Quế Trân – Wikipedia Tiếng Việt

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. (tháng 12/2021) (Tìm hiểu cách thức và thời điểm xóa thông báo này)
Bài viết hoặc đoạn này cần người am hiểu về chủ đề này trợ giúp biên tập mở rộng hoặc cải thiện. Bạn có thể giúp cải thiện trang này nếu có thể. Xem trang thảo luận để biết thêm chi tiết. (tháng 12/2021)
Nghệ sĩ Nhân dân
Quế Trân
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinhNguyễn Ngọc Quế Trân
Ngày sinh19 tháng 2, 1981 (43 tuổi)
Nơi sinhThành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpDiễn viên sân khấu
Gia đình
Cha mẹNguyễn Thanh Tòng
Lĩnh vựcCải lương
Danh hiệuNghệ sĩ ưu tú (2011)Nghệ sĩ Nhân dân (2023)
Giải thưởng
Giải Mai Vàng 1999Nữ diễn viên cải lương
[sửa trên Wikidata]x • t • s

Quế Trân (sinh ngày 19 tháng 2 năm 1981) là nữ nghệ sĩ cải lương người Việt Nam. Quế Trân được trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú (2011). Quế Trân là con gái của nghệ sĩ nhân dân Thanh Tòng.[1] Đến năm 2023, bà được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân.[2]

Gia tộc

[sửa | sửa mã nguồn]

Đầu thập niên 1910, ông bà bầu Vĩnh Xuân lập gánh hát bội Vĩnh Xuân diễn khắp Nam kỳ lục tỉnh. Thế hệ thứ hai là Nguyễn Văn Thắng tức Bầu Thắng (1895 - 1939), con của ông bà Vĩnh Xuân nối nghiệp cha mẹ, Bầu Thắng lập gánh riêng cho mình, lấy tên Vĩnh Xuân Ban đóng đô tại đình Cầu Quan, Quận 1, Sài Gòn (1925). Ông Bầu Thắng có 10 người con, trong đó theo nghiệp hát có Minh Tơ, Khánh Hồng, Huỳnh Mai, Bạch Cúc, Đức Phú. Minh Tơ trở thành trụ cột của thế hệ thứ ba, phải gánh vác cả đoàn hát. Gia tộc Minh Tơ có hai chi lớn rạng danh nhất dòng họ, đó là chi của ông Minh Tơ và chi của bà Huỳnh Mai (mẹ của Thành Lộc). Về chi của ông Minh Tơ, ông có 7 người con theo nghề và đều nổi tiếng, làm nên thế hệ thứ tư, đó là Xuân Yến, Thanh Tòng, Thanh Loan, Minh Tâm, Công Minh, Xuân Thu, Thanh Sơn. Chưa kể, hai người con rể là Hữu Cảnh (chồng Xuân Yến) và Trường Sơn (chồng Thanh Loan) cũng là nghệ sĩ hồ quảng lừng danh thời ấy. Điểm son của chi tộc Minh Tơ chính là Thanh Tòng, người có công chuyển từ cải lương hồ quảng sang thể loại là cải lương tuồng cổ chuyên về các vở lịch sử Việt Nam.[3]

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Quế Trân là con gái của nghệ sĩ Thanh Tòng và là hậu duệ đời thứ 5 của đại gia đình tuồng cổ Bầu Thắng - Minh Tơ. Quế Trân theo nghiệp từ năm 8 tuổi (năm 1989) ở đoàn Đồng ấu Bạch Long. Thời gian sau đó, Quế Trân được trui rèn tay nghề và dần khẳng định trên các sân khấu: Sông Bé 2, Sài Gòn 1, Minh Tơ, Dạ Lý Hương Tuổi Trẻ, Kim Hương Trần Hữu Trang, Câu lạc bộ Cải lương Hội Sân khấu Thành phố Hồ Chí Minh và Thế giới Trẻ.

Quế Trân đã có nhiều vai diễn rất thành công với nhiều dạng khác nhau. Nhiều vai diễn của Quế Trân đã để lại dấu ấn tốt trong người xem như: Phương Thảo (vở Nhảy múa với quỷ dữ), Nga (Khúc ly hương), Phượng (Con mắt thời gian), Công chúa thiên Kiểu (Trắng hoa mai), Công chúa Phi Long (Xử án Bàng Quý Phi), công chúa Bích Vân (Bên cầu dệt lụa), công chúa An Tư (Kình ngư và bông lau đá) và công chúa Ngọc Hân (Trời Nam).[4]

Ngoài diễn xuất nghệ thuật, Quế Trân còn là đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khoá 8 (2011 - 2016) và khóa 9 (2016 - 2021), khu vực bầu cử huyện Bình Chánh.[5]

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
Vai diễn Vở Đơn vị Thành tích
Thiên Kiều Trắng hoa mai Huy chương Vàng - Giải thưởng Trần Hữu Trang
Nga Khúc ly hương Đoàn Cải Lương Sài Gòn 1 Huy chương Bạc - Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp Toàn quốc 2000
Hương Thảo Nhảy múa với quỷ dữ Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang Huy chương Vàng - Liên hoan Sân khấu chuyên nghiệp khu vực các tỉnh phía Nam năm 2002
Phượng Con mắt thời gian Hội Sân khấu Thành phố Hồ Chí Minh Huy chương Vàng - Hội diễn Sân khấu chuyên nghiệp Toàn quốc năm 2009

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Quế Trân kể về những ngày cuối đời của NSND Thanh Tòng Lưu trữ 2017-01-05 tại Wayback Machine Zing news
  2. ^ Anh Hoàng (5 tháng 12 năm 2023). “Xuân Bắc, Thanh Lam, Quế Trân được phong tặng Nghệ sĩ Nhân dân”. Báo Giao thông. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2023.
  3. ^ Gia tộc tuồng cổ lâu đời bậc nhất Sài Gòn
  4. ^ Quế Trân tặng hết tiền phúng điếu cha cho nghệ sĩ nghèo Người Lao động
  5. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2018.
  • x
  • t
  • s
Giải Mai Vàng cho Nữ diễn viên sân khấu
1995–2009
Kịch nói
  • Hoàng Trinh (1995)
  • Kim Xuân (1997)
  • Thanh Thủy (1998)
  • Tú Trinh (1999)
  • Cát Phượng (2000)
  • Cát Phượng (2001)
  • Cát Phượng (2002)
  • Hồng Vân (2003)
  • Thanh Thúy (2004)
  • Thanh Thủy (2005)
  • Hồng Ánh (2006)
  • Thanh Thủy (2007)
  • Tuyết Thu (2008)
  • Cát Phượng (2009)
Cải lương
  • Ngọc Huyền (1995)
  • Ngọc Huyền (1996)
  • Thanh Hằng (1997)
  • Phương Hồng Thủy (1998)
  • Quế Trân (1999)
  • Thanh Ngân (2000)
  • Thanh Thanh Tâm (2001)
  • Thanh Ngân (2002)
  • Thoại Mỹ (2003)
  • Tú Sương (2004)
  • Thoại Mỹ (2005)
  • Phượng Loan (2006)
  • Thoại Mỹ (2007)
  • Lệ Thủy (2008)
  • Lệ Thủy (2009)
2010–nay
  • Lê Khánh (2010)
  • Lê Khánh (2011)
  • Lê Khánh (2012)
  • Lê Khánh (2013)
  • Tú Sương (2014)
  • Lê Khánh (2015)
  • Diệu Nhi (2016)
  • Khả Như (2017)
  • Khả Như (2018)
  • Thoại Mỹ (2019)
  • Tú Sương (2020)
  • Tú Sương (2022)
  • Lê Khánh (2023)

Từ khóa » Tiểu Sử Diễn Viên Quế Trân