Quy định Cấp Chứng Chỉ Hành Nghề Cho Bác Sĩ Người Nước Ngoài ...
- Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề đối với bác sĩ người Việt Nam?
- Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề tại Việt Nam đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài?
- Thời gian thực hành đối với chứng chỉ hành nghề?
Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề đối với bác sĩ người Việt Nam?
Căn cứ tại Điều 18 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009, quy định về điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề đối với bác sĩ người Việt Nam, cụ thể như sau:
- Có một trong các văn bằng, giấy chứng nhận sau đây phù hợp với hình thức hành nghề khám bệnh, chữa bệnh:
+ Văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam;
+ Giấy chứng nhận là lương y;
+ Giấy chứng nhận là người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
- Có văn bản xác nhận quá trình thực hành, trừ trường hợp là lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
- Có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
- Không thuộc trường hợp đang trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến chuyên môn y, dược theo bản án, quyết định của Tòa án; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang trong thời gian chấp hành bản án hình sự, quyết định hình sự của tòa án hoặc quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên quan đến chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh; mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề tại Việt Nam đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài?
Để được cấp chứng chỉ hành nghề trong trường hợp là bác sĩ người nước ngoài làm việc ở Việt Nam, tại Điều 19 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 có quy định như sau:
"Điều 19. Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề tại Việt Nam đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài
1. Có đủ điều kiện quy định tại Điều 18 của Luật này.
2. Đáp ứng yêu cầu về sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 23 của Luật này.
3. Có lý lịch tư pháp được cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại xác nhận.
4. Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lao động của Việt Nam cấp theo quy định của pháp luật về lao động. "
Nếu thỏa mãn được các điều kiện đã ở trên, thì người nước ngoài muốn hành nghề bác sĩ tại Việt Nam trước khi được cấp chứng chỉ hành nghề, phải trải qua quá trình thực hành. Thời gian thực hành được quy định tại Điều 24 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 như sau:
"Điều 24. Xác nhận quá trình thực hành
1. Người có văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam, trước khi được cấp chứng chỉ hành nghề, phải qua thời gian thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:
a)18 tháng thực hành tại bệnh viện, viện nghiên cứu có giường bệnh (sau đây gọi chung là bệnh viện) đối với bác sĩ;"
Thời gian thực hành đối với chứng chỉ hành nghề?
Việc "liên tục" mà bạn thắc mắc, tại Điều 16 Thông tư 41/2011/TT-BYT hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám, chữa bệnh có quy dịnh như sau:
"Điều 16. Xác nhận về thời gian thực hành
1. Xác nhận về thời gian thực hành đối với bác sỹ:
a) Đối với bác sỹ đã thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trước ngày 01/01/2012:
- Nếu có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là18 tháng liên tục tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì được xác nhận có đủ thời gian thực hành;
- Nếu có thời gian khám bệnh, chữa bệnh chưa đủ 18 tháng liên tục tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì thời gian đã thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trước ngày 01/01/2012 được tính là thời gian thực hành (xác định từ thời điểm ký kết hợp đồng lao động hoặc có quyết định tuyển dụng) và phải tiếp tục thực hành đến khi đủ 18 tháng để được xác nhận có đủ thời gian thực hành;
- Nếu đã có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 18 tháng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng sau đó đã không tiếp tục thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong thời gian 02 năm tính đến ngày nộp hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề thì không phải thực hành lại nếu có giấy chứng nhận cập nhật kiến thức y khoa liên tục. Trường hợp không có giấy chứng nhận cập nhật kiến thức y khoa liên tục thì phải thực hành theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 Luật khám bệnh, chữa bệnh;
b) Đối với bác sỹ bắt đầu thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2012 thì phải thực hành theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 Luật khám bệnh, chữa bệnh."
Như vậy, "liên tục" trong trường hợp này được hiểu là có khoảng thời thực hành liên tục tại bệnh viên, viện nghiên cứu trong vòng 18 tháng, chứ không phải là liên tục từ lúc bắt đầu thực hiện việc khám chữa bệnh đến thời điểm hiện tại.
Về việc có thể sử dụng giấy chứng nhận thực hành từ năm 2013 không, sau khi nghiên cứu các văn bản liên quan và các nguồn chính thông khác, hiện tại không có quy định nào về thời hiệu của giấy chứng nhận thực hành. Do đó, có thể thì giấy chứng nhận thực hành của bạn vẫn còn giá trị.
Từ khóa » Cho Bsy
-
B.S. Cho's Research Works | Eulji University And Other Places
-
Vé Máy Bay Thương Mại Từ Singapore Về Việt Nam, Update Lịch Bay ...
-
B.s. Cho - Facebook
-
DMS - BookingCare Dành Cho Bác Sĩ
-
Bệnh Viện đa Khoa MEDLATEC | Lấy Mẫu Xét Nghiệm Tại Nhà
-
Điều Tra: Giả Bác Sĩ Vào 1 Khu điều Trị ở TP.HCM Chữa Cho F0 - PLO
-
Cathay Pacific: Trang Web Chính Thức/ đặt Vé Máy Bay Trực Tuyến/ Giá ...
-
Để Yên Cho Bác Sĩ 'hiền' Trong Dịch Covid-19 - Báo Thanh Niên
-
Đội Ngũ Chuyên Gia, Bác Sĩ Của Trung Tâm Tiêm Chủng VNVC
-
Bác Sĩ Riêng Aihealth Nhận Tư Vấn Khám Bệnh Tại Nhà Uy Tín
-
Áo Giáp Cho Bác Sĩ - Nghe Qua Thì Buồn Cười, Nghĩ Kỹ Không Cười Nổi