Qui Trình Kỹ Thuật Xây Dựng Lò Gạch Nung Kiểu đứng

Công ty TNHH Phú Điền
  • Hồ sơ năng lực
  • Catalogue
  • Bảng giá
  • Sitemap
  • Email
  • RSS
Go!
  • Bảng giá
  • (0255) 3 813 562
  • Việt Nam
  • English
  • Trang chủ
  • Hình ảnh
  • Liên hệ
  • Sitemap
  • Tìm kiếm

Kiến thức

  • Tất cả Kiến thức
  • Gạch tuynel
  • Gạch block
  • Gạch Terrazzo
  • Hướng dẫn thi công
  • Kiến thức Xây dựng
  • Kiến thức Bất động sản
  • Kiến trúc
  • Pháp luật

Sản phẩm

  • Tất cả Sản phẩm
  • Gạch Tuynel
  • Gạch Lát Nền
  • Ngói Lợp
  • Gạch Block Xây Tường
  • Gạch Block Lát Hè Tự Chèn
  • Gạch Block Men Bóng
  • Gạch Terrazzo Lát Sân
Cẩm nang xây nhà - Phú Điền
  • Trang chủ
  • Kiến thức
  • Gạch tuynel
  • Qui trình kỹ thuật xây dựng lò gạch nung kiểu đứng

Qui trình kỹ thuật xây dựng lò gạch nung kiểu đứng

1.Trang thiết bị vật tư chủ yếu và nhân công: Lò nung gạch kiểu đứng * Gạch nung, ximăng: - Gạch đỏ loại 1 (gạch tuynen), dùng để xây dựng một cặp lò được chia làm hai loại theo bảng sau đây: Bảng thống kê gạch đỏ xây lò
STT Tên gọi Đơn vị Kích thước Số lượng
01 Gạch đặc, loại A Viên 215x100x60mm 15.000
02 Gạch thông tâm (gạch ống) Viên 215x100x60mm 60.000
Gạch đặc được dùng để xây phần móng lò và vùng chịu lực nằm dưới tường cách nhiệt (dưới cốt 3,4m). Gạch thông tâm được dùng để xây tường lò trên cốt 3,4m, xây lan can, cầu thang. Xi măng, thép xây dựng dùng để xây tường gạch đỏ và đổ bê tông cho toàn bộ lò. * Vật liệu xây tường cách nhiệt: Tường cách nhiệt cho 2 ruột lò được xây từ gạch chịu lửa, gạch xốp (gạch cách nhiệt) và bông thủy tinh theo bảng cụ thể như sau: Bảng thống kê vật liệu chịu lửa xây dựng tường cách nhiệt cho một cặp lò nung * Máy móc các loại: Máy cắt gạch, máy mài tay, lưỡi cắt,… * Nhân công: Nhân công để xây và hoàn thiện lò gồm hai công đoạn: - Công đoạn 1: Nhân công đổ khung cột bê tông, xây gạch đỏ, xây cầu thang, xây lan can, lợp mái,… thường làm theo đội từ 5 - 7 người. Yêu cầu có cán bộ kỹ thuật đọc kỹ bản thuyết minh. - Công đoạn 2: Nhân công để xây ruột lò. Nhân công thực hiện công đoạn này phải chấp hành tuyệt đối các yêu cầu kỹ thuật theo bản vẽ đã đề ra. Nhân công không nên thay đổi trong suốt quá trình xây lò. Số lượng công nhân định mức cho việc xây hoàn thiện 1 buồng nung (1lò) từ 3 - 4 người (một thợ xây, một thợ phụ, một thợ cắt gạch). 2. Quy trình xây dựng lò: Cần phải chuẩn bị đầy đủ vật tư trước khi tiến hành xây dựng. Trên cơ sở đó, tiến độ đề ra như sau: Giai đoạn 1: San lấp mặt bằng, bố trí các hạng mục, trang thiết bị sản xuất. Giai đoạn 2: Thực hiện xây lò. Vật tư và nguyên vật liệu, trang thiết bị xây lò đã liệt kê tại các mục trên và trong bản vẽ kỹ thuật. Trước khi tiến hành xây lò nên thực hiện theo tuần tự sau đây: - Đào kiểm tra vị trí đặt móng lò. - Dùng thước mét định dạng sơ bộ kích thước các chiều rộng - dài của móng lò. Dùng máy xúc, máy ủi lấy hết phần đất móng, độ sâu 1m, tạo bằng phẳng mặt nền. Diện tích hố móng cần mở rộng thêm cả hai chiều rộng và dài mỗi bên 0,5m để thuận tiện cho quá trình ghép cốt pha. - Sau khi đã lấy đất và vệ sinh nền móng lò, định dạng móng chính xác, xác định tim, cốt bằng vôi bột hoặc dây. Do cốt của kích-vít me thấp hơn cốt móng, nên sau khi xác định tim kích-vít me, thực hiện đào gọn hố móng kích. Sau khi đào xong đủ cốt và chiều sâu, mới thực hiện mở rộng chân đế móng của hố kích. - Việc đổ bê tông, ghép sắt của hố kích sẽ được tiến hành trước khi đổ bê tông móng lò. Sau khi đổ xong móng của hố kích, tiến hành xây tường gạch đỏ theo kích thước trong bản vẽ, phía ngoài trát vữa xi măng mác #75. Khi xây tường gạch đỏ của hố kích vượt trên nền đất móng lò (0,5-0,7), tiến hành đo sắt, ghép cốt pha móng lò và đổ bê tông. - Chờ cho bê tông đông kết (tối thiểu sau 7 ngày), thợ xây khung cột có thể tiến hành xây gạch phần móng lò theo yêu cầu. - Các bước tiếp theo: tiếp tục ghép thép, đổ các cột trụ bê tông cho đến dưới cốt 3,4m. - Sau khi chờ bê tông đông kết (15-21 ngày), ghép cốt pha, chuẩn bị vật tư thép, máy trộn bê tông để đổ sàn thao tác 3,4m. - Sau khi chờ bê tông đông kết, tiếp tục đổ các trụ bê tông dưới sàn 7,49m, rồi đổ sàn 7,49m, tiếp theo là các cột trụ sàn mái. - Sau đó, cầu thang, mái che, lan can có thể được tiến hành song song với việc xây ruột lò. Trước khi xây ruột lò, cần chuẩn bị đầy đủ một số trang thiết bị, vật tư sau: - Khẳng định về kích thước gạch mộc, gạch thành phẩm và chủng loại gạch dự kiến sẽ sản xuất sau này. Trên cơ sở đó, hiệu chỉnh kích thước lò cho đúng với thực tế. - Chuẩn bị trước hệ khung dầm đỡ gạch nung, đỡ gạch chịu lửa. - Chuẩn bị và tập kết về kho đầy đủ số lượng, chủng loại: + Gạch chịu lửa: 7000 viên/lò + Gạch xốp: 4250 viên/lò - Bông thủy tinh 08-10m3/lò, tương đương 35 kiện/lò. (T100, 100kg/m3, chịu nhiệt độ làm việc đến 7000C, chịu nước). + Nước thủy tinh: 100 lít/lò + Bột xây sa mốt: 1200 kg/lò + Xi măng chịu nhiệt: 150 kg/lò + Ống thép thăm lửa, đặt can nhiệt: 6 ống/lò, dài 620mm, đường kính 48-53, dày 1,5 đến 3,6mm). + Ống khói: 7,5-8m/2 lò + Một số loại vật tư khác: dây cước thép hình (V5, V6), thước nhôm, đồ dùng thợ xây, can nhựa, ròng rọc, thùng phi ngâm bột xây,... - Lắp đặt vận thăng để vận chuyển vật tư cho thuận lợi. - Chuẩn bị nhân lực, trang thiết bị vật tư cho việc xây ruột lò đã nêu bên trên. - Cán bộ kỹ thuật sẽ quyết định kích thước chính xác của ruột lò. Trên cơ sở đó, hai bên đánh dấu tim lò, hàn hoặc tạo ra các khung bằng gỗ phía trên và phía dưới lò, dùng dây cước hoặc dây mềm buộc chặt, nhằm định hình kích thước lò, kích thước này được giữ không đổi trong suốt quá trình xây ruột lò nung. - Sau khi xây xong, người thợ lò sẽ thực hiện công tác vệ sinh lò, mài cho nhẵn và phẳng toàn bộ tường lò phía trong. - Kiểm tra và tiến hành thi công các công việc còn lại như: lắp đặt vít me - động cơ hoặc kích thủy lực - động cơ, xe goòng- đường ray - thanh dẫn hướng, lắp đặt hệ đo và hiển thị nhiệt độ. - Lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng, hoàn tất việc xây cầu thang, lan can,... - Lò sau khi xây dựng xong nên để khô tự nhiên trong vòng 1 tháng, trước khi đưa vào vận hành

Bài mới hơn

  • 08-11-2011 Yêu cầu kĩ thuật đất sét để sản xuất gạch ngói nung
  • 08-11-2011 Tiêu chuẩn kỹ thuật TCVN 1450 : 1986 cho gạch rỗng đất sét nung
  • 16-11-2011 Tiêu chuẩn kỹ thuật TCVN 1451 : 1986 cho gạch đặc đất sét nung

Bài cũ hơn

  • 08-09-2011 Quy trình sản xuất gạch tuynel
  • 02-09-2011 Tìm hiểu về đất sét
  • 28-08-2011 Các công nghệ sản xuất gạch tuynel
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

Từ khóa » Cách Xây ống Khói Lò Gạch