QUI TRÌNH THI CÔNG CHỐNG NÓNG BẰNG BÊ TÔNG TẠO BỌT ...

QUI TRÌNH THI CÔNG CHỐNG NÓNG BẰNG BÊ TÔNG TẠO BỌT SIÊU NHẸ

Với những đặc tính ưu việt và nổi bật , Thi công bê tông bọt siêu nhẹ thích hợp dùng để xây dựng nhà một hay nhiều tầng , với tính cách âm cách nhiệt cao phù hợp xây dựng các công trình như bệnh viện, trường học, khách sạn rạp phim ... Đặc biệt, bê tông bọt siêu nhẹ có tác dụng chống nóng cho sàn mái và cách âm rất tốt cho các công trình xây dựng.

Vì sao Bê tông bọt chống nóng tốt.

Bê tông bọt siêu nhẹ chống nóng được hình thành từ nguyên liệu xi măng, cát , và chất tạo bọt. Khi tất cả hổn hợp này trộn điều , thì chính bọt khí được hình thành rất nhiều lỗ bọt nhỏ. chính những lỗ bọt nhỏ này không cho khí nóng , cách âm thanh tốt , truyền qua lớp bê tông, để thi công cần một số loại máy: máy trộn, máy tạo bọt, chất tạo bọt. Hỗn hợp bê tông chống nóng dể chảy nên để bù nền cho các công trình giao thông. Đặt điểm mang cho mình nhiều lỗ rổng nên bê tông bọt không cho âm thanh truyền thẳng vào phần tử vật chất, nên việc cách âm thanh tuyệt vời.

Thi công bê tông bọt siêu nhẹ rất nhanh nên giảm được lượng chi phí khá lớn cho công trình. Với những công trình có điều kiện thi công dễ dàng và thuận lợi có thể dùng phương pháp thi công trực tiếp . Còn với những công trình với điều kiện về địa hình và hoàn cảnh thi công khó khăn hơn có thể dùng biện pháp thi công dùng các tấm bê tông đúc sẵn .

QUY TRÌNH SẢN XUẤT BÊ TÔNG BỌT

1. VẬT LIỆU SỬ DỤNG

1.1. Xi măng

Xi măng pooclăng PC, pooclăng hỗn hợp PCB phù hợp yêu cầu kỹ thuật quy định trong TCVN 2682:1997, TCVN 6260:1997 và các loại xi măng khác.

Để nâng cao cường độ bê tông bọt, đặc biệt là cường độ bê tông tuổi sớm ngày, khuyến cáo sử dụng các loại xi măng mác cao, xi măng đóng rắn nhanh.

1.2. Nước

Nước dùng để trộn và bảo dưỡng bê tông bọt phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật được qui định trong TCVN 4506:1987

1.3. Bọt kỹ thuật

Bọt kỹ thuật sử dụng trong chế tạo bê tông bọt được sản xuất trên cơ sở chất tạo bọt thông qua máy tạo bọt chuyên dụng. Có thể sử dụng chất tạo bọt trên cơ sở hơp chất hữu cơ tự nhiên hoặc nhân tạo đảm bảo độ tương thích với hệ xi măng.

Chất tạo bọt được cung cấp dưới dạng dung dịch cô đặc. Chất tạo bọt kỹ thuật do Viện CN Bê tông sản xuất có các thông số kỹ thuật sau:

+ Tỉ lệ trộn với nước: chất tạo bọt : nước = 1:7 - 1:10;

+ Hệ số tạo bọt: 10÷12.

1.4. Các thành phần khác

Ngoài các vật liệu cơ bản trên, có thể sử dụng thêm các vật liệu sau:

- Ximăng PCB40 Hoàng Long

- Cát đen

- Phụ gia tạo bọt

Quyết định sử dụng các vật liệu nói trên trong thành phần cấp phối bê tông cần được xem xét trên cơ sở các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của các cấp phối được thiết kế bởi các đơn vị có đủ năng lực.

2. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT

2.1. Thành phần cấp phối bê tông bọt

Bê tông bọt cần đáp ứng đồng thời yêu cầu về cường độ chịu nén và về khối lượng thể tích

Thiết kế cấp phối bê tông bọt được thực hiện theo phương pháp tính toán lý thuyết kết hợp với kiểm chứng bằng thực nghiệm.

Cấp phối cơ sở có thể được tính toán theo các công thức đã thiết lập hoặc tham khảo kết quả thí nghiệm các cấp phối đã sản xuất trong thực tế sử dụng các vật liệu tương đương.

Việc thiết kế cấp phối bê tông bọt phải được các đơn vị có chức năng và có đủ năng lực chuyên môn tiến hành.

Việc thay đổi, điều chỉnh thành phần cấp phối trong quá trình sản xuất phải được đơn vị thiết kế cấp phối xem xét quyết định trên cơ sở các yêu cầu thực tế.

Dựa trên tính toán lý thuyết, tính khối lượng thể tích của hỗn hợp bê tông bọt để đạt được yêu cầu về khối lượng thể tích khô của bê tông bọt. Khối lượng thể tích của hỗn hợp bê tông bọt là thông số quan trọng và cần được kiểm soát trong quá trình trộn để sản phẩm bê tông bot đạt các yêu cầu kỹ thuật.

2.2. Sơ đồ dây chuyền công nghệ

2.3. Trộn hỗn hợp hồ xi măng

- Định lượng nước trộn và xi măng theo đúng tỉ lệ mẻ trộn tương ứng với thành phần cấp phối tính toán:

- Sai số cho phép định lượng không vượt quá các giá trị sau:

+ Xi măng và phụ gia bột: 1%

+ Nước và phụ gia lỏng: 1%

- Trình tự trộn tiến hành như sau:

+ Cho lượng nước trộn vào máy trộn;

+ Cho từ từ 50% lượng xi măng vào máy trộn, bật máy trộn cho trộn đều xi măng với lượng nước trộn. Thời gian trộn khoảng 2÷3 phút

+ Tắt máy trộn, cho từ từ 50% lượng xi măng còn lại vào máy trộn, bật máy trộn cho trộn đều lượng xi măng và lượng nước thành hỗn hợp hồ xi măng đồng nhất. Thời gian trộn khoảng 3÷5 phút

2.4. Chế tạo bọt kỹ thuật

- Nối máy tạo bọt với máy nén khi qua đầu nối với máy nén khí như hình vẽ

- Chuẩn bị dung dịch chất tạo bọt bằng cách khuấy đều chất tạo bọt với nước theo tỉ lệ quy định trong thiết kế cấp phối (1:7);

- Nạp dung dịch tạo bọt vào máy tạo bọt

- Điều chỉnh các van khí và dung dịch bọt để máy tạo bọt phun ra bọt kĩ thuật đúng theo chất lượng yêu cầu

2.5. Trộn hỗn hợp bê tông bọt

- Trong quá trình bọt kỹ thuật được phun vào hỗn hợp hồ xi măng, máy trộn sẽ trộn đều hồ xi măng và bọt kỹ thuật tạo thành hỗn hợp bê tông bọt.

- Cấp bọt để hỗn hợp bê tông đạt được khối lượng thể tích theo yêu cầu. Thời gian trộn phải hợp lý để hỗn hợp bê tông đạt được độ đồng nhất (từ 2÷4 phút).

- Kiểm tra khối lượng thể tích của hỗn hợp bê tông bọt bằng cách cân hỗn hợp bê tông bọt được đong trong ca thể tích 1 lít.

2.6. Tạo hình sản phẩm bê tông bọt

- Trước khi hỗn hợp bê tông bọt được đổ vào khuôn, cần kiểm tra lại khuôn để đảm bảo khuôn được kín khín và không bị xô lệch kích thước.

- Quét lớp trống dính lên bề mặt khuôn

- Đổ hỗn hợp bê tông bọt vào khuôn

- Gõ thành khuôn bằng búa cao su hoặc trọc cho hỗn hợp bê tông điền đầy khuôn

- Gạt phẳng bề mặt trên bằng thước gạt

- Hoàn thiện bề mặt bằng bay hoặc bàn xoa

- Dỡ khuôn sau 24 giờ kể từ khi đúc khuôn.

- Liên tục dưỡng ẩm trong vòng 3 ngày đầu sau khi dỡ khuôn

2.7. Thi công bê tông bọt đổ tại chỗ

- Xác định cốt giới hạn lớp bê tông bọt;

- Đảm bảo cốp pha kín khít;

- Vệ sinh sạch bề mặt thi công bê tông bọt trước khi thi công lớp bê tông bọt ở trên;

- Đổ trực tiếp hỗn hợp bê tông bọt lên nền thi công;

- Khi chiều dày lớp bê tông đến cốt giới hạn, dùng thước dài cán phẳng lớp bê tông bọt;

- Sau khi hỗn hợp bê tông bắt đầu ninh kết, dùng bay và bàn xoa đã được làm ẩm để hoàn thiện bề mặt lớp bê tông mới thi công.

- Sau khi thi công xong, lớp bê tông bọt được bảo dưỡng liên tục trong vòng 7 ngày tiếp theo, nhằm duy trì nhiệt độ và độ ẩm cần thiết cho xi măng thủy hóa tốt;

- Sử dụng các biện pháp bảo dưỡng thông thường như: phủ bề mặt hở bằng vật liệu không thấm nước, phun nước kết hợp với che đậy giữ ẩm bề mặt bê tông;

- Công tác tháo khuôn được thực hiện khi cường độ bê tông bọt đạt được giá trị nhất định, tùy thuộc vào yêu cầu thiết kế và tính chất bê tông bọt mà thời gian tháo khuôn có thể dao động từ 1 đến 2 ngày;

- Không đi lại trên bề mặt lớp bê tông bọt trong vòng 3 ngày kể từ khi thi công xong

MÁY TRỘN TẠO BỌT

THI CÔNG BÊ TÔNG TẠO BỌT

Mọi chi tiết xin liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thêm: Hosline 0904858269

CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XNK TÂN PHÚ BÌNH

Từ khóa » Thiết Kế Cấp Phối Be Tông Bọt