Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hòa – Wikipedia Tiếng Việt

Quốc kỳ Việt Nam Cộng hòa
TênLá cờ tự do và di sản(Heritage and Freedom Flag)
Sử dụngQuốc gia Việt Nam(1948–1955)Việt Nam Cộng hòa(1955–1975)
Tỉ lệ2:3
Ngày phê chuẩn2 tháng 6 năm 1948
Thiết kếNền vàng với ba sọc đỏ ở chính giữa.
Thiết kế bởiLê Văn Đệ
Biến thể của Quốc kỳ Việt Nam Cộng hòa
Sử dụngHiệu kỳ Hải quân Việt Nam Cộng hòa.
Tỉ lệ2:3
Thiết kếCờ vàng ba sọc đỏ với phù hiệu Hải lực Việt Nam Cộng hòa (mỏ neo) ở chính giữa.

Cờ vàng ba sọc đỏ[1] hay cờ vàng[2][3] từng là quốc kỳ của Quốc gia Việt Nam từ 1949 đến 1955 và của Việt Nam Cộng hòa từ 1955 đến 1975.

Lá cờ nền vàng ba sọc màu đỏ lần đầu tiên được xuất hiện là khi thành lập Quốc gia Việt Nam.

Màu sắc và kích cỡ

Chi tiết về các màu sắc và kích thước.
Hệ màu Vàng Đỏ
Pantone Yellow 116 Red 032
CMYK 0.0.100.0 0.90.86.0
RGB (255,255,0) (250,60,50)
Hex triplet #FFFF00 #EF4135
NCS S 0570 G70Y S 0580 Y80R

Lịch sử

Ngày 2 tháng 6 năm 1948, Chính phủ lâm thời Quốc gia Việt Nam của Thủ tướng Nguyễn Văn Xuân chính thức dùng lá cờ vàng ba sọc đỏ làm quốc kỳ. Ý nghĩa của lá cờ được giải thích như sau: màu vàng là màu truyền thống của đế vương Việt Nam từ xưa, cũng là màu tượng trưng cho đất nước. Màu đỏ là màu của thịnh vượng, thành công. Ba sọc đỏ tượng trưng cho ba kỳ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ thống nhất dưới một chính thể quốc gia.[4] Lá cờ vàng ba sọc đỏ sau này tiếp tục là quốc kỳ dưới thời Quốc gia Việt Nam (1949–1955), và sau đó là quốc kỳ cho suốt thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Việt Nam Cộng hòa (1955–1975).

Theo Hồi ký Việt Nam nhân chứng của tướng Trần Văn Đôn:

Bảo Đại mời Nguyễn Văn Xuân. Nguyễn Văn Xuân nói tiếng Việt không được nhưng hiểu và biết việc, nên được Bảo Đại mời làm thủ tướng chính phủ lâm thời trung ương ba miền chứ không phải riêng một mình Nam phần.... Ngày 24.4.1948, Nguyễn Văn Xuân trở về Sài Gòn để tổ chức một đại hội quy tụ khoảng 40 đại biểu. Đại hội do ông Lê Văn Kim và tôi (Trần Văn Đôn) tổ chức. Chính trong hội nghị này chúng tôi đề nghị thay lá cờ vàng chữ Ly có từ chính phủ Trần Trọng Kim ra cờ vàng ba sọc đỏ tượng trưng dòng máu dân của ba miền.[5]

Thời Ngô Đình Diệm dự định thay lá cờ này và đã tuyển 350 mẫu cờ của 350 người dự thi, nhưng không chọn được mẫu cờ thay thế nào.[6]

Tranh tuyên truyền về Quốc kỳ Nam Việt Nam.

Hiện nay

Cùng với sự đầu hàng của Việt Nam Cộng hòa trước Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, lá cờ này hiện tại không còn đại diện cho bất kì chính thể và không được bất kỳ quốc gia nào trên thế giới và Liên Hợp Quốc công nhận. Dù vậy, những cựu quan chức Việt Nam Cộng hòa nói chung vẫn sử dụng nó trong nhiều hoạt động chính trị, xã hội của họ. Họ đã từng phát động Chiến dịch Cờ Vàng là phong trào vận động nhằm đưa cờ vàng ba sọc đỏ làm lá cờ chính thức đại diện cho cộng đồng người Việt ở Mỹ, Úc, và Canada. Hiện cờ vàng ba sọc đỏ được chính quyền của một số thành phố và bang của Mỹ gọi là "Lá cờ tự do và di sản" dành cho những người gốc Việt sống tại các địa phương này (tiếng Anh: Heritage and Freedom Flag).

Tại Việt Nam thì cờ vàng ba sọc đỏ chỉ còn được dùng cho mục đích đóng phim, nhất là các bộ phim nói về đề tài chiến tranh Việt Nam tại miền nam trước 1975.

Một bài viết đăng trên BBC tiếng Việt năm 2012 cho rằng cờ vàng ba sọc đỏ đã "bị cấm" trên lãnh thổ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.[7] Nhưng đôi khi nó vẫn được dùng cho mục đích đóng phim, đặc biệt là các bộ phim nói về chiến tranh Việt Nam.[cần dẫn nguồn]

Trong vụ Bạo loạn tại Điện Capitol Hoa Kỳ 2021 nhằm phản đối kết quả bầu cử tổng thống Mỹ, một số người gốc Việt tham gia vụ bạo loạn đã giơ lá cờ này cùng với cờ Mỹ ở Điện Capitol, trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ.[8] Việc này đã gây nhiều tranh cãi trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt.[9] 45 hội đoàn, nhà chính trị, và nhà kinh doanh người Mỹ gốc Việt ký tên lên án sử dụng lá cờ vàng trong sự kiện này,[10] và một số viên chức chính phủ địa phương và liên bang cũng phản đối vụ này.[11]

Trong trận đấu vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2022 ở Melbourne giữa Úc và Việt Nam, các đài truyền hình Việt Nam đã trì hoãn việc chiếu trận đấu bởi mười phút do một số người Úc gốc Việt vẫy cờ Nam Việt Nam để ủng hộ Úc, mặc dù an ninh địa phương đã cố gắng ngăn cản việc cờ đi lên khán đài. Một vấn đề tương tự sẽ xảy ra khi Việt Nam cũng trì hoãn phát sóng trận đấu vòng loại với Nhật Bản vào năm đó khi cờ Nam Việt Nam được tìm thấy trong đám đông.[12][13]

Vào tháng 1 năm 2023, cảnh sát Canada cho biết họ đã từ chối xua đuổi hay bắt giữ một số người Việt ở nước này mang các lá cờ vàng vào trong một hội chợ Tết từ 14–15 tháng 1 theo yêu cầu của người tổ chức vì "không ai vi phạm luật pháp cả."[14] Vào tháng 5, Chính phủ Việt Nam phản đối đồng xu của Úc có hình lá cờ này trong thiết kế nhằm tôn vinh những người Úc đã chiến đấu trong Chiến tranh Việt Nam.[15][16][17]

Xem thêm

  • Quốc kỳ Việt Nam
  • Danh sách hiệu kỳ Quân lực Việt Nam Cộng hòa
  • Chiến dịch Cờ Vàng

Tham khảo

  1. ^ Mặc Lâm. Điếu Cày và cờ vàng tại phi trường Los Angeles. Ngày 29 tháng 10 năm 2014 [Ngày 28 tháng 3 năm 2015].
  2. ^ “Quanh tranh cãi mới về cờ đỏ và cờ vàng”. BBC tiếng Việt. ngày 8 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2017.
  3. ^ Phạm Đào Nguyên. “Ý nghĩa lá cờ vàng”. vcavic.net. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2017.
  4. ^ Le Xuan Loc. Vietnam, vieille nation - etat jeune. Paris: G. Desgrandchamps, 1951. Tr 5
  5. ^ NCQT, Author (27 tháng 1 năm 2017). “Hồi ký tướng tá Sài Gòn xuất bản ở hải ngoại (P6)”.
  6. ^ “Kỳ 46: Cuộc lấn chiếm và vẽ cờ sau hiệp định Paris”. Một Thế giới. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 3 năm 2016. Truy cập 30 tháng 9 năm 2015.
  7. ^ Đổi ảnh Phó Thủ tướng Đức bên cờ vàng. Ngày 17 tháng 9 năm 2012 [Ngày 17 tháng 9 năm 2012].
  8. ^ Tuan Hoang (ngày 9 tháng 1 năm 2021). “South Vietnam's Flags at the Capitol Riot”. www.asiasentinel.com. Asia Sentinel. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2021.
  9. ^ Đằng-Giao (ngày 11 tháng 1 năm 2021). “Mang cờ VNCH đi biểu tình ở Quốc Hội Mỹ: Đồng tình hay phản đối?”. Người Việt. Westminster, California. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2021.
  10. ^ “Những Tổ Chức Người Mỹ Gốc Việt Lên Án Việc Đánh Phá Nền Dân Chủ Hoa Kỳ”. Việt Báo. Garden Grove, California. 10 tháng 1 năm 2021. Truy cập 13 tháng 1 năm 2021.
  11. ^ “Người Việt Nghĩ Gì Về Biến Cố Bạo Động Chiếm Quốc Hội Hoa Kỳ Và Sự Tham Dự Của Lá Cờ Vàng?”. Việt Báo. Garden Grove, California. 12 tháng 1 năm 2021. Truy cập 13 tháng 1 năm 2021.
  12. ^ Phan Ngoc (29 tháng 3 năm 2022). “Vietnam drew with Japan, and the 'yellow flag incident on television'”. British Broadcasting Corporation (BBC). Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2023.
  13. ^ Nguyen Quang Duy (28 tháng 1 năm 2022). “Australia-Vietnam match: Is the yellow flag the reason why VTV broadcasts the match 10 minutes late?”. British Broadcasting Corporation (BBC). Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2023.
  14. ^ Đằng-Giao (18 tháng 1 năm 2023). “Cộng đồng Việt ở Canada phẫn nộ vì cờ vàng bị cấm tại hội chợ Tết”. Nguoi Viet Online (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2023.
  15. ^ “Yêu cầu kiểm tra, gỡ bỏ vật phẩm đồng 2 AUD có hình "cờ vàng" vi phạm”. Báo điện tử VTV. 14 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2023.
  16. ^ N.H.K (5 tháng 5 năm 2023). “Úc phát hành đồng 2 đô la lưu niệm có cờ VNCH, CSVN phản đối”. Người Việt. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2023.
  17. ^ Joel Guinto & Bui Thu (in Singapore and Bangkok) (5 tháng 5 năm 2023). “Vietnam objects to Australian coin with war-era yellow flag” (bằng tiếng Anh). British Broadcasting Corporation (BBC). Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2023. "We regret and resolutely protest against the Royal Australian Mint's and Australia Post's releases and circulation of items containing the yellow flag with three stripes, the flag of a regime which is no longer in existence," said Pham Thu Hang, deputy spokesperson of Vietnam's foreign ministry.

Liên kết ngoài

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Quốc kỳ Việt Nam Cộng hòa.

Từ khóa » Hình Cờ Việt Nam Cộng Hòa