Quỹ Bảo Hiểm Xã Hội Theo Quy định Của Pháp Luật Việt Nam

Nếu có vấn đề cần giải đáp thắc mắc về bảo hiểm xã hội, bạn vui lòng liên hệ ngay qua số điện thoại Tổng đài hỏi đáp bảo luật hiểm xã hội 19006573 để được tư vấn hỗ trợ trực tuyến.

Tổng số người đã liên hệ hotline: 1.048

Trong bài viết này, Luật Quang Huy xin phân tích một số quy định của pháp luật về quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam.

Tổng quan về bài viết

Toggle
  • 1. Quỹ bảo hiểm xã hội là gì?
  • 2. Các nguồn hình thành quỹ bảo hiểm xã hội
  • 3. Các quỹ thành phần của quỹ Bảo hiểm xã hội
  • 4. Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội như thế nào?
  • 5. Các hình thức đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội
  • 6. Cơ sở pháp lý

1. Quỹ bảo hiểm xã hội là gì?

Quỹ bảo hiểm xã hội là quỹ tài chính độc lập với ngân sách nhà nước, được hình thành từ đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và có sự hỗ trợ của Nhà nước.

2. Các nguồn hình thành quỹ bảo hiểm xã hội

Căn cứ tại Điều 82 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về các nguồn hình thành quỹ bảo hiểm xã hội bao gồm:

1. Người sử dụng lao động đóng theo quy định tại Điều 86 của Luật này.

2. Người lao động đóng theo quy định tại Điều 85 và Điều 87 của Luật này.

3. Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ.

4. Hỗ trợ của Nhà nước.

5. Các nguồn thu hợp pháp khác.

Như vậy theo quy định tại Điều này, Quỹ BHXH được hình thành từ mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động, của người sử dụng lao động, mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, tiền sinh lời từ quỹ đầu tư từ quỹ, tiền hỗ trợ của nhà nước và các nguồn thu nhập hợp pháp khác.

3. Các quỹ thành phần của quỹ Bảo hiểm xã hội

Theo quy định tại Điều 83 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, các quỹ thành phần của quỹ bảo hiểm xã hội bao gồm:

  • Quỹ ốm đau và thai sản.
  • Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
  • Quỹ hưu trí và tử tuất.

4. Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội như thế nào?

Việc sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội được quy định cụ thể tại Điều 84 Luật quỹ bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:

  • Trả các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động (cả bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện).
  • Đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng lương hưu hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động bị mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.
  • Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội
  • Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với trường hợp không do người sử dụng lao động giới thiệu đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động mà kết quả giám định đủ điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
  • Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ cho hoạt động quản lý quỹ BHXH và đầu tư quỹ.
Quỹ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật Việt Nam Quỹ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật Việt Nam

5. Các hình thức đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội

Căn cứ tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 30/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
1. Hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện thông qua các hình thức theo thứ tự ưu tiên như sau: a) Mua trái phiếu Chính phủ; b) Cho ngân sách nhà nước vay; c) Gửi tiền; mua trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi tại các ngân hàng thương mại có chất lượng hoạt động tốt theo xếp loại tín nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; d) Cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội vay theo hình thức mua trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh do các ngân hàng này phát hành; đ) Đầu tư vào các dự án quan trọng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Việc đầu tư vào các hình thức cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội vay theo hình thức mua trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh do các ngân hàng này phát hành và đầu tư vào các dự án quan trọng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ chỉ áp dụng đối với quỹ Bảo hiểm thất nghiệp; số tiền đầu tư vào hai hình thức này không được vượt quá 20% số dư quỹ bảo BHTN của năm trước liền kề.

Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết định và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về các hình thức đầu tư và cơ cấu đầu tư của các quỹ Bảo hiểm xã hội , bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên cơ sở đề nghị của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

6. Cơ sở pháp lý

  • Luật bảo hiểm xã hội năm 2014
  • Nghị định số 30/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

Trên đây là những phân tích của chúng tôi về vấn đề Quy định về quỹ Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Nếu còn vấn đề gì thắc mắc hoặc chưa rõ quý khách có thể liên hệ Tổng đài tư vấn chế độ BHXH qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được giải đáp các thắc mắc.

5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » Các Loại Quỹ Bhxh