Quy định Chức Vụ, Chức Danh Của Sĩ Quan Công An Nhân Dân

Công an nhân dân là lực lượng quan trọng để đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Công an nhân dân hiện nay được tổ chức theo một hệ thống theo chiều dọc từ trung ương đến địa phương, các cá nhân làm việc trong Công an mang một chức danh, chức vụ, hàm nhất định. Luật Công an nhân dân năm 2018 đã có những quy định thể hiện rõ ràng về nội dung chức vụ, chức danh của sĩ quan Công an nhân dân.

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

Mục lục bài viết

  • 1 1. Chức vụ, chức danh là gì?
  • 2 2. Về lực lượng Công an nhân dân: 
  • 3 3. Các chức vụ, chức danh của sĩ quan Công an nhân dân:

1. Chức vụ, chức danh là gì?

“Chức danh” là tên gọi thể hiện quyền hạn, nhiệm vụ của một chức nào đó . “Chức danh” (gắn với nghề nghiệp) là thuật ngữ thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ trong từng lĩnh vực nghề nghiệp. Như vậy, một người có chức danh khi người đó đang nắm giữ một chức vụ nào đó và gắn với quyền hạn, trách nhiệm được quy định. Ở mỗi chức danh lại quy định tiêu chuẩn về trình độ, chuyên môn cụ thể mà người ở vị trí chức danh đó phải đáp ứng để hoàn thành nhiệm vụ.

Do vậy, chức danh được hiểu là tên gọi thể hiện cấp bậc, quyền hạn, trách nhiệm. Ví dụ: chức danh Giám đốc, chức danh Trưởng phòng, chức danh Phó trưởng phòng, chức danh chuyên viên…

Theo từ điển Tiếng Việt, chức vụ được hiểu là “việc đảm nhiệm một địa vị, vai trò trong một tổ chức, đơn vị nhất định”. Việc xác định chức vụ này không phân biệt đó là đơn vị công lập hay đơn vị ngoài công lập.

2. Về lực lượng Công an nhân dân: 

Công an là một từ gốc Hán và được sử dụng tại các quốc gia Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, nghĩa của từ công an được hình thành bởi hai chữ Hán “công” là công cộng, “an” là trật tự, hòa bình. Theo đó, công an có nghĩa là lực lượng giữ gìn trật tự công cộng. Ngày nay, theo Từ điển Bách khoa toàn thư, Công an nhân dân Việt Nam là một lực lượng vũ trang trọng yếu của Đảng Cộng sản Việt Nam và nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và là lực lượng cảnh sát của Việt Nam, làm nòng cốt, xung kích trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Công an nhân dân có chức năng tham mưu cho Đảng, Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; thực hiện thống nhất quản lý về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và các vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Công an nhân dân Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch Nước, sự thống nhất quản lý của Chính phủ và sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an. Khẩu hiệu của lực lượng từ những ngày đầu thành lập là “Bảo vệ An ninh Tổ quốc”.

Căn cứ Luật Quốc phòng năm 2019 khái niệm: “Công an nhân dân được quy định cụ thể như sau: Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm.” Và tại Điều 3 Luật Công an nhân dân cũng đã quy định lại về vị trí của Công an nhân dân đối với đất nước. Công an nhân dân có chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, chỉ huy, bảo đảm hoạt động, chế độ phục vụ và chế độ, chính sách của Công an nhân dân thực hiện theo quy định của Luật Công an nhân dân và quy định khác của pháp luật có liên quan. Nhà nước xây dựng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; ưu tiên hiện đại hóa một số lực lượng. Công an nhân dân có trách nhiệm phối hợp với Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng. Việc phối hợp giữa Công an nhân dân với Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ theo quy định của Chính phủ.

3. Các chức vụ, chức danh của sĩ quan Công an nhân dân:

Chức vụ, chức danh của sĩ quan công an nhân dân thể hiện việc một sĩ quan Công an nhân dân “đảm nhiệm một địa vị, vai trò trong một tổ chức, đơn vị nhất định” trong hệ thống công an nhân dân. Đồng thời, nó cũng thể hiện quyền hạn, nhiệm vụ của một chức danh, chức vụ đó. Thông qua việc  xác định chức vụ, chức danh của cán bộ công an nhân dân mà chúng ta có thể xác định được quyền hạn, nhiệm vụ của các cá nhân đó.

Tại Điều 24 Luật Công an nhân dân năm 2018 quy định về chức vụ, chức danh của sĩ quan Công an nhân dân như sau:

“Điều 24. Chức vụ, chức danh của sĩ quan Công an nhân dân

1. Chức vụ cơ bản của sĩ quan Công an nhân dân bao gồm:

a) Bộ trưởng Bộ Công an;

b) Cục trưởng, Tư lệnh;

c) Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

d) Trưởng phòng; Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Trung đoàn trưởng;

đ) Đội trưởng; Trưởng Công an xã, phường, thị trấn; Tiểu đoàn trưởng;

e) Đại đội trưởng;

g) Trung đội trưởng;

h) Tiểu đội trưởng.

2. Chức vụ tương đương với chức vụ quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g và h khoản 1 Điều này và chức vụ, chức danh còn lại trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.

3. Chức danh nghiệp vụ và tiêu chuẩn các chức danh nghiệp vụ của sĩ quan Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an quy định theo quy định của pháp luật.”

Theo quy định trên thì chức vụ của Công an nhân dân gồm 8 chức vụ, được sắp xếp từ cao đến thấp (từ Trung ương xuống địa phương). Chức vụ của Công an nhân dân chính là những vị trí cao nhất trong các đơn vị công an.

– Bộ trưởng Bộ Công an là người đứng đầu của toàn ngành công an. Đây chính là người lãnh đạo cao nhất, quyết định các vấn đề quan trọng của lực lượng công an.

– Cục trưởng, Tư lệnh. Cục trưởng là chủ thể đứng đầu các đơn vị thuộc Bộ Công an trong cơ cấu tổ chức của Bộ Công an. Bộ Công an được tổ chức gồm nhiều Cục khác nhau và các Bộ tư lệnh khác nhau. Hiện tại thì tại Nghị định số 01/NĐ- CP quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức quy định thì các Cục thuộc Bộ Công an gồm: Cục Đối ngoại; Cục Pháp chế và cải cách hành chính tư pháp; Cục Khoa học chiến lược  và lịch sử Bộ Công an; Cục Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ; Cục Tổ chức Cán bộ;  Cục Đào tạo; Cục Công tác đảng, công tác chính trị; Cục Truyền thông Công an nhân dân; Cục Kế hoạch tài chính; Cục Quản lý xuất nhập cảnh; Cục An ninh điều tra; Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao;  Cục CSĐTTP (Cảnh sát điều tra tội phạm) về trật tự xã hội; Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng kinh tế buôn lậu; Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy; Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn; Cục Cảnh sát giao thông; Viện Khoa học hình sự; Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng; Cục cảnh sát quản lý giam giữ tạm giam và thi hành án hình sự tại cộng đồng; Cục Công nghệ Thông tin; Cục Y tế; Cục Hậu cần và một số các Cục và có một số các đơn vị nghiệp vụ thuộc Bộ Công an.

Hai Bộ Tư lệnh bao gồm: Bộ Tư lệnh Cảnh vệ; Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động. Cảnh sát cơ động thuộc Công an nhân dân, là lực lượng nòng cốt thực hiện biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

– Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Đây là chủ thể đứng đầu lực lượng công an của một tỉnh, thành phố, trực thuộc trung ương. Họ sẽ có trách nhiệm quản lý lực lượng công an trong phạm vi hành chính của tỉnh. Các Giám độc Công an tỉnh sẽ chịu sự quản lý, lãnh đạo của Bộ trưởng Bộ Công an và công an cấp trên.

– Trưởng phòng; Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Trung đoàn trưởng. Công an huyện, quận, thị xã là đơn vị công an nhỏ hơn của Công an tỉnh, thành phố. Phạm vi quản lý của trưởng phòng, Trưởng Công an huyện đó chính là trong phạm vi hành chính của huyện.

– Đội trưởng; Trưởng Công an xã, phường, thị trấn; Tiểu đoàn trưởng. Trường Công an xã, phường, thị trấn chính là người đứng đầu công an ở xã.

– Đại đội trưởng;

– Trung đội trưởng;

– Tiểu đội trưởng.

Các chức vụ Trưởng phòng- Trung đoàn trưởng; Đội trưởng- Tiểu đoàn trưởng, Đại đội trưởng, Trung đội trưởng, Tiểu đội trưởng là những chức vụ được phân chia theo cấp Trung Đoàn- Đội- Trung đội- Tiểu đội.

Các cá nhân giữ chức vụ trong hệ thống chức vụ của Công an nhân dân đều có một cấp bậc hàm nhất định. Đối với từng chức danh của các sĩ quan sẽ có những quy định cụ thể về điều kiện để đạt được những chức danh đó.

Từ khóa » Trung Sĩ Công An Là Gì