Quy Chế đào Tạo Sau đại Học Của Bộ Giáo Dục
Có thể bạn quan tâm
QUY CHẾ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 18 /2000/QĐ-BGD&ĐT
ngày 08 tháng 6 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế đào tạo sau đại học quy định về hoạt động đào tạo trong giáo dục sau đại học, cơ sở đào tạo sau đại học, chương trình đào tạo và việc quản lí đào tạo sau đại học; nhiệm vụ, quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia đào tạo sau đại học trong phạm vi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 2. Mục tiêu đào tạo sau đại học
1. Đào tạo sau đại học dành cho những người đã tốt nghiệp đại học với mục tiêu trang bị những kiến thức sau đại học và nâng cao kĩ năng thực hành nhằm xây dựng đội ngũ những người làm khoa học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có trình độ cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ của đất nước.
2. Đào tạo sau đại học bao gồm đào tạo thạc sĩ, đào tạo tiến sĩ và bồi dưỡng sau đại học. Thạc sĩ phải có kiến thức chuyên môn vững vàng; có năng lực thực hành và khả năng thích ứng cao trước sự phát triển của khoa học, kĩ thuật và kinh tế; có khả năng phát hiện và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo.
Tiến sĩ phải có trình độ cao về lí thuyết và thực hành; có năng lực sáng tạo, độc lập nghiên cứu; có khả năng hướng dẫn nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyên môn; phát hiện và giải quyết được những vấn đề khoa học - công nghệ.
Bồi dưỡng sau đại học là loại hình đào tạo nhằm bổ sung, cập nhật, nâng cao kiến thức để theo kịp sự phát triển của khoa học, công nghệ trong nước và trên thế giới.
Điều 3. Hình thức và thời gian đào tạo
1. Đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ được thực hiện theo hai hình thức tập trung và không tập trung.
a) Đào tạo tập trung là hình thức đào tạo mà người học phải dành toàn bộ thời gian cho học tập và nghiên cứu theo quy định của chương trình tại cơ sở đào tạo.
b) Đào tạo không tập trung là hình thức đào tạo mà người học được dành một phần thời gian làm việc khác, nhưng tổng thời gian dành cho học tập và nghiên cứu tập trung tại cơ sở đào tạo phải bằng thời gian đào tạo theo hình thức tập trung.
Khối lượng, nội dung chương trình học tập và yêu cầu đào tạo của hai hình thức đào tạo tập trung và không tập trung là như nhau.
2. Thời gian đào tạo thạc sĩ theo hình thức tập trung là hai năm, không tập trung là ba năm. Thời gian đào tạo tiến sĩ theo hình thức tập trung là bốn năm đối với người có bằng tốt nghiệp đại học; từ hai đến ba năm đối với người có bằng thạc sĩ. Thời gian đào tạo tiến sĩ theo hình thức không tập trung là năm năm đối với người có bằng tốt nghiệp đại học; từ ba đến bốn năm đối với người có bằng thạc sĩ.
Điều 4. Cơ sở đào tạo sau đại học
1. Cơ sở đào tạo sau đại học là các trường đại học, viện nghiên cứu khoa học được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ đào tạo sau đại học, trong đó trường đại học đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ; viện nghiên cứu khoa học đào tạo trình độ tiến sĩ, phối hợp với trường đại học đào tạo trình độ thạc sĩ.
2. Điều kiện để được giao nhiệm vụ đào tạo sau đại học:
a) Có đội ngũ những người làm khoa học vững mạnh có học vị tiến sĩ, tiến sĩ khoa học hoặc chức danh phó giáo sư, giáo sư; có khả năng xây dựng chương trình và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo, khả năng tổ chức và bố trí người hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ.
b) Có cơ sở vật chất, kĩ thuật cần thiết đảm bảo cho việc học tập, nghiên cứu khoa học của học viên cao học và nghiên cứu sinh.
c) Có kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ những người làm khoa học, kĩ thuật, thể hiện ở việc đã hoàn thành những đề tài nghiên cứu khoa học ở mức độ luận án tiến sĩ, đã thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu thuộc đề tài trong các chương trình cấp Nhà nước hoặc cấp Bộ quản lí, đã tổ chức tốt các sinh hoạt khoa học, các lớp bồi dưỡng sau đại học.
3. Những cơ sở đào tạo sau đại học không duy trì được các điều kiện nêu ở khoản 2 Điều này hoặc không hoàn thành nhiệm vụ hay không thực hiện được nhiệm vụ được giao sẽ bị đình chỉ nhiệm vụ đào tạo sau đại học.
Từ khóa » Hệ Chính Quy Không Tập Trung Là Gì
-
Bộ Giáo Dục Giải Thích Như Thế Nào Về Văn Bằng Hệ Tập Trung Và ...
-
Hình Thức đào Tạo Chính Quy Không Tập Trung Là Gì
-
Đại Học Hệ Tập Trung Là Gì - Hàng Hiệu
-
Hệ Chính Quy Là Gì? Phân Biệt Hệ Chính Quy Và Không Chính Quy?
-
Hệ Chính Quy Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Cần Phân Biệt Rõ đào Tạo đại Học Hệ Chính Quy Với Hệ Tại Chức
-
Tim Hiểu Về: Hệ Đào Tạo Và Loại Hình Đào Tạo Hiện Nay
-
Học Liên Thông Hệ Chính Quy Có Phải Là Hệ Chính Quy Tập Trung Không?
-
Loại Hình đào Tạo Tập Trung Là Gì
-
Phân Biệt Giữa Đại Học Hệ Chính Quy Và Không Chính Quy
-
Bằng Không Chính Quy Là Gì - Học Tốt
-
Chi Tiết Hệ đào Tạo Và Loại Hình đào Tạo Là Gì?
-
Đại Học Hệ Chính Quy – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hình Thức đào Tạo Không Tập Trung Là Gì - 123doc