Quốc Sách Là Gì? Vì Sao Nói Giáo Dục đào Tạo Là Quốc Sách Hàng đầu?

“Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu.

Nhà nước phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

Mục tiêu của giáo dục là hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân; đào tạo những người lao động có nghề, năng động và sáng tạo, có niềm tự hào dân tộc, có đạo đức, có ý chí vươn lên góp phần làm cho dân giàu nước mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”

” Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn giáo viên, quy chế thi cử và hệ thống văn bằng.

Nhà nước phát triển cân đối hệ thống giáo dục: giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học và sau đại học, phổ cập giáo dục tiểu học, xóa nạn mù chữ; phát triển các hình thức trường quốc lập, dân lập và các hình thức giáo dục khác.

Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục, khuyến khích các nguồn đầu tư khác.

Nhà nước thực hiện chính sách ưu tiên bảo đảm phát triển giáo dục ở miền núi, các vùng dân tộc thiểu số và các vùng đặc biệt khó khăn.

Các đoàn thể nhân dân, trước hết là Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế, gia đình cùng nhà trường có trách nhiệm giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng.”

Hiến pháp 2013

Hiến pháp 2013 tiếp tục ghi nhận giáo dục là quốc sách hàng đầu của đất nước, ghi nhận cụ thể tại Điều 61:

” 1. Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

2. Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục; chăm lo giáo dục mầm non; bảo đảm giáo dục tiểu học là bắt buộc, Nhà nước không thu học phí; từng bước phổ cập giáo dục trung học; phát triển giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp; thực hiện chính sách học bổng, học phí hợp lý.

3. Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; ưu tiên sử dụng, phát triển nhân tài; tạo điều kiện để người khuyết tật và người nghèo được học văn hóa và học nghề.”

Qua các bản hiến pháp Việt Nam, có thể coi tư tưởng coi trọng giáo dục đã xuất hiện ngay từ buổi đầu lập hiến nhưng chỉ đến những năm 80 thì nó mới thực sự được thể chế hóa rõ nét. Thời kỳ hiện nay ta hoàn toàn có thể khẳng định tính đúng đắn của các điều khoản ghi nhận cho giáo dục trong các bản hiền pháp, đặc biệt hiến pháp 1992 với chính sách “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu Việt Nam” và được tiếp nối sự ghi nhận đó trong bản Hiến pháp 2013.

3.3. Quản lý nhà nước về giáo dục:

Căn cứ Khoản 1 Điều 105 Luật Giáo dục 2019 quy định về vấn đề Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục, cụ thể như sau:

Chính phủ trình Quốc hội trước khi quyết định chủ trương lớn có ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ học tập của công dân trong phạm vi cả nước, chủ trương về cải cách nội dung chương trình của một cấp học; hằng năm, báo cáo Quốc hội về hoạt động giáo dục và việc thực hiện ngân sách giáo dục; trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi quyết định việc áp dụng đại trà đối với chính sách mới trong giáo dục đã được thí điểm thành công mà việc áp dụng đại trà sẽ ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ học tập của công dân trong phạm vi cả nước.

Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục, cụ thể:

– Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chiến lược phát triển giáo dục, quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và cơ sở đào tạo giáo viên.

– Ban hành chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và quy định chuẩn chương trình đào tạo đi với giáo dục đại học; danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ trung cấp sư phạm, cađẳng sư phạm, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; quy chế đào tạo và liên kết đào tạo.

– Quy định việc tổ chức biên soạn, thẩm định, phê duyệt được phép sử dụng và hướng dẫn lựa chọn tài liệu học tập, sách giáo khoa, tài liệu giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên; quy định về xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo đối với trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm, giáo dục đại học.

– Ban hành quy chế thi cử; quy định việc kiểm tra và đánh giá người học; quy định văn bằng, chứng chỉ trong hệ thống giáo dục quốc dân và việc công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người Việt Nam. Chủ trì xây dựng hiệp định về tương đương văn bng hoặc công nhận ln nhau về văn bằng với các nước, tổ chức quốc tế.

– Quy định tiêu chuẩn chức danh, chế độ làm việc của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục. Quy định tiêu chuẩn người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm; tiêu chuẩn chức danh Giám đốc, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo; chuẩn nghề nghiệp nhà giáo.

– Xây dựng, công bố tiêu chuẩn, quy chuẩn về cơ sở vật chất, thiết bị trường học và vệ sinh học đường theo quy định. Trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế thu, sử dụng học phí trong lĩnh vực giáo dục, chính sách học bổng và các chính sách khác đối với người học.

– Ban hành chuẩn quốc gia đối với cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và khung trình độ quốc gia Việt Nam; quy định tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục; quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục ở các cấp học và các trình độ đào tạo thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.

– Ban hành điều lệ, quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, cơ sở giáo dục thường xuyên, trường chuyên biệt, trường trung cấp sư phạm, trường cao đng sư phạm và các cơ sở giáo dục khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; quy định hoạt động dạy học và giáo dục trong và ngoài nhà trường.

– Quản lý, hướng dẫn thực hiện chính sách xã hội hóa giáo dục.

– Tổ chức thực hiện công tác thống kê; xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về giáo dục; ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý ngành giáo dục.

– Chịu trách nhiệm giải trình về kết quả thực hiện các nhiệm vụ trong phạm vi quyền hạn được giao.

Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:

– Hiến pháp 1946

– Hiến pháp 1959

– Hiến pháp 1980

– Hiến pháp 1992

– Hiến pháp 2013

– Luật giáo dục 2019

Từ khóa » Chỉ Số Giáo Dục Là Gì