trạch Tổn
  • Ý nghĩa của quẻ Sơn Trạch Tổn
  • Tổn có nghĩa là hy sinh, giảm thiểu, yếu kém, nhỏ hẹp, thiếu hụt. Tượng quẻ là “Sơn hạ hữu trạch” nghĩa là dưới núi có đầm.Trong quẻ Tổn sự trở về của dương khí có nghĩa là hy sinh mất mát để đánh đổi một số lợi tức, như vậy quẻ tổn bao hàm sự mất mát, thiệt hại công việc thì không như mong muốn, sẽ phải đối diện với sự mất mát lỗ lã. Quẻ Sơn Trạch Tổn tốt cho việc gì?
Mục lục Mục lục
  • MỤC LỤC Thu gọn
  • Quẻ Sơn Trạch Tổn là gì?
  • Giải quẻ số 41 như thế nào?
  • Sau đây là phần luận giải chi tiết ý nghĩa quẻ Sơn Trạch Tổn ứng với quý bạn:
  • Phân tích toàn quẻ Sơn Trạch Tổn
  • Sơ lược từng hào của quẻ Sơn Trạch Tổn
  • Ý nghĩa của quẻ Sơn Trạch Tổn
  • Tổn có nghĩa là hy sinh, giảm thiểu, yếu kém, nhỏ hẹp, thiếu hụt. Tượng quẻ là “Sơn hạ hữu trạch” nghĩa là dưới núi có đầm.Trong quẻ Tổn sự trở về của dương khí có nghĩa là hy sinh mất mát để đánh đổi một số lợi tức, như vậy quẻ tổn bao hàm sự mất mát, thiệt hại công việc thì không như mong muốn, sẽ phải đối diện với sự mất mát lỗ lã. Quẻ Sơn Trạch Tổn tốt cho việc gì?

Quẻ Sơn Trạch Tổn còn có tên trung quốc là 山 澤 損 mang ý nghĩa của sự suy giảm. Đây là tên của quẻ số 41 trong hệ thống 64 quẻ Kinh Dịch. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích ý nghĩa quẻ số 41 một cách chi tiết để giúp quý bạn biết được vận Hung - Cát mà quẻ Sơn Trạch Tổn mang lại.

Quẻ Sơn Trạch Tổn là gì?

Quẻ Sơn Trạch Tổn được xây dựng nhờ sự nghiên cứu của những Tổ Sư trong lĩnh vực tử vi, kinh dịch. Và để có kết quả như ngày nay, thì quẻ số 41 đã trải qua sự vun bồi, giải mã ý nghĩa luận đúng sai trong suốt cả một chặng đường kéo dài hàng ngàn năm.

Quẻ Sơn Trạch Tổn vốn vô cùng phức tạp, theo lời dẫn của cổ nhân, thì mỗi quẻ sinh ra vốn vô cùng phức tạp, và để khám phá ý nghĩa quẻ bói số 41 cũng vô cùng phức tạp. Cho đến ngày nay, rất hiếm người có thể hiểu được quẻ số 41 Sơn Trạch Tổn cũng như 64 quẻ kinh dịch.

Giải quẻ số 41 như thế nào?

Việc giải mã quẻ số 41 của chúng tôi được xây dựng dựa trên cơ sở của Kinh Dịch cổ xưa được lưu truyền lại.

Muốn biết ý nghĩa của quẻ Sơn Trạch Tổn, thì các chuyên gia phải xây dựng đồ hình, sau đó đồ hình sẽ được kết hợp với Nội Quải, Ngoại Quải để đưa ra kết quả của quẻ bói. Đây là điều mà đại đa số trong chúng ta không thể tiến hành được.

Thế nên chúng tôi đã nghiên cứu và xây dựng nên ý nghĩa tường minh nhất của quẻ Sơn Trạch Tổn, giúp quý bạn khám phá tất cả mọi điều về quẻ 41 một cách chính xác nhất.

Sau đây là phần luận giải chi tiết ý nghĩa quẻ Sơn Trạch Tổn ứng với quý bạn:

SƠN TRẠCH TỔN. Suy giảm

山 澤 損

Thuộc loại: Quẻ Bình hòa

ảnh chú thíchCác bạn có thể xem thêm ý nghĩa quẻ dịch khác tại đây:

  • Quẻ số 5: Quẻ Thủy Thiên Nhu
  • Quẻ số 16: Quẻ Lôi Địa Dự

Phân tích toàn quẻ Sơn Trạch Tổn

Thoán từ

損. 有 孚. 元 吉. 無 咎. 可 貞. 利 有 攸 往. 曷 之 用. 二 簋 可 用 享.

Tổn. Hữu phu. Nguyên cát. Vô cữu. Khả trinh. Lợi hữu du vãng.

Hạt chi dụng. Nhị quĩ khả dụng hưởng.

Dịch. Thoán từ.

Tổn là tỉnh giảm bớt đi,

Tổn mà thành khẩn, thôi thì rất hay.

Tổn mà hợp lẽ chính ngay,

Tổn sao cho khéo, khỏi sai, khỏi lầm.

Cứ đường lối ấy bền tâm,

Làm gì cũng được thập phần mắn may.

Tổn sao cho khéo léo đây?

Cơm xôi hai giỏ, lòng ngay dâng thần.

Tổn dân thực ra là một lẽ dĩ nhiên. Mạnh Tử nói: Có người làm việc bằng tâm trí, có kẻ làm việc bằng tay chân. Người làm việc bằng tâm trí thì cai trị dân chúng; kẻ làm việc bằng tay chân thì chịu quyền điều khiển. Kẻ chịu quyền điều khiển có phận sự cung cấp cho bề trên. Người cai trị dân chúng, cần được dân chúng phụng dưỡng. Đó là lẽ thông thường trong thiên hạ vậy. (Mạnh Tử, Đằng Văn Công Thượng, 4).

Nhưng Tổn dân, bắt dân đóng góp tài nguyên, nhân lực, vật lực, xương máu khi cần thiết, người xưa vốn coi là một chuyện bất đắc dĩ. Mình phải hết sức thành khẩn, để cho dân tin tưởng được rằng mình không có ý sách nhiễu, hay đối xử tàn nhẫn với họ; phải giải thích cho dân biết sự đóng góp của họ là cần thiết cho sự tồn tại của quốc gia, như vậy sẽ hay, sẽ lợi, mà mọi sự sẽ tốt đẹp.

Thoán: Tổn. Hữu phu. Nguyên cát. Vô cữu. Khả trinh. Lợi hữu du vãng.

Hữu phu là có lòng thành khẩn. Đã thành khẩn rồi, mọi sự sẽ tốt đẹp (Nguyên cát), sẽ không ai trách móc được mình (Vô cữu); như vậy mới có thể thi hành lâu dài được (Khả trinh), và công cuộc mới có cơ tiến triển được (Lợi hữu du vãng).

Làm thế nào mà chứng minh được lòng thành khẩn đó? Thưa, hãy tỉnh giảm mọi thứ sa hoa, phù phiếm bên ngoài, không được tiêu sài phí phạm. Ngay đến những khi hành lễ cũng phải tỉnh giảm chi phí đến mức tối đa. Vài giỏ cơm lúc ấy cũng đủ dâng thần. Đó là cách tùy thời xử thế. Khi nước nghèo, dân túng, nỡ nào bắt dân đóng góp nhiều để mà chi dùng phí phạm sao?

Hạt chi dụng. Nhị quĩ khả dụng hưởng? Hạt chi dụng là một câu hỏi như Làm thế nào?. Nhị quĩ là hai giỏ xôi. Hưởng là dâng cúng thần minh. Tóm lại lòng thành khẩn tối cần trong trường hợp này. Tử Hạ nói: Người quân tử (làm quan), trước phải được lòng dân tin phục, sau mới sai khiến họ làm lụng. Nếu họ chưa tin mình, mà mình vội khiến họ làm lụng, ắt họ ngỡ rằng mình khắc bạc đối với họ. (Luận Ngữ, Tử Trương XIX,10)

Thoán Truyện.

彖 曰. 損. 損 下 益 上. 其 道 上 行. 損 而 有 孚. 元 吉. 無 咎. 可 貞. 利 有 攸 往. 曷 之 用 . 二 簋 可 用 享 . 二 簋 應 有 時. 損 剛 益 柔 有 時. 損 益 盈 虛. 與 時 偕 行.

Thoán viết:

Tổn. Tổn hạ ích thượng. Kỳ đạo thượng hành. Tổn nhi hữu phu. Nguyên cát. Vô cữu. Khả trinh. Lợi hữu du vãng. Hạt chi dụng. Nhị quĩ khả dụng hưởng. Nhị quĩ ưng hữu thời. Tổn cương ích nhu hữu thời. Tổn ích doanh hư. Dữ thời giai hành.

Dịch.

Thoán rằng: Tổn dưới, ích trên,

Đó là chiều hướng đi lên ở đời.

Tổn mà hợp lẽ với trời,

Tổn mà thành khẩn, thôi thời rất may.

Tổn mà hợp lẽ chính ngay,

Tổn sao cho khéo, khỏi sai khỏi lầm.

Cứ đường lối ấy bền tâm,

Làm gì cũng được thập phần mắn may.

Tổn sao cho khéo léo đây?

Cơm xôi hai giỏ, lòng ngay dâng thần.

Cơm xôi hai giỏ hiến dâng,

Tùy thời tỉnh giảm, chước châm rạch ròi.

Bù mềm, bớt cứng tùy thời,

Tùy thời thêm bớt, đầy vơi nhịp nhàng.

Thoán Truyện định nghĩa Tổn là Tổn dưới, ích trên. Chu Hi giải là Bác dân, phụng quân, tức lấy của dân mà cung phụng quân vương. Đó là bổn phận người dưới đối với người trên (Kỳ đạo thượng hành).

Thoán Truyện tiếp đó chỉ nhắc lại những lời trong Thoán từ Tổn nhi hữu phu... nhị quĩ khả dụng hưởng. Tuy nhiên, Đức Khổng sợ người sau hiểu lầm rằng lễ nghi văn sức bên ngoài luôn luôn phải giảm thiểu cho đến mức tối đa, nên phải thêm Nhị quĩ ưng hữu thời. Tỉnh giảm lễ vật, cũng phải có thời. Sang thì dâng nhiều, túng thì dâng lễ ít; cái đó tùy sự giầu nghèo của gia đình, của đất nước mà thôi. Ngay đến chuyện bắt dân đóng góp, cũng phải có thời.

Tổn cương ích nhu hữu thời. Mạnh Tử viết: Nếu chính phủ chẳng đoạt mất thì giờ cấy gặt của những gia đình làm ruộng trăm mẫu, thì những nhân khẩu trong nhà ấy chẳng đến nỗi đói khổ. (Bá mẫu chi điền. Vật đoạt kỳ thì. Sổ khẩu chi gia khả dĩ vô cơ hỹ.) (Mạnh Tử, Lương Huệ Vương chương cú thượng,

Tóm lại, cái gì cũng phải tùy thời, phải biết đắp đổi. Khi đáng tổn dân thì tổn dân, khi đáng ích dân, thì ích dân. Khi doanh mới nên tổn, khi hư thời nên ích. Tổn ích doanh hư. Dữ thời giai hành.

Khi quẻ Giải tới mọi khoan nới bắt đầu, quên đi lo âu, thiệt hại. Tuy nhiên sau quẻ Lôi Thủy Giải là quẻ Sơn Trạch Tổn. Tượng hình của quẻ Tổn là Cấn ở trên, Đoài ở dưới, núi có trạch nên lâu ngày chân núi bị ăn mòn, bị hỏng. Tổn là hạ ích thượng nên nền tảng có vững chắc đến đâu cũng dễ hư hỏng.

Thời kỳ quẻ Tổn người dưới ba hào nội quái nên chịu tốn để giúp cho người ở trên là ba hào quái. Nguyên tắc quẻ thừa tất nên phải bớt đi nên hạ quái phải chịu tổn đi phần nào để cân bằng được với thượng quái.

ảnh chú thíchCác bạn có thể xem thêm ý nghĩa quẻ dịch khác tại đây:

  • Quẻ số 36: Quẻ Địa Hỏa Minh Di
  • Quẻ số 52: Quẻ Thuần Cấn

Sơ lược từng hào của quẻ Sơn Trạch Tổn

  • Sơ Cửu : Dương cương ứng với Lục Tứ đắc chính, nên giúp Tứ là phải. (Ví dụ dân chịu tăng thuế để cân bằng ngân sách).
  • Cửu Nhị : Cũng như Sơ giúp Tứ, Nhị giúp Ngũ, nhưng Ngũ bất chính, nên Nhị phải cẩn thận hơn, kẻo bị hung vì Ngũ. (ví dụ dân chịu tăng thuế nhưng chính quyền lại dùng vào việc tăng binh bị, xâm lăng ngoại quốc).
  • Lục Tam : Đây là quẻ tổn hạ ích thượng, Sơ và Nhị dương cương, chịu Tổn cho Tứ, Ngũ còn khá, đến Tam là âm nhu mà Tổn cho thượng là hại. Tốt hơn là Tam đi một mình. (Ví dụ dân đã đói rét, còn phải tăng thuế thêm).
  • Lục Tứ : Âm nhu, được Sơ Cửu giúp, rất tốt. Tứ nên biết khuyết điểm của mình để được Sơ giúp.
  • Lục Ngũ : Cũng thế; thêm nữa, Ngũ và Nhị đều đắc trung, nên việc Nhị chịu tổn giúp Ngũ sẽ đem lại kết quả tốt đẹp.
  • Thượng Cửu : Ở quẻ tổn hạ ích thượng, Thượng được mọi người đều hy sinh cho mình, rất tốt. Nhưng thượng được thụ ích nhiều quá, e đầy quá sẽ đổ. Nên thánh nhân răn: phải làm ích cho người khác thì sẽ được vô cựu. (Ví dụ Louis XIV được toàn dân sùng bái, nước Pháp lúc đầu được cường thịnh, nhưng đến cuối đời vua, dân kiệt quệ, và Pháp bắt đầu suy)

Ý nghĩa của quẻ Sơn Trạch Tổn

Quẻ Sơn Trạch Tổn có Thượng quái Cấn, hạ quái Trạch tức nước đầm ao dưới núi. Nước đầm ở Tổn Hạ dùng để tưới cây cho cây cỏ tốt tươi, cỏ trên núi được ích thượng nên xanh tốt. Về sau làm yếu hạ tầng, tăng cường thượng tầng kiến trúc.

Tổn là sự hy sinh, nhỏ hẹp, thiếu hụt hay giảm thiểu. Tượng hình của quẻ là Sơn Hạ Hữu Trạch dưới chân núi có đầm nước. Quẻ Tổn là sự trở lại của dương khí, hy sinh mất mát để làm một số lợi tức. Quẻ này bao hàm sự thiệt hại công việc, sự mất mát không như mong muốn và phải đối diện với sự mất mát đó.

Tổn có nghĩa là hy sinh, giảm thiểu, yếu kém, nhỏ hẹp, thiếu hụt. Tượng quẻ là “Sơn hạ hữu trạch” nghĩa là dưới núi có đầm.Trong quẻ Tổn sự trở về của dương khí có nghĩa là hy sinh mất mát để đánh đổi một số lợi tức, như vậy quẻ tổn bao hàm sự mất mát, thiệt hại công việc thì không như mong muốn, sẽ phải đối diện với sự mất mát lỗ lã. Quẻ Sơn Trạch Tổn tốt cho việc gì?

Quẻ Tổn là quẻ mang điềm xấu. Nếu muốn thực hiện công việc gì trong thời kỳ quẻ Tổn thì phải biết hy sinh cái dưới để làm lợi cho cái trên. Khả năng phải chịu tổn nhiều là không tránh khỏi. Tuy nhiên phải cẩn thận, chớ chịu tổn một cách mù quáng để đi đến nguy vong.

Đối với mục đích ích thượng đã bất chính, không nên để hào Lục Tam chịu tổn một cách ngu dại. Các công việc tiến hành trong giai đoạn này khó lòng hy vọng thành công, chỉ là cố giữ cho ổn định để hạn chế tổn thất.

Từ khóa » Xin Xam 41