Quốc Gia Dân Tộc – Wikipedia Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
Bài này có liệt kê các nguồn tham khảo và/hoặc liên kết ngoài, nhưng nội dung trong thân bài cần được dẫn nguồn đầy đủ bằng các chú thích trong hàng để người khác có thể kiểm chứng. Bạn hãy cải thiện bài này bằng cách thêm các chú thích. (Tìm hiểu cách thức và thời điểm xóa thông báo này) |
Bài viết thuộc một phần của loại bài về |
Chủ nghĩa dân tộc |
---|
Hình thành dân tộc
|
Giá trị cốt lõi
|
Các thể loại
|
Tổ chứcDanh sách các tổ chức dân tộc chủ nghĩa |
Vấn đề liên quan
|
|
Quốc gia dân tộc (tiếng Anh: Nation-state hay Country) là một quốc gia tồn tại để đại diện chủ quyền cho một dân tộc. Quốc gia dân tộc không chỉ là một thực thể chính trị và địa lý; nó còn là một thực thể về văn hóa và dân tộc; bản thân thuật ngữ quốc gia dân tộc đã hàm ý hai yêu tố này phải đồng thời có mặt cùng với nhau và chính điều đó làm nên điểm khác biệt rõ rệt giữa một quốc gia dân tộc với những quốc gia tiền dân tộc và phi dân tộc trước nó. Và, tất cả những công dân trong một quốc gia dân tộc đúng nghĩa phải có chung ngôn ngữ, văn hóa và nhiều giá trị khác, trên thực tế là điều này khó xảy ra do nhiều biến động của lịch sử. Một thế giới của các quốc gia dân tộc cũng có nghĩa là trong đó, mỗi dân tộc đều có quyền tự quyết và quyền tự trị, hai điều đó chính hạt nhân cơ bản của hệ tư tưởng của chủ nghĩa dân tộc.
Trong tiếng Anh, do sự mơ hồ của thuật ngữ state (nó vừa có nghĩa là một quốc gia, vừa có nghĩa là một tiểu bang của Hoa Kỳ), thuật ngữ "quốc gia dân tộc" - nation-state thường được dùng để chỉ bất kỳ quốc gia có chủ quyền nào, bất chấp việc đường biên giới của nó có trùng khớp với đường biên giới về dân tộc và văn hóa hay không. Việc gọi tên này có mục đích phân biệt giữa một quốc gia độc lập có chủ quyền với một thực thể là thành viên của một quốc gia liên bang (ví dụ một tiểu bang của Hoa Kỳ hay một nước Cộng hòa nằm trong Liên bang Nga).
Các quốc gia dân tộc điển hình
[sửa | sửa mã nguồn]Trong một số trường hợp, biên giới của các quốc gia dân tộc gần như trùng khớp với đường "biên giới" về mặt chủng tộc và chính trị. Cụ thể là trong các trường hợp này, sự di cư và nhập cư hiếm xảy ra, vì vậy số lượng người dân không sống ở quốc gia dân tộc "gốc" của mình khá ít.
Một số ví dụ về các quốc gia dân tộc hiện nay:
- Iceland: mặc dù những người dân sống trên đảo Iceland có nguồn gốc từ vùng Bắc Âu (Scandinavia), nhưng mà nền văn hóa và ngôn ngữ tại đảo này mang tính chất rất riêng biệt. Ở đây không có các vùng giao thoa về văn hóa/dân tộc hay ngôn ngữ, do Iceland cách quá xa các châu lục khác.
- Triều Tiên: Hàn Quốc có nhóm nhỏ Hoa kiều; Bắc Triều Tiên thuần chủng, đồng nhất nhất khi không có dân tộc thiểu số. 2 miền Triều Tiên xác nhận tính thuần chủng và đồng nhất của 1 dân tộc thông qua bản Thỏa thuận năm 1972 nhằm tiến tới nền hòa bình và tái thống nhất.
- Trung Quốc: Mặc dù Trung Quốc có tới hơn 55 dân tộc thiểu số và công nhận dân tộc Hán là dân tộc "đa số",các khái niệm "dân tộc Trung Quốc" cũng được dùng khá rộng rãi.
- Nhật Bản: Nhật Bản là một ví dụ kinh điển về một quốc gia dân tộc và được xem là quốc gia dân tộc lớn nhất với dân số người Nhật Bản thuần gốc là 120 triệu người. Tuy nhiên trong lãnh thổ Nhật vẫn tồn tại vài nhóm dân tộc thiểu số đáng kể: người Hán, người Triều Tiên, người đảo Lưu Cầu và người Ainu ở đảo Hokkaidō. Mặc dù vậy, do số lượng quá ít ỏi trước dân tộc "đa số" (người Ainu) hoặc/và sự khác biệt với dân tộc "đa số" là không đáng kể (sự khác biệt giữa người Lưu Cầu và người Nhật Bản gốc ít rõ rệt, tựa như trường hợp người Đức và người vùng Flanders), hoặc là bị đồng hóa (người Tại Nhật). Xem thêm Nhân khẩu Nhật Bản và Các nhóm sắc tộc ở Nhật Bản.
- Bồ Đào Nha: mặc dù bao quanh nó là lãnh thổ của Tây Ban Nha và ít có một sự cách ly địa lý nào rõ rệt, lãnh thổ mà dân tộc Bồ Đào Nha kiểm soát gần như không đổi trong suốt 9 thế kỷ. Dân tộc Bồ Đào Nha hiện nay có thể coi là một sự "hỗn hợp" của nhiều dân tộc thời cổ: người bản địa Iberia cổ, người Celt cổ, người Hy Lạp, người Phoenicia, người La Mã, các bộ tộc người German như người Suebi và Tây Goth, người Ả Rập và Berber xâm nhập, và người Do Thái.[1]
- Một vài quốc gia thuộc quần đảo Polynesia như Tonga, Tuvalu,...
- Ba Lan sau Thế chiến II (Xem thêm Cuộc trục xuất người Đức sau Thế chiến II) khi tỷ lệ phần trăm dân tộc Ba Lan gốc tăng lên trong dân số Ba Lan sau các cuộc di cư lớn của người Đức trở về quê hương từ phía Đông (trong đó có Ba Lan).
Khái niệm về một quốc gia dân tộc thống nhất cũng mở rộng cho một số quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ. Ví dụ như Ấn Độ sau khi giành được độc lập năm 1947. Một ví dụ khác, Thụy Sĩ thực chất là một liên bang giữa các châu và có 4 ngôn ngữ chính thức, nó cũng có đặc trưng dân tộc "Thuỵ Sĩ", một lịch sử riêng của dân tộc, và một anh hùng dân tộc, Wilhelm Tell.[2]
Việc các đường biên giới về chính trị không trùng khớp với các đường biên giới về sắc tộc và văn hóa là nguyên nhân của vô số cuộc xung đột trong lịch sử. Ví dụ, tỉnh Hatay của Syria đã được chuyển cho Thổ Nhĩ Kỳ sau khi đa phần dân cư ở đây - những người gốc Thổ - lên án về sự ngược đãi của người Syria. Một ví dụ khác là về vấn đề người Kurd: lãnh thổ quê hương họ nằm trên ba quốc gia: Iran, Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ. Và tất nhiên, đã có rất nhiều phong trào của người Kurd nổ ra để chống lại sự ngược đãi của chính quyền Iraq và Thổ, thậm chí tiến xa hơn là thành lập một quốc gia Kurd độc lập. Một trong số đó là cuộc đấu tranh giành độc lập bằng quân sự lẫn chính trị, ngoại giao của Đảng Công nhân người Kurd đối với chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ, kéo dài từ năm 1984 tới nay.
Bỉ là một ví dụ cổ điển về một "quốc gia dân tộc" không rõ ràng. Nó được thành lập dựa trên sự li khai của các tỉnh phía Nam của Vương quốc Liên hiệp Hà Lan vào năm 1830 và được bảo đảm độc lập, chủ quyền thông qua Hiệp ước Luân Đôn 1839. Tuy nhiên, phía Bắc và Đông Bắc của Bỉ, cụ thể là vùng Flander cư dân sử dụng tiếng Hà Lan và ở đây có phong trào li khai Vlaams Belang phát triển rất mạnh. Còn người dân vùng Wallonia ở phía Nam dùng tiếng Pháp, đúng hơn đây là khu vực có đặc trưng riêng biệt về ngôn ngữ và theo chủ nghĩa địa phương. Ngoài các phong trào ly khai, ở Bỉ cũng có những nhóm người Bỉ theo chủ nghĩa dân tộc, chủ trương giữ vững sự thống nhất và cũng có những nhóm theo thuyết Đại Hà Lan. Trong lãnh thổ Bỉ cũng có một cộng động người Bỉ nói tiếng Đức sống trong một vùng lãnh thổ sáp nhập từ Phổ năm 1920, vùng này bị nước Đức phát xít thu hồi trong giai đoạn 1940-44.
Quốc gia Đan Mạch hầu như chỉ bao gồm dân tộc Đan Mạch, số dân của các cộng đồng sắc tộc thiểu số chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Tuy nhiên nó lại thực thi chủ quyền ở Đảo Faroe và Greenland.
Dân tộc thiểu số và lãnh thổ phụ thuộc
[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Dân tộc thiểu số Bài chi tiết: Lãnh thổ phụ thuộcMột nhóm dân tộc sống chung với dân tộc "chính" trong một quốc gia dân tộc được gọi là dân tộc thiểu số. Một số quốc gia dân tộc có dân tộc thiểu số của các quốc gia xung quanh mình và ngược lại, ví dụ trong lãnh thổ Hungary có một số nhóm dân cư người Slovakia và trong lãnh thổ Slovakia có một số nhóm dân cư người Magyar (đồng tộc với người Hungary).
Dân tộc thiểu số không nên bị nhầm lẫn với các dân tộc tha hương, thường xuất hiện ở những khu vực xa với biên giới của các quốc gia. Các dân tộc tha hương ngày nay có nguồn gốc từ việc di cư và nhập cư, ví dụ các dân tộc tha hương người Ireland.
Việc nắm quyền kiểm soát các lãnh thổ phụ thuộc có ảnh hưởng đến tình trạng và địa vị của một quốc gia dân tộc. Một quốc gia có các thuộc địa rộng lớn và có nhiều sắc dân sinh sống trên các thuộc địa đó thì không thể nào là một quốc gia chỉ gồm một dân tộc. Tuy nhiên, trong phần lớn các trường hợp thì các thuộc địa và lãnh thổ lệ thuộc không được xem như là một phần của mẫu quốc. Một số quốc gia châu Âu như Đan Mạch có một số lãnh thổ phụ thuộc nằm tại châu Âu.
Nguồn gốc và lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Chủ nghĩa dân tộcNguồn gốc và lịch sử thời kỳ đầu của quốc gia dân tộc vẫn còn là một điều gây tranh cãi. Vấn đề chính ở đây là: quốc gia có trướWestfaelischer Friede in Muensterc hay dân tộc có trước ? Đối với những người theo chủ nghĩa dân tộc, tất nhiên câu trả lời chính là dân tộc có trước, và những phong trào theo chủ nghĩa dân tộc luôn đề cao yêu cầu về chủ quyền hợp pháp của dân tộc mình; rõ ràng một quốc gia dân tộc là cái mà họ đòi hỏi. Một số "học thuyết hiện đại" của chủ nghĩa dân tộc cho rằng tính dân tộc đa phần là sản phẩm của chính sách của Nhà nước: đồng nhất và hiện đại hóa một quốc gia đã tồn tại trước đó. Và phần lớn học thuyết cho rằng quốc gia dân tộc là một hiện tượng của châu Âu thế kỷ XIX, được thúc đẩy bởi việc xóa mù chữ, phổ cập giáo dục và truyền thông đại chúng. Tuy nhiên các nhà sử học cũng chú ý tới việc hình thành và nổi lên vào thời gian trước đó của một số quốc gia tương đối thống nhất về lãnh thổ, hành chính và tương đối đồng nhất về dân tộc và văn hóa, ví dụ Bồ Đào Nha và Hà Lan.
Trong trường hợp của Pháp, theo Eric Hobsbawm, quốc gia Pháp ra đời trước dân tộc Pháp. Hobsbawm cho rằng quốc gia Pháp hình thành nên dân tộc Pháp (chứ không phải chủ nghĩa dân tộc Pháp nở rộ vào cuối thế kỷ XIX vào thời của vụ Dreyfus). Cụ thể là vào thời điểm Cách mạng tư sản Pháp năm 1789, chỉ có 1/2 số dân Pháp tạm xem là biết nói "tiếng Pháp", và chỉ có 12-13% nói được lưu loát (theo Hobsbawm) (chú ý là trong thời kỳ diễn ra Sự thống nhất nước Ý (1859-1870) thì tỉ lệ người biết nói "tiếng Ý" còn tệ hơn). Nhưng sau đó, nước Pháp bắt xúc tiến sự thống nhất của ngôn ngữ và những tiếng lóng, giọng điệu, khác biệt ngôn ngữ... của từng địa phương được hòa nhập lại và tạo thành tiếng Pháp. Và cùng với sự ra đời và phổ biến của chế độ nghĩa vụ quân sự và việc nền Cộng hòa Thứ ba (1871-1940) ban hành Luật Jules Ferry (thập niên 1880), tính đặc trưng và đồng nhất của dân tộc Pháp được xúc tiến và hình thành từ đó.
Học giả Benedict Anderson thì cho rằng dân tộc là một "cộng đồng tưởng tượng" (trong đó những thành viên chưa chắc biết lẫn nhau), và nguyên nhân của sự bùng nổ của chủ nghĩa dân tộc và việc xúc tiến một "cộng đồng tưởng tượng" như vậy là kết quả của việc giảm quyền truy cập đặc quyền vào các ngôn ngữ chữ viết cụ thể (ví dụ: tiếng Latinh), phong trào khởi nghĩa lật đổ vương quyền và thần quyền, sự phổ biến của ngành in trong hệ thống của chủ nghĩa tư bản. Học thuyết "state-driven" của nguồn gốc của quốc gia dân tộc có xu hướng nhấn mạnh một số quốc gia như Anh và Pháp. Các quốc gia trên phát triển từ một số vùng địa phương, sau đó hình thành ý thức về dân tộc và đặc tính của dân tộc mình. Cả hai xâm lấn những vùng đất ngoại biên (xứ Wales, Brittany, Aquitaine, Occitania); chủ nghĩa địa phương lại hồi sinh một chút vào thế kỷ XIX và dẫn đến sự hình thành của phong trào tự trị vào thế kỷ XX.
Một số quốc gia dân tộc như Đức và Ý hình thành do kết quả của những phong trào lãnh đạo bởi những người theo chủ nghĩa dân tộc vào thế kỷ XIX. Trong cả hai trường hợp, lãnh thổ của chúng từng bị chia sẻ bởi rất nhiều quốc gia khác nhau, trong đó có những quốc gia có lãnh thổ rất nhỏ. Ý thức về dân tộc và sự thống nhất bắt đầu với những phong trào mang tính chất văn hóa (ví dụ Phong trào Völkisch ở Đức), nhưng sau đó nhanh chóng gây được nhiều ảnh hưởng lớn về chính trị. Trong các trường hợp đó, tình cảm dân tộc và các phong trào của chủ nghĩa dân tộc đã tạo một nền tảng cho việc thống nhất nước Đức và nước Ý.
Các sử gia như Hans Kohn, Liah Greenfeld, Philip White và nhiều người khác phân loại các quốc gia như Đức và Ý - nơi sự thống nhất về văn hóa diễn ra trước sự thống nhất về lãnh thổ - là những ethnic nation hay ethnic nationality. Trong khi đó các quốc gia dạng state-driven (Anh, Pháp, Trung Quốc) khi thống nhất lại có xu hướng duy trì và phát triển những xã hội đa dân tộc và hình thành một truyền thống về civic nation hay cộng đồng sắc tộc theo lãnh thổ.[3][4][5]
Ý tưởng về một quốc gia dân tộc thường đi đôi với sự hình thành và trỗi dậy của hệ thống các quốc gia thời cận đại, cụ thể là hệ thống các quốc gia châu Âu xác lập sau Hòa ước Westphalia năm 1648 (gọi là Trật tự Westphalia). Sự cân bằng quyền lực trong quan hệ quốc tế tiêu biểu cho hệ thống đó, phụ thuộc vào hiệu quả dựa trên các thực thể độc lập được định nghĩa rõ ràng và được điều hành bởi một cách tập trung, bất chấp nó là một đế quốc hay một quốc gia dân tộc, trong đó mỗi thực thể thừa nhận độc lập và chủ quyền lãnh thổ của các thực thể khác. Trật tự Westphalia không tạo ra những quốc gia dân tộc, nhưng các quốc gia dân tộc lại xem đó như là tiêu chuẩn cho những quốc gia cấu thành (trong trường hợp như không có bất cứ lãnh thổ tranh chấp nào).
Các quốc gia dân tộc nhận được một nền móng (về mặt triết học) vững chắc từ thời kỳ của chủ nghĩa lãng mạn, ban đầu là biểu hiện "tự nhiên" của những cá nhân (chủ nghĩa dân tộc lãng mạn - xem quan niệm về Volk của Fichte, quan niệm mà về sau Ernest Renan đã phản bác). Tầm quan trọng ngày càng tăng lên của dân tộc và nguồn gốc chủng tộc vào thế kỷ XIX đã dẫn đến sự tái định nghĩa về thuật ngữ "quốc gia dân tộc"[5]. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc trong thuyết của Boulainvilliers vốn đã phản dân tộc và chống lại chủ nghĩa yêu nước, bắt đầu kết hợp với chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc và "chủ nghĩa đế quốc lục địa", thể hiện rõ nét nhất trong phong trào Liên Đức và phong trào Liên Slav[6]. Mối liên hệ giữa chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và chủ nghĩa ethnic nationalism đạt đỉnh cao nhất dưới dạng chủ nghĩa phát xít và phong trào Nazi vào đầu thế kỷ XX. Sự kết hợp đặc trưng giữa "dân tộc" và "quốc gia" thể hiện trong những thuật ngữ như "Völkische Staat" và được thực thi trong các bộ luật như luật Nuremberg vào năm 1935, khiến cho các quốc gia phát xít như Đức Quốc xã mang tính chất khác hẳn với các quốc gia dân tộc không theo chủ nghĩa phát xít. Rõ ràng, các dân tộc thiểu số không phải là thành phân của các Volk không có bất cứ vai trò và địa vị gì trong một "quốc gia" như vậy. Ở Đức, người Do Thái lẫn người La Mã không được xem là một phần của Volk và họ bị các phần tử Nazi thanh trừng dã man. Tuy nhiên bộ luật quốc tịch Đức xem "German" là nền tảng của tổ tiên các tộc German, loại trừ tất cả các dân tộc không phải German ra khỏi Volk.
Gần đây, việc các quốc gia dân tộc tuyên bố về chủ quyền tuyệt đối về lãnh thổ của mình đang bị chỉ trích dữ dội[5]. Một hệ thống chính trị toàn cầu dựa trên luật quốc tế và sự xuất hiện của các liên minh và các khối mang tính chất siêu quốc gia đã tạo nên một đặc trưng của thời kỳ hậu chiến tranh lạnh. Các nhân tố phi quốc gia, ví dụ như các tập đoàn đa quốc gia và các tổ chức phi chính phủ được xem là đang xói mòn hệ thống chính trị và kinh tế của các quốc gia dân tộc, và từ đó dẫn đến sự biến mất của chúng.
Các quốc gia tiền dân tộc
[sửa | sửa mã nguồn]Ở châu Âu vào thế kỷ XVIII, các quốc gia phi dân tộc điển hình thường là các đế quốc đa dân tộc (ví dụ Đế quốc Nga, Đế quốc Pháp, Đế quốc Anh, Đế quốc Áo-Hung và Đế quốc Ottoman) và là một số quốc gia nhỏ có quy mô "dưới" một dân tộc. Về trường hợp một đế quốc, thông thường nó theo chế độ quân chủ, người lãnh đạo có thể là một vị vua (Anh), Hoàng đế (Pháp) hay Sultan Hồi giáo (Ottoman). Và tất nhiên, thành phần dân cư của đế quốc rất đa dạng về dân tộc và ngôn ngữ. Nhưng trong số đó chỉ có một cộng đồng dân tộc nắm địa vị thống trị, và thuồng ngôn ngữ của dân tộc thống trị là ngôn ngữ chính thức của đế quốc, các thành viên trong hoàng tộc cũng thường thuộc dân tộc thống trị này. Lãnh thổ của các đế quốc cũng không chỉ nằm giới hạn trong phạm vi châu Âu, có một số đế quốc có lãnh thổ trải rộng khắp trên nhiều châu lục khác nhau (vd: Ottoman, Anh,...) Ở trường hợp thứ hai, một số quốc gia nhỏ ở châu Âu có thể có thành phần dân tộc không quá phức tạp, nhưng cũng là những nước quân chủ, được thống trị bởi một gia đình vương tộc. Lãnh thổ của chúng có thể thay đổi bằng việc kết thông gia giữa các vương tộc với nhau, qua đó lãnh thổ các quốc gia này hợp nhất với nhau hoặc mở rộng thêm. Ở một vài khu vực của châu Âu, ví dụ Đức, một số "quốc gia" nhỏ cũng tồn tại. Các "quốc gia" này có hệ thống chính quyền, luật pháp riêng biệt được các nước lân bang công nhận về mặt độc lập, chủ quyền. Người đứng đầu không nhất thiết là "vua", mà có thể là một Công tước hay một giám mục,... Và vì chúng quá nhỏ, nhiều khi văn hóa và ngôn ngữ của các "quốc gia" này hoàn toàn giống như các nước lân bang.
Một vài quốc gia trong số này bị các phong trào dân tộc chủ nghĩa lật đổ vào thế kỷ XIX. Một số quốc gia dân tộc như Anh và Pháp thì lại lớn mạnh lên thông qua việc sáp nhập một vài trong số này, or chiefdoms earlier in history. Các tư tưởng tự do như mậu dịch tự do đóng một vai trò quan trọng trong việc thống nhất nước Đức, tiền đề là sự thành lập Đồng minh thuế quan Zollverein. Và các cuộc chiến tranh Áo-Phổ (1864) và chiến tranh Pháp-Phổ (1870) quyết định sự thống nhất hoàn toàn. Các đế quốc khác, như Đế quốc Áo-Hung và Đế quốc Ottoman tan rã sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, còn Đế quốc Nga thì trở thành Liên bang Xô Viết vào năm 1922 sau một cuộc nội chiến đẫm máu kéo dài 3 năm.
Một số quốc gia nhỏ tồn tại đến ngày nay: Liechtenstein, Andorra, Monaco, Cộng hòa San Marino. Vatican thì không tính, mặc dù trước đây từng có một nước Giáo hoàng. Lãnh thổ và tình trạng chủ quyền hiện có là nhờ vào Hiệp ước Lateran ký với Ý vào năm 1929.
Các đặc điểm của một quốc gia dân tộc
[sửa | sửa mã nguồn]Các quốc gia dân tộc có nhiều đặc trưng riêng biệt so với các quốc gia tiền dân tộc. Đầu tiên, quan điểm về lãnh thổ của họ khác hẳn với các "quốc gia" do các dòng tộc vương triều thống trị trước đó: lãnh thổ của đất nước là thiêng liêng và không thể chuyển dời được, dù là một tấc đất. Không dân tộc nào muốn quốc gia mình sáp nhập hay chuyển giao lãnh thổ vì những lý do như "công chúa nước mình kết hôn với một hoàng tử nước khác". Đường biên giới của quốc gia dân tộc cũng khác, nó dựa trên diện tích và vị trí sinh sống của các cộng đồng cư dân của các dân tộc, mặc dù đôi khi biên giới của các quốc gia dân tộc cũng dựa theo các đường biên giới tự nhiên như sông, núi (ví dụ như dãy Pyrenee là biên giới giữa Pháp và Tây Ban Nha, một đoạn sông Danube làm nên đường biên giới giữa Bulgaria, România, Ukraina và Moldavia).
Đặc điểm nổi bật của nhất quốc gia dân tộc là việc nó xem quốc gia như một công cụ cực kỳ quan trọng trong việc thống nhất dân tộc về mặt kinh tế, xã hội và cả văn hóa.
Một quốc gia dân tộc luôn đề cao sự thống nhất về kinh tế, trước tiên là việc bãi bỏ các hệ thống thuế quan và hệ thống thu phí công lộ phức tạp trong nước. Ở Đức, quá trình này - sự thành lập Đồng minh thuế quan Đức (Zollverein) - là bước đầu tiên trong việc thống nhất dân tộc Đức. Các quốc gia dân tộc cũng thường có chính sách duy trì một hệ thống cơ sở hạ tầng về giao thông vận tải ở quy mô cấp quốc gia, nhờ đó giúp việc di chuyển và thông thương trong nước diễn ra được thuận lợi. Việc hệ thống xe lửa và đường sắt phát triển mạnh vào thế kỷ 19 đã khiến cho các công ty tư nhân về ngành này phát triển, nhưng về sau tất cả đều trở thành các doanh nghiệp quốc doanh. Hệ thống đường sắt của Pháp, trong đó các tuyến đường chính xuất phát từ Paris và đi tới tất cả các địa phương của Pháp, thường được xem là một biểu tượng của sự thống nhất và tập trung của một quốc gia dân tộc như Pháp, nơi chính quyền trung ương quản lý việc xây dựng nó. Và các quốc gia dân tộc vẫn tiếp tục xây dựng những hệ thống giao thông vận tải cấp quốc gia, đặc biệt là hệ thống đường cao tốc. Một "biến thể" cách tân gần đây là các chương trình về hệ thống giao thông vận tải xuyên quốc gia, ví dụ Mạng lưới xuyên châu Âu (TEN).
Một quốc gia dân tộc thường có chính quyền tập trung hơn và cơ cấu hành chính thống nhất hơn hẳn các "đế quốc" đa dân tộc tiền nhiệm: nguyên do là lãnh thổ nó nhỏ hơn và thành phần dân cư đồng nhất hơn (một ví dụ về tính không đồng nhất về dân cư chính là Đế quốc Ottoman). Trào lưu dân tộc chủ nghĩa bùng phát vào thế kỷ 19 đã khiến cho các đặc tính địa phương trở nên kém quan trọng hơn so với đặc tính chung của toàn dân tộc, ví dụ như ở các vùng Alsace-Lorraine, Catalonia, Brittany, Sicilia, Sardinia và Corsica. Trong nhiều trường hợp, chính quyền địa phương được xem là kém quan trọng hơn so với chính quyền trung ương của quốc gia dân tộc. In many cases, the regional administration was also subordinated to central (national) government. Quá trình này phần nào bị đảo ngược trong thập niên 1970 về sau, với sự hình thành của các khu vực tự trị dưới nhiều hình thức khác nhau trong một quốc gia có chính quyền tập trung như Pháp.
Tuy nhiên, ảnh hưởng rõ rệt nhất của một quốc gia dân tộc so với những quốc gia phi dân tộc tiền nhiệm là việc hình thành một nền văn hóa dân tộc thống nhất thông qua các chính sách của quốc gia đó. Hình mẫu của một quốc gia dân tộc ngụ ý rằng thành phần dân cư của nó phải cấu thành một dân tộc, có chung nguồn gốc, ngôn ngữ và chung nhiều mặt về văn hóa. Mà khi sự thống nhất nêu trên không/chưa tồn tại, bản thân quốc gia dân tộc sẽ cố tự tạo ra nó. Cụ thể là một ngôn ngữ dân tộc thống nhất sẽ được tạo ra thông qua một chính sách ngôn ngữ. Và sự hình thành hệ thống giáo dục bắt buộc bậc tiểu học cùng với chương trình giảng dạy tương đối thống nhất ở cấp trung học là một phương pháp hiệu quả để phổ biến ngôn ngữ dân tộc. Nhà trường cũng chú trọng trong việc giảng dạy về lịch sử dân tộc, nhưng những kiến thức lịch sử trong nhà trường thường mang nặng tính thần thoại và tuyên truyền, đến ngày nay một vài quốc gia dân tộc vẫn tiếp tục truyền thụ cho học sinh những kiến thức lịch sử loại này (nhất là trong thời gian có chiến sự).[7]
Các chính sách về ngôn ngữ và văn hóa đôi khi mang tính tiêu cực, cụ thể là nhắm đến mục tiêu trấn áp tất cả các yếu tố phi dân tộc. Thí dụ chính sách cấm sử dụng một số ngôn ngữ nào đó hòng thúc đẩy việc dùng ngôn ngữ chính của dân tộc và xóa bỏ các ngôn ngữ thiểu số. Xem thêm Đức hóa.
Trong một vài trường hợp các chính sách trên là nguyên nhân khơi mào những xung đột sắc tộc, văn hóa và xa hơn, dẫn đến phong trào li khai. Tuy nhiên ở những nơi nó thực hiện thành công, tính đồng nhất về văn hóa và sắc tộc tăng lên rõ rệt. Trái lại, sự phân ly về văn hóa tại những vùng biên giới của các dân tộc càng lúc càng rõ ràng: trên lý thuyết, ở tả ngạn sông Rhine là vùng ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa và sắc tộc của người Pháp, còn bên kia là của người Đức. Nhằm củng cố sự khác biệt này, cả hai phía đều có những chính sách ngôn ngữ, hệ thống giáo dục khác nhau; mặc dù đường biên giới ngôn ngữ ngay trong lòng nước Pháp cũng khá rõ rệt, và bản thân vùng Grand Est đã đổi chủ 4 lần trong giai đoạn 1870-1945.
Liên Hiệp Anh
[sửa | sửa mã nguồn]Thật ra rất khó xác định xem Liên Hiệp Anh vào dạng "quốc gia dân tộc" hay không: bản thân nó hình thành bởi sự sáp nhập của hai quốc gia dân tộc: Vương quốc Scotland và Vương quốc Anh. Tuy nhiên Hiệp ước Liên Hiệp có một số nội dung cho thấy rằng cả hai nước không hoàn toàn hợp nhất với nhau: ví dụ cơ quan lập pháp và Giáo hội của Anh và Scotland hoạt động độc lập với nhau. Suốt 3 thế kỷ sau đó việc "phân loại" Liên Hiệp Anh vẫn chưa chấm dứt khi vẫn còn hai luồng quan điểm đối nghịch nhau cho rằng: 1)Liên Hiệp Anh là một quốc gia dân tộc[8] 2)Liên Hiệp Anh là một quốc gia đa dân tộc. Riêng chính phủ Liên Hiệp thì cho rằng Liên Hiệp Anh là "nhiều quốc gia trong một quốc gia""[9].
Các cộng đồng thiểu số
[sửa | sửa mã nguồn]Một trong những vấn đề của ý tưởng "một dân tộc, một quốc gia" chính là sự tồn tại của các cộng đồng thiểu số, nhất là các dân tộc thiểu số, những người không thuộc nhóm dân tộc "chính" của quốc gia. Theo định nghĩa về một dân tộc của những người ủng hộ thuyết "một dân tộc, một quốc gia", các nhóm sắc tộc thiểu số thường không có được địa vị ngang hàng với dân tộc "đa số". Trong đa số các trường hợp, các cộng đồng xung quanh dân tộc chính của một quốc gia dân tộc bị xem là những thành phần khác biệt. Những ví dụ về các dân tộc "người ngoài" là người Do Thái và người La Mã ở châu Âu.
Những phản ứng tiêu cực mà các dân tộc thiểu số thường phải gánh chịu khá đa dạng, từ việc bị cưỡng ép đồng hóa đến việc thanh lọc sắc tộc, bị khủng bố về vật chất và tinh thần, bị trục xuất hoặc nặng nhất là bị dân tộc "chính" diệt chủng. Việc đồng hóa thường được thực thi bởi chính quyền, còn các hành động bạo hành, khủng bố các cộng đồng sắc tộc thiểu số có thể là tự phát, ví dụ như việc những nhóm quá khích tổ chức các cuộc tấn công vào các cộng đồng thiểu số, ví dụ việc hành hình lynch ở Mỹ và việc tàn sát người Do Thái. Nhiều vụ bạo hành khủng khiếp và dã man đối với các nhóm sắc tộc thiểu số đã từng xảy ra trong các quốc gia dân tộc— tại thời điểm đó các cộng đồng thiểu số không được xem là một phần của quốc gia.
Tuy nhiên, một số quốc gia dân tộc chấp nhận một số cộng đồng thiểu số như là một phần của quốc gia, và thuật ngữ dân tộc thiểu số được dùng tương đối phổ biến ở các quốc gia này. Ví dụ người Sorb: suốt nhiều thế kỷ họ sống trong những lãnh thổ của các cộng đồng nói tiếng Đức, và hiện nay họ được nước Đức xem như là một phần của quốc gia, được chính quyền đảm bảo đầy đủ các quyền lợi của một công dân Đức. Tuy nhiên trong số hàng ngàn cộng động sắc tộc và văn hóa thiểu số trên thế giới, rất ít cộng đồng được tôn trọng và bảo vệ như vậy.
Chủ nghĩa đa văn hóa là một chính sách của nhiều quốc gia hiện nay, dựa trên ý tưởng về sự tồn tại hòa bình giữa các cộng đồng sắc tộc, văn hóa và ngôn ngữ khác nhau. Nhiều quốc gia hiện này đã ban hành các quyền thiểu số.
Thuyết phục hồi lãnh thổ
[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Thuyết phục hồi lãnh thổNhìn chung, một biên giới "lý tưởng" nhất của một quốc gia dân tộc phải khiến quốc gia ấy chứa đựng tất cả các thành viên của dân tộc mình, đồng thời phải chứa tất cả những vùng lãnh thổ được xem là quê hương của dân tộc đó. Trên thực tế không phải lúc nào cũng được như vậy: một bộ phận dân cư của một dân tộc có thể không sinh sống trong lãnh thổ của quốc gia dân tộc mình, hoặc một phần lãnh thổ quê hương của dân tộc đó lại hiện thuộc chủ quyền của một quốc gia, một dân tộc khác. Vì vậy, những người theo thuyết phục hồi lãnh thổ đòi hỏi tất cả những phần lãnh thổ đó phải được trả về cho quốc gia của mình. Thông thường, những phần lãnh thổ họ đòi lại thường có phần lớn dân cư là người đồng tộc với mình. Trong một số trường hợp khác dân cư ở đây chỉ có sự tương đồng về ngôn ngữ chính hoặc chịu ảnh hướng lớn về văn hóa, hoặc lãnh thổ đó trước đây từng là nơi định cư lâu đời của dân tộc mình, hoặc lãnh thổ đó sẽ giúp cho quốc gia được thống nhất về mặt địa lý,... và còn nhiều lý do khác. Và những hằn thù dân tộc trong quá khứ cũng là một phần trong số các nguyên nhân đó (xem thêm chính sách phục thù). Đôi khi rất khó phân biệt những người theo thuyết phục hồi lãnh thổ với những người theo chủ nghĩa đại dân tộc, vì tất cả họ đều cho rằng tất cả những người cùng một dân tộc và chung một nền văn hóa dân tộc nên sinh sống trong cùng một quốc gia. Tuy nhiên so với những người theo thuyết phục hồi lãnh thổ những người theo chủ nghĩa đại dân tộc thường ít chú ý hơn đến tính thuần nhất của dân tộc trong một quốc gia. Thí dụ những người thuộc phong trào Liên Đức có nhiều ý kiến khá khác nhau về lãnh thổ của một nước Đại Đức (Großdeutschland hay Grossdeutschland), mà quốc gia Đại Đức đó bao hàm cả những phần lãnh thổ mà người dân thuộc các dân tộc thiểu số nói tiếng Xlavơ chiếm một tỉ lệ rất lớn.
Thông thường, các yêu cầu phục hồi lãnh thổ được các thành viên của các phong trào dân tộc phi quốc gia khởi xướng. Khi họ sinh sống trong một vùng lãnh thổ thuộc một quốc gia khác thì họ thường xuyên có những xung đột và căng thẳng với các chính quyền sở tại, và những nỗ lực trong việc sáp nhập các lãnh thổ này thường dẫn đến một casus belli, tức là một biến cố khơi mào chiến tranh. Trong nhiều trường hợp, những tuyên bố và tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ có thể là nguyên nhân của thái độ thù địch kéo dài hàng năm trời giữa những quốc gia lân bang. Và một điều đáng chú ý là những người theo thuyết phục hồi lãnh thổ thường cố phổ biến và lưu hành những bản đồ về một quốc gia "vĩ đại" của dân tộc họ, mà quốc gia lý tưởng này thường có lãnh thổ rộng lớn hơn hẳn so với lãnh thổ của quốc gia dân tộc hiện tại. Tất nhiên, điều này đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tuyên truyền.
Tuy nhiên không nên nhầm lẫn các hoạt động của những người theo thuyết phục hồi lãnh thổ với những hoạt động đòi lại các lãnh thổ hải ngoại hoặc các thuộc địa; những lãnh thổ này thường không được xem là một phần của lãnh thổ quê hương. Một số thuộc địa của Pháp lại là những ngoại lệ quan trọng: ví dụ chính phủ thực dân Pháp ở Algérie luôn xem khu vực này như là một khu hành chính của mẫu quốc.
Tương lai
[sửa | sửa mã nguồn]Phần này cần được mở rộng. Bạn có thể giúp bằng cách mở rộng nội dung của nó. (May 2008) |
Những người ủng hộ toàn cầu hóa và nhiều tiểu thuyết đã cho rằng trong tương lai định nghĩa về quốc gia dân tộc sẽ biến mất theo đà tăng nhanh của việc những công dân trên thế giới càng lúc càng có liên lạc mật thiết với nhau[5][10][11].
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ The creation of a new ethnicity from disparate elements is discussed at ethnogenesis.
- ^ Thomas Riklin, 2005. Worin unterscheidet sich die schweizerische "Nation" von der Französischen bzw. Deutschen "Nation"? [1] Lưu trữ 2006-10-13 tại Wayback Machine
- ^ Kohn, Hans (1955). Nationalism: Its Meaning & History
- ^ Greenfeld, Liah (1992). Nationalism: Five Roads to Modernity
- ^ a b c d White, Philip L. (2006). 'Globalization and the Mythology of the Nation State', In A.G.Hopkins, ed. Global History: Interactions Between the Universal and the Local Palgrave Macmillan, pp. 257-284
- ^ See Hannah Arendt's The Origins of Totalitarianism (1951)
- ^ Council of Europe, Committee of Ministers Recommendation Rec(2001)15 on history teaching in twenty-first-century Europe (Adopted by the Committee of Ministers on ngày 31 tháng 10 năm 2001 at the 771st meeting of the Ministers’ Deputies) and UNITED for Intercultural Action History Interpretation as a Cause of Conflicts in Europe Lưu trữ 2006-10-04 tại Wayback Machine and Eric Hobsbawm, Terence Ranger (1992). The Invention of Tradition. Cambridge University Press, 1992. Billie Melman Claiming the Nation's Past: The Invention of an Anglo-Saxon Tradition. Journal of Contemporary History, Vol. 26, No. 3/4, The Impact of Western Nationalisms: Essays Dedicated to Walter Z. Laqueur on the Occasion of His 70th Birthday (Sep., 1991), pp. 575-595. Christopher Hughes, Robert Stone Nation-Building and Curriculum Reform in Hong Kong and Taiwan. China Quarterly, No. 160 (Dec., 1999), pp. 977-991.
- ^ State or Nation countrywatch.com, accessed ngày 14 tháng 12 năm 2008
- ^ countries within a country Lưu trữ 2010-04-16 tại Wayback Machine number10.gov.uk, accessed ngày 14 tháng 12 năm 2008
- ^ “03323_Hicks.qxd” (PDF). Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2008.
- ^ “Politics in Modern Science Fiction Syllabus”. Ocf.berkeley.edu. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2008.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Anderson, Benedict. 1991. Imagined Communities. ISBN 0-86091-329-5.
- Gellner, Ernest (1983). Nations and Nationalism. Ithaca: Cornell University Press. ISBN 0-8014-1662-0.
- Hobsbawm, Eric J. (1992). Nations and Nationalism Since 1780: Programme, Myth, Reality. 2nd ed. Cambridge University Press. ISBN 0-521-43961-2.
- Khan, Ali (1992). The Extinction of Nation states
- Renan, Ernest. 1882. "Qu'est-ce qu'une nation?"
- Smith, Anthony D. (1986). The Ethnic Origins of Nations London: Basil Blackwell. pp 6–18. ISBN 0-631-15205-9.
- White, Philip L. (2006). "Globalization and the Mythology of the Nation State," In A.G.Hopkins, ed. Global History: Interactions Between the Universal and the Local Palgrave Macmillan, pp. 257–284. [2]
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Bioregionalism - một thuật ngữ mang nhiều ý nghĩa tương đồng với quốc gia dân tộc.
- Quốc gia thành bang
- Cultural identity
- Ethnic group
- Chủ nghĩa bành trướng
- Thuật chép sử và chủ nghĩa dân tộc
- Nation
- National personification
- Chủ nghĩa dân tộc
- Chủ nghĩa Tân Trung đại
- Nguyên tắc không can thiệp nội chính
- Chủ nghĩa Nguyên sinh
- Ly khai
- Chủ quyền
- Quốc gia
Các thuyết phục hồi lãnh thổ
[sửa | sửa mã nguồn]- Đại Albania
- Đại Balochistan
- Đại Hán
- Đại Croatia
- Đại Phần Lan
- Đại Đức, một biểu hiện của thuyết Liên Đức; so sánh với thuyết Liên Xlavơ
- Đại Hungary
- Đại Ấn
- Đại Indonesia
- Đại Israel
- Đại Iran
- Đại Macedonia
- Đại Mông
- Đại Maroc
- Đại Hà Lan
- Đại Romania
- Đại Serbia
- Đại Somalia
- Đại Syria
- Đại Hy Lạp
- Chủ nghĩa Phiếm Thổ
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Adel Iskandar và Hakem Rustom. “From Paris to Cairo: Resistance of the Unacculturated”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2009.
Từ khóa » Chủng Tộc Nào đông Nhất Thế Giới
-
Người Kurd Dân Tộc đông Nhất Thế Giới Không Có Quốc Gia Riêng
-
Có Tất Cả Bao Nhiêu Dân Tộc Và Tôn Giáo Trên Thế Giới?
-
Người Da Trắng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Chủng Tộc Có Số Lượng đông Nhất Thế Giới Là: | Cungthi.online
-
Các Sắc Tộc Tại Singapore
-
Trên Thế Giới Có Tất Cả Bao Nhiêu Dân Tộc? - PHUONGNAM24H.COM
-
[PDF] Nước Úc Đa Văn Hóa – đoàn Kết, Mạnh Mẽ, Thành Công Là
-
Kỳ Thị Chủng Tộc | Ontario Human Rights Commission
-
Đại Gia đình Các Dân Tộc Việt Nam
-
Top 10 Quốc Gia Có Dân Số đông Nhất Thế Giới
-
Những Nội Dung Chủ Yếu Trong Xây Dựng Chính Sách Dân Tộc Của ...