Quy Chế Chi Tiêu Nội Bộ Năm 2021
Có thể bạn quan tâm
SỞ Y TẾ THANH HÓACỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BVĐK HUYỆN HOẰNG HÓA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: /QCCTNB-BVHH Hoằng Hóa, ngày 15 tháng 01 năm 2021
QUI CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ
(Ban hành kèm theo quyết định số: /QĐ-BVHH ngày....../...../ 2021 Giám đốc
Bệnh viện đa khoa huyện Hoằng Hóa)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này qui định cụ thể về các chế độ, quyền lợi, điều kiện, định mức, tiêu chuẩn và nguyên tắc của công tác Thu-Chi Tài chính, nguyên tắc chi tiêu nội bộ của Bệnh viện đa khoa huyện Hoằng Hóa (sau đây gọi là Bệnh viện)
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy chế này áp dụng đối với toàn thể cán bộ, viên chức, người lao động gọi tắt là(CB,VC,NLĐ) trong Bệnh viện.
Điều 3. Nguyên tắc chung
Bản qui chế chi tiêu nội bộ này (viết tắt là QCCTNB) qui định về công tác quản lý nguồn thu và chi tiêu của Bệnh viện đã được thảo luận dân chủ tại các khoa, phòng, tổ công đoàn. Trong quá trình thực hiện nếu có những thay đổi về chính sách, chế độ, tiền lương hoặc những điều, khoản chưa hợp lý thì sẽ được thống nhất trong tập thể lãnh đạo, Ban chấp hành Công hoặc tính chất phải triệu tập Hội nghị sẽ triệu tập Hội nghị CBVC để bàn bạc, thay đổi, điều chỉnh bổ sung cho phù hợp theo qui định hiện hành của pháp luật.
Điều 4. Nguyễn tắc quản lý nguồn thu
1. Mọi nguồn thu của Bệnh viện đều do phòng Tài chính-Kế toán tổ chức thu, khi thu tiền phải phát hành phiếu thu theo qui định của Luật kế toán hiện hành và quản lý nguồn thu theo qui định.
2. Việc tổ chức thu tiền được thực trực tiếp tại phòng kế toán và các kế toán thu viện phí tại các khoa, phòng. Các khoa, phòng không được tự ý thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào.
3. Tất cả các khoản thu đều phải sử dụng chứng từ thu thống nhất của Bệnh viện do phòng Tài chính-Kế toán cấp. Mọi khoản thu nếu không được phản ánh trên chứng từ, sổ sách đều được coi là bất hợp pháp.
4. Các loại phí, lệ phí và nguồn thu hợp pháp khác thực hiện theo hướng dẫn của nhà nước và quyết định của Giám đốc Bệnh viện.
Điều 5. Nguyên tắc chi
1.Tiết kiệm nguồn vốn, tiết kiệm những khoản chi không hiệu quả, nhằm nâng cao thu nhập cho CB,VC,NLĐ.
2. Các khoản chi phải đảm bảo đầy đủ chứng từ, hóa đơn hợp lệ, đảm bảo tính hợp pháp, pháp lý theo qui định của chế độ kế toán hiện hành.
3. Các khoản chi thường xuyên phải có kế hoạch, dự toán trình Giám đốc phê duyệt; Các khoản chi nhà nước đã qui định (lương cơ bản, phụ cấp, phẩu thuật, ngoài giờ, công tác phí, hội nghị...) thực hiện theo các qui định của nhà nước.
4. Chi đầu tư xây dựng cơ bản(XDCB), mua sắm tài sản, thiết bị, máy móc...thực hiện theo trình tự của nhà nước.
Điều 6. Mục đích, yêu cầu
1.Tăng cường tính chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính, từ đó không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, tăng nguồn thu, cải thiện đời sống về vật chất lẫn tinh thần cho CB,VC,NLĐ trong đơn vị.
2. Chủ động trong việc xây dựng kế hoạch thu-chi, qui định thống nhất chế độ phân phối thu nhập, định mức chi tiêu trong đơn vị. Sử dụng các nguồn thu sự nghiệp, nguồn ngân sách nhà nước cấp đảm tiết kiệm, đúng mục đích và hiệu quả.
3. Là cơ sở để cơ quan kho bạc nhà nước kiểm soát chi, cơ quan quản lý tài chính cấp trên kiểm tra, CB,VC,NLĐ giám sát việc chi tiêu sử dụng nguồn kinh phí.
4. Nhằm động viên khuyến khích CB,VC,NLĐ nâng cao tinh thần trách nhiệm, hiệu quả công tác trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng Bệnh viện ngày càng vững mạnh về mọi mặt.
Điều 7. Căn cứ pháp lý để xây dựng qui chế
Căn cứ Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính Phủ qui định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/08/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ; Thông tư số 113/2007/TT-BTC ngày 24/09/2007 của Bộ Tài chính sửa đổi bổ sung Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/08/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 432006//NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính Phủ qui định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 của Chính phủ về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập; Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ qui định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị định số 56/2011/NĐ-CP ngày 04/07/2011 của Chính phủ Quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập; Thông tư liên tịch số 02/TTLT/BYT-BNV-BTC ngày 19/01/2012 của liên bộ Y tế, Nội vụ, Tài chính hướng dẫn thực hiệnNghị định số 56/2011/NĐ-CP ngày 04/07/2011 của Chính phủ.
Căn cứ Quyết định số: 1895/1997/QĐ-BYT ngày 19/09/1997 của Bộ Y tế ban hành Qui chế bệnh viện;
Căn cứ Thông tư số 37/2018/TT-BYT ngày 30/11/2018 của Bộ Y tế Quy định mức tối đa khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ Bảo hiểm y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám chữa bệnh trong một số trường hợp; Thông tư 39/2018/TT-BYT, ngày 30/11/2018 của Bộ Y tế, Quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh BHYT giữa các Bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong một số trường hợp; Nghị quyết 162/2019/NQ-HĐND ngày 04/04/2019 của HĐND tỉnh Thanh Hóa Quy định giá dịch vụ khám bênh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;
Căn cứ Luất số 15/2017/QH14 ngày 21/06/2017 của Quốc hội nước công hòa xã hội chủ nghĩa Viết Nam về quản lý sử dụng tài sản công;
Căn cứ Thông tư số 07/2020/TT-BYT ngày 14/05/2020 của Bộ Y tế Qui định chi tiết hướng dẫn về tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ôtô chuyên dùng trong lĩnh vực y tế;
Căn cứ Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/04/2017 của Bộ Tài chính Qui định chế độ công tác phí, chế độ hội nghị;
Căn cứ Nghị quyết số 64/2017/NQ-HĐND ngày 12/07/2017 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Thanh Hóa V/v Quy định chế độ công tác phí, chế độ tổ chức các hội nghị đối với cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập tỉnh Thanh Hóa;
Căn cứ Nghị quyết số 185/2019/NQ-HĐND ngày 10/07/2019 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Thanh Hóa Qui định đối tượng khách mời và nức chi tiếp khách nước ngoài vào làm việc, chi tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế và chi tiếp khách trong nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;
Căn cứ Nghị quyết số 36/2016/NQ-HĐND ngày 08/02/2016 của HĐND tỉnh Thanh Hóa về việc hỗ trợ kinh phí đối với cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo và thưởng khi công nhận, bổ nhiệm chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư;
Căn cứ Quyết định số 303/QĐ-UBND, ngày 17/01/2019 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt phương án xác định quy mô giường bệnh, vị trí việc làm, cơ cấu chức danh nghề nghiệp viên chức và số lượng người làm việc của Bệnh viện đa khoa huyện Hoằng Hóa thực hiện theo cơ chế tự chủ giai đoạn 2018-2020.
Căn cứ Nghị quyết Hội nghị CB,VC,NLĐ năm 2021.
Chương II
QUY ĐỊNH THU, QUẢN LÝ NGUỒN THU
Điều 8. Nguồn thu từ ngân sách nhà nước
Nguồn ngân sách nhà nước cấp cho các hoạt động thường xuyên
Nguồn thu từ quỹ KCB BHYT
Kinh phí thực hiện các dự án, đề tài khoa học (nếu có)
Vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị hoạt động sự nghiệp theo dự án và kế hoạch hàng năm (nếu có); Liên doanh liên kết (nếu có)
Điều 9. Các nguồn thu sự nghiệp và nguồn thu hợp pháp khác
1. Các loại phí, lệ phí
Phí, lệ phí khám chữa bệnh;
Các loại phí, lệ phí khác.
Các khoản thu dịch vụ, thu khác.
2. Phân cấp quản lý nguồn thu
Phòng Kế toán tổ chức thu tất cả các nguồn thu trên, mức thu cụ thể do bệnh viện quy định và theo các qui định hiện hành của nhà nước.
Phòng Tài chính-Kế toán chịu trách nhiệm tổ chức và hướng dẫn các khoa thu viện phí theo đúng quy định của bệnh viện và theo các văn bản quy định hiện hành của Nhà nước.
Chương III
CÁC QUI ĐỊNH VỀ CHI TIÊU THƯỜNG XUYÊN
Điều 10. Chi cho con người
1.Chi tiền lương
Tiền lương ngạch bậc, phụ cấp thâm niên vượt khung viết tắt là PCTNVK (nếu có) được tính trên cơ sở hệ số lương, cộng % PCTNVK nhân mức lương tối thiểu do nhà nước qui định (Bao gồm lao động trong biên chế (viên chức) và Lao động hợp đồng theo NĐ 68/2000/NĐ-CP)
Phương thức chi trả, chuyển 1 lần/tháng vào tài khoản của cá nhân của CB,VC,NLĐ.
Thời gian chi trả từ ngày 10 đến ngày 25 hàng tháng
Chi trả tiền lương cho CB,VN,NLĐ nghỉ do ốm đau, thai sản: Do cơ quan BHXH chi trả theo chế độ theo qui định hiện hành của nhà nước sau khi có đầy đủ hồ sơ do Bệnh viện cung cấp cho bên cơ quan BHXH.
2. Chi cho đối tượng hợp đồng lao động ngoài chỉ tiêu biên chế, hợp đồng khoán việc
- Mức chi tiền lương cơ bản, tiền lương tăng thêm, phụ cấp (nếu có) sẽ được thỏa thuận theo Hợp đồng lao động.
- Kinh phí trích nộp BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ thực hiện theo qui định của pháp luật hiện hành
- Chi hợp đồng khoán việc theo thời điểm, thời vụ, theo vụ việc đối với người không có trình độ chuyên. Mức chi sẽ được thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
- Nguồn kinh phí chi trả lấy từ quỹ thu nhập tăng thêm và các quỹ hợp pháp khác của đơn vị.
3.Chi trả phụ cấp
3.1. Phụ cấp chức vụ
Áp dụng cho CB,VC đang giữ chức vụ lãnh đạo đã được bổ nhiệm, hệ số phụ cấp chức vụ được hưởng theo qui định của nhà nước, chi trả hàng tháng theo bảng lương.
3.2. Phụ cấp ưu đãi nghề (PCƯĐN)
Thực hiện theo Nghị định 56/2011/NĐ-CP ngày 04/07/2011 (Thông tư liên tịch hướng dẫn số 02/2012/TTLT-BYT-BNV-BTC ngày 19/01/2012 hướng dẫn thực hiện NĐ 56/2011/NĐ-CP. Tùy vào tình hình tài chính của Bệnh viện mà Giám đốc ra quyết định cho phù hợp. Chi trả hằng tháng theo bảng lương.
Cách tính: {HSL + HS PCCV(nếu có)+ Tỉ lệ % TNVK(nếu có)} * MLTT * Tỉ lệ phần trăm(%) PCƯĐN được hưởng = Số tiền PCƯĐN được hưởng.
Đối tượng được áp dụng: Toàn bộ CB,VC,NLĐ thuộc biên chế của đơn vị được hưởng chế độ UĐN theo NĐ 56/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ.
- Mức 60% gồm : Bác sĩ, điều dưỡng thường xuyên, trực tiếp khám, điều trị, chăm sóc người bệnh cấp cứu, hồi sức cấp cứu, truyền nhiễm.
- Mức 50% gồm : Bác sĩ, điều dưỡng thường xuyên, trực tiếp, khám điều trị, chăm sóc phục vụ người bệnh, gây mê hồi sức, điều trị tích cực, nhi, chống độc, bỏng.
- Mức 40% gồm : Bác sĩ, điều dưỡng, KTV có mã số y dược làm công việc thường xuyên khám, điều trị, chăm sóc, hướng dẫn phục vụ bệnh nhân ở các khoa lâm sàng, cận lâm sàng, đông y, dinh dưỡng, chống nhiễm khuẩn, dược, phòng khám hoằng kim, QLCL, CTXH & CSKH, Hộ lý.
- Mức 20% đối với Ban giám đốc, các phòng KHTH, TCHC, Kế toán, Điều dưỡng, CNTT&VTYT, không có mã số y dược ở bộ phận CTXH &CSKH, KSNK.
Kinh phí chi trả: Từ nguồn NSNN cấp, nguồn thu sự nghiệp sau khi đã trích lập quỹ và nguồn quỹổn định thu nhập dự phòngkhi nguồn thu giảm sút.
Chi hỗ trợ cho đối tượng khác:
Những cán bộ viên chức có mã ngạch y tế hoặc không thuộc mã ngạch y tế nhưng làm công tác quản lý như Ban giám đốc, các phòng chức năng chuyên môn KHTH, ĐD, QLCL, CTXH & CSKH làm công việc gián tiếp không trực tiếp KCB; Bộ phận hỗ trợphục vụ TCHC, KT-TC, CNTT &TBYT nhưng hàng ngày phải tiếp xúc bệnh nhân và môi trường y tế.
- Mức phụ cấp chi hỗ trợ tăng thêm30% đối với Ban giám đốc 3 Đ/c do tính chất công việc phải phụ trách chuyên môn ở các lĩnh vực, HSCC, Gây mê, Ngoại, Sản phải thường xuyên, trực tiếp khám, điều trị, hội chẩn, phẩu thuật, gây mê hồi sức cho bệnh nhân.
- Mức chi hỗ trợ 20% cho các phòng chức năng chuyên môn gồm: KHTH, Điều dưỡng, TP.TCHC, Kế toán trưởng, Phụ trách CNTT&VTYT, Phụ trách khoa KSNK do phải tham tham gia trực chuyên môn y tế, thực hiện công tác kiểm tra buồng bệnh, nhà vệ sinh phải tiếp xúc với bệnh nhân, với môi trường độc hại, có yếu tố lây nhiễm...
- Mức chi hỗ trợ 10% cho các đối tượng còn lại gồm: Phòng TCHC, Kế toán, không có mã số y dược ở bộ phận CTXH&CSKH, không có mã số y dược ở bộ phận KSNK.
(Nguồn kinh phí chi trả lấy từ các nguồn thu hợp pháp sau khi đã trích lập quỹ)
Thời gian không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi nghề y tế:
Các trường hợp cán bộ viên chức có thời gian đi học tập trong nước, ngoài nước liên tục trên 3 tháng không trực tiếp làm chuyên môn y tế theo nhiệm vụ được phân công.
Thời gian nghỉ việc không hưởng lương liên tục từ 1 tháng trở lên.
Thời gian tạm giam, tạm giữ, tạm đình chỉ công tác, thời gian điều động đi công tác không làm chuyên môn y tế từ 1 tháng trở lên.
Thời gian nghỉ việc hưởng BHXH theo quy định của pháp luật.
3.3. Phụ cấp độc hại, nguy hiểm:
Phụ cấp độc hại thực hiện theo TT số 07/2005/TT-BNV ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ nội vụ và công văn số 6608/BYT - TCCB ngày 22/08/2005 của Bộ y tế ban hành. (Đối tượng cụ thể sẽ do Hội đồng họp bàn thống nhất Giám đốc ra quyết định).
3.4. Phụ cấp bồi dưỡng hiện vật:
Áp dụng Thông tư liên tịch số 25/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18/10/2013 hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại.(Đối tượng cụ thể sẽ do Hội đồng họp bàn thống nhất Giám đốc ra quyết định).
Phòng TCHC xây dựng kế hoạch và phối hợp với phòng Kế toán để xem xét giá cả lập dự trù trình Giám đốc phê duyệt để tổ chức mua cấp phát cho CB,VC,NLĐ theo qui định.
3.5. Phụ cấp trực:
Thực hiện theo Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28/12/2011.
a) Chế độ phụ cấp thường trực:
- CB,VC,NLĐ tham gia thường trực 24/24 giờ được hưởng 90.000đ/người/ phiên trực.
- CB,VC,NLĐ tham gia thường trực 16/24 giờ được hưởng bằng 0,75 lần mức phụ cấp thường trực 24/24 = 67.500đ/người/ phiên trực.
- CB,VC,NLĐ tham gia thường trực 12/24 giờ được hưởng bằng 0,5 lần mức phụ cấp thường trực 24/24 = 45.000đ/người/ phiên trực.
+ Thường trực tại khu vực HSCC, khu vực chăm sóc đặc biệt mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,5 lần tương ứng với các mức qui định trên;
+ Thường trực vào ngày nghỉ hàng tuần thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,3 lần tương ứng với các mức qui định trên;
+ Thường trực vào ngày lễ, ngày tết thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,8 lần tương ứng với các mức qui định trên.
+ CB,VC,NLĐ được nghỉ và được hưởng nguyên lương sau khi tham gia thường trực như sau: Thường trực 24/24 giờ vào ngày thường, ngày nghỉ hàng tuần được nghỉ bù 01 ngày; các ngày lễ, tết được nghỉ bù 02 ngày (Trực phải nghỉ luôn sau ngày liền kề, sẽ không tính nghỉ bù và coi như mất quyền lợi nếu không nghỉ sau ngày liền kề). Thường trực theo ca 12/24 giờ hoặc 16/24 giờ thì được nghỉ 12 giờ tiếp theo.
*Thành phần trực:
TT | Tên bộ phận | Số lượng người |
1 | Trực lãnh đạo | 01 |
2 | Trực bác sĩ | 02 (Ngày nghỉ và lễ, tết 03) |
3 | Điều dưỡng trực chung | 02 |
4 | Trực Xét nghiệm | 01 |
5 | Trực CĐHA & TDCN | 01 |
6 | Trực Ngoại | 01 (Ngày nghỉ và lễ, tết 1,5) |
7 | Trực Sản | 02 |
8 | Trực LCK | 01 |
9 | Trực HSCC-Nhi | 02 (Ngày nghỉ và lễ, tết 03) |
10 | Trực Nội | 01 (Ngày nghỉ và lễ, tết 1,5) |
11 | Khoa Lây | 01 |
12 | Trực Đông Y | 01 (Ban ngày, ngày nghỉ,lễ tết) |
13 | Trực KSNK | 01 (Ban ngày, ngày nghỉ,lễ tết) |
14 | Trực Dinh dưỡng | (Ngày nghỉ và lễ, tết 1,5) |
15 | Trực viện phí | 01 |
16 | Trực dược | 01 (Ban ngày, ngày nghỉ,lễ tết) |
17 | Trực PKĐKKV Nghĩa Trang | 02 (01 BS; 01 ĐD) |
* Trực thường trú chuyên môn, trực tăng cường:
- Đối tượng thường trực ngoại viện là: Bác sĩ, phẫu thuật, gây mê, phụ mê, phụ mổ.
- Căn cứ vào tính chất công việc, khi có số lượng bệnh nhân quá khả năng ban trực thì tùy vào tình hình thực tế và đề xuất của các bộ phận Giám đốc sẽ xem xét quyết định điều động tăng cường nhân lực trực tăng cường để đảm bảo công tác cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân.
- Chế độ phụ cấp được hưởng: Hưởng theo chế độ làm thêm giờ.
b) Chế độ hỗ trợ tiền ăn cho người trực:
- CB,VC,NLĐ tham gia thường trực 24/24 được hỗ trợ tiền ăn 20.000đ/người x 2 bữa.
- CB,VC,NLĐ tham gia thường trực ban ngày được hỗ trợ tiền ăn 1 bữa = 20.000đ.
- Thường trực bão lụt, thảm họa, thiên tai, phòng chống dịch... mức chi tiền ăn150.000đ/ người/ngày hoặc cao hơn tùy theo tình thực tế và nguồn kinh phí của đơn vị giám đốc quyết định mức chi cho phù hợp với nhiệm vụ.
(Hình thức tổ chức: Khoa dinh dưỡng đảm bảo việc nấu ăn phục vụ tại khoa cho các vị trí trực và bộ phận thường trực. Kinh phí chi từ nguồn ngân sách và nguồn quỹ hợp pháp khác của đơn vị).
c) Chế độ phụ cấp bù trực khi không nghỉ bù:
Do vị trí, đặc thù công việc chuyên môn, tự nguyện của cá nhân, đảm bảo về sức khỏe và được sự đồng ý của Giám đốc bệnh viện, gồm một số chức danh chuyên môn làm công tác quản lý, làm những công việc thiếu vị trí người thay thế do số người đi công tác, đi đào tạo dài hạn, ngắn hạn phải huy động làm thêm giờ thì sẽ được chi trả chế độ làm thêm giờ đối với người không nghỉ bù trực được qui định như sau:
Đối tượng áp dụng:
-Giám đốc, Phó giám đốc, trưởng khoa,trưởng phòng, bác sĩ.
+ Bác sĩ trực chính, làm công tác quản lý nếu không nghỉ bù trực, tiếp tục đi làm công tác chuyên môn ngay sau ca trực thì được bồi dưỡng mức tiền ngày thường 300.000đ/lần; ngày nghỉ 350.000đ/lần; ngày lễ tết 450.000đ/lần. (Áp dụng đối với trường hợp thường trực 24/24 giờ)
+ Bác sĩ trực phụ; bác sĩ trực xét nghiệm; bác sĩ trực CĐHA&TDCN nếu không nghỉ bù trực, tiếp tục đi làm công tác chuyên môn ngay sau ca trực thì được bồi dưỡng mức tiền ngày thường 200.000đ/lần; ngày nghỉ 250.000đ/lần; ngày lễ tết 350.000đ/lần.(Áp dụng đối với trường hợp thường trực 24/24 giờ)
+ Bác sĩ trực tại PKĐKKV Nghĩa Trang do tính chất công việc trong ca trực, lưu lượng bệnh nhân ít, không nghỉ bù trực, tiếp tục tham gia công tác chuyên môn sau ca trực thì được hưởng mức tiền ngày thường 100.000đ/lần; ngày nghỉ 150.000đ/lần; ngày lễ tết 200.000đ/lần.(Áp dụng đối với trường hợp thường trực 24/24 giờ).
+ Bác sĩ trực ngày nghỉ khoa Đông Y (8 giờ) không nghỉ bù trực hỗ trợ 150.000đ/lần; ngày lễ, tết 200.000đ/lần.
Cách tính để chi trả mức phụ cấp bù trực: Các khoa, phòng, bộ phận đề xuất lập danh sách báo cáo cụ thể các vị trí không nghỉ bù trực của khoa, phòng mình duyệt lãnh đạo. Căn cứ danh sách đã duyệt hàng ngày sau ca trực người theo dõi chấm công của khoa có trách nhiệm thông báo danh sách qua điện thoại hoặc Zalo nhóm các cá nhân của khoa, phòng mình không nghỉ bù trực về phòng TCHC (Đ/c Dũng) để theo dõi, giám sát chấm công làm căn cứ cho việc chi trả mức phụ cấp trực. Cuối tháng phòng Kế toán có nhiệm vụ phối hợp với phòng TCHC để tổng hợp lập chứng từ trình Giám đốc phê duyệt chi trả chế độ. (Nguồn kinh phí chi trả lấy từ quỹ thu nhập tăng thêm)
- Các vị trí còn lại thì không áp dụng chế độ phụ cấp bù trực.
d) Phụ cấp làm thêm giờ
- Đối tượng áp dụng là CB,VC,NLĐ khi có lệnh điều động hoặc giấy điều ngoài giờ của Giám đốc, của trực lãnh đạo tăng cường chuyên môn cho ban trực, phẫu thuật, cấp cứu, phòng chống thảm họa thiên tai, dịch bệnh hoặc điều động ra giải quyết những công việc hỗ trỡ phục vụ, các công việc khác của đơn vị trong tình huống khẩn cấp thì căn cứ vào thời gian được điều động thực tế, trực lãnh đạo đơn vị sẽ xác nhận để tính chi trả tiền ngoài giờ cho CB,VC,NLĐ (Phụ cấp làm thêm giờ thực hiện theo hưỡng dẫn tại Thông tư số 08/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 05/01/2005).
*Làm thêm giờ vào ban ngày, tiền lương làm thêm giờ được tính theo công thức sau:
Tiền lương làm thêm giờ vào ban ngày | = | Tiền lương giờ | x | 150% hoặc 200% hoặc 300% | x | Số giờ thực tế làm thêm |
Trong đó:
Mức 150% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày thường;
Mức 200% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần;
Mức 300% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày lễ hoặc ngày được nghỉ bù nếu ngày lễ trùng vào ngày nghỉ hàng tuần, ngày nghỉ có hưởng lương (trong mức 300% này đã bao gồm cả tiền lương trả cho thời gian nghỉ được hưởng nguyên lương theo quy định tại các Điều 73, 74, 75 và 78 của Bộ luật Lao động).
Trường hợp làm thêm giờ vào ban ngày, nếu được bố trí nghỉ bù những giờ làm thêm thì được hưởng tiền lương làm thêm giờ vào ban ngày như sau:
Tiền lương làm thêm giờ vào ban ngày (nếu được bố trí nghỉ bù) | = | Tiền lương giờ | x | 50% hoặc 100% hoặc 200% | x | Số giờ thực tế làm thêm |
Trong đó:
Mức 50% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày thường;
Mức 100% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần;
Mức 200% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày lễ hoặc ngày được nghỉ bù nếu ngày lễ trùng vào ngày nghỉ hàng tuần, ngày nghỉ có hưởng lương (trong mức 200% này đã bao gồm cả tiền lương trả cho thời gian nghỉ được hưởng nguyên lương theo quy định tại các Điều 73, 74, 75 và 78 của Bộ luật Lao động).
*Trường hợp làm thêm giờ vào ban đêm, tiền lương làm thêm giờ được tính theo công thức sau:
Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm | = | Tiền lương làm thêm 1 giờ vào ban ngày | x 130% x | Số giờ thực tế làm thêm giờ vào ban đêm |
(Thời giờ làm việc vào ban đêm được xác định từ 22 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ ngày hôm sau)
- Người sử dụng lao động có thể thõa thuận với người lao động về thời gian làm thêm giờ.
- Khi có kế hoạch làm thêm giờ phải có giấy báođiều ngoài giờ của Giám đốc, trường hợp được điều động làm thêm giờ đột xuất căn cứ vào thời gian điều động làm thực tế trực lãnh đạo ký xác nhận và hoàn tất thủ tục để chi trả.
- Số giờ làm thêm trong ngày, trong tháng, trong năm thực hiện theo qui định hiên hành của pháp luật nếu được sự đồng ý của người lao động, không quá 4h/ngày; không quá 30h/tháng; không quá 200h/năm.
- Đối với một số bộ phận làm công tác chuyên môn, cấp cứu người bệnh, tuỳ vào tình hình thực tế Giám đốc bệnh viện có thể yêu cầu làm thêm giờ vượt quá mức thời gian quy định nếu được sự đồng ý của người lao động nhằm để đảm bảo công việc chuyên môn không bị ùn tắc và bảo vệ tính mạng cho người bệnh.
- Bác sĩ, KTV làm siêu âm, chụp XQ, Chụp Cityscaner được điều động đến số giờ làm thêm sẽ được tính cho bệnh nhân đầu là 1 giờ/1 bệnh nhân, từ bệnh nhân thứ 2 trở đi cứ mỗi bệnh nhân sẽ được cộng thêm 0,5 giờ.
- Hộ lý làm thêm giờ ngày nghỉ, lễ tết mỗi ngày được tính thời gian làm thêm 02 giờ/ngày.
- Nhân viên hành chính và các bộ phận khác tùy vào tình hình thực tế giám đốc sẽ quyết định số giờ làm thêm.
- Lái xe cứu thương được thanh toán tiền phụ cấp làm thêm giờ trong các trường hợp sau:
+ Ngày nghỉ, ngày lễ tết, ngoài giờ hành chính.
+ Vận chuyển bệnh nhân đến các bệnh viện tuyến tỉnh 02 giờ/lần
+ Đón, vận chuyển bệnh nhân trên 20km được tính 02 giờ/lần
+ Đón, vận chuyển bệnh nhân dưới 20km được tính 1 giờ/lần
+ Vận chuyển bệnh nhân đi ngoại tỉnh, TP Hà Nội sẽ tính thời gian thực tế trên phiếu điều ngoài giờ.
+ Bác sĩ, điều dưỡng nếu không tham gia trực được điều động ngoài giờ hộ tống bệnh nhân được hưởng chế độ phụ cấp ngoài giờ như lái xe.
- Bảng thanh toán tiền làm việc vào ban đêm, thêm giờ phản ánh đúng, đủ các nội dung. Phòng Kế toán thực hiện thanh toán.
đ) Phụ cấp chống dịch
- Chỉ thực hiện khi có dịch xảy ra và chi trả cho người giám sát cán bộ trực tiếp tham gia chống dịch, trực tiếp tham gia khám, chẩn đoán, điệu trị.
- Mức phụ cấp chống dịch thực hiện theo Thực hiện theo Quyết định 73/2011/QĐ-TTg ngày 28/12/2011.
- Cách chi trả tùy vào tình hình thực tế khi có dịch và theo bảng phân công trực dịch, theo lệnh điều động, thực hiện chấm công, ký duyệt gửi phòng Kế toán chi trả.( Thủ tục, hồ sơ do phòng Kế toán hướng dẫn)
e) Phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật:
- Thực hiện theo Quyết định số: 73/2011/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch. Tùy vào tình hình tài chính của Bệnh viện mà giám đốc ra quyết định cho phù hợp.
- Mức phụ cấp phẫu thuật được quy định như sau:
Đối tượng | Mức phụ cấp (đồng/người/ca phẫu thuật) | |||
Loại đặc biệt | Loại I | Loại II | Loại III | |
Người mổ chính, người gây mê hồi sức hoặc châm tê chính | 280.000 | 125.000 | 65.000 | 50.000 |
Người phụ mổ, người phụ gây mê hồi sức hoặc phụ châm tê | 200.000 | 90.000 | 50.000 | 30.000 |
Người giúp việc cho ca mổ | 120.000 | 70.000 | 30.000 | 15.000 |
- Số lượng người tham gia kíp mổ tính theo thực tế, nhưng không quá mức quy định. Danh mục phẫu thuật thực hiện theo TT số 50/2014/TT-BYT, Phân loại phẩu thuật thủ thuật. (Giao cho hội đồng khoa học XD quy định số lượng người tham gia kíp phẫu thuật thủ thuật sao cho phù hợp cho từng loại dịch vụ kỹ thuật)
- Mức phụ cấp thủ thuật bằng 0,3 lần mức phụ cấp phẫu thuật được qui định tương ứng ở bảng trên.
- Chế độ phụ cấp thủ thuật do một số dịch vụ mức thu không đủ bù đắp chi phí nên BGĐ căn cứ vào mức thu để thống nhất mức chi sao cho phù hợp cân đối lấy thu bù chi.
- Các loại thủ thuật quy định 2 người thì đơn vị trả 1 chính và 1 giúp việc.
- Các loại phẫu thuật nào phức tạp cần điều động thêm nhân lực thì phải được sự đồng ý của lãnh đạo.
- Khi tham gia phẫu thuật, thủ thuật ngoài giờ sẽ được tính chi trả chế độ làm thêm giờ (Không áp dụng đối với những người đang thực hiện thường trực 24/24 giờ, đang trong ca trực 12/24 giờ, 16/24 giờ)
- Hồ sơ để thanh toán tiền phẩu thuật, thủ thuật: Các khoa có trách nhiệm lập chấm công theo biểu mẫu qui định, qui trình, có xác nhận chữ ký đầy đủ thành phần trình Giám đốc ký duyệt, gửi phòng Kế toán để chi trả chế độ. Khoa nào lập hồ sơ thiếu trung thực Trưởng khoa sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm.(Mẫu biểu thanh toán do phòng Kế toán hướng dẫn)
3.6 . Phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp kiêm nhiệm
- Phụ cấp trách nhiệm thực hiện theo TT 05/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 về việc hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với cán bộ công chức, viên chức. (Đối tượng cụ thể sẽ do Hội đồng họp bàn thống nhất Giám đốc ra quyết định).
- Phụ cấp trách nhiệm Kế toán trưởng, thực hiện theo Thông tư số 163/2013/TTLT-BTC-BNV ngày 15/11/2013.
- Phụ cấp Cấp ủy (Thực hiện theo qui định số 169-QĐ/TW ngày 24/06/2008 Qui định về chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với cấp ủy viên các cấp của Đảng)
- Phụ cấp kiêm nhiệm Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội CCB (Thực hiện theo Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12/02/2006 Qui định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều pháp lệnh CCB; Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện một số điều Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12/12/2006 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều pháp lệnh CCB)
- Cách thức chi trả, chi trả theo bảng lương hàng tháng.
4. Các khoản đóng góp theo lương.
Các khoản trích nộp theo lương, bao gồm: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn.(Thực hiện theo qui định của NN)
4.1. Đối tượng tham gia chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, gồm:
a) Cán bộ, công chức, viên chức;
b) Nhân viên làm việc theo chế độ hợp đồng có thời hạn, theo Luật lao động và thỏa thuận hợp đồng với người lao động.
4.2. Đối tượng tham gia chế độ bảo hiểm thất nghiệp:
Nhân viên làm việc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn, hoặc hợp đồng lao động và hợp đồng làm việc có thời hạn từ 12 tháng trở lên.
4.3. Mức trích nộp Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn:
Thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành và được điều chỉnh tỉ lệ theo qui định của pháp luật nếu có sự thay đổi.
Cụ thể các mức trích nộp như sau:
Trích nộp | BHXH | BHYT | BHTN | KPCĐ |
Người sử dụng lao động | 17,5% | 3% | 1% | 2% |
Người lao động | 8% | 1,5% | 1% | 1% |
- Hàng tháng sẽ được trích nộp theo bảng lương. Các khoản phải trích nộp BHXH bao gồm: Tiền lương cơ bản; phụ cấp chức vụ; phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp độc hại, nguy hiểm và phụ cấp có tính chất tương tự.
4.4. Quy trình, hồ sơ, thủ tục thực hiện đối với bảo hiểm xã hội trả thay lương (nghỉ ốm, nghỉ thai sản, dưỡng sức):
Thực hiện theo qui định của pháp luật lao động .
Phòng Tổ chức Hành chính hướng dẫn qui trình, thủ tục thực hiện để đảm bảo kịp thời tiền lương sinh hoạt cuộc sống cho người lao động.
Điều 11. Qui định về nghỉ lễ tế, nghỉ việc riêng không hưởng lương, nghỉ hằng năm, nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc.
(Thực hiện theo qui định của Bộ Luật Lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019)
Điều 112 (BLLĐ) Nghỉ lễ tết: Người lao động được nghỉ việc hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây: Tết dương lịch : 01 ngày; Tết âm lịch 05 ngày;Ngày chiến thắng 01 ngày; Ngày quốc tế lao động 01 ngày; Ngày quốc khánh 02 ngày; Ngày giỗ tổ hùng vương 01 ngày;
Hàng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ theo qui định của nội dung này.
Điều 113 (BLLĐ) Nghỉ hằng năm: Người lao động được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương nếu làm việc đủ 12 tháng ở điều kiện bình thường
Trường hợp do thôi việc, bị mất việc mà chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
Khi nghỉ hằng năm nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi trên đường cả đi cả về trên 02 ngày thì kể từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần trong năm.
Điều 114 (BLLĐ) Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc: Cứ đủ 05 năm làm việc thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động được cộng thêm 01 ngày phép.
Điều 115 (BLLĐ) Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương: Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong các trường hợp sau đây: Kết hôn 03 ngày; Con để, con nuôi kết hôn nghỉ 01 ngày; Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuô, mẹ nuôi, cha đẻ,mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; Vợ hoặc chồng; con để, con nuôi chết nghỉ 03 ngày.
Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
Để chủ động trong quản lý, điều hành nhân lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn của Bệnh viện nên hàng năm CB,VC,NLĐ phải đăng ký thời gian nghỉ phép năm của từng khoa, phòng qua phòng TCHC để trình lãnh đạo phê duyệt và tổ chức thực hiện, không đăng ký từ 03 người trở lên đi phép trong 01 tháng. Nếu đến kỳ nghỉ phép đã đăng ký mà do yêu cầu công việc đơn vị không bố trí cho CB,VC,NLĐ nghỉ phép theo lịch, đơn vị yêu cầu ở lại làm việc thì sẽ được trả tiền làm thêm giờ cho thời gian nghỉ hàng năm hoặc sẽ thỏa thuận bố trí cho nghỉ bù vào dịp sau.
Căn cứ vào đăng ký phép của CB,VC,NLĐ với Giám đốc. Phòng TCHC cấp giấy nghỉ phép năm cho CBVC và được giám đốc đơn vị ký duyệt. Phòng TCHC theo dõi, giám sát chấm công. Hàng tháng các khoa phòng chấm công gửi phòng TCHC.
Chi trả chế độ tiền phép năm Phòng TCHC và phòng Kế toán phối hợp để lập hồ sơ chi trả trình lãnh đạo phê duyệt.
Điều kiện thanh toán: Giấy nghỉ phép năm do Giám đốc ký duyệt, các hóa đơn, chứng từ liên quan đến phương tiện đi lại, có xác nhận của cơ sở y tế là người thân bị ốm đau phải đi điều trị ở cơ sở y tế hoặc có bản sao giấy báo tử trong trường hợp người thân bị chết.
Chương IV
QUY ĐỊNH VỀ PHÂN PHỐI SỬ DỤNG KẾT QUẢ TÀI CHÍNH
Điều 12. Quy định về sử dụng kết quả tài chính và nguồn chi tiết kiệm thường xuyên
Hàng năm, sau khi hạch toán đầy đủ các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước khác (nếu có), phần chênh lệch thu lớn hơn chi hoạt động thường xuyên (nếu có), kết quả tài chính sẽ sử dụng trích lập quỹ như sau:
12.1. Nguồn để trích lập quỹ: Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công (Sau khi đã xác định được kết quả thu lớn hơn chi)
12.2. Trích lập quỹ:
- 35% trích lập vào cải cách tiền lương
- Phần còn lại 65% trích lập vào các quỹ dự kiến như sau:
+ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp: 30%
+ Quỹ khen thưởng, phúc lợi: 20%
+ Quỹ dự phòng ổn định thu nhập: 10%
+ Quỹ chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động: 40%
Trong năm căn cứ vào các nội dung sử dụng của từng quỹ, cuối năm phòng Kế toán có thể sử dụng điều chỉnh cân đối cho phù hợp đảm bảo theo nguyên tắc qui định của Nhà nước.
12.3. Sử dụng các quỹ như sau:
- Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp chi cho:
+ Đầu tư, phát triển nâng cao hoạt động sự nghiệp
+ Bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất
+ Mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc
+ Chi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ, trợ giúp thêm đào tạo, huấn luyện nâng cao tay nghề, năng lực công tác cho cán bộ, viên chức
+ Chi xây dựng đề án, đề tài khoa học, sáng kiến
+ Góp vốn liên doanh với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để tổ chức hoạt động dịch vụ, phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao.
-Quỹ Khen thưởng:
Dùng để thưởng định kỳ, đột xuất thưởng cho các cá nhân, tập thể trong và ngoài đơn vị có hiệu quả trong công việc, có thành tích đóng góp vào hoạt động của bệnh viện. ( Thực hiện theo Luật Thi đua-Khen thưởng)
-Quỹ phúc lợi:
Dùng để sữa chữa xây dựng các công trình phúc lợi, chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể của người lao động trong đơn vị; trợ cấp khoa khăn đột xuất cho người lao động, kể cả trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức; chi thêm cho người lao động trong biên chế thực hiện chính sách tinh giảm biên chế.
-Quỹ dự phòng ổn định thu nhập:
Để dự phòng ổn định thu nhập cho người lao trong trường hợp nguồn thu giảm sút hoặc nhà nước điều chỉnh chính sách về tiền lương.
-Quỹ chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động:
Dùng để chi trả thu nhập lương tăng thêm cho CBVCNLĐ.
Chương V
CHI TỪ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH
Điều 13. Chi thu nhập tăng thêm
13.1. Nguyên tắc chi trả
- Nguyên tắc để xác định chi trả thu nhập tăng thêm cho CBVCNLĐ.
+ Phải có số thu lớn hơn chi sau khi đã trừ đi tất cả các khoản chi phí
+ Đảm bảo nguyên tắc: Người nào có hiệu suất công việc cao, trách nhiệm, đóng góp nhiều thì sẽ được hưởng hệ số chi trả cao hơn theo vị trí việc làm.
+ Xác định chi trả căn cứ vào bảng điểm xếp loại A,B,C,D hàng tháng (Do Hội đồng Thi đua sẽ chấm điểm xếp loại).
- Việc xác định kết quả để trả thu nhập tăng thêm cho người lao động dựa trên kết quả quyết toán công tác KCB theo quý khi chênh lệch thu lớn hơn chi sau khi đã tính toán trích lập quỹ. Nguồn thu viện phí, các nguồn thu khác
+ Tổng thu nhập tăng thêm của CBVCNLĐ trong năm chi trả không vượt quá 02 lần quỹ tiễn lương cấp bậc, chức vụ trong năm sau khi đã trích lập Quỹ PTHĐSN theo chế độ do Nhà nước qui định
+ Dự kiến về mức lương nền (MLN) năm 2021 để chi trả TNTT từ 1.000.000 đồng đến 1.200.000 đồng (Mức dự kiến này là mức có giá trị thặng dư đủ, trường hợp có giá trị thăng dư nhưng số tiền ít hơn mức dự kiến thì sẽ tuỳ thuộc vào tình hình tài chính để thủ trưởng đơn vị bàn bạc với công đoàn để thống nhất điều chỉnh giảm mức lương nền chi trả cho CB,VC,NLĐ)
13.2. Kỳ chi trả
- Chi trả theo quý (Căn cứ vào nguồn kinh phí và ước tính được nguồn kết dư thủ trưởng đơn vị xem xét có thể chi tạm ứng theo tháng cho CBVCNLĐ).
- Chi trả theo vị trí chức danh công việc gồm 3 nhóm chức danh
+ Nhóm cán bộ chủ chốt
+ Nhóm hoạt đồng nghề nghiệp
+ Nhóm hỗ trợ phục vụ
13.3. Hệ số chi trả
TT | Vị trí việc làm theo chức danh công việc | Hệ số (k1) |
I | Nhóm cán bộ chủ chốt | |
1 | Bí thư Đảng uỷ; Giám đốc | 2,5 |
2 | PGĐ; Chủ tịch Công đoàn | 2,3 |
3 | Trưởng phòng, Trưởng khoa; Kế toán trưởng; Phụ trách khoa; Bí thư đoàn TN | 2,1 |
4 | Phó khoa, phó phòng; Điều dưỡng trưởng khoa; NHS trưởng khoa; KTV trưởng; Phó bí thư đoàn TN | 1,9 |
II | Nhóm hoạt động nghề nghiệp | |
1 | Bác sĩđiều trị; | 1,8 |
2 | Dược lâm sàng (DSĐH); Y vụ khoa; Đội trưởng đi buồng;Tổ trưởng CTXH &CSKH | 1,6 |
3 | Điều dưỡng, NHS, KTV tham gia trực chuyên môn;Nhân viên tổ QLCL; Nhân tổ CTXH & CSKH; Thận lọc máu; Dinh dưỡng; | 1,5 |
4 | Điều dưỡng viên, NHS, KTV không tham gia trực chuyên môn; Nhân viên khoa Dược, khoa KSNK | 1,4 |
III | Nhóm hỗ trợ phục vụ | |
1 | Nhân viên phòng TCHC; Kế toán; CNTT&VTYT, Văn thư; Thủ quỹ | 1,4 |
2 | Lái xe; Hộ lý; Làm công tác tạp vụ (LĐ theo NĐ68) | 1,3 |
*Hàng tháng căn cứ vào hiệu quả công tác của CB,VC,NLĐ các khoa, phòng xếp loại lao động như sau:
+ Loại A: Hoàn thành tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, có tinh thần trách nhiệm cao, có thái độ tác phong làm việc tốt, đóng góp nhiều công sức cho tập thể, đầy đủ ngày giờ công trong tháng, không vi phạm lỗi.
+ Loại B: Hoàn thành nhiệm vụ nhưng chưa có đóng góp nhiều công sức cho tập thể.
+ Loại C: Hoàn thành nhiệm vụ,vi phạm 2 lỗi hoặc 1 lỗi có tính chất nghiêm trọng.
+ Loại D: Hoàn thành nhiệm vụ nhưng vi phạm từ 2 lỗi trở lên hoặc 1 lỗi nhưng có tính chất rất nghiêm trọng.
Loại A qui đổi hệ số k2 = 1
Loại B qui đổi hệ số k2 = 0,70
Loại C qui đổi hệ số k2 = 0,4
Loại D qui đổi hệ số k2 = 0
Công thức tính lương thu nhập tăng thêm viết tắt (TNTT):
TNTT = {(MLN x k1 x k2) : h1} x h2
Trong đó:
TNTT: Là tiền thu nhập tăng thêm được hưởng
MLN: Là mức lương nền dự kiến từ 1.000.000 đồng đến 1.200.000 đồng.
k1: Là hệ số được hưởng theo vị trí chức danh công việc
k2: Là hệ số phân loại lao động của các nhóm chức danh công việc
h1: Là tổng số ngày làm việc hành chính được qui định trong tháng
h2: Là số ngày làm việc thực tế của CB,VC,NLĐ trong tháng
*Qui định xếp loại đối với một số trường hợp cụ thể:
+ CB,VC đi học, tập huấn theo chương trình dự án, hội nghị có thời gian không làm việc ở đơn vị từ 5 ngày trở lên trong tháng không xếp loại A
+ Nghỉ ốm, nghỉ phép, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương không xếp loại A
+ Có số ngày nghỉ ốm trong tháng từ 7 ngày trở lên xếp loại C
+ Người nghỉ ốm, nghỉ thai sản không có số ngày làm việc trong tháng không xếp loại
*Qui định về mức chi đóng góp công sức để tăng nguồn thu, giảm chi phí cho đơn vị
Cá nhân, tập thể có sáng kiến triển khai tổ chức thực hiện có hiệu quả làm tăng các nguồn thu dịch vụ, thu phí, lệ phí cho đơn vị thì tuỳ vào mức độ sau khi có số liệu của phòng Kế toán. Giám đốc, Hội đồng Thi đua-Khen thưởng sẽ quyết định mức chi thưởng trực tiếp cho cá nhân, tập thể như sau:
+ Chủ động, đấu mối ký được các hợp đồng khám sức khoẻ với các tổ chức, doanh nghiệp, trường học trên địa bàn, tuỳ vào giá trị hợp đồng sẽ trích thưởng từ 20% đến 30% cho cá nhân, tập thể.
+ Tổ chức triển khai các dịch vụ khám bệnh, điều trị, chăm sóc bệnh nhân theo yêu cầu, tắm bé tại khoa trích thưởng cho tập thể khoa 30% (Trưởng khoa quyết định mức chi này cho các cá nhân trong khoa)
+ Triển khai thu viện phí trực tiếp từ lĩnh vực Răng-Hàm-Mặt như các kỹ thuật phục hình răng (răng giả); Nắm chỉnh tháo lắp răng cố định; Kỹ thuật Implant Căn cứ vào tổng số thu trực tiếp sẽ trích để lại cho bộ phận Răng-Hàm-Mặt 55% trong tổng số thu có bao gồm cả chi phí vật tư, thuốc.
+ Khoa, phòng nào sử dụng hiệu quả, tiết kiệm chi phí tỉ lệ thuốc, máu, dịch truyền, VTTH, hoá chất sinh phẩm tets, phim XQ, giấy gen trong tổng mức thanh quyết toán chi phí KCB hàng quí sau khi đánh giá hiệu quả sẽ xem xét trích thưởng cho tập thể trong tổng mức lợi nhuận. Giám đốc sẽ quyết đinh tỉ lệ trích thưởng.
+ Cá nhân, tập thể có sáng kiến hay tiết kiệm, làm lợi, giảm chi phí mà vẫn có hiệu quả, có kết quả trong công việc của đơn vị, giá trị không phải chi phí đạt từ 10 triệu đồng trở lên (có bằng chứng và sáng kiến được thủ trưởng đơn vị xác nhận) thì được trích thưởng trực tiếp 20% trong tổng giá trị tiết kiệm, làm lợi, giảm chi phí.
Điều 14. Chi cho hoạt động chuyên môn
- Chi hoạt động chuyên môn là nhiệm vụ chi thường xuyên gồm các khoản chi: Thuốc, máu, dịch truyền, hóa chất, vật tư tiêu hao những khoản chi này chiếm tỉ trọng lớn trong tổng mức chi của đơn vị.
+ Nên việc sử dụng thuốc, máu, dịch truyền, hóa chất, vật tư tiêu hao phải đảm bảo nguyên tắc hiệu quả, tiết kiệm, giảm thiểu chi phí lớn
+ Thường xuyên kiểm soát đơn giá trần ngoại trú, bệnh nhân điều trị nội trú để điều chỉnh tỉ trọng với mức chi phí <55%
+ Chi VTTH , chi y cụ, dụng cụ chuyên môn phải xây dựng định mức trình giám đốc ký phê duyệt, phòng VTYT có trách nhiệm cung ứng.
+ Thuốc, máu,dịch truyền, hóa chất khoa Dược lập dự trù cung ứng trình giám đốc phê đuyệt.
Điều 15. Chi cho đào tạo
1. Cán bộ, viên chức thuộc diện trong nguồn qui hoạch, được cử đi đào tạo theo kế hoạch sẽ được hỗ trợ kinh phí đào tạo như sau:
- Đào tạo sau đại học trở lên: Được đơn vị thanh toán tiền học phí của khóa học do Bộ giáo dục đào tạo qui định, được thanh toán tiền vé tàu, vé xe, vé cầu phà đi lại 01 lần/tháng. (Thủ tục thanh toán có đầy đủ cuống vé hợp pháp, hóa đơn, biên lai, của nhà nước qui định). Được hỗ trợ ½ loại B mức PC ƯĐN hàng tháng của cùng hạng chức danh.
- Đào tạo lên đại học: Được đơn vị thanh toán tiền học phí của khóa học do Bộ giáo dục đào tạo qui định, được thanh toán tiền vé tàu, vé xe, vé cầu phà đi lại 01 lần/tháng . Chỉ áp dụng đối với viên chức thuộc diện trong qui hoạch, có kế hoạch cử đi đào tạo để bổ xung vào đội ngũ cán bộ thuộc diện chủ chốt. (Thủ tục thanh toán có đầy đủ hóa đơn, biên lai của nhà nước qui định). Được hỗ trợ ½ loại B mức PC ƯĐN hàng tháng của cùng hạng chức danh.
- Đào tạo chuyên sâu, chuyên khoa định hướng, đào tạo các lớp ngắn hạn, đào tạo theo chứng chỉtừ 1 tháng đến dưới 01 năm: Cá nhân được đơn vị lựa chọn, xem xét, đánh giá năng lực, được cử đi đào tạo thì được hỗ trợ học phí của khóa đào tạo, được thanh toán tiền vé đi lại, được hỗ trợ ½ mức loại B tiền PC ƯĐN hàng tháng của cùng hạng chức danh. Giám đốc sẽ xem xét các mức hỗ trợ khác.
- Đào tạo về lý luận chính trị, quản lý nhà nước: Thanh toán học phí cho cán bộ thuộc diện trong qui hoạch các chức danh chủ chốt, đi học phải có quyết định của Giám đốc, trong quyết định phải ghi rõ chế độ quyền lợi khi đi học.
- Đào tạo chuyên sâu, đào tạo kỹ thuật tay nghề cao: Giám đốc sẽ xem xét quyết định hỗ trợ kinh phí của khóa đào tạo.
- Tuỳ vào điều kiện cụ thể và nguồn kinh phí Giám đốc có thể xem xét các mức chi hỗ trợ cho phù hợp.
(Cán bộ, viên chức thuộc diện trong nguồn qui hoạch, được cử đi đào tạo theo kế hoạch ngoài việc được đơn vị hỗ trợ tiền học phí sẽ được hỗ trợ thêm những chính sách đạo tào của HĐND, UBND tỉnh theo các qui định hiện hành).
2.Qui định về bồi thường chi phí đào tạo.
-Các cá nhân được cử đi đào tạo từ trình độ đại học trở lên, khi đào tạo về phải thực hiện chấp hành những qui định sau:
+ Phải công tác phục vụ tối thiểu tại đơn vị bằng đủ 3 lần thời gian của khóa đào tạo. Khi về làm việc thực tế tại đơn vị phải đạt được trình độ chuyên môn của khóa đào tạo, phải báo cáo những nội dung làm được cho giám đốc biết.
+ Tất cả cán bộ, viên chức trước khi đi học phải viết bản cam kết phục vụ đơn vị sau khi đào tạo về (Bản cam kết do phòng TCHC sẽ hướng dẫn) và phải bồi thường toàn bộ những khoản học phí, tiền lương, tiền thưởng (nếu có) nếu không chấp hành đủ thời gian làm việc theo qui định của đơn vị.
- Những cán bộ, viên chức được cử đi đào tạo dài hạn, ngắn hạn, đào tạo chuyên khoa, đào tạo theo chứng chỉ...khi về nếu không làm và thực hiện được kỹ thuật chuyên môn của khóa đào tạo và theo yêu cầu của Bệnh viện thì phải bồi thường lại toàn bộ học phí và những khoản đã được hưởng cho đơn vị và sẽ xem xét đánh giá xếp loại viên chức hàng năm.
3. Những đối tượng không hưởng chính sách đào tạo:
Tất cả viên chức, người lao động không trong diện qui hoạch, không trong kế hoạch đào tạo mà nguyện vọng của bản thân muốn đi học nâng cao về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thì đơn vị sẽ xem xét tạo điều kiện nhưng phải chấp hành đầy đủ ngày giờ công lao động, phải đảm bảo hoàn thành công việc chuyên môn của mình, đơn vị sẽ không bố trí người làm thay thế khi đi học.
Điều 16. Chi nghiên cứu khoa học
- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp nhà nước, cấp bộ, ngành theo hướng dẫn của Bộ Tài Chính- Bộ Khoa Học và Công Nghệ và tùy vào khả năng tài chính của bệnh viện phù hợp với quy định hiện hành mà giám đốc quyết định mức chi cho phù hợp.
- Hỗ trợ đề tài cấp ngành: 3.000.000đ/đề tài
- Hỗ trợ đề tài cấp tỉnh, bộ: 5.000.000đ/đề tài
- Đề tài cấp Bệnh viện được Sở Y tế phê duyệt:
Loại Suất xắc : 500.000đ, Đạt : 200.000đ
- Sáng kiến cải tiến kỹ thuật được Sở Y tế phê duyệt
Loại Suất xắc : 500.000đ, Đạt : 200.000đ
Tất cả các đề tài phải được báo cáo trước hội đồng khoa học và được hội đồng khoa học thẩm định phân loại, trình sở y tế phê duyệt, sau khi có quyết định công nhận của Sử y tế phòng Tài chính - Kế toán căn cứ để chi tiền.
Điều 17. Chi cho thực hiện chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.
Để nhằm thu hút Bác sĩ có tay nghề cao về công tác tại bênh viện lâu dài, nhằm nâng cao chất lượng nguồn lực, đáp ứng nhu cầu phục vụ cho bệnh nhân trong những giai đoạn mới, bệnh viện đưa ra chính sách thu hút nhân tài như sau:
Mức chi hỗ trợ 1 lần:
+ BSCKII, Tiến sĩ: 300.000.000 đ/lần
+ Bác sĩ Nội trú: 250.000.000đ/lần
+ Thạc sĩ, BSCKI Chính quy : 50.000.000đ/lần
Ngoài mức hộ trợ chính sách thu hút sẽ được ưu tiên tuyển dụng đặc cách. Nguồn kinh phí để chi trả lấy từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ thu nhập tăng thêm và các quỹ hợp pháp khác của đơn vị. Số tiền chi trả sẽ được chia đều cho 12 tháng của năm đầu tiên.(Khi thực hiện chi trả hỗ trợ sẽ có các biên bản cam kết ràng buộc kèm theo).
Điều 18. Chi cho công tác vệ sinh môi trường
+ Chi mua sắm, phương tiện, túi ni lon, chổi, hót rác, hoá chất, xà phòng, thuốc tẩy, giấy vệ sinh theo đề xuất của các khoa, phòng TCHC lập kế hoạch dự trù cung ứng.
+ Chi cho công tác xử lý chất thải y tế rắn, độc hại, lây nhiễm .Chi vận chuyển xử lý chất thải sinh hoạt. Chi cho công tác giám sát môi trường, xả thải, giám sát khác (Theo hợp đồng). Giao phòng TCHC và phòng Kế toán phối hợp xem xét làm giá cả hợp đồng.
+ Chi bảo trì, bảo dưỡng, thay thế, nuôi cấy hệ thống xử lý chất thải lỏng (Theo kế hoạch và theo Hợp đồng)
+ Chi những khoản phát sinh đột xuất khác căn cứ vào đề nghị, Giám đốc dự toán (Phòng TCHC thực hiện)
Điều 19. Chi tiền điện thoại
* Điện thoại cố định:
Bệnh viện gồm 07 máy điện thoại cố định, hàng tháng tính theo thực tế trên tinh thần tiết kiệm và hiệu quả. Định mức cho từng máy không quá 100.000đ/ máy. Máy cố định tổ CTXH & CSKH không quá 150.000đ/máy.
(Nếu vượt quá định mức khoán Trưởng, phó khoa, ĐD,NHS,KTV trưởng đóng tiền vượt định mức)
* Khoán điện thoại di động:
Công việc phát sinh hàng ngày của đơn vị một số cán bộ phải sử dụng điện thoại để giao dịch hội chẩn xin ý kiến chỉ đạo phục vụ chuyên môn và các nội dung công việc phát sinh của đơn vị mức khoán điện thoại di động như sau:
- Giám đốc: 300.000 đ/tháng
- Phó giám đốc: 250.000đ/tháng
- Trưởng phòng: 200.000đ/tháng
- Trưởng khoa: 150.000đ/tháng
- Phó khoa, ĐD trưởng (Các vị trí giao phụ trách), Tổ trưởng CTXH&CSKH : 100.000đ/tháng
- Điện thoại di động đường dây nóng( thanh toán theo thực tế)
Điều 20. Chi điện, nước
+ Hàng tháng vào ngày cuối tháng Phòng TCHC cử nhân viên cùng với công nhân điện lực xác nhận chốt công tơ tổng của bệnh viện, của PKĐK khu vực Hoằng Kim để làm căn cứ tính toán chi trả tiền điện. Các vị trí công tơ còn lại (nếu có) phòng TCHC cử nhân viên chốt công tơ cùng với bên sử dụng để làm căn cứ nộp tiền sử dụng điện cho bệnh viện.
+ Hàng tháng Phòng TCHC cử nhân viên cùng với công nhân nhà máy nước xác nhận chốt công tơ nước để làm căn cứ chi trả tiền nước.
+ CB,VC,NLĐ có trách nhiệm sử dụng tiết kiệm và sử dụng hiệu quả không gây lãng phí điện, nước và thực hiện Theo đúng Quy định tiết kiệm điện, nước của Bệnh viện.
Điều 21. Chi cho định mức nhiên liệu xe cứu thương
*Chi phí nhiên liệu:
+ Chi xăng Xe ô tô: Phòng TCKT thực hiện chi trả kinh phí sử dụng xe ô tô cho lái xe căn cứ vào số km thực tế vận hành trong tháng trên cơ sở Lệnh điều động xe ô tô có xác nhận đầy đủ của nơi đến.
+ Định mức tiêu hao xăng Xe ô tô(Sử dụng xăng Moga 92): Giao cho Phòng TCHC quản lý xe chốt số Km theo lịch trình.
+ Đối với xe 36M-00234 là: 20lit/100Km
+ Đối với xe 36M-00015 là: 27lit/100Km
+ Định mức thay dầu cho mỗi xe: Chạy 4000 Km thay dầu 1 lần, 2 lần thay dầu thì thay lọc dầu (Giá cả theo thực tế thị trường)
+ Khoán rửa Xe ô tô: 200.000đ/ tháng/1 xe
+ Thủ tục để thanh toán tiền nhiên liệu cho xe ô tô: Lái xe mở sổ theo dõi nhật ký xe, sổ theo dõi thay dầu, lọc dầu. Cuối hàng tháng lái xe tổng hợp lệnh điều xe lập bảng kê thanh toán trình TP TCHC xác nhận gởi phòng Kế toán kiểm tra tính pháp lý của chứng từ để thanh toán.
* Quy định sử dụng Xe ô tô cứu thương:
+ Giao Trưởng phòng TCHC điều động xe trong giờ hành chính, ngoài giờ, ngày nghỉ, lễ tết do trực Giám đốc điều động. Ban giám đốc quyết định điều động xe khi cần thiết.
+ Lái xe có nhiệm vụ bảo quản, bảo dưỡng xe thường xuyên, việc sử dụng xe cứu thương phải luôn đảm bảo vệ sinh, đảm bảo an toàn, nếu để xe bẩn, thiếu trách nhiệm trong việc sử dụng, bảo quản sẽ bị xem xét đánh giá xếp loại, phân loại lao động.
+ Xe cứu thương dùng để vận chuyển cấp cứu bệnh nhân, vận chuyển thuốc, máu, dịch truyền, VTYT , phòng chống thảm hoạ thiên tai, phòng chống dịch bệnh. Tham gia khi có lệnh điều động của huyện và của ngành y tế.
+ Lái xe có trách nhiệm thường trực cấp cứu bệnh nhân khi có lệnh động phải có mặt khẩn trương, kịp thời, lái xe không được uống rượu bia trong ca trực, trong khi làm nhiệm vụ.
+ Khi cần phải thay thế phụ tùng, sửa chữa nhỏ lái xe báo cáo phòng TCHC để làm kế hoạch trình lãnh đạo phê duyệt để tổ chức thực hiện. Sữa chữa lớn, bão dưỡng , thay thế, trung đại tu Phòng TCHC lập kế hoạch trình giám đốc, làm biên bản kiểm tu báo cáo Giám đốc để tổ chức thực hiện.
+ Mức thu phí vận chuyển phòng Tài chính - Kế toán tham mưu trình Giám đốc, Giám đốc quyết định mức thu theo từng thời điểm. Giá thu cước vận chuyển theo yêu cầu thì bệnh nhân phải chịu mức giá tối đa.
+ Đi Hà Nội mức thu: 2.400.000 đ/chuyến
+ Đi các bệnh viện tuyến tỉnh 350.000 đ/ chuyến
+ BV Phổi: 400.000 đ/chuyến
+ BV 71: 350.000 đ/chuyến
+ Đón, chuyển bệnh nhân trong huyện tính thu theo công thức sau: Đối với xe 36M-00234 thu tiền xăng xe là 0,2lit/1km cộng công vận chuyển dưới 10km thu 50.000đ, trên 10km thu 70.000đ; xe 36M-00015 thu tiền xăng xe là 0,27lit/1km cộng công vận chuyển dưới 10km thu 50.000đ, trên 10km thu 70.000đ. Vận chuyển bệnh nhân trong huyện giao phòng kế toán xây dựng các tuyến vận chuyển (bảng danh mục) tính độ dài các quãng đường trong huyện để làm căn cứ thu tiền.
Điều 22. Chi cho định mức máy phát điện
+ Trong giờ hành chính giao Phòng TCHC chủ động điều hành vận hành máy nổ để phục vụ hoạt động chuyên môn KCB cho kịp thời
+ Ngoài giờ hành chính trực lãnh đạo điều động nhân viên quản lý máy phát điện ra để thường trực vận hành máy phát điện phục vụ cho công tác chuyên môn (thời gian điều động sẽ được tính tiền ngoài giờ)
+ Nhân viên quán lý máy phát điện phải mở sổ nhật ký theo dõi vận hành máy, đổ nhiên liệu cho máy.
+ Khi máy gần hết nhiên liệu phải đề nghị phòng TCHC xác nhận và Giám đốc phê duyệt để kịp thời bổ xung nhiên liệu dự trữ cho máy.
+ Khi cần thiết phải bão dưỡng, thay thế sữa chữa nhỏ, thay dầu để nghị Phòng TCHC để có xây dựng kế hoạch trình Giám đốc phê duyệt để tổ chức thực hiện.
+ Máy nổ nhỏ 2,5KVA =1,5 lit xăng/giờ
+ May phát điện 200KVA = 40 lít dầu Diezel/1giờ
+ Thủ tục thanh toán nhiên liệu: Hoá đơn mua xăng dầu theo qui định, Giấy xác nhận thời gian chạy máy (Trong giờ Phòng HC, Ngoài giờ trực lãnh đạo)
Điều 23. Chi cho công tác bảo vệ
+ Chi lương hợp đồng bảo vệ 5.000.000đ/người x 2 người/ tháng
+ Chi trang phục, phương tiện, công cụ bảo tuỳ vào tình hình thực tế Giám đốc quyết định mức chi.
+ Chi hỗ trợ ngày lễ tế cho bảo vệ Tết Dương lịch, Ngày Thầy thuốc 27/2 chi 200.000đ/người. Tết nguyên đán từ 500.000đ đến 700.000đ/người
Điều 24. Chi cho quảng cáo, tuyên truyền
+ Chi tuyên truyền, quảng cáo, đăng báo, viết bài về Bệnh viện tuỳ vào tình hình thực tế Giám đốc quyết định mức chi cho phù hợp.
+ Chi tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đối với cán bộ, viên chức, người lao động trong đơn vị. Tuyên truyền các quy định về chế độ chính sách
của nhà nước ..
+ Chi tuyên truyền giới thiệu quảng bá các dịch vụ kỹ thuật của đơn vị
+ Các khoản chi phục vụ tuyên truyền khác, như: Chi in ấn tài liệu, băng rôn, khẩu hiệu,... phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền.
*Mức chi:
+ Chi cho đại biểu 100.000đ/người đến 200.000đ/người
+ Chi cho công tác tổ chức: Thực hiện theo chế độ chi hội nghị hiện hành của Nhà nước và quy định tại Quy chế này đối với từng nội dung thực hiện.
+ Chi bồi dưỡng cho các phóng viên báo, đài thuộc đối tượng khách mời đến ghi hình, đưa tin: 200.000đồng/người/cuộc có thể cao hơn tùy theo mức độ do Giám đốc quyết định nhưng không quá 1.000.000 đ.
+ Chi khác: Thực hiện theo chế độ quy định hiện hành của Nhà nước và quy định tại Quy chế này đối với từng nội dung tương ứng thực hiện
+ Các khoản chi phục vụ tuyên truyền khác, như: Chi in ấn tài liệu, băng rôn, khẩu hiệu... phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền ..Phòng TCHC lập kế hoạch trình Giám đốc phê duyệt và tổ chức thực hiện.
Điều 25. Chi Hội nghị, hội họp, tiếp khách
1. Chi tiêu hội nghị
Thực hiện theo tinh thần Thông tư 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính.
Đơn vị chi thanh toán thực tế trên tinh thần tiết kiệm bao gồm các khoản sau:
+ Tiền in hoặc mua tài liệu, thuê hội trường, thù lao cho giảng viên, báo cáo viên...phục vụ hội nghị thanh toán theo thực tế phát sinh.
+ Tiền trang trí hội trường theo giá thuê thực tế.
+ Chi mua hoa, khánh tiết
+ Tiền nước uống hội nghị không quá: 20.000đ/ người/ ngày
+ Tuỳ theo tính chất hội nghị, hội thảo khoa học, cơ quan hỗ trợ sinh hoạt cho đại biểu tham gia hội nghị từ 100.000đ đến 200.000đ.
*Chứng từ thanh toán: Các khoản chi phí thuê mướn khác phục vụ cho hội nghị như thuê hội trường, thuê giảng viên, thuê phương tiện thiết bị cho hội nghị phải có hợp đồng, giấy biên nhận hoặc hoá đơn (trong trường hợp thuê dịch vụ).
+ Chi Hội nghị Cán bộ viên chức chi 100.000đ/người
+ Các khoản phụ trợ khác giúp cho hội nghị, hội diễn thanh toán theo thực tế sau khi có kế hoạch được Giám đốc duyệt.
*Nguồn chi: lấy từ ngân sách Nhà nước cấp hoặc nguồn thu sự nghiệp của đơn vị, quỹ phúc lợi.
2.Chi tiếp khách:
Đối tượng áp dụng: Cá nhân tập thể khi đến đơn vị làm việc, tham quan, học tập hoặc đoàn của bệnh viện đi tham quan, học tập các đơn vị bạn, căn cứ tình hình thực tế Giám đốc quyết định mức chi như sau:
*Chi tiền ăn:
+ Chi nước uống tối đa 20.000đ/người/buổi
+ Chi đặt cơm tại huyện mức chi tối đa không quá 200.000đ/người/ suất ăn
+ Chi đặt cơm ở các Tỉnh,Thành phố mức chi không quá 350.000đ/người/ suất ăn.
+ Tuỳ theo tình hình thực tế và kinh phí của đơn vị Giám đốc quyết định.
*Chi tiền thuê nhà nghỉ cho khách
+ Thanh toán theo hoá đơn thuê phòng thực tế.
*Nguồn chi: lấy từ ngân sách Nhà nước cấp hoặc nguồn thu sự nghiệp, nguồn quỹ của đơn vị.
Điều 26. Chi cước phí Internet, Dịch vụ VNPT
+ Cước phí bưu chính bao gồm: cước phí gửi công văn, tài liệu, bưu phẩm, bưu kiện; chi mua tem thư (nếu có) phục vụ nhiệm vụ chuyên môn chung đơn vị. Phòng TCHC có trách nhiệm mở sổ theo dõi và thực hiện xác nhận số lượng công văn, tài liệu,... gửi đi tại đơn vị hàng ngày.
+ Cước phí bưu chính được thanh toán theo thực tế sử dụng. Hàng tháng, căn cứ hoá đơn cước phí bưu chính do đơn vị cung cấp dịch vụ thông báo, trên cơ sở xác nhận của Phòng TCHC đã thực hiện kiểm tra, đối chiếu, kèm theo bản photocopy sổ theo dõi số lượng công văn, tài liệu,... gửi đi trong tháng. Phòng Kế toán thực hiện thanh toán cước phí bưu chính cho đơn vị cung cấp dịch vụ.
+ Dịch vụ Internet thanh toán theo gói cước thuê bao hàng tháng.
Điều 27. Chi mua văn phỏng phẩm
Việc sử dụng văn phòng phẩm phải trên tinh thần tiết kiệm, hiệu quả, không lãng phí yêu cầu tất cả CBVCNLĐ phải có ý thức tiết kiệm trong việc sử dụng văn phòng phẩm.
Việc quản lý, mua bán cấp phát và sử dụng văn phòng phẩm được qui định như sau:
Phương thức thực hiện: Căn cứ đề nghị của các khoa phòng, căn cứ vào việc thực hiện chỉ tiêu kế hoạch, Phòng TCHC thực hiện kiểm tra thực tế làm dự trù hàng tháng duyệt lãnh đạo mua hàng hóa VPP và làm thủ tục nhập, xuất, cấp phát, cho các khoa, phòng.
Mực máy photocopy, mực máy in, giấy in... được cấp phát theo thực tế sử dụng giao cho phòng TCHC làm dự trù cung ứng nhập xuất.
Đối với những VPP không mang tính chất cấp phát thường xuyên, khi có
đề xuất của các khoa, phòng Phòng HC kiểm tra thực tế lập kế hoạch trình Giám đốc phê duyệt để thực hiện.
Điều 28. Chi mua sắm đồ dùng, công cụ, dụng cụ, vật tư hành chính phục vụ buồng bệnh, phòng làm việc
*Chi mua đồ dùng,công cụ, dụng cụ, vật tư
Việc mua sắm đồ dùng, công cụ, dụng cụ, vật tư hành chính phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
+ Theo đề nghị và nhu cầu cần thiết của các khoa, phòng trên tinh thần tiết kiệm, hiệu quả không lãng phí. Khi thực hiện mua sắm phải thẩm đinh, khảo sát xây dựng dự trù, kế hoạch và được phê duyệt.
+ Đồ dùng, công cụ, dụng cụ, vật tư hành chính bao gồm: Quần áo, chăn màn, ga, đệm, xăng, gạc, vật tư điện, vật tư nước, chiếu, chổi, thuốc tẩy, xà phòng và các mặt hàng hành chính, các vật tư khác phục vụ cho bệnh nhân và phòng làm việc được trang bị khi có nhu cầu cần thiết của các khoa, phòng.
+ Giao cho phòng Tổ chức Hành chính làm kế hoạch, dự trù, báo giá phối hợp với Phòng Kế toán xem xét giá cả trình Giám đốc phê duyệt thực hiện.
+ Mua sắm hàng hoá có giá trị từ 200.000đ trở lên phải có hoá đơn của nhà nước.
+ Mua sắm hàng hoá có giá trị từ 1.000.000đ đến dưới 5.000.000đ phải có 3 báo giá cạnh tranh để lựa chọn.
+ Mua sắm hàng hoá có giá trị từ 5.000.000đ đến dưới 20.000.000đ phải có báo giá cạnh tranh, có quyết định mua sắm, có hợp đồng mua bán, có hoá đơn.
+ Mua sắm hàng hoá có giá trị từ 20.000.000đ đến dưới 100.000.000đ phải có báo giá cạnh tranh, quyết định mua sắm, trước khia mua sắm phải thực hiện các bước thẩm định giá cả, lựa chọn nhà cung cấp và ký hợp đồng mua bán theo qui định của nhà nước.
+ Đối với hàng hoá mua sắm có giá trị từ 100.000.000đ trở lên đến dưới 200.000.000đ thì thực hiện theo Luật đấu thầu để mau sắm.
+ Khi mua sắm đồ dùng, công cụ, dụng cụ, vật tư hành chính phải thực hiện đầy đủ qui trình nhập xuất, cấp phát, lắp đặt
+ PhòngKế toán, Phòng TCHC theo dõi và quản lý cấp phát, lắp đặt theo đúng nguyên tắc chung.
+ Đồ dùng, công cụ, dụng cụ, vật tư hành chính khi cấp ra cho các khoa phòng dùngphải được vào sổ theo dõi .Tổ chức kiểm kê định kỳ, thanh lý hư hỏng theo quy định của Nhà nước.
*Chi mua trà nước
+ Chi cấp tiền trà hàng tháng là 3kg/ tháng
+ Chi nước khoáng phục vụ, hội họp và lãnh đạo 200.000đ mùa đông; 500.000đ đối với mùa hè.
+ Chi mua hoa, quả, bánh trái tiếp khách hoặc gặp mặt tại phòng họp tuỳ vào công việc cụ thể Giám đốc chỉ đạo, phòng TCHC thưc hiện.
Điều 29. Chi công tác phí, công tác khoán
Thực hiện theoThông tư 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính và Quyết định số 2894/2015/QĐ-UBND ngày 05/8/2015 của UBND tỉnh Thanh Hoá. Về việc quy định chế độ công tác phí đối với các cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập tại Thanh hoá.
*Thực hiện khoán công tác phí nội huyện cho một số vị trí như sau:
+ Giám đốc: 500.000 đ/tháng
+ Phó giám đốc: 400.000 đ/tháng
+ TP Tổ chức Hành chính: 400.000 đ/ tháng
+ Kế toán trưởng: 400.000 đ/tháng
+ TP KHTH: 200.000 đ/tháng
+ TP Điều dưỡng: 200.000 đ/tháng
+ PP Kế toán; PP TCHC; TK Dược; TP VTYT: 150.000đ/tháng
+ Văn thư, Thủ quỹ, 1 kế toán giao dịch trong huyện, 1 nhân viên phòng TCHC, 1 nhân viên phòng KHTH, 1 nhân viên PK ĐKKV Hoằng Kim: 100.000đ/tháng.
*Chi phụ cấp lưu trú
Phụ cấp lưu trú là khoản tiền hổ trợ thêm cho người đi công tác, được tính từ ngày đi công tác đến kết thúc đợt công tác trở về đơn vị (bao gồm thời gian đi trên đường, thời gian lưu trú tại nơi đến công tác)
+ Mức chi 200.000đ/ngày (phải nghỉ lưu trú lại qua đêm)
+ Thủ tục thanh toán phải có đầy đủ văn bản, các giấy tờ liên quan kèm theo của chuyến đi công tác.
*Chi thanh toán tiền phòng nghỉ tại nơi đến công tác
Đối với CB,VC, NLĐ đi công tác khi phát sinh phải thuê phòng nghỉ nơi đến công tác thì được thanh toán theo hình thức khoán như sau:
+ Đi công tác ở quận, thành phô, thành phố trực thuộc trung ương là thành phố đô thị loại I thuộc tỉnh, mức khoán: 450.000đ/người/ngày
+ Đi công tác tại các huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương, tại thị xã, thành phố còn lại thuộc tỉnh, mức khoán: 350.000đ/người/ngày
+ Các vùng còn lại, mức khoán: 300.000đ/người/ngày
+ Đối với lãnh đạo Bệnh viện tuỳ vào tình hình cụ thể áp dụng hình thức thanh toán theo hoá đơn thực tế nhưng mức không vượt quá 1.000.000đ/ngày/phòng theo tiêu chuẩn 2 người/phòng.
*Chứng từ thanh toán công tác phí
+ Giấy đi đường có đóng dấu xác nhận của thủ trưởng đơn vị nơi đến công tác (hoặc của khách sạn, nhà khách nơi cư chú)
+ Văn bản, kế hoạch công tác được thủ trưởng đơn vị phê duyệt; công văn; giấy mời; văn bản tập chung tham gia đoàn công tác
+ Hoá đơn, chứng từ mua vé hợp pháp theo qui định khi đi bằng các phương tiện giao thông hoặc giấy biên nhận của chủ phương tiện. Riêng chứng từ thanh toán vé máy bay, ngoài cuống vé (hoặc vé điện tử) phải kèm theo thẻ lên máy bay theo qui định của pháp luật. Trường hợp mất thẻ lên máy bay thì phải có xác nhận của cơ quan, đơn vị cử đi công tác (áp dụng khi thanh toán chi phí đi lại theo thực tế)
+ Hoá đơn, chứng từ thuê phòng nghỉ hợp pháp theo qui định của pháp luật (áp dụng khi thanh toán tiền thuê phòng nghỉ theo hoá đơn thực tế)
Điều 30. Chi cho mua sách báo, tài liệu
Khi có nhu cầu mua sách báo, một số tài liệu phục vụ chuyên môn, bộ phận có nhu cầu phải có đề nghị với Giám đốc để mua và sử dụng bảo quản hợp lý.
Điều 31. Chi hỗ trợ xăng xe, thuê mướn xe đi công tác
+ Đối với CB,VC,NLĐ không có tiêu chuẩn được bố trí xe ô tô dii công tác nhưng nếu đi công tác cách trụ sở đơn vị từ 15km trở lên mà tự túc phương triện đi công tác được khoán bằng 0,2 lít xăng/km, tính theo khoảng cách địa gới hành chính và giá xăng thực tế tại thời điểm.
+ Đối với CB,VC trong đơn vị khi đi công tác theo đoàn, đi học tập, đi hội họp, hội thao, hội thảo thì tuỳ vào điều kiện và tình hình thức tế Giám đốc quyết định thuê phương tiện cho CB,VC. (Khi thuê phải có hợp đồng)
Điều 32. Chi sữa chữa, duy tu, bão dưỡng
Công tác duy tu, bão dưỡng, sữa chữa là công tác thường xuyên trong Bệnh viện, khi duy tu, bão dưỡng, sữa chữa phải có phương án khảo sát giá cả, xây dựng kế hoạch, lựa chọn, chỉ định, ký hợp đồng đảm bảo theo nguyên tắc của Nhà nước.
*Cụ thể như sau:
+ Duy tu, bão dưỡng, sữa chữa liên quan đến là nhà, đất, khuôn viên, đường nội bộ, tài sản, máy móc (không phải là máy móc chuyên môn), phương tiện, công cụ, dụng cụ, Phòng TCHC có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, cùng với phòng Kế toán khảo sát giá cả báo cáo Giám đốc phê duyệt để tổ chức thực hiện theo qui định của nhà nước.
+ Duy tu, bão dưỡng, sữa chữa máy móc trang thiết bị chuyên môn Phòng Vật tư Y tế xây dựng kế hoạch trình Giám đốc phê duyệt để tổ chức thực hiện
Điều 33. Chi mua sắm tài sản cố định, xây dựng, sữa chữa lớn
Thực hiện theo Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 và Nghị Định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/06/2014 của Chính phủ; Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/03/2016.
Nguyên tắc chi mua sắm tài sản cố định (TSCĐ), xây dựng: Khi mua sắm máy móc, trang thiết bị, tài sản, xây dựng có giá trị lớn từ 200.000.000đ trở lên để phục vụ cho công chuyên môn, các bộ phận khoa phòng phải đề xuất kế hoạch từ đầu năm trong Hội Nghị CBVC để thống nhất bàn bạc trong hội nghị và bàn bạc trong lãnh đạo về các hạng mục, nội dung, thời gian, nguồn kinh phí để tổ chức thực hiện khi mua sắm.
+ Kế hoạch mua sắm, sữa chữa tài sản, xây dựng do Phòng TCHC khảo sát, tổng hợp từ thực tế trong đơn vị
+ Kế hoạch mua sắm, sữa chữa tài sản chuyên môn do phòng VTYT chủ động phối hợp với phòng KHTH để xây dựng kế hoạch trình Giám đốc từ nhu cầu thực tế của các khoa.
+ Sửa chữa lớn: Căn cứ vào mức độ xuống cấp của tài sản chuyên môn, không chuyên môn hàng năm đơn vị dành phần kinh phí cho việc sửa chữa theo yêu cầu về chuyên môn và các yêu cầu khác phục vụ công tác KCB.
+ Sửa chữa nhỏ thường xuyên: Bộ phận quản lý và sử dụng tài sản nếu có sự cố hư hỏng phải lập biên bản báo hỏng gửi lên phòng TCHC (nếu là tài sản không thuộc máy móc chuyên môn). Gửi lên phòng VTYT (nếu là tài máy móc chuyên môn) để 2 bộ phận trên tổ chức kiểm tra có biên bản báo cáo Giám đốc
phê duyệt (gồm tờ trình xin sửa chữa, báo giá dự trù kinh phí).
+ Mua sắm: Căn cứ vào khả năng nguồn ngân sách của đơn vị (sau khi cân đối nguồn ngân sách) tập thể lãnh đạo quyết định mua sắm tài sản chuyên môn cho những mục tiêu ưu tiên, việc mua sắm tu sửa tài sản lớn (TSCĐ)
Điều 34. Chi cho công tác bảo hộ lao động
+ Các khoa phòng có đề xuất về nhu cầu BHLĐ gửi phòng TCHC tổng hợp để có kế hoạch mua sắm đảm bảo cấp đủ các loại BHLĐ cho CBVCNLĐ. May quần áo BHLĐ thưc hiện theo chế độ nhà nước quy định.
+ Trang phục của CBVCNLĐ: Thực hiện theo TT số 45/2015/TT - BYT ngày 30/11/2015 của Bộ Y tế: Mỗi cán bộ làm công tác chuyên môn được cấp 02 bộ/ năm. Trang phục bộ phận hỗ trợ phục vụ 02 bộ/năm.
Điều 35. Chi hỗ trợ cho hoạt động đoàn thể
Chi hoạt động của các tổ chức đoàn thể như công đoàn, Chi đoàn Thanh niên, Hội CCB.
Căn cứ vào tình hình thực tế khi các tổ chức đoàn thể có kế hoạch tổ chức các hoạt động về phong trào VHVN,TDTT, các hội thi nhưng do nguồn kinh phí không đảm bảo thì các tổ chức đoàn thể xây dựng kế hoạch cụ thể báo cáo Giám đốc để xem xét hỗ trợ.
Nguồn kinh phí: Chi từ nguồn thu sự nhiệp và quỹ phúc lợi đơn vị.
Điều 36. Các khoản chi khác
* Chi thưởng khuyến khích triển khai kỹ thuật mới:
+ Phẩu thuật đặc biệt: 5.000.000đ/kỹ thuật
+ Phẩu thuật loai I: 3.000.000đ/kỹ thuật
+ Loại II: 2.000.000đ/kỹ thuật
+ Loại III: 1.000.000đ/kỹ thuật
Đối với những thủ thuật mới và kỹ thuật y học khác Giám đốc quyết định mức chi.
* Chi thưởng đột xuất, thưởng theo quí:
Các cá nhân, tập thể khi hoàn tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, hoàn vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch, có sáng kiến, giải pháp cải tiến, đóng góp nhiều công sức, ý thức thái độ, tác phong làm việc tốt, có thư khen, có tinh thần, thái độ và hành động hết lòng vì người bệnh đem lại hiệu quả, lợi ích cho đơn vị thì tuỳ vào mức độ cụ thể Giám đốc sẽ xem xét quyết định thưởng cá nhân với mức từ: 500.000đ đến 1.000.000đ/người/lần. Tập thể không quá 3.000.000đ/tập thể/ lần.
* Chi thưởng ngày lễ tết:
Những ngày lế tết trong năm nhằm động viên khuyến khích CBVCNLĐ về tinh thần và vật chất Giám đốc và Công đoàn căn cứ vào điều kiện tại chính của đơn vị xem xét và dự kiến mức chi ngày lễ tết như sau:
+ Ngày 30/4;1/5;2/9; Giỗ tổ Hùng Vương: 200.000đ đến 300.000đ
+ Tết Dương lịch; Ngày Thầy thuốc 27/2 từ: 500.000đ đến 1.000.000đ
+ Tết nguyên đán: Mức chi từ 5.000.000đ đến 7.000.000đ
* Chi tiền ăn cho lái xe, BS, ĐD khi vận chyển bn đi hà nội trong ngày mức chi: 100.000đ/người/ bữa
* Chi mua bảo hiểm xe ô tô hàng năm theo qui định chung của ngành giao thông vận tải.
* Chi thuê mướn: Thuê phương tiện vận chuyển, thuê lao động (Theo hợp đồng)
* Chi quà tết nguyên đán đối với cán bộ lãnh đạo đã nghỉ hưu: Lẵng quà 500.000đ.
* Chi quà tết cho BGĐ từ 1.000.000 đến 2.000.000đ; các trưởng khoa, phòng, trưởng đoàn thể 700.000đ đến 1.000.000đ; Phó khoa, phòng, Điều dưỡng trưởng, phó đoàn thể từ 500.000đ đến 700.000đ; tập thể từng khoa, phòng dưới 10 người 500.000đ, trên 10 người 700.000đ
* Chi quà cho cán bộ lãnh đạo Bệnh viện, CBVC,NLĐ đã nghỉ hưu, chuyển công tác mức mức chi cụ thể như sau:
+ Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc : 5.000.000đ
+ Phó bí thư Đảng uỷ, PGĐ : 4.000.000đ
+ Trưởng các khoa, phòng đoàn thể: 3.000.000đ
+ Phó khoa, phó phòng, phó đoàn thể: 2.000.000đ
+ VC,NLĐ còn lại: 1.000.000đ
* Chi tiếp khách căn cứ vào số lượng khách Phòng TCHC hoặc các bộ phận có khách báo cáo lãnh đạo mức chi từ 150.000đ - 200.000đ cho 1 người/lần tiếp. Còn các mục phát sinh khác tùy vào tình hình thực tế của đơn vị Giám đốc quyết định cho thanh toán trên tinh thần tiết kiệm hiệu quả.
* Chi phụ cấp trách nhiệm cho người làm công tác quản lý khi chưa đủ điều kiện để bổ nhiệm (đối tượng là các tổ trưởng, phụ trách khoa, phòng, điều dưỡng, NHS,KTV phụ trách) mức chi là mức tiền sẽ được qui định cụ thể trong quyết định.
* Chi học tập, tham quan, du lịch căn cứ vào khả năng tài chính của đơn vị (nếu còn) hàng năm thủ trưởng đơn vị bàn bạc cùng với công đoàn để tổ chức cho CBVCNLĐ từ hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên được đi học tập, tham quan, du lịch mỗi năm 1 lần, nguồn kinh phí lấy từ quỹ phúc lợi, nguồn đóng góp của CBVCNLLĐ và các nguồn quỹ hợp pháp khác.
* Chi chúc mừng đám cưới CBVCNLĐ trong đơn vị khi kết hôn, quà chúc mừng là 1.000.000đ/lần
* Chi thăm hỏi, ốm đau (phải nằm điều trị nôi trú, không tính các trường hợp mổ thai sản thông thường, không tính các trường hợp ốm có bệnh án điều trị nội trú nhưng không nằm viện) đối với cán bộ, viên chức, NLĐ của Bệnh viện mức chi: 500.000đ/lần (mỗi năm một lần, một sự việc) Tuỳ vào tính chất Giám đốc quyết định mức chi nhưng không vượt quá 2.000.000đ/lần. Các khoa phòng khi có nhân viên ốm báo với phòng TCHC để báo cáo lãnh đạo tổ chức thăm hỏi.
* Chi viếng CBVCNLĐ trong đơn vị không may qua đời vòng hoa 200.000đ, tiền thắp hương 500.000đ. Nhân viên y tế đã nghỉ hưu không may qua đời viến vòng hoa 200.000đ, tiền thắp hương 300.000đ.(Không tính đối tượng đã chuyển công tác)
* Chi hỗ trợ rủi ro chuyên môn tuỳ vào điều kiện và tính chất sự việc lãnh đạo đơn vị bàn bạc với công đoàn để xem xét hỗ trợ và kêu gọi các nguồn đóng góp. Sẽ không xem xét hỗ trợ khi để xảy ra lỗi do cá nhân đó thiếu tinh thần trách nhiệm, tác trách, không khẩn trương kịp thời, không báo cáo sự cố kịp thời.
* Chi tiền mời chuyên gia Bệnh viện tuyến tỉnh về hỗ trợ chuyên môn từ: 500.000đồng đến 2.000.000 đồng/ca/người tùy trường hợp cụ thể Giám đốc quyết định.
* Chi hỗ trợ, chúc mừng các cơ quan, đơn vị, các tổ chức có liên quan đến công việc của bệnh viện mức chi từ 500.000đ đến 1.000.000đ.
* Chi kỷ niệm chương thực hiện theo qui định hiện hành của nhà nước.
* Chi hỗ trợ cho công an, chính quyền khi đến hỗ trợ bệnh viện giải quyết các sự vụ, sự việc liên quan đến gây rối, mất an ninh trật tự, an toàn bệnh viện mức chi theo từng vụ việc từ 200.000đ đến 300.000đ/người/lần. Tuỳ vào tính chất công việc Giám đốc có thể sẽ quyết định mức chi cao hơn nhưng không quá 500.000đ/người/lần
* Để đảm bảo phục vụ thường trực cấp cứu bệnh nhân 24h/24h được kịp thời trong dịp tết nguyên đán. Ban giám đốc, BCH Công đoàn thống nhất tổ chức phục vụ ăn cho CBCNV trực tiếp tham gia trực tết tại khoa Dinh dưỡng, mức chi cụ thể: 70.000 đ/ngày/người. Tính theo ngày lễ qui định.
* Chi khoán cho khoa dinh dưỡng bố trí nhân viên ở lại làm việc sau giờ làm việc, làm thêm các công việc như rửa bát, phục vụ cơm cho nhân viên trực (thời gian ở lại sau giờ làm việc là 2giờ mỗi ngày) số tiền mỗi ngày là 100.000đ.
* Chi hỗ trợ duy trì hoạt động tập luyện thường xuyên cho câu lạc bộ thể thao bệnh viện lấy từ nguồn đóng góp của CBVCNLĐ trong đơn vị mỗi tháng đóng 10.000đ/người (nếu có).
* Chi hoạt động khuyến học, khuyến tài cho con em CBVCNLĐ trong đơn vị có thành tích trong học tập, rèn luyện lấy từ nguồn đóng góp của CBVCNLĐ mỗi năm đóng 100.000đ/người. Giao Hội khuyến học quản lý.
* Chi cho các kỳ Hội thi tay nghề, Hội thi VHVN, Hội thao TDTT và các hội thi khác do ngành, huyện tổ chức thì tuỳ vào từng nội dung cụ thể các bộ phận được giao nhiệm vụ xây dựng kế hoạch trình thủ trưởng đơn vị để phê duyệt thực hiện.
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 37. Hiệu lực thi hành
Quy chế này có hiệu lực từ 01 tháng 01 năm 2021, bãi bỏ các quy chế trước đây.
Điều 38. Tổ chức thực hiện
Quy chế này áp dụng để thực hiện việc Chi tiêu nội bộ trong Bệnh viện. Áp dụng cho toàn thể CBVCNLĐ thuộc Bệnh viện đa huyện Hoằng Hoá. Các nội dung khác chưa quy định đầy đủ trong Quy chế này được thực hiện theo các qui đinh hiện hành của Nhà nước. Trong quá trình thực hiện nếu có gì bất hợp lý và cần thiếtsẽ được tập thể lãnh đạo đơn vị cùng với công đoàn thống nhất xem xét, điều chỉnh, bổ sung./.
CT.CÔNG ĐOÀN GIÁM ĐỐC
Nguyễn Thanh Đông Nguyễn Xuân Lập
Từ khóa » Cách Xây Dựng Quy Chế Chi Tiêu Nội Bộ
-
Xây Dựng Và Thực Hiện Quy Chế Chi Tiêu Nội Bộ được Quy định Như ...
-
Xây Dựng Quy Chế Chi Tiêu Nội Bộ Quy định Thế Nào?
-
[PDF] Hướng Dẫn Xây Dựng Quy Chế Chi Tiêu Nội Bộ
-
Quy Chế Chi Tiêu Nội Bộ Của đơn Vị Sự Nghiệp Giáo Dục
-
Bộ Tài Chính Hướng Dẫn Xây Dựng Quy Chế Chi Tiêu Nội Bộ
-
Quy Chế Chi Tiêu Nội Bộ Năm 2021 - Sở GD&ĐT Ninh Bình
-
Quy Chế Chi Tiêu Nội Bộ Của Doanh Nghiệp - Luật Thiên Minh
-
Quy Chế Chi Tiêu Nội Bộ Và Quản Lý, Sử Dụng Tài Sản Công
-
[PDF] QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ
-
Hỏi: Hướng Dẫn Xây Dựng Quy Chế Chi Tiêu Nội Bộ
-
Hỏi: Quy Chế Chi Tiêu Nội Bộ Của đơn Vị Sự Nghiệp Giáo Dục
-
Mẫu Quyết định Ban Hành Quy Chế Chi Tiêu Nội Bộ Năm 2022
-
[PDF] Quy Chế Chi Tiêu Nội Bộ Giai đoạn 2022 - 2025 - Đại Học Tân Trào
-
Mẫu Quy Chế Chi Tiêu Nội Bộ Công Ty, Doanh Nghiệp Mới Nhất