Quê Tui Rứa Nạ.

Quê tui rứa nạ.

<< < (79/120) > >>

chiensivodanh: Trích dẫn từ: vetran trong 24 Tháng Mười, 2013, 11:15:55 am Ý kiến bác Huonghn76 là chính xác nhất về bản chất giai thoại, nhưng cái thời lính Xuân Thủy - Nam Định chúng tôi bị gán sự vụ này là lúc nhà nước mới nhốt hai tỉnh cũ Hà Nam - Nam Định thành một rọ nên mới có tỉnh Nam Hà, rồi đỉnh điểm của những tư duy phi thực tiễn của các ông lớn về cấu trúc vùng miền về địa lý, dân số, sắc tộc, văn hóa kinh tế xã hội, phong tục tập quán, mà để cho gọn dễ quản lý nên các cụ quyết định nhốt luôn Ninh Bình vào chung cái rọ kia thành ra tỉnh Hà Nam Ninh (27 tháng 12 năm 1975) là lúc tôi đã ở miền Đông Nam bộ. Cũng như ý kiến bác Huonghn76 về chuyện dính đòn oan thì thời điểm này chính lính Ninh Bình cũ cũng bị gọi là dân "cầu tõm - chín củ thành mời" mà chi tiết giai thoại tếu ở chỗ: Địa danh Nam Định không hề có cầu tõm nên tôi không có khái niệm về cái nhà vệ sinh mát mẻ do gió lùa từ dưới lên này, quê tôi gọi nó là "Cầu chồ" xung quanh thưng bằng nhiều thứ vật liệu khác nhau, có nhà khá giả thì xây gạch thành căn nhỏ giống Cabin điện thoại công cộng với đặc điểm bên dưới là những ống cống bi xếp chồng lên nhau chừng hai thớt để đựng chất phế thải của gia chủ cộng thêm ít tro rơm ra sau mỗi lần đi, đến cuối năm nông dân moi lên, ủ cho khô và nhập cho HTX nông nghiệp theo chỉ tiêu giao cho mỗi gia đình, gọi là "Phân Bắc" quí hơn loại "phân chuồng" lấy từ chuồng lợn. Mọi chuyện rồi cũng rơi vào dĩ vãng trong quá trình hàng chục năm thuyên chuyển nhiều đơn vị. Năm 1995 ra quân về vùng huyện Nhà Bè (quận 7) hoang vu, hình ảnh làm tôi xao xuyến là "thực mục sở thị" cái cầu tõm ở khắp nơi trên ao của mỗi gia đình, mà rất trái khoáy là loại cầu này làm cao lênh khênh trên các cọc cây Tràm và lộ thiên ngay trước cửa chính nhà ở cho nên dù là khách đến nhà chơi với mấy chú bác nông dân, ngồi uống trà trong nhà nhưng các cô gái con chủ nhà cứ bình tĩnh ung dung ra ngồi cho mát.... đến khi nghe rào rào tiếng cá quẫy dữ dội, khách nhìn ra ao thì thấy một màn hình tivi vuông vuông mà biên tập viên là con gái chủ nhà với khuôn mặt đê mê mãn nguyện, bên dưới hàng trăm chú cá chép, rô phi, cá Tra loại ba bốn cân quần lên hụp xuống cũng mãn nguyện không kém. Đến thời điểm này tôi mới có hiểu biết đầy đủ về "cầu tõm" nhưng có lẽ loại cầu này thi vị và công năng đắc dụng hơn loại cầu tõm Hà Nam. con chuyện "chín củ thành mười" qua các lần "tường thuật" lính ta còn quả quyết là : củ thứ mười là do bố chồng thả xuống từ bên kia bờ ao, trong khi con dâu rửa khoai lang cạo vỏ ở cầu ao bên này thấy nổi bên cạnh rổ thì nhanh chóng chao vào rổ với câu lẩm bẩm trong miệng: Xém mất củ khoai mộng. Đặc điểm của khoai lên mầm (mộng) thì ngọt hơn nhưng xốp và nổi trên mặt nước lúc rửaThời còn trong lính tôi nghe anh em kể về câu chuyện : 9 củ thành 10 củ - của người Cầu tõm nó có ý nghĩa nhân văn hơn ,sâu sắc hơn , vậy ta có thể coi giai thoại chín củ thành mười , qua nhiều bản sao (tam sao thất bản) nó có nhiều dị bản . sau đây là một dị bản của chín củ thành mười . Câu chuyện như sau :Vốn dĩ vùng đất sau này mà người ta gọi là Hà-Nam-Ninh thường xuyên khốn khó bởi chiêm khê mùa thối . người nông dân quanh năm quần quật vẫn không đủ gạo ăn . Chuyện ăn khoai lang thay cơm là rất thường xuyên liên tục . Một buổi nọ có nhà kia đi làm đồng tới trời xẩm tối mới về , thay vì nấu cơm ăn nhưng phải đem rổ khoai lang ra bờ ao rửa để luộc . trong gia đình có 9 người thì chỉ luộc đúng 9 củ thôi . do trời xẩm tối người rửa khoai lang đã vớt nhầm cục nổi của ai mới ị , sau đó đem vào nhà luộc , luộc xong theo tiêu chuẩn mỗi người mỗi củ sao lại thừa ra một . làm người luộc khoai khó xử bởi đã đếm đi đếm lại đủ 9 củ không dư ,sao bây giờ là 10 . đến khi bẻ đôi mới biết củ này đích thực là gì .Sở dĩ câu chuyện chín củ thành mười có tính nhân văn là đề cao tính hay lam hay làm và cần kiệm của người Hà nam chứ không phải bôi bác . câu chuyện này tương tự chuyện con cá gỗ của người xứ Nghệ ,đề cao anh học trò nghèo hiếu học nhưng hoàn cảnh phải "Ngộ biến tòng quyền" .

vaphothotu: Chào bác Vanthang, chào các bác.Hồi bé, đi chăn trâu.Bọn trẻ chăn trâu quê tui thường cuộc(đố nhau) nhau đọc thật nhanh và đọc nhiều lần câu sau đây.Nếu ai đọc không sai từ, không lẫn lộn vị trí của các từ sẽ được thưởng.Câu ấy như sau:"Liềm mi lộn liềm tau"Tạm dịch:- Liềm dụng cụ dùng cắt cỏ.- mi tức là mày- Lộn tức là lẫn lộn liềm mày và liềm tau- Tau tức là tao.Vaphothotu cuộc các bác đọc thật nhanh câu trên,Liềm mi lộn liềm tauLiềm mi lộn liềm tauLiềm mi lộn liềm tauLiềm mi lộn liềm tauLiềm mi lộn liềm tauLiềm mi lộn liềm tauLiềm mi lộn liềm tauLiềm mi lộn liềm tauLiềm mi lộn liềm tauLiềm mi lộn liềm tauGhi chú:Các bác thứ đọc thật nhanh và cho Vaphothotu biết lỗi mắc phải khi đọc nhanh câu trên. Ai đọc đúng 100% thì liên hệ với "quê tui rứ nạ", địa chỉ Vaphothotu@ gmai botay.com để lấy giải thưởng.

huonghn76: Trích dẫn từ: vaphothotu trong 24 Tháng Mười, 2013, 01:14:34 pmChào bác Vanthang, chào các bác.Hồi bé, đi chăn trâu.Bọn trẻ chăn trâu quê tui thường cuộc(đố nhau) nhau đọc thật nhanh và đọc nhiều lần câu sau đây.Nếu ai đọc không sai từ, không lẫn lộn vị trí của các từ sẽ được thưởng.Câu ấy như sau:"Liềm mi lộn liềm tau"Tạm dịch:- Liềm dụng cụ dùng cắt cỏ.- mi tức là mày- Lộn tức là lẫn lộn liềm mày và liềm tau- Tau tức là tao.Vaphothotu cuộc các bác đọc thật nhanh câu trên,Liềm mi lộn liềm tauLiềm mi lộn liềm tauLiềm mi lộn liềm tauLiềm mi lộn liềm tauLiềm mi lộn liềm tauLiềm mi lộn liềm tauLiềm mi lộn liềm tauLiềm mi lộn liềm tauLiềm mi lộn liềm tauLiềm mi lộn liềm tauGhi chú:Các bác thứ đọc thật nhanh và cho Vaphothotu biết lỗi mắc phải khi đọc nhanh câu trên. Ai đọc đúng 100% thì liên hệ với "quê tui rứ nạ", địa chỉ Vaphothotu@ gmai botay.com để lấy giải thưởng. Đọc câu này của bác dễ ợt tôi đọc nhanh nhiều chuẩn 100/100. Chưa khó bằng câu - Nồi đồng nấu ốc , nồi đất nấu ếch . Các bác thử đọc nhanh xem

vanthang341ht: Trích dẫn từ: chiensivodanh trong 24 Tháng Mười, 2013, 09:35:01 amTrong dân gian vẫn lưu truyền câu thành ngữ :"Được mùa Nông cống ,sống mọi nơi ." Tôi chưa bao giờ đóng quân ở Nông Cống chỉ đi qua thôi. Nghe câu thành ngữ trên tôi nghĩ: Nông Cống đất cằn sỏi đá, nơi vùng sâu ngập nước nhiễm phèn, nhiễm măn... Một vùng quê như vậy rất khó khăn trong công việc trồng trọt cây lúa và cây lấy quả, lấy củ vì thế Nông Cống trở thành vùng đói kém mất mùa triền miên. Vùng đất Nông Cống như vậy mà được mùa thì chắc chẳng nơi nào phải lo lắng việc thiếu đói.?...

chiensivodanh: Trích dẫn từ: vanthang341ht trong 24 Tháng Mười, 2013, 01:55:04 pm Tôi chưa bao giờ đóng quân ở Nông Cống chỉ đi qua thôi. Nghe câu thành ngữ trên tôi nghĩ: Nông Cống đất cằn sỏi đá, nơi vùng sâu ngập nước nhiễm phèn, nhiễm măn... Một vùng quê như vậy rất khó khăn trong công việc trồng trọt cây lúa và cây lấy quả, lấy củ vì thế Nông Cống trở thành vùng đói kém mất mùa triền miên. Vùng đất Nông Cống như vậy mà được mùa thì chắc chẳng nơi nào phải lo lắng việc thiếu đói.?...Giải thích của bác được xem là chuẩn đấy . cũng câu này 20 năm về trước tôi phải tìm gặp người Thanh Hóa có chữ mới được họ cắt nghĩa như vậy .Thời nay nhờ có cái in -tờ - nét mọi chuyện đều nhanh chóng thông suốt . cần thắc mắc gì vào google ,heplme (giúp tôi) là có vô số người trả lời .

Navigation

[0] Message Index

[#] Next page

[*] Previous page

Từ khóa » Sự Tích 9 Củ Thành 10