Quy Chuẩn Kỹ Thuật, Tiêu Chuẩn Thiết Kế Cửa Hàng Xăng Dầu
Có thể bạn quan tâm
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học, công nghệ, nhu cầu đi lại bằng các phương tiện vận tải của con người ngày càng được nâng cao. Điều này khiến cho các cửa hàng xăng dầu gia tăng số lượng một cách nhanh chóng và được xây dựng với mật độ cao. Theo quy định của pháp luật, cửa hàng xăng dầu được hiểu là công trình xây dựng chuyên kinh doanh bán lẻ xăng dầu, các loại dầu mỡ nhờn, có thể kết hợp kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng đóng trong chai hoặc cung cấp dịch vụ tiện ích cho người và phương tiện tham gia giao thông. Tuy nhiên, việc xây dựng cửa hàng xăng dầu phải đáp ứng đủ các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn thiết kế cửa hàng xăng dầu theo quy định của pháp luật để đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản cho con người. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu về các quy định về quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn thiết kế cửa hàng xăng dầu.
Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
1. Điều kiện kinh doanh xăng dầu:
Căn cứ pháp lý: Nghị định số 83/2014/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.
Theo quy định của pháp luật, kinh doanh xăng dầu bao gồm các hoạt động cụ thể sau đây: Xuất khẩu (xăng dầu, nguyên liệu sản xuất trong nước và xăng dầu, nguyên liệu có nguồn gốc nhập khẩu), nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gia công xuất khẩu xăng dầu, nguyên liệu; sản xuất và pha chế xăng dầu; phân phối xăng dầu tại thị trường trong nước; dịch vụ cho thuê kho, cảng, tiếp nhận, bảo quản và vận chuyển xăng dầu.
1.1. Điều kiện đối với thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu:
Thương nhân phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây để được Bộ Công Thương cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu:
– Thứ nhất, doanh nghiệp của thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu phải được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam, trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ngành nghề đăng ký phải có đăng ký kinh doanh xăng dầu.
– Thứ hai, doanh nghiệp của thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu phải có cầu cảng chuyên dụng nằm trong hệ thống cảng quốc tế của Việt Nam và phải bảo đảm tiếp nhận được tàu chở xăng dầu hoặc phương tiện vận tải xăng dầu khác có trọng tải tối thiểu bảy nghìn tấn (7.000 tấn), thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng trong thời hạn từ năm năm trở lên.
– Thứ ba, doanh nghiệp của thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu phải có một hoặc nhiều kho tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu với dung tích tối thiểu mười lăm nghìn mét khối. Kho này có mục đích sử dụng để trực tiếp nhận xăng dầu từ tàu chở xăng dầu và phương tiện vận tải xăng dầu chuyên dụng khác, thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu từ năm năm trở lên.
– Thứ tư, doanh nghiệp của thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu phải có phương tiện vận tải xăng dầu nội địa thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu từ năm năm trở lên.
– Thứ năm, doanh nghiệp của thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu phải có hệ thống phân phối xăng dầu với số lượng là: Tối thiểu mười cửa hàng bán lẻ thuộc sở hữu hoặc sở hữu và đồng sở hữu của doanh nghiệp và tối thiểu bốn mươi tổng đại lý hoặc đại lý bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của thương nhân.
– Thứ sáu, thương nhân phải phù hợp với quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu.
– Ngoài ra, đối với thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu nhiên liệu bay không bắt buộc phải có hệ thống phân phối theo quy định nhưng phải có phương tiện tra nạp nhiên liệu bay thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu của thương nhân.
1.2. Điều kiện đối với tổng đại lý kinh doanh xăng dầu:
Thương nhân phải có đầy đủ các điều kiện dưới đây được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu:
– Thứ nhất, tổng đại lý kinh doanh xăng dầu được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu.
– Thứ hai, doanh nghiệp phải có kho, bể xăng dầu dung tích tối thiểu hai nghìn mét khối, thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu từ năm năm trở lên.
– Thứ ba, tổng đại lý kinh doanh xăng dầu phải có các phương tiện vận tải xăng dầu thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu từ năm năm trở lên.
– Thứ tư, có hệ thống phân phối xăng dầu, bao gồm tối thiểu năm cửa hàng bán lẻ thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc sở hữu và đồng sở hữu, tối thiểu mười cửa hàng thuộc các đại lý bán lẻ xăng dầu được cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu. Hệ thống phân phối của tổng đại lý phải nằm trong hệ thống phân phối của một thương nhân đầu mối và chịu sự kiểm soát của thương nhân đó.
– Ngoài ra, cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.
1.3. Điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu:
Sở Công Thương cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu khi thương nhân đáp ứng đầy đủ các điều kiện dưới đây:
– Thứ nhất, doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu;
– Thứ hai, phải có cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc sở hữu và đồng sở hữu được cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu.
– Thứ ba, cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường.
2. Quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn thiết kế cửa hàng xăng dầu:
Căn cứ pháp lý: Thông tư 15/2020/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu.
2.1. Yêu cầu chung đối với các cửa hàng xăng dầu:
Các cửa hàng xăng dầu được phân cấp theo tổng dung tích chứa xăng dầu và phải đáp ứng các yêu cầu chung sau đây:
– Thứ nhất, đối với vị trí xây dựng, neo đậu cửa hàng xăng dầu, các dịch vụ tiện ích thuộc cửa hàng xăng dầu phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn giao thông, về xây dựng, vệ sinh môi trường, phòng cháy và chữa cháy theo quy định pháp luật hiện hành.
– Thứ hai, đối với việc sử dụng các thiết bị công nghệ để thanh toán phải được thực hiện ngoài vùng nguy hiểm hoặc các thiết bị phải là loại phòng chống cháy nổ.
– Thứ ba, đối với cửa hàng xăng dầu có kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng đóng chai trong khu vực cửa hàng, phải tuân thủ các quy định về yêu cầu an toàn của pháp luật.
– Thứ tư, các cửa hàng xăng dầu phải xây dựng phương án phòng ngừa sự cố tràn dầu theo quy định của pháp luật.
– Một trong những yêu cầu quan trong nhất là các cửa hàng xăng dầu phải tuân thủ các yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy.
2.2. Một số quy định riêng với cửa hàng xăng dầu trên mặt đất và cửa hàng xăng dầu trên mặt nước:
Đối với cửa hàng xăng dầu trên mặt đất, phải đáp ứng đủ các yêu cầu cụ thể sau:
– Yêu cầu đối với đường và bãi đỗ xe dành cho xe ra vào mua hàng và nhập hàng phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
Chiều rộng một làn xe đi trong cửa hàng không nhỏ hơn 3,5 m.
Đường hai làn xe đi không nhỏ hơn 6,5 m.
Bãi đỗ xe để xuất, nhập xăng dầu không được phủ bằng vật liệu có nhựa đường.
Cửa hàng xăng dầu tiếp giáp với công trình xây dựng khác phải có tường bao kín có chiều cao không nhỏ hơn 2,2m (so với cốt nền sân bên trong cửa hàng) bằng vật liệu không cháy.
Khu vực đặt cột bơm xăng dầu nếu có mái che bán hàng, chiều cao của mái che không nhỏ hơn 4,75m.
– Yêu cầu đối với bể chứa xăng dầu:
Theo quy định của thông tư, đối với cửa hàng xăng dầu trên mặt đất, không được lắp đặt bể chứa xăng dầu nổi trên mặt đất.
Không được lắp đặt bể chứa xăng dầu và hố thao tác trong hoặc dưới các gian bán hàng
Xung quanh bể chứa phải phủ cát hoặc đất mịn với chiều dày không nhỏ hơn 0,3m.
– Tại các cửa hàng xăng dầu phải có biển cấm sử dụng điện thoại di động ở các vị trí dễ thấy, dễ đọc bên cạnh nội quy phòng cháy chữa cháy, tiêu lệnh chữa cháy, biển cấm lửa.
– Phải đảm bảo khả năng chịu lực ổn định trước tác động của trọng tải, ăn mòn của môi trường xung quanh trong suốt thời hạn sử dụng công trình.
– Tại các cửa hàng xăng dầu, việc sử dụng các thiết bị công nghệ để thanh toán phải được thực hiện ngoài vùng nguy hiểm hoặc các thiết bị là loại phòng nổ.
Đối với cửa hàng xăng dầu trên mặt nước:
– Kết cấu và vật liệu cho khu bán hàng và các hạng mục xây dựng khác phải có bậc chịu lửa II, III theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình hoặc Quy chuẩn quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa.
– Các cửa hàng xăng dầu phải có phương án phòng chống lụt bão, phải xác định vị trí neo đậu tránh bão theo quy định. Đối với cửa hàng xăng dầu xây cố định phải có biện pháp chống, néo và sơ tán để tránh bão theo quy định.
– Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chuẩn kỹ thuật này tại địa phương.
– Ngoài ra, các thương nhân có cửa hàng xăng dầu phải đảm bảo cửa hàng xăng dầu phù hợp với các quy định trong quy chuẩn kỹ thuật này và báo cáo Sở Công Thương nơi có cửa hàng xăng dầu.
Bên cạnh đó, thông tư cũng đã có các quy định cụ thể nêu rõ trách nhiệm của các đơn vị quản lý, thực hiện các nội dung trong thông tư. Trong đó, Vụ Thị trường trong nước – Bộ Công Thương chủ trì và phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn và kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chuẩn này. Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chuẩn kỹ thuật này tại địa phương. Các thương nhân có cửa hàng xăng dầu phải đảm bảo cửa hàng xăng dầu phù hợp với các quy định trong quy chuẩn kỹ thuật này và báo cáo Sở Công Thương nơi có cửa hàng xăng dầu.
Từ khóa » Tiêu Chuẩn Thiết Kế Cây Xăng Dầu
-
Thông Tư 15/2020/TT-BCT Quy Chuẩn Kỹ Thuật Về Thiết Kế Cửa Hàng ...
-
Tiêu Chuẩn Thiết Kế Cửa Hàng Xăng Dầu đảm Bảo An Toàn Cháy Nổ
-
[PDF] TCVN 4530:2011 CỬA HÀNG XĂNG DẦU – YÊU CẦU THIẾT KẾ
-
Thiết Kế Cửa Hàng Xăng Dầu Theo Quy Chuẩn QCVN 01:2020/BCT
-
Thiết Kế Cây Xăng - Xin Giấy Phép Xây Dựng
-
Tiêu Chuẩn Thiết Kế Cửa Hàng Xăng Dầu - Trụ Bơm
-
Từ 01/01/2021, Cửa Hàng Xăng Dầu Cần đáp ứng Quy Chuẩn Kỹ Thuật ...
-
Tiêu Chuẩn Thiết Kế Trạm Xăng Dầu | Chia Sẻ Hồ Sơ Xây Dựng
-
Quy Chuẩn Kỹ Thuật Quốc Gia Về Yêu Cầu Thiết Kế Cửa Hàng Xăng Dầu
-
Một Số Yêu Cầu Thiết Kế PCCC Cửa Hàng Xăng Dầu Trên Mặt đất
-
Thiết Kế Và Thi Công Các Trạm Bơm Xăng Dầu - VAT TU XANG DAU
-
Thiết Kế Cây Xăng - Nội Thất Hằng Phát
-
Bản Vẽ Thiết Kế Cây Xăng Dầu - Pinterest