Quỹ Bảo Hiểm Xã Hội Là Gì? Các Quy định Về Quỹ Bảo Hiểm Xã Hội?
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- 1 1. Quỹ bảo hiểm xã hội là gì?
- 2 2. Nguyên tắc của quỹ bảo hiểm xã hội:
- 3 3. Quy định của pháp luật về quỹ bảo hiểm xã hội:
- 4 4. Mục đích sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội:
- 5 5. Vai trò của quỹ bảo hiểm xã hội:
1. Quỹ bảo hiểm xã hội là gì?
Quỹ bảo hiểm xã hội được định nghĩa tại Khoản 4 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Quỹ bảo hiểm xã hội là quỹ tài chính độc lập với ngân sách nhà nước, được hình thành từ đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và có sự hỗ trợ của Nhà nước.
Quỹ bảo hiểm xã hội tiếng Anh là: “Social insurance fund”.
2. Nguyên tắc của quỹ bảo hiểm xã hội:
Khoản 4, Điều 5, Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định Quỹ bảo hiểm xã hội phải được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch. Quỹ được sử dụng đúng mục đích, hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần.
Các quỹ thành phần của quỹ bảo hiểm xã hội gồm có:
– Quỹ ốm đau và thai sản.
– Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
– Quỹ hưu trí và tử tuất.
3. Quy định của pháp luật về quỹ bảo hiểm xã hội:
Các nguồn hình thành quỹ bảo hiểm xã hội
Căn cứ theo quy định tại Điều 82, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có 5 nguồn hình thành quỹ bảo hiểm xã hội chính bao gồm:
– Người sử dụng lao động đóng.
Người sử dụng lao động là lực lượng đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội chiếm tỷ trọng tương đối lớn và được thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Mức đóng góp được tính dựa trên tỉ lệ % quỹ lương của doanh nghiệp, đơn vị chi cho người lao động.
Người sử dụng lao động tham gia đóng BHXH sẽ bớt đi gánh nặng khi không may người lao động của mình gặp rủi ro, tai nạn, ốm đau đồng thời góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội
– Người lao động đóng theo .
Thông qua việc đóng góp một phần thu nhập vào quỹ bảo hiểm xã hội người lao động sẽ giúp giảm đi gánh nặng khi rủi ro xảy ra và đảm bảo khi về già có một nguồn thu nhập ổn định giúp trang trải cuộc sống.
Người lao động có đóng mới có hưởng, các chính sách lương hưu hoặc trợ cấp mai táng, thai sản… được hoạt động dựa trên nguồn quỹ BHXH.
– Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ.
Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ là một trong những mục quan trọng giúp gia tăng quỹ bảo hiểm xã hội.
Đầu tư vốn nhàn rỗi của quỹ BHXH phải đảm bảo các yêu cầu:
+ Bảo đảm an toàn tuyệt đối cho nguồn quỹ, có khả năng thanh khoản cao.
+ Phải có lãi.
+ Đáp ứng nhu cầu thanh toán thường xuyên việc chi trả các chế độ BHXH phát sinh.
– Hỗ trợ của Nhà nước
Khi quỹ bị thâm hụt do nhiều nguyên nhân, dẫn đến việc không đảm bảo cho việc thực hiện an sinh xã hội, khi này Nhà nước sẽ thực hiện hỗ trợ thêm vào quỹ BHXH để có thể tiếp tục thực hiện các chính sách an sinh. .
Xem thêm: Bảo hiểm xã hội tiếng Anh là gì?– Các nguồn thu hợp pháp khác
Các nguồn thu khác của quỹ bảo hiểm xã hội như:
+ Đóng góp ủng hộ của các cá nhân, tổ chức từ thiện trong và ngoài nước.
+ Khoản tiền thu nộp phạt từ các đơn vị chậm đóng BHXH.
+ Khoản tiền phạt từ các đơn vị, cá nhân làm sai luật BHXH.
Theo quy định hiện nay người lao động sẽ đóng 5% lương tháng cho BHXH, 1% lương tháng cho bảo hiểm y tế. Người sử dụng lao động đóng 15% quỹ lương tháng cho BHXH và 2% quỹ lương tháng cho bảo hiểm y tế.
Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội
– Trả các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động.
– Đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng lương hưu hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động bị mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.
– Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội .
– Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với trường hợp không do người sử dụng lao động giới thiệu đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động mà kết quả giám định đủ điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
– Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng.
Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội
– Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội được sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
+ Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội; tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hiểm xã hội;
+ Cải cách thủ tục bảo hiểm xã hội, hiện đại hóa hệ thống quản lý; phát triển, quản lý người tham gia, người thụ hưởng bảo hiểm xã hội;
+ Tổ chức thu, chi trả bảo hiểm xã hội và hoạt động bộ máy của cơ quan bảo hiểm xã hội các cấp.
– Nguồn kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này, hằng năm được trích từ tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ.
Định kỳ 03 năm, Chính phủ báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định về mức chi phí quản lý bảo hiểm xã hội.
– Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết vấn đề này.
Nguyên tắc đầu tư của quỹ bảo hiểm xã hội
Hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội phải bảo đảm an toàn, hiệu quả và thu hồi được vốn đầu tư.
Các hình thức đầu tư
– Mua trái phiếu Chính phủ.
– Gửi tiền, mua trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi tại các ngân hàng thương mại có chất lượng hoạt động tốt theo xếp loại tín nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
– Cho ngân sách nhà nước vay.
– Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Xem thêm: Xử lý rủi ro trong hoạt động đầu tư từ quỹ Bảo hiểm xã hội4. Mục đích sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội:
Xác định mục đích của quỹ BHXH là một trong những vấn đề quan trọng nhằm đảm bảo quỹ được sử dụng đúng với mục đích thành lập quỹ. Đồng thời tránh việc thất thoát gây ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức cũng như quyền lợi của người tham gia BHXH.
Căn cứ vào Điều 82, Luật Bảo hiểm xã hội, quỹ BHXH được sử dụng chủ yếu cho 2 mục đích chính sau:
– Chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định
Đây là khoản chi chính và chiếm tỉ trọng cao nhất trong quỹ BHXH, quỹ được chi cho các khoản gồm: chi trả lương hưu, đóng bảo hiểm y tế, chi trả chế độ cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp, chi trả trợ cấp thai sản…
Chi trả các chế độ cho người lao động cũng là mục đích chính để hình thành quỹ BHXH, đảm bảo cho người dân có một cuộc sống tốt hơn, có thể an tâm làm việc và đỡ đi một phần gánh nặng khi về già hoặc không may gặp rủi ro.
– Chi trả chi phí quản lý bảo hiểm xã hội
Ngoài việc dùng vào việc chi trả chế độ bảo hiểm cho các đối tượng được hưởng theo quy định, quỹ bảo hiểm xã hội còn được sử dụng để chi trả chi phí quản lý BHXH.
Các chi phí quản lý bao gồm chi phí như:
+ Chi phí tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội; tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hiểm xã hội.
+ Chi phí tổ chức thu, chi trả bảo hiểm xã hội và hoạt động bộ máy của cơ quan bảo hiểm xã hội các cấp.
+ Chi phí cải cách thủ tục bảo hiểm xã hội, hiện đại hóa hệ thống quản lý; phát triển, quản lý người tham gia, người thụ hưởng bảo hiểm xã hội.
Quỹ bảo hiểm xã hội là quỹ quan trọng trong hệ thống các nguồn quỹ tại Việt Nam. Quỹ BHXH được hình thành và sử dụng theo quy định nghiêm ngặt của Luật pháp.
5. Vai trò của quỹ bảo hiểm xã hội:
Trong nền kinh tế thị trường việc tạo lập quỹ BHXH có vai trò rất to lớn và thể hiện trên các mặt sau đây:
– Về chính trị xã hội:
Việc hình thành quỹ BHXH tạo ra hệ thống an toàn xã hội. Bởi vì, khi người lao động mất việc làm, hoặc không còn khả năng lao động phải nghỉ việc, nếu không còn nguồn tài chính đảm bảo cho họ khi mất thu nhập thì có thể dẫn họ tới con đường tệ nạn xã hội… Tệ nạn xã đó là nguyên nhân làm cho xã hội đó mất ổn định về kinh tế, rối ren về mặt chính trị và làm suy yếu đất nóc. Nhưng nếu có BHXH chi trả cho họ khi gặp rủi ro để duy trì cuộc, thì những hiện tượng tiêu cực xã hội sẽ được hạn chế. Trên giác đó đó có thể nói rằng thông qua việc tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ BHXH góp phần tạo lập hệ thống an toàn chính trị – xã hội, giữ vững trật tự an ninh xã hỏi.
Xem thêm: Thời gian công ty trả sổ bảo hiểm xã hội khi người lao động nghỉ việc– Về kinh tế:
Quỹ BHXH là một quỹ tài chính độc lập ngoài ngân sách nhà nước do các bên tham gia bảo hiểm đóng góp nhằm phân phối lại theo luật định cho mọi thành viên khi bị ngừng hay giảm thu nhập gây ra bởi tạm thời hay vĩnh viên mất khả năng lao động… Thông qua quá trình phân phối lại quỹ BHXH góp phần thực hiện mục tiêu bảo đảm an toàn xã hội về kinh tế cho ngời được bảo hiểm trong xã hội trước những trắc trở rủi ro. Mặt khác với chức năng phân phối lại theo nguyên tắc “lấy của số đông bù cho số ít, BHXH góp phần ổn định và thúc đẩy sản xuất phát triển, khuyến khích động viên ngời lao động an tâm sản xuất.
– Về thị trường tài chính:
Những khoản đóng góp của các chủ thể tham gia quy phần lớn đọc tích tụ, mà không phải ngay lập tức chi trả trợ cấp do tính chất đặc thù của rủi ro mà người lao động gặp phải là sự xuất hiện của rủi ro là trong tong lai”. Cùng với nguyên tắc “có rủi ro mới chi trả”, đặc thù này đã làm cho các khoản đóng góp BHXH trở nên nhàn rỗi. Trong nền kinh tế thị trường, nguồn tài chính nhàn rồi đó của BHXH sẽ được chuyển vào thị trường tài chính như một sự vận động tất yếu.
Trên thị trường tài chính, quỹ BHXH thực hiện mua bán các công cụ tài chính như các loại trái phiếu, cổ phiếu, chứng khoán tiền tệ… Như vậy, thông qua hoạt động đầu t tài chính của quỹ, các khoản đóng góp BHXH đã được chuyển hóa thành vốn cung cấp cho ngời thiệu vốn trên thị trường. Với vai trò này, quỹ BHXH được xếp vào các tổ chức trung gian tài chính phi ngân hàng. Chu trình tài chính của quỹ BHXH là chu trình tài trợ trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua thị tròng tài chính. Quá trình tham gia của quỹ BHXH vào thị trường tài chính được thực hiện trên hai thị trường: Sơ cấp và thứ cấp.
Trên thị trong tài chính sơ cấp, việc mua bán chứng khoán phát hành lần đầu của quỹ BHXH sẽ làm tăng quy mô vốn đầu tư cho thị trường.
Còn trên thị trong thứ cấp, hoạt động mua bán các công cụ tài chính nhằm tìm kiếm lợi ích của quỹ sẽ góp phần tăng tính thanh khoản cho thị trường. Hoạt động tích cực của quỹ BHXH sẽ không chỉ có tác dụng tài trợ vốn cho nền kinh tế, mà còn làm giảm rủi ro thanh khoản và chuyền hóa tốt hơn thời hạn của công cụ tài chính.
Như vậy BHXH là một trong những chính sách xã hội quan trọng không thế thiếu của mỗi quốc gia nhằm góp phần làm vững chắc thể chế chính trị, ổn định đời sống kinh tế – xã hội và làm lành mạnh hóa thị trường tài chính.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Từ khóa » Các Loại Quỹ Bảo Hiểm Xã Hội
-
Quỹ Bảo Hiểm Xã Hội Là Gì? Nguồn Hình Thành Và Phương Thức Quản Lý
-
Quỹ Bảo Hiểm Xã Hội Là Gì Và Các Nguồn Hình Thành Quỹ BHXH
-
Mức đóng, Tiền Lương đóng, Phương ... - Lĩnh Vực Bảo Hiểm Xã Hội
-
Tham Gia BHXH Bắt Buộc, BHXH Tự Nguyện: Những Lợi ích Lớn
-
Chức Năng, Nhiệm Vụ Của Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam
-
Người Lao động Nên Thận Trọng Khi Nhận BHXH Một Lần
-
Tham Gia Vào Hệ Thống BHXH để Không Ai Bị Bỏ Lại Phía Sau
-
Người Gửi - BHXH Việt Nam
-
Quỹ Bảo Hiểm Xã Hội Theo Quy định Của Pháp Luật Việt Nam
-
Bảo Hiểm Xã Hội Là Gì? Các Loại Bảo Hiểm Xã Hội Mà Bạn Cần Biết
-
Cập Nhật Mức đóng BHXH Bắt Buộc, BHTN, BHYT Năm 2022
-
Mức đóng Các Loại Bảo Hiểm - Pháp Lý Khởi Nghiệp
-
Quỹ Kết Dư Bảo Hiểm Quá Lớn, Cần Mở Rộng đối Tượng Hỗ Trợ Cho ...
-
Luật Bảo Hiểm Xã Hội - Trung ương