Quy Chuẩn Là Gì? So Sánh Quy Chuẩn (QCVN) Và Tiêu Chuẩn (TCVN)?

Mục lục bài viết

  • 1 1. Quy chuẩn là gì?
  • 2 2. Một số quy định về quy chuẩn:
  • 3 3. Trách nhiệm xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật:
  • 4 4. Ý nghĩa của quy chuẩn:
  • 5 5. Sự khác nhau giữa quy chuẩn (QCVN) và tiêu chuẩn (TCVN):

1. Quy chuẩn là gì?

Quy chuẩn là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế – xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khỏe con người, bảo vệ động vật, thực vật, môi trường, bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác.

Bên cạnh đó, tiêu chuẩn cũng được hiểu như sau: Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế – xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiểu quả của các đối tượng này.

Như vậy, hai thuật ngữ trên đã phần nào giúp ta phân biệt được hai khái niệm trên đấy, từ đó vận dụng hiểu quả vào công việc.

Quy chuẩn tiếng Anh là Standard

2. Một số quy định về quy chuẩn:

Thứ nhất, hệ thống và ký hiệu

  • Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật và ký hiệu quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam bao gồm:

+ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, ký hiệu là QCVN;

+ Quy chuẩn kỹ thuật địa phương, ký hiệu là QCĐP;

  • Hệ thống tiêu chuẩn và ký hiệu tiêu chuẩn của Việt Nam bao gồm:

+ Tiêu chuẩn quốc gia, ký hiệu là TCVN;

+ Tiêu chuẩn cơ sở, ký hiệu là TCCS;

Thứ hai, nguyên tắc, phương thức áp dụng

Quy chuẩn kỹ thuật

  • Quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng bắt buộc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động kinh tế – xã hội khác;
  • Quy chuẩn kỹ thuật được sử dụng làm cơ sở cho hoạt động đánh giá sự phù hợp.

Tiêu chuẩn

  • Tiêu chuẩn được áp dụng trên nguyên tắc tự nguyện;
  • Toàn bộ hoặc một phần tiêu chuẩn cụ thể trở thành bắt buộc áp dụng khi được viện dẫn trong văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật.

Thứ ba, mục đích

  • Quy chuẩn kỹ thuật

Quy định mức giới hạn mà đối tượng phải tuân thủ để đảm bảo an toàn, vệ sinh, sức khỏe con người, bảo vệ động vật, thực vật, môi trường: bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi người tiêu dùng…

  • Tiêu chuẩn: dùng để làm chuẩn để phân loại, đánh giá nhắm nâng cao chất lượng và hiệu quả của đối tượng.

Thứ tư, đối với thương mại quốc tế

  • Với quy chuẩn kỹ thuật: Nếu một sản phẩm nhập khẩu không đáp ứng các yêu cầu của một quy chuẩn kỹ thuật, nó sẽ không được phép đưa ra thị trường.
  • Trong trường hợp tiêu chuẩn: sản phẩm nhập khẩu không phù hợp tiêu chuẩn sẽ vẫn được phép lưu thông trên thị trường, nhưng thị phần của sản phẩm này có thể bị ảnh hưởng, nhưng nếu sản phẩm mà được người tiêu dùng ưu chuộng, đáp ứng được các tiêu chuẩn địa phương thì vẫn có thể làm tăng số lượng hàng hóa bán ra và tăng thị phần.

3. Trách nhiệm xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật:

  • Xây dựng, thẩm định và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thành lập Ban soạn thảo hoặc chỉ định từ cơ quan, tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc.

Thứ nhất, về xây dựng dự thảo: Ban soạn thảo có trách nhiệm chuẩn bị việc biên soạn dự thảo. Sau đó Ban soạn thảo có trách nhiệm triển khai việc biên soạn dự thảo.

Khi dự thảo hoàn thành sơ bộ thì Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phải gửi dự thảo kèm theo thuyết minh đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để lấy ý kiến. Đồng thời thông báo về việc lấy ý kiến trên trang tin điện tử hoặc tạp chí, ấn phẩm chính thức của các cơ quan đó. Thời gian góp ý cho dự thảo ít nhất là sáu mươi ngày, kể từ ngày gửi dự thảo đi lấy ý kiến. Trong trường hợp cấp thiết, thời gian lấy ý kiến có thể ngắn hơn.

Thứ hai, về thẩm định dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ Trên cơ sở kết quả thẩm định, lập hồ sơ thẩm định dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trình Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, quyết định việc thông báo bằng văn bản kết quả thẩm định đến các Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

Thứ ba, về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

Đối với dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (bao gồm cả quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mang tính liên ngành) do các Bộ, cơ quan ngang Bộ xây dựng, việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được thực hiện như sau: Trường hợp nhất trí với ý kiến thẩm định của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ, cơ quan ngang Bộ hoàn thiện dự thảo và quyết định ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày có ý kiến thẩm định; Trường hợp không nhất trí với ý kiến thẩm định của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ, cơ quan ngang Bộ xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Đối với dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do các cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng, việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được thực hiện như sau: Trường hợp ý kiến thẩm định nhất trí với dự thảo, Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày có ý kiến thẩm định; Trường hợp không nhất trí với ý kiến thẩm định, cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia có ý kiến chính thức bằng văn bản gửi Bộ Khoa học và Công nghệ và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

  • Xây dựng, thẩm định và ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương

Thứ nhất, xây dựng dự thảo. Tuỳ theo điều kiện cụ thể UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Ban soạn thảo hoặc chỉ định cơ quan chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan của địa phương xây dựng dự thảo;

Thứ hai, thẩm định. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức việc thực hiện có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ dự thảo theo quy định tại khoản 2 Điều 10 của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì chuyển hồ sơ đến UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để hoàn chỉnh.

Thứ ba, về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương. Nếu Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ đồng ý ban hành thì UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra quyết định ban hành. Nếu không đồng ý thì Ban soạn thảo có trách nhiệm tổ chức nghiên cứu, lập lại hồ sơ và gửi lấy ý kiến lại của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ được quyết định ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương sau khi có ý kiến đồng ý của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được phân công quản lý lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

4. Ý nghĩa của quy chuẩn:

Quy chuẩn do Nhà nước đặt ra để đảm bảo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ lưu thông trên thị trường phải đảm bảo an toàn vệ sinh, sức khỏe con người, bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng,…

Do đó, một số sản phẩm, hàng hóa hoặc dịch vụ lưu thông trên thị trường phải có giấy chứng nhận hợp quy, đặc biệt là hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài. Nếu sản phẩm đó không đáp ứng được các quy chuẩn do cơ quan nhà nước ban hành, nó sẽ không được phép đưa ra thị trường.

Do đó, trước khi đưa hàng hóa, dịch vụ vào thị trường, các doanh nghiệp phải tiến hành thủ tục công bố hợp quy

5. Sự khác nhau giữa quy chuẩn (QCVN) và tiêu chuẩn (TCVN):

Tiêu chí Tiêu chuẩn Quy chuẩn
Khái niệm Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế – xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này. Quy chuẩn là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế – xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khỏe con người, bảo vệ động vật, thực vật, môi trường, bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác.
Phân loại

– Tiêu chuẩn cơ bản

– Tiêu chuẩn thuật ngữ

– Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật

– Tiêu chuẩn phương pháp

– Tiêu chuẩn về hình thức, vận chuyển và bảo quản sản phẩm hàng hóa

– Quy chuẩn kỹ thuật chung: bao gồm các quy định về kỹ thuật và quản lý áp dụng cho một lĩnh vực quản lý hoặc một nhóm sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình.

– Quy chuẩn kỹ thuật an toàn

– Quy chuẩn kỹ thuật môi trường

– Quy chuẩn kỹ thuật quá trình

– Quy chuẩn kỹ thuật dịch vụ

Chi tiết xem tại Điều 28 Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam 2018

Hệ thống và ký hiệu – Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN)

– Tiêu chuẩn cơ sở (TCCS)

– Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN)

– Quy chuẩn kỹ thuật địa phương (QCĐP)

Chủ thể ban hành Tổ chức Cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Chủ thể xây dựng, thẩm định, công bố

– Tiêu chuẩn quốc gia:

+Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm xây dựng dự thảo và đề nghị thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia

+ Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia và công bố tiêu chuẩn quốc gia.

– Tiêu chuẩn cơ sở:

+ Tổ chức kinh tế

+ Cơ quan nhà nước

+ Đơn vị sự nghiệp

+ Tổ chức xã hội – nghề nghiệp

– Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia:

+Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tổ chức xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công quản lý;

+ Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

+ Chính phủ quy định việc xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mang tính liên ngành và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật thuộc trách nhiệm quản lý của cơ quan thuộc Chính phủ.

– Quy chuẩn kỹ thuật địa phương: UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Phạm vi áp dụng Trên toàn lãnh thổ quốc gia hoặc trong phạm vi quản lý của tổ chức công bố tiêu chuẩn Trên toàn lãnh thổ quốc gia hoặc từng địa phương và trong phạm vi từng ngành, lĩnh vực
Giá trị pháp lý Không mang tính bắt buộc, các tổ chức tự nguyện ban hành và thi hành Mang tính bắt buộc vì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành

Các văn bản pháp luật có liên qua đến bài viết

  • Nghị định 127/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật về xây dựng, công bố tiêu chuẩn; xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật;
  • Nghị định 78/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 127/2007/NĐ-CP hướng dẫn Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

Từ khóa » Tiêu Chuẩn Là Cái Gì